Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 33

I, Mục tiêu:

- HS biết tìm chọn nội dung đề tài về các hoạt động vui chơi trong mùa hè.

- HS biết cách vẽ và vẽ được được tranh theo đề tài.

- HS yêu thích các hoạt động trong mùa hè.

II, Chuẩn bị:

- GV:

+ Nội dung bài.

+ Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động vui chơi của thiếu nhi.

+ Hình gợi ý cách vẽ.

- HS:

+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.

+ Bút chì, màu, tẩy.

III, Các hoạt động dạy - học:

1, Ổn định;

2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS

3, Bài mới:

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 33 – Lớp 5 VẼ TRANG TRÍ 
Trang trí cổng trại hoặc lều trại thiếu nhi.
 Ngày dạy:
I, Mục tiêu:
- HS hiểu vai trò và ý nghĩa của trại thiếu nhi.
- HS biết cách trang trí và trang trí được cổng hoặc lều trại theo ý thích.
- HS yêu thích các hoạt động tập thể.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ SGK, SGV.
+ ảnh, hình vẽ về lều trại.
+ Hình gợi ý cách trang trí.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
6’
8’
10’
2’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
GV giới thiệu một số hình ảnh về lều trại.
H: Hội trại thường được tổ chức vào dịp nào?
H: Trại gồm những phần chính nào?
H: Những vật liệu cần thiết để trang trí và dựng trại gồm những gì?
HS trả lời, nhận xét.
GV bổ sung: Vào rằm trung thu, nghỉ hè, các trường thường tổ chức hội trại ở nơi có cảnh đẹp như sân trường, công viên.... Hội trại thường vui và bổ ích.
HĐ2: Cách trang trí trại:
GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ lên bảng để HS nhận ra cách trang trí:
Trang trí cổng trại:
+ Vẽ hình cổng, hàng rào (nên đối xứng.)
+ Vẽ phân các mảng để vẽ các hình trang trí.
+ Vẽ hình trang trí theo ý thích.
+ Vẽ màu (tươi vui, rực rỡ).
Trang trí lều trại:
+ Vẽ phần lều trại cân đối vào phần giấy.
+ Trang trí lều trại theo ý thích: Có thể vẽ phong cảnh, hoa lá v.v.. cho sinh động.
- GV cho 2 nhóm HS lên bảng vè thủ.
- Nhận xét.
đã học.
HĐ3: Thực hành:
HS tự chọn đề tài và trang trí theo ý thích.
HS làm bài.
Gv quan sát, giúp đỡ góp ý những nhóm còn lúng túng.
Lưu ý: Vẽ màu sao cho rực rỡ, tươi vui.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
GV chọn một số bài trưng bày. HS nhận xét về:
+ cách trang trí (độc đáo).
+ Màu sắc (tươi sáng, có đậm có nhạt)
- HS tự xếp loại bài vẽ.
- Khen ngợi bài đẹp của nhóm.
1, Quan sát, nhận xét:
2, Cách trang trí trại:
Trang trí cổng trại:
+ Vẽ hình cổng, hàng rào (nên đối xứng.)
+ Vẽ phân các mảng để vẽ các hình trang trí.
+ Vẽ hình trang trí theo ý thích.
+ Vẽ màu (tươi vui, rực rỡ).
Trang trí lều trại:
+ Vẽ phần lều trại cân đối vào phần giấy.
+ Trang trí lều trại theo ý thích: Có thể vẽ phong cảnh, hoa lá v.v.. cho sinh động.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố: 
H: Em thấy tổ chức cắm trại thường được tổ chức vào dịp nào?
- HS nêu, nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 34.
Bài 33 – Lớp 4 VẼ TRANH:
Đề tài vui chơi trong mùa hè.
 Ngày dạy:
I, Mục tiêu:
- HS biết tìm chọn nội dung đề tài về các hoạt động vui chơi trong mùa hè.
- HS biết cách vẽ và vẽ được được tranh theo đề tài.
- HS yêu thích các hoạt động trong mùa hè.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Nội dung bài.
+ Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động vui chơi của thiếu nhi.
+ Hình gợi ý cách vẽ.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, màu, tẩy...
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
6’
10’
2’
HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài:
- GV giới thiệu tranh ảnh và gợi ý để HS nhận biết, nêu lên các hoạt động vui chơi trong mùa hè:
Ví dụ: Nghỉ hè đi thăm biển hoặc thăm danh lam thắng cảnh.
- Cắm trại, múa hát ở công viên.
- Đi thăm quan bảo tàng.
- Về thăm ông bà…
H: Theo em, em sẽ chọn đề tài gì để thể hiện?
HS nêu, nhận xét.
GVTT: 
Các em phải nhớ lại khung cảnh những nơi mình đến, có những cảnh vật gì, đi với những ai…
HĐ2: Cách vẽ tranh:
GV gợi ý yêu cầu HS chọn nội dung, nhớ lại các hình ảnh đã được quan sát để vẽ tranh.
Gợi ý cách vẽ:
+ Vẽ phác khung hình chung, phân ra mảng chính, mảng phụ...
+ Vẽ các hình ảnh chính làm rõ nội dung.
+ Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động.
+ Vẽ màu tươi sáng cho đúng cảnh sắc mùa hè.
- Cho HS quan sát hình gợi ý cách vẽ.
- HS đọc phần 2 SGK.
HĐ3: Thực hành:
Hs chọn 2 hình thức:
Vẽ theo nhóm.
Vẽ cá nhân.
HS làm bài, GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
Chọn một số bài đã hoàn thành để trưng bày.
HS nhận xét về:
+ Bố cục.
+ Nội dung: Rõ đề tài.
+ Cách sắp xếp hình vẽ
+ Màu sắc: Sáng tươi sáng.
- HS tự xếp loại bài làm.
- Khen ngợi bài vẽ đẹp.
1, Tìm, chọn nội dung đề tài:
2, Cách vẽ tranh:
+ Vẽ phác khung hình chung, phân ra mảng chính, mảng phụ...
+ Vẽ các hình ảnh chính làm rõ nội dung.
+ Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động.
+ Vẽ màu tươi sáng cho đúng cảnh sắc mùa hè.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố:
H: Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- HS nêu, nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 34.
Bài 33 – Lớp 3 THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT:
Xem tranh thiếu nhi thế giới.
 Ngày dạy:
I, Mục tiêu:
- HS tìm hiểu nội dung các bức tranh.
- HS nhận biết vẻ đẹp của các bức tranh qua bố cục, đường nét, hình ảnh, màu sắc.
- HS biết quý trọng tình cảm mẹ con và bạn bè.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Tranh ở VTV.
+ Một vài tranh của thiếu nhi.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
24’
2’
HĐ1: Xem tranh:
A, Tranh : Mẹ tôi của Xvét-ta Ba-la-nô-va.
- GV cho HS xem tranh, Hs quan sát, GV đặt câu hỏi gợi ý :
H : Tranh vẽ những hình ảnh nào?
H: Hình ảnh nào được vẽ nổi bật nhất?
(Mẹ và em bé)
H: Tình cảm của mẹ đối với em bé được biểu hiện như thế nào?
H: Tranh vẽ cảnh diễn ra ở đâu?
HS thảo luận nhóm đôi.
HS nêu, nhận xét, bổ sung.
H: Em có nhận xét gì về màu sắc của tranh?
H: Khi xem tranh em có nhận xét gì?
HS nêu, nhận xét, bổ sung.
B, Tranh: Cùng giã gạo Xa-rau-gu The Pxông Krao.
- GV dành thời gian cho Hs quan sát.
- Hướng dẫn tìm hiểu về bức tranh như ở bức tranh 1.
H: Em hãy nêu sự khác biệt giữa 2 bức tranh vừa xem?
- HS nêu, nhận xét.
H: Hãy nêu lại nội dung của từng bức tranh?
- HS thảo luận nhóm.
- HS trình bày.
- Nhận xét.
HĐ2: Nhận xét, đánh giá:
GV nhận xét từng nhóm.
Khen ngợi những HS tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài.
HĐ1: Xem tranh:
A, Tranh : Mẹ tôi của Xvét-ta Ba-la-nô-va.
B, Tranh: Cùng giã gạo Xa-rau-gu The Pxông Krao.
2, Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố:
Gv tóm tắt nội dung bài.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 34.
Bài 33 Lớp 2 VẼ THEO MẪU:
Vẽ cái bình đựng nước. (Vẽ hình)
 Ngày dạy:
I, Mục tiêu: 
- HS nhận biết được hình dáng, màu sắc của bình đựng nước.
- HS tập quan sát, so sánh tỷ lệ của bình.
- HS vẽ được cái bình đựng nước.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Cái bình đựng nước.
+ Hình minh hoạ cách vẽ.
+ Một số bài vẽ của HS năm trước.
HS:
+ Giấy vẽ, Vở tập vẽ.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
6’
10’
2’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
GV giới thiệu mẫu, bày mẫu:
H: Hãy kể tên các bộ phận của bình đựng nước?
(Nắp, miệng, thân , đáy...)
H: Bình đựng nước thường được làm bằng những chất liệu nào?
(Thuỷ tinh, nhựa...)
HS nêu, nhận xét.
GVBS: Ngoài bình này ra còn có nhiều bình khác nhau, có kiểu dáng khác nhau, mỗi loại có màu sắc chất liệu khác nhau, mỗi cái lại có vẻ đẹp riêng.
HĐ2: Cách vẽ:
HS quan sát kĩ mẫu: GV hướng dẫn và vẽ mẫu lên bảng để Hs tham khảo theo các bước sau:
+ Ước lượng chiều cao và chiều ngang của cái bình để vẽ khung hình và trục. Khung hình sao cho vừa với phần giấy.
+ Tìm vị trí các bộ phận (nắp , quai , miệng, thân, đáy, tay cầm....) và đánh dấu những điểm cần thiết.
+ Vẽ phác hình bằng nét thẳng mờ.
+ Nhìn mẫu vẽ cho đúng gần giống mẫu.
- GV cho HS quan sát hình gợi ý cách vẽ.
H: Hãy nêu lại tóm tắt các bước vẽ cái bình đựng nước?
- HS nêu, nhận xét.
HĐ3: Thực hành:
Hs tự làm bài: Quan sát mẫu và vẽ.
HS làm bài.
Gv quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
Hs trưng bày một số bài vẽ đẹp.
HS tự nhận xét:
H: Bài nào đẹp nhất? Vì sao đẹp?
Hs trả lời, nhận xét.
Khen ngợi những nặn đẹp.
1, Quan sát, nhận xét:
2, Cách vẽ:
+ Ước lượng chiều cao và chiều ngang của cái bình để vẽ khung hình và trục. Khung hình sao cho vừa với phần giấy.
+ Tìm vị trí các bộ phận (nắp , quai , miệng, thân, đáy, tay cầm....) và đánh dấu những điểm cần thiết.
+ Vẽ phác hình bằng nét thẳng mờ.
+ Nhìn mẫu vẽ cho đúng gần giống mẫu.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố: - Gv tóm tắt nội dung bài.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 34
Bài 33- Lớp 1
Vẽ tranh Bé và Hoa.
 Ngày dạy:
I, Mục tiêu: Giúp HS :
- Nhận biết đề tài Bé và Hoa.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của con người và thiên nhiên.
- HS vẽ được bức tranh Bé và Hoa.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Sưu tầm 1 số tranh cùng đề tài.
+ Một số loại tranh khác.
+ Tranh Vở tập vẽ.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành- Vở tập vẽ 1.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
8’
10’
3’
HĐ1: Giới tranh, ảnh để HS thấy:
- Bé và Hoa là đề tài, là bài vẽ mà các em rất hứng thú.
- Đề tài này gần gũi với sinh hoạt, vui chơi của các em.
- Tranh vẽ thể hiện được cảnh hồn nhiên thơ ngây của các em qua hình vẽ và màu sắc.
- Trong tranh chỉ cần vẽ hình một em bé với một bông hoa hoặc có thể vẽ nhiều em bé với nhiều hoa ở trong vườn, vườn hoa ở công viên.
H: Theo em, em sẽ vẽ những hình ảnh nào?
HS nêu, nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ:
H: Trang phục của bé thường mặc như thế nào?
H: Em bé đang làm gì?
H: Em sẽ vẽ bé với loại hoa nào?
H: Màu sắc của những bông hoa có nên vẽ một màu không?
- HS nêu, nhận xét.
- HS khác bổ sung.
Bài này các em có thể vẽ như sau:
+ Em bé là hình ảnh chính của tranh, xung quanh là hoa và cảnh vật khác.
+ Bé trai và bé giá mặc quần áo đẹp ở trong vườn hoa.
+ Vẽ thêm các hình ảnh khác như cây, lối đi, chim bướm.
+ Vẽ màu theo ý thích.
HĐ3: Thực hành:
HS làm bài.
Nhắc nhở HS lưu ý: Sắp xếp bố cục, hình ảnh chính phụ… sao cho hợp lý.
GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
Hs trưng bày một số bài vẽ đẹp.
HS tự nhận xét:
+ Hình vẽ và cách sắp xếp.
+ Màu sắc và cách vẽ màu.
H: Bài nào đẹp nhất? Vì sao đẹp?
Hs trả lời, nhận xét.
Khen ngợi những bài vẽ đẹp.
1, Giới thiệu cảnh thiên nhiên:
2, Hướng dẫn HS cách vẽ:
+ Em bé là hình ảnh chính của tranh, xung quanh là hoa và cảnh vật khác.
+ Bé trai và bé giá mặc quần áo đẹp ở trong vườn hoa.
+ Vẽ thêm các hình ảnh khác như cây, lối đi, chim bướm.
+ Vẽ màu theo ý thích.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố:
GV tóm tắt nội dung bài.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 34.
Ký duyệt của Ban giám hiệu:
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • docmithuat t33.doc