Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 4

I, Mục tiêu:

- HS tìm hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc.

- HS biết cách chép và chép được một vài hoạ tiết trang trí dân tộc.

- HS yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc.

II, Chuẩn bị:

- GV:

+ SGK, SGV.

+ Một số mẫu hoạ tiết.

- HS:

+ Giấy vẽ hoặc vở thực hành.

+ Bút chì, th¬ước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.

+ Hộp màu.

III, Các hoạt động dạy - học:

1, Ổn định;

2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS

3, Bài mới:

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4
Bài 4 Lớp 5: VẼ THEO MẪU:
Khối trụ và khối cầu.
Ngày dạy:16/9/2014.
I, Mục tiêu:
- HS hiểu cấu trúc của khối hộp và khối cầu: biết quan sát, so sánh, nhận xét hình dáng chung của mẫu và hình dáng của từng vật mẫu.
- HS biết vẽ và vẽ được mẫu khối hộp và khối cầu.
- HS quan tâm tìm hiểu các đồ vật có dạng khối hộp hoặc khối cầu.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Nội dung bài.
+ Vật mẫu.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
6’
6’
10’
4’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
- GV đặt mẫu ở vị trí thích hợp sao cho mọi vị trí HS trong lớp đều quan sát một cách rõ ràng.
H: Khối hộp có mấy mặt, các mặt của khói hộp như thế nào?
H: Em nhìn thấy mấy mặt của khối hộp?
H: Khối cầu có đặc điểm gì?
H: Bề mặt của khối hộp có giống bề mặt của khối cầu không?
H: Hãy nêu tên một vài đồ vật có hình dáng giống khối hộp và khối cầu?
HS nêu, nhận xét.
GV bổ sung. 
HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ :
Gv yêu cầu HS quan sát kĩ mẫu:
H:So sánh tỷ lệ chièu cao của mẫu?
Dựa vào tỷ lệ dựng khung hình chung.
Tìm khung hình của từng vật mẫu.
Dùng nét cong và nét thẳng để sửa cho giống mẫu..
Vẽ đậm nhạt cho mẫu bằng 3 sắc độ: đậm, đậm vừa, nhạt.
Hoàn chỉnh hình vẽ.
GV cho HS xem hình gợi ý cách vẽ.
Cho HS nhắc lại theo hình gợi ý cách vẽ.
HĐ3: Thực hành:
HS tự làm bài.
GV quan sát giúp đỡ.
Nhắc nhở các em về bố cục sao cho cân đối.
Gv yêu cầu HS làm xong bài tại lớp.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
Gv chọn một vài bài để trưng bày.
Nêu yêu cầu nhận xét đánh giá:
+ Bố cục cân đối hợp với tờ giấy chưa.
+ Hình giống mẫu.
+ Đậm nhạt rõ 3 sắc độ.
- Xếp loại bài vẽ.
- Khen ngợi HS có bài vẽ đẹp.
1, Quan sát, nhận xét:
2, Hướng dẫn cách vẽ :
Dựa vào tỷ lệ dựng khung hình chung.
Tìm khung hình của từng vật mẫu.
Dùng nét cong và nét thẳng để sửa cho giống mẫu..
Vẽ đậm nhạt cho mẫu bằng 3 sắc độ: đậm, đậm vừa, nhạt.
Hoàn chỉnh hình vẽ.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
- Hoàn thành tốt.
- Hoàn thành.
- Chưa hoàn thành.
4, Củng cố:
H: Em nêu lại điểm khác nhau về hình dáng của khối trụ và khối cầu?
- HS nêu, nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà chuẩn bị đồ dùng cho bài 5.
Bài 4 lớp 4: VẼ TRANG TRÍ:
Chép hoạ tiết trang trí dân tộc.
Ngày dạy:17/9/2014.
I, Mục tiêu:
- HS tìm hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc.
- HS biết cách chép và chép được một vài hoạ tiết trang trí dân tộc.
- HS yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc.
II, Chuẩn bị:
GV:
+ SGK, SGV.
+ Một số mẫu hoạ tiết.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
+ Hộp màu.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
4’
8’
10’
2’
HĐ1: Quan sát, nhạn xét:
- GV cho HS xem về hoạ tiết trang trí dân tộc ở bộ đồ dùng dạy học hoặc hình 1 SGK, gợi ý bằng các câu hỏi:
H: Các hoạ tiết trang trí là những hình gì? (hình hoa lá, con vật...)
H: Hình hoa lá con vật ở các hoạ tiết trang trí có đặc điểm gì? (đã được đơn giản và cách điệu)
H: Đường nét, cách sắp xếp hoạ tiết trang trí như thế nào? (đường nét hài hoà, cách sắp xếp cân đối chặt chẽ)
H: Hoạ tiết được dùng để trang trí ở đâu? (đình chùa, lăng tẩm, bia đá, đồ gốm, vải, khăn , áo...)
- HS nêu, nhận xét.
GVKL: Hoạ tiết trang trí dân tộc là di sản văn hoá quý báu của ông cha ta để lại, chúng ta cần phải học tập, giữ gìn và lưu lại và bảo vệ di sản ấy.
HĐ2: Hướng dẫn cách chép hoạ tiết dân tộc:
GV chọn một vài hình hoạ tiết đơn giản (ở SGK, hoặc SGV ) vẽ lên bảng và hướng dẫn HS vẽ theo từng bước.
+ Tìm và vẽ phác hình dáng chung của hoạ tiết.
+ Vẽ các nét trục dọc, ngang để tìm vị trí các phần của hoạ tiết.
+ Đánh dấu các điểm chính và vẽ phác hình bằng nét thẳng.
+ Điều chỉnh hình vẽ cho giống mẫu
+ HOàn chỉnh hình vàvẽ màu theo ý thích.
GV chọn một họa tiết và vẽ màu cho HS tham khảo.
HĐ3: Thực hành:
HS chọn và chép hình hoạ tiết đơn giản.
HS tự làm bài.
GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
GV cùng HS chọn một số bài vẽ có ưu điểm, nhược điểm rõ nét để nhận xét về.
+ Bố cục đã cân đối chưa.
+ Chép hoạ tiết có rõ đặc điểm không.
+ Màu sắc.
+ Khen ngợi bài làm đẹp.
1, Quan sát, nhạn xét:
2, Hướng dẫn cách chép hoạ tiết dân tộc:
+ Tìm và vẽ phác hình dáng chung của hoạ tiết.
+ Vẽ các nét trục dọc, ngang để tìm vị trí các phần của hoạ tiết.
+ Đánh dấu các điểm chính và vẽ phác hình bằng nét thẳng.
+ Điều chỉnh hình vẽ cho giống mẫu
+ HOàn chỉnh hình vàvẽ màu theo ý thích.
.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố- Dặn dò: 
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 5
Bài 4 Lớp 3: VẼ TRANH:
Đề tài Trường em.
Ngày dạy:20/9/2014.
I, Mục tiêu:
- HS biết tìm chọn nội dung phù hợp.
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài trường em.
- HS thêm yêu mến trường lớp.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Nội dung bài.
+ Một số tranh đề tài khác nhau.
+ Bài vẽ của HS lớp trước.
+ Hình gợi ý cách vẽ.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
6’
6’
8’
4’
HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài:
GV giới thiệu một số tranh của HS năm trước và một số tranh của đề tài khác.
H: Em có nhận xét gì về các bức tranh vừa xem?
H: Đề tài vẽ về nhà trường có thể vẽ những gì? (giờ học trên lớp, các hoạt động trên sân trường trong giờ ra chơi...)
H: Các hình ảnh nào thể hiện được nội dung chính trong tranh? (nhà, cây, người, vườn hoa...)
H: Cách sắp xếp hình, vẽ màu như thế nào để rõ được nội dung?
H: EM chọn hình ảnh chính là gì, hình ảnh phụ là gì?
HS nêu, nhận xét.
GVKL: Để vẽ tranh về đề tài nhà trường em chỉ cần chọn một vài hoạt động để vẽ.
HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ tranh:
GV gợi ý: Chú ý chọn nội dung phù hợp với khả năng của mình, như Vui chơi ở sân trường, giờ học trên lớp, học nhóm....
Chọn hình ảnh chính phụ để làm rõ nội dung bức tranh.
Nên vẽ các hình ảnh chính trước, vẽ hình ảnh phụ sau.
Vẽ màu theo ý thích.
GV cho HS quan sát hình gợi ý cách vẽ - HS nhắc lại cách vẽ tranh.
- HS nêu, nhận xét - GV bổ sung.
HĐ3: Thực hành:
GV yêu cầu nhớ lại các hoạt động trong nhà trường để chọn làm hình ảnh chính.
HS tự làm bài.
GV đến từng bàn quan sát và giúp đỡ HS làm bài.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
- Cho HS trưng bày bài.
- HS tự đánh giá, nhận xét tìm ra bài đẹp.
H: Tại sao em thích bức tranh này?
Chú ý: Hướng HS nhận xét về hình ảnh chính phụ, màu sắc đã hợp lý chưa.
- Khen ngợi những HS có bài làm tốt, hoàn thành đúng thời gian quy định.
1, Tìm, chọn nội dung đề tài:
- Đề tài nhà trường có thể vẽ các hoạt động của HS trong giờ ra chơi.
+ Hình ảnh chính: Các bạn đang chơi, đang học bài.
+ Hình ảnh phụ là cây, nhà, vườn hoa, chim....
2, Hướng dẫn cách vẽ tranh:
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố:
H: Đề tài trường em có gì khác với các đề tài khác?
HS trả lời - nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 5.
Bài 4 Lớp 2: VẼ TRANH:
Đề tài vườn cây.
Ngày dạy:18/9/2014.
I, Mục tiêu: 
- HS biết một số loại cây trong vườn.
- HS vẽ được tranh Vườn cây và vẽ màu theo ý thích.
- Yêu mến thiên nhiên, biết chăm sóc bảo vệ cây trồng.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Một số tranh ảnh về cây cối.
+ Tranh của HS năm trước.
+ Phấn màu.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
6’
5’
4’
HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài:
GV cho HS xem một số tranh ảnh về các loại cây.
H: Trong tranh có những cây gì?
H: Em hãy kể các loại cây mà em biết?
H: Hãy tả một vài đặc điểm về hình dáng của các loại cây em vừa kể?
H: Ngoài cây trong tranh còn vẽ thêm gì không?
H: Vẽ thêm những hình đó để làm gì?
HS nêu, nhận xét.
GV bổ sung, kết luận: Vườn có nhiều loại cây hoặc chỉ có một loại cây. Có loại cây có hoa, có quả...
HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ tranh:
Các em hãy nhớ lại hình dáng, đặc điểm thân, lá, cành của các loại cây em định vẽ. Ta có thể vẽ:
+ Vẽ hình dáng các loại cây khác nhau.
+ Vẽ thêm một số chi tiết cho vườn cây sinh động như: Hoa, quả, thúng, sọt..., người hái quả...
+ Vẽ màu sao cho phù hợp.
-> GV vẽ để HS quan sát tham khảo 1,2 bức tranh đơn giản.
- Cho HS xem lại hình gợi ý cách vẽ. HS nhắc lại cách vẽ.
HĐ3: Thực hành:
- GV cho HS xem bài vẽ của HS năm trước.
- GV đưa ra các bài vẽ của HS lớp trước để HS nhận ra cách sắp xếp bố cục.
- HS vẽ vào vở.
- GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
HĐ3: Nhận xét, đánh giá:
- GV chọn một số bài đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành.
- Yêu cầu HS nhận xét về:
+ Hình ảnh chính: Vườn cây đã sinh động chưa.
+ Màu sắc (phong phú)
- GV bổ sung và xếp loại.
- Khen ngợi những bài vẽ đẹp.
1, Tìm, chọn nội dung đề tài:
Hình ảnh chính là các loại cây.
Hình ảnh phụ có thể là con vật, người hái quả, ....
2, Hướng dẫn cách vẽ tranh:
+ Vẽ hình dáng các loại cây khác nhau.
+ Vẽ thêm một số chi tiết cho vườn cây sinh động như: Hoa, quả, thúng, sọt..., người hái quả...
+ Vẽ màu sao cho phù hợp.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố: Tóm tắt lại nội dung bài.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 5.
Bài 4 Lớp 1:
Vẽ hình tam giác.
Ngày dạy:15/9/2014.
I, Mục tiêu: Giúp HS :
- Nhận biết được hình tam giác.
- Biết cách vẽ hình tam giác.
- Từ các hình tam giác có thể vẽ được một số hình tượng tự trong thiên nhiên.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Một số hình vẽ dạng tam giác.
+ Khen đỏ, ê ke.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành- Vở tập vẽ 1.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
10’
6’
6’
3’
HĐ1: Giới thiệu hình tam giác:
GV cho HS xem hình vẽ ở Bài 4 VTV và một số đồ dùng có dạng hình chữ nhật.
H: Đây là hình vẽ cái gì? (cái nón, ê ke, mái nhà)
H: Hãy so sánh xem cái nón, ê ke, mái nhà có đặc điểm gì giống nhau?
GV chỉ vào: Cánh buồm, dãy núi, con cá:
H: Hãy gọi tên các hình đó?
HS thảo luận - Đại diện nhóm trả lời.
Khen ngợi, biểu dương.
+ GVKL: Có thể ve nhiều hình,(vật, đồ vật) từ hình tam giác.
HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ hình tam giác:
H: Vẽ hình tam giác như thế nào?
Gv vẽ hình tam giác lên bảng để HS quan sát cách vẽ:
+ Vẽ từng nét.
+ Vẽ nét từ trên xuống.
+ Vẽ nét từ trái sang phải theo chiều mũi tên.
GV vẽ một số hình tam giác khác nhaucho HS quan sát.
Chọn 2 Hs lên bảng vẽ hình tam giác và nhận xét cách vẽ.
HĐ3: Thực hành:
H: Hãy vẽ một bức tranh về biển?
H: Vẽ về biển em thường vẽ những gì?
H: Cánh buồm,dãy núi, có dạng hình gì? (tam giác)
- HS làm bài, GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng.
HĐ3: Nhận xét, đánh giá:
Cho HS trưng bày tranh vẽ.
Nhận xét về:
+ Nội dung của tranh có phong phú không.
+ Trong tranh khi vẽ các hình có sử dụng hình tam giác không.
+ Màu sắc.
- Khen ngợi bài vẽ đẹp.
1, Giới thiệu hình tam giác: 
Cái nón.
Ê ke.
Mái nhà.
Khăn quàng đỏ.
Cánh buồm.
2, Hướng dẫn cách vẽ hình tam giác:
+ Vẽ từng nét.
+ Vẽ nét từ trên xuống.
+ Vẽ nét từ trái sang phải theo chiều mũi tên.
3, Thực hành:
4,Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố:
H: Nêu lại cách vẽ hình tam giác?
HS trả lời - nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 5.
 Ký duyệt của Ban giám hiệu:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docmi thuat t4.doc