Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 8

I, MỤC TIÊU:

- HS nhận biết được đặc điểm hình dáng con vật.

- HS biết cách nặn con vật.

- HS nặn được con vật yêu thích.

HSKG: Hình nặn cân đối, gần giống con vật mẫu.

II, CHUẨN BỊ:

- GV:

+ Tranh ảnh một số con vật quen thuộc

+ Đất nặn.

+ Hình gợi ý cách nặn.

- HS:

+ Đất nặn.

+ Bút chì, tẩy, màu vẽ.

III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1, Ổn định;

2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS

3, Bài mới:

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 8
Bài 8 -Lớp 5: VẼ THEO MẪU 
Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu.
 Ngày dạy: 14/10/2014.
I, MỤC TIÊU:
- HS hiểu hình dáng, đặc điểm của vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. 
- HS biết cách vẽ vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu.
- HS vẽ được hình theo mẫu có dạng hình trụ và hình cầu.
HSKG: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu.
II, CHUẨN BỊ:
GV: 
+ Sgk- Sgv
+ Mẫu cái chai, quả cam.
+ Bài vẽ mẫu.
+ Hình gợi ý cách vẽ.
HS:
+ Giấy vẽ , vở thực hành.
+ Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
6’
6’
10’
4’
HĐ1: H/dẫn quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu và bày mẫu: Sao cho tất cả các vị trí trong lớp đều quan sát một cách rõ mẫu.
H: Mẫu có mấy đồ vật? (2 đồ vật)
H: Đồ vật nào có dạng hình trụ, đồ vật nào có dạng hình cầu?
(Cái chai hình trụ, quả cam hình cầu)
H: Hãy so sánh tỷ lệ giữa vật hình trụ và vật hình cầu?
H: Hãy so sánh độ đậm nhạt ở hai vật mẫu?
- HS thảo luận nhóm đôi- HS trả lời- nxét.
- GV lưu ý thêm: Độ đậm nhạt chúng ta nên quan sát kĩ để khi vễ đậm nhạt có hiệu quả hơn.
H: Hãy kể tên một số đồ vật có dạng hình trụ? Một số đồ vật có dạng hình cầu?
- HS trả lời - nhận xét.
- HS đọc phần 1 SGK: 2 em.
HĐ2: H/dẫn cách vẽ:
- HS quan sát kĩ mẫu.
- GV cho HS xem hình gợi ý cách vẽ.
- GV chỉ vào mẫu và vẽ cho HS quan sát theo các bước:
+ Vẽ khung hình chung và vẽ khung hình riêng từng vật mẫu.
+ Tìm tỷ lệ các bộ phận của từng vật mẫu; đánh dấu nhưng điểm cần thiết và vẽ phác hình bằng nét thẳng.
+ Nhìn mẫu vẽ nét chi tiết cho đúng và giống mẫu.
- Gợi ý cho HS vẽ đậm nhạt bằng chì:
+ Phác chia các mảng đậm, vừa, nhạt.
+ Dùng các nét gạch thưa dầy mỏng khác nhau sao cho đúng độ đậm nhạt.
- Có thể vẽ màu theo ý thích.
- HS đọc phần 2 SGK.
- HS nhắc lại cách vẽ.
HĐ3: H/dẫn thực hành:
HS làm bài.
GV quan sát - giúp đỡ HS còn lúng túng.
Nhắc nhở HS chú ý tỷ lệ giữa 2 vật mẫu và cách sắp xếp hình trong tờ giấy sao cho cân đối.
HĐ4: H/dẫn nhận xét, đánh giá:
GV cho HS trưng bày bài:
H: Bài nào đẹp ? Vì sao?
Cho HS nhận xét về : Bố cục, hình vẽ, đặc điểm của từng vật mẫu; độ đậm nhạt.
Khen ngợi bài vẽ đẹp.
1, Quan sát, nhận xét:
- Mẫu có hai đồ vật:
+ Cái chai.
+ Quả cam.
2, Cách vẽ:
3,Thực hành:
4,Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố:
H: Hãy tìm trong lớp xem có những đồ vật nào có dạng hình khối trụ và khối cầu?
- HS trả lời- nhận xét.
5, Dặn dò:
- Về hoàn thành bài vẽ và chuẩn bị đồ dùng cho bài 9.
Bài 8 Lớp 4: TẬP NẶN TẠO DÁNG 
Nặn con vật quen thuộc.
 Ngày dạy: 15/10/2014.
I, MỤC TIÊU:
- HS nhận biết được đặc điểm hình dáng con vật. 
- HS biết cách nặn con vật.
- HS nặn được con vật yêu thích.
HSKG: Hình nặn cân đối, gần giống con vật mẫu.
II, CHUẨN BỊ:
GV: 
+ Tranh ảnh một số con vật quen thuộc
+ Đất nặn.
+ Hình gợi ý cách nặn.
HS:
+ Đất nặn.
+ Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
4’
4’
18’
2’
HĐ1: H/dẫn quan sát, nhận xét:
- GV treo tranh ảnh các con vật, đặt câu hỏi để Hs tìm hiểu nội dung:
H: Đây là con vật gì?
H: Nêu hình dáng các bộ phận của con vật?
(Đầu, cổ, mình, chân, đuôi...)
H: Nhận xét một vài đăc điểm nổi bật của con vật? (VD: Con gà trống có mào đỏ, đuôi dài cong...)
H: Màu sắc của nó như thế nào?
H: Hình dáng của con vật khi hoạt động(đi, chạy, nhảy) thay đổi như thế nào?
H: Ngoài những con vật này ra em hãy kể thêm một số con vật mà em biết?
HS thảo luận nhóm đôi 2 phút.
HS trả lời- nhận xét.
GVKL: tuỳ vào đặc điểm của từng con vật mà chọn lượng đất và màu sắc của đất cho phù hợp.
HĐ2: Cách nặn con vật:
- GV chọn vẽ một con vật để HS quan sát(con gà trống).
H: Con gà trống gồm có những bộ phận nào?
H: Theo em nếu em nặn em sẽ nặn bộ phận nào trước?
- HS nêu , GV vừa nặn vừa hướng dẫn theo 2 cách:
+ Nặn từng bộ phận rồi đính ghép lại.
+ Nặn con vật bằng cách cắt,gọt các bộ phận của con vật từ phần đất lớn.
GV nặn - HS quan sát.
HS đọc phần 2 SGK để tham khảo: 2 em.
HĐ3; H/dẫn thực hành;
GV chia nhóm, giao việc.
HS nhận đất- nhào đất.
HS nặn con vật theo nhóm.
GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
HĐ4: H/dẫn nhận xét, đánh giá:
GV cho HS trưng bày bài của nhóm.
H: Bài nặn của nhóm nào đẹp? Vì sao?
HS nêu, nhận xét.
Gv góp ý, rút kinh nghiệm những nhược điểm của từng bài .
Khen ngợi bài đẹp.
1, Quan sát, nhận xét:
2, Cách nặn con vật:
+ Nặn từng bộ phận rồi đính ghép lại.
+ Nặn con vật bằng cách cắt,gọt các bộ phận của con vật từ phần đất lớn.
3, Thực hành;
4, Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố:
H: Hãy kể tên một số con vật nhà em nuôi? Em thích con vật nào nhất? Vì sao?
- HS trả lời- nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 9.
Bài 8 Lớp 3: VẼ TRANH 
Vẽ chân dung.
 Ngày dạy: 17/10/2014.
I, MỤC TIÊU:
- HS hiểu đặc điểm khuôn mặt người. 
- HS biết cách vẽ chân dung. 
- HS vẽ được chân dung người thân trong gia đình hoặc bạn bè.
HSKG: Vẽ rõ được khuôn mặt đối tượng, sắp xếp hình vẽ cân đối, màu sắc phù hợp.
II, CHUẨN BỊ:
GV: 
+ Một số tranh ảnh chân dung.
+ Một số bài vẽ của Hs lớp trước.
+ Hình gợi ý cách vẽ.
HS:
+ Giấy vẽ , vở thực hành.
+ Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
4’
18’
3’
HĐ1: H/dẫn tìm hiểu về tranh chân dung:
GV giới thiệu và gợi ý cho HS nhận xét một số tranh chân dung của hoạ sĩ và của thiếu nhi.
H: Các bức tranh này vẽ khuôn mặt, vẽ nửa người, hay vẽ cả người?
(Vẽ nửa người hoặc khuôn mặt)
- HS trả lời- nhận xét.
H ; Tranh chân dung vẽ những gì?
(Hình dáng khuôn mặt, các chi tiết mắt mũi, miệng, tai....)
H: ngoài khuôn mặt còn có thể vẽ gì nữa?
(Cổ vai, thân)
H: Nét mặt người tromg tranh như thế nào?
(già, trẻ,vui, buồn, hiền hậu, tươi cười, hóm hỉnh...)
- Hs nêu-nhận xét, sửa sai.
GV: Như vậy vẽ tranh chân dung nhằm lột tả đặc điểm khuôn mặt của người càn vẽ. Muốn vẽ dược bức chân dung đẹp cần chú ý quan sát kĩ đăc điểm khuôn mặt và thể hiện được đặc điểm đó trên bài vẽ.
HĐ2; Cách vẽ tranh chân dung:
GV đưa hình gợi ý cách vẽ để HS quan sát.
HS nhìn hình gợi ý nêu các bước vẽ.
GV vẽ một tranh chân dung và gợi ý học sinh theo các bước sau:
+ Nhớ lại khuôn mặt người định vẽ và đánh dấu vị trí vào trang giấy sao cho phù hợp.
+ Vẽ khuôn mặt hình chính diện, hay vẽ nghiêng.
+ Vẽ hình khuôn mặt trước, vẽ mái tóc, cổ vai sau.
+ Vẽ các chi tiết mắt, mũi , miệng, tai....
+ Vẽ màu.
HĐ3; H/dẫn thực hành:
Các em có thể nhớ và vẽ người thân như ông bà , bố mẹ....
HS làm bài - GV quan sát giúp đỡ.
Nhắc nhở HS sắp xếp hình sao cho cân đối trong tờ giấy.
HĐ4; H/dẫn nhận xét, đánh giá:
GV chọn một vài bài vẽ đẹp, hướng dẫn HS nhận xét:
+ Cách vẽ hình.
+ Tả đặc điểm khuôn mặt.
+ Cách sắp xếp hình trong tờ giấy.
+ Cách vẽ màu.
- Khen ngợi những Hs hoàn thành tốt bài vẽ.
1,Tìm hiểu về tranh chân dung:
- Vẽ nửa người, hoặc cả người.
- Chủ yếu tả đặc điểm khuôn mặt.
2,Cách vẽ tranh chân dung:
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố: GV cho Hs xem một số ảnh chân dung đã sưu tầm.
5, Dặn dò:
 - Về sưu tầm tranh ảnh chân dung .
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 9.
Bài 8 Lớp 2: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
Xem tranh Tiếng đàn bầu .
(Sơn dầu của hoạ sĩ Sỹ Tốt)
 Ngày dạy: 16/10/2014.
I, MỤC TIÊU:
- HS làm quen, tiếp xúc tìm hiểu vẻ đẹp trong tranh của hoạ sĩ. 
- HS mô tả được các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh.
HSKG: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà mình thích.
II, CHUẨN BỊ:
GV: 
+ Sgk- Sgv
+ Một số tranh của hoạ sĩ, tranh của thiếu nhi.
+ Bộ tranh lớp 2.
HS:
+ vở thực hành.
+ Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
6’
10’
4’
HĐ1: H/dẫn xem tranh:
- HS dở SGK- HS đọc thầm tên tranh:
H: Hãy nêu tên của bức tranh?
 Tranh của hoạ sĩ nào?
H: Tranmh vẽ mấy người?
H: Anh bộ đội và em bé đang làm gì?
H: Trong tranh hoạ sĩ đã sử dụng những màu nào?
H: Em có nhận xét gì về bức tranh này?
HS thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trả lời.
Các nhóm khác bổ sung.
HĐ2: Giới thiệu về tác giả:
H: Em biết gì về hoạ sĩ Sỹ Tốt?
GV đọc một vài nét về hoạ sĩ cho HS nghe.
(Quê ở làng Cổ Đô, huyện Ba Vì- Hà Tây, ngoài bức tranh này ra còn có nhiều tác phẩm hội hoạ khác như: Em nào cũng được học cả- Ơ bố!)
H: Bạn nào nhìn tranh hãy diễn tả lại nội dung của tranh?
HS thảo luận nhóm 3 phút.
HS trả lời- nhận xét.
HĐ3; Giới thiệu về chất liệu:
H: Bức tranh này được vẽ bằng chất liệu gì?
- GV cho Hs xem một số tranh của các hoạ sĩ khác để HS thấy sự khác biệt về chất liệu.
- GV giới thiệu về chất liệu sơn dầu.
H: Ngoài chất liệu này ra em còn biết chất liệu nào khác nữa?
HS thảo luận nhóm đôi- trả lời- nhận xét.
GV bổ sung.
HĐ4; Nhận xét, đánh giá:
+ Nhận xét tiết học.
+ Khen ngợi những hoc sinh tích cực trong giờ học.
1,Xem tranh:
2,Giới thiệu về tác giả:
- Quê ở làng Cổ Đô,
 huyện Ba Vì- Hà Tây,
- Ngoài bức tranh này ra còn có nhiều tác phẩm hội hoạ khác như: Em nào cũng được học cả- Ơ bố!
3,Giới thiệu về chất liệu:
4,Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố:
H: Hãy tóm tắt lại nội dung chính của bức tranh Tiếng đàn bầu?
- HS trả lời- nhận xét.
5, Dặn dò:
 - Về sưu tầm tranh của các hoạ sĩ.
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 9.
Bài 8 Lớp 1: 
Vẽ hình vuông và hình chữ nhật. 
 Ngày dạy: 13/10/2014.
I, MỤC TIÊU: 
- HS nhận biết hình vuông và hình chữ nhật. 
- HS biết cách vẽ hình vuông và hình chữ nhật.
- HS vẽ được hình vuông và hình chữ nhật vào hình có sẵn và vẽ màu theo ý thích.
HSKG: Cân đối được dạng hoạ tiết hình vuông, hình chữ nhật vào hình có sẵn và vẽ màu theo ý thích.
II, CHUẨN BỊ:
GV: 
+ Một vài đồ vật là hình vuông, hình chữ nhật.
 + Hình gợi ý cách vẽ.
HS:
+ Vở tập vẽ.
+ Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
5’
15’
3’
HĐ1; Giới thiệu hình vuông, hình chữ nhật;
GV giới thiệu một số đồ vật: Cái bảng, quyển vở, viên gạch men, khăn mùi xoa...
H: Đồ vật nào là hình chữ nhật?
H: Đồ vật nào là hình vuông?
- GV cho HS xem hình minh hoạ SGK và gợi ý:
H: Đâu là hình vuông, đâu là hình chữ nhật.
- HS trả lời - nhận xét.
H: Ngoài những hình và đồ vật vừa xem, em hãy kể tên một số đồ vật khác có dạng hình chữ nhật , hình vuông?
(ô cửa, mặt bàn ghế, bức tường, khung ảnh.)
GV: Trong thực tế có rất nhiều đồ vật có dạng hình vuông, hình chữ nhật và chúng đều có vẻ đẹp riêng.
HĐ2: Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật:
GV yêu cầu HS lấy bảng con.
GV hướng dẫn cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
Hình vuông:
+ Vẽ trước hai nét ngang bằng nhau, cách đều.
+ Vẽ tiếp hai nét dọc song song và nối hai đầu của hai nét với nhau.
HS vẽ hình vuông vào bảng con- nhận xét.
Hình chữ nhật:
+ Vẽ trước hai nét dài nằm ngang song song và bằng nhau.
+ Vẽ nối hai nét ngang ngắn hơn và song song với nhau với hai đầu được hai nét dọc.
HS vẽ hình vuông vào bảng con- nhận xét.
GV cho HS lên bảng 1 vẽ HCN, 1 vẽ HV. Lớp nhận xét.
H: Hãy nhớ và nêu lại cách vẽ hình vuông và hình chữ nhật?
HĐ3; H/dẫn thực hành:
GV cho HS dở Vở tập vẽ 1.
GV nêu yêu cầu: Hãy vẽ vào hình có sẵn để tạo thành cửa ra vào, cửa sổ hoặc lan can của 2 ngôi nhà.
Vẽ thêm các chi tiết khác để hình vẽ thêm phong phú.
HS làm bài- GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
GV cho HS trưng bày bài, h/dẫn nhận xét về:
+ Cách vẽ hình.
+ Màu sắc.
- Khen ngợi bài vẽ đẹp.
1, Giới thiệu hình vuông, hình chữ nhật;
- Hình vuông: Viên gạch men, khăn mùi xoa, mặt ghế đẩu...
- Hình chữ nhật: Bảng con, mặt bàn, bức tường...
2, Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật:
Hình vuông:
+ Vẽ trước hai nét ngang bằng nhau, cách đều.
+ Vẽ tiếp hai nét dọc song song và nối hai đầu của hai nét với nhau.
Hình chữ nhật:
+ Vẽ trước hai nét dài nằm ngang song song và bằng nhau.
+ Vẽ nối hai nét ngang ngắn hơn và song song với nhau với hai đầu được hai nét dọc.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố: GV cho Hs xem một số bài của HS năm trước.
5, Dặn dò: - Về nhà hoàn thành bài vẽ .
 - Nhận xét giờ.
 - Chuẩn bị đồ dùng cho bài 9.
Ký duyệt của Ban giám hiệu:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docmi thuat t8.doc