Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 17

I, Mục tiêu:

- HS hiểu biết thêm về trang trí hình vuông và sự ứng dụng của nó trong cuộc sống.

- HS biết cách chọn họa tiết và trang trí được hình vuông (sắp xếp hình mảng, họa tiết, màu sắc hài hòa, có trọng tâm).

- HS cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình vuông.

II, Chuẩn bị:

+ Một số đồ vật: Viên gạch men, khăn mùi xoa.

+ Hình hướng daanxc các bước trang trí.

+ Một số bài trang trí hình vuông.

- HS:

+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.

+ Bút chì, th¬ước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.

III, Các hoạt động dạy - học:

1, Ổn định;

2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS

3, Bài mới:

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17
Bài 17-lớp 5: 
THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT:
XEM TRANH DU KÍCH TẬP BẮN
 Ngày dạy:................................
I, Mục tiêu:
- HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm “ Du kích tập bắn” và hiểu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đình Cung.
- HS nhận xét sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Tranh Du kích tập bắn.
+ Một số tranh khác của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
8’
17’
2’
HĐ1: Giới thiệu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung:
H: Em có biết gì về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung?
GV nêu một vài ý:
+ Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung tốt nghiệp khóa 5 (1929-1934) Trường MT Đông Dương. Ông vừa sáng tác hội họa vừa đam mê tìm hiểu lịch sử Mĩ thuật dân tộc.
+ Ông tham gia hoạt động cách mạng rất sớm, là một trong những họa sĩ đầu tiên vẽ chân dung Bác Hồ tại Bắc Bộ phủ (1946)
+ Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, họa sĩ đã cùng đoàn quân NAm tiến vào NAm trung bộ, kịp thời sáng tác, góp công sức vào cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của dân tộc. Bức tranh Du kích tập băn ra đời trong hoàn cảnh đó.
+ Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung còn có nhiều tác phẩm sơn dầu nổi tiếng: Cây chuối (1936), Cổng thành Huế (1941), Học hỏi lẫn nhau (1960)...
+ Ông còn là nhà nghiên cứu mĩ thuật uyên Bác, có đóng góp lớn trong việc xây dựng viện bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam và tạo đội ngũ họa sĩ, cán bộ nghiên cứu Mĩ thuật.
+ Với đóng góp to lớn cho ngành Mĩ thuật Việt Nam, năm 1996 ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
HĐ2: Xem tranh Du kích tập bắn:
- Gv treo tranh - HS quan sát - Gv đặt câu hỏi:
H: Hình ảnh chính của bức tranh là gì?
H: Hình ảnh phụ là những hình ảnh nào?
H: Có những màu chính nào trong tranh?
- HS trả lời, nhận xét.
- GVKL: Đây là tác phẩm tiêu biểu về đề tài chiến tranh Cách mạng.
H: Sau khi xem bức tranh này em có nhận xét gì về hình ảnh, bố cục, màu sắc...?
HS thảo luận nhóm đôi trong 2 phút.
HS trả lời. Nhận xét.
HĐ3: Nhận xét, đánh giá:
Gv nhận xét chung về tiết học.
Khen ngợi nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
1, Giới thiệu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung:
 + Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung tốt nghiệp khóa 5 (1929-1934) Trường MT Đông Dương. 
+ Ông tham gia hoạt động cách mạng rất sớm.
+ Bức tranh Du kích tập băn ra đời trong hoàn cảnh đó.
+ Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung còn có nhiều tác phẩm sơn dầu nổi tiếng: Cây chuối (1936), Cổng thành Huế (1941), Học hỏi lẫn nhau (1960)...
+ Ông còn là nhà nghiên cứu mĩ thuật uyên Bác.
+ Với đóng góp to lớn cho ngành Mĩ thuật Việt Nam, năm 1996 ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2, Xem tranh Du kích tập bắn:
- Hình ảnh chính là diễn tả tổ du kích đang tập bắn, các nhân vật được sắp xếp ở các tư thế khác nhau rất sinh động.
- Hình ảnh phụ là nhà, cây, núi ... ở phía xa.
3, Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố:
H: Em vừa xem tranh gì? Của họa sĩ nào? Em có nhận xét gì khi xem bức tranh này?
HS trả lời - nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 18
Bài 17-Lớp 4: 
VẼ TRANG TRÍ: 
TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG.
 Ngày dạy:..............................
I, Mục tiêu:
- HS hiểu biết thêm về trang trí hình vuông và sự ứng dụng của nó trong cuộc sống.
- HS biết cách chọn họa tiết và trang trí được hình vuông (sắp xếp hình mảng, họa tiết, màu sắc hài hòa, có trọng tâm).
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình vuông.
II, Chuẩn bị:
+ Một số đồ vật: Viên gạch men, khăn mùi xoa...
+ Hình hướng daanxc các bước trang trí.
+ Một số bài trang trí hình vuông.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
5’
16’
2’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu một số bài trang trí hình vuông và hình 1, 2 trang 40 SGK, HS nhận xét:
H: Em có nhận xét gì về cách trang trí hình vuông?
(Nhiều cách trang trí khác nhau)
H: Các họa tiết thường được sắp xếp như thế nào qua các trục và đường chéo?
(thường được vẽ đối xứng)
GV chỉ vào và giới thiệu đây là họa tiết chính, đây là họa tiết phụ.
H: Phần họa tiết chính và họa tiết phụ phần nào to hơn và nổi bật hơn?
H: Có nhận xét gì về màu sắc của các họa tiết giống nhau?
(màu như nhau)
H: Hãy so sánh sự giống và khác nhau của H1 và 2 trang 40 SGK?
- HS quan sát hình - trả lời, nhận xét.
GVKL: Ngoài tác dụng trang trí các bài trang trí đơn thuần, trang trí hình vuông còn được trang trí vào các đồ vật như viên gạch hoa lát nhà, khăn vuông, khăn chải bàn...
- GV cho HS xem một số đồ vật đã được trang trí hình vuông.
HĐ2: Cách trang trí hình vuông:
- GV kẻ một hình vuông lên bảng vẽ và hướng dẫn:
+ Kẻ các trục .
+ Tìm và vẽ các hình mảng trang trí (GV vẽ từ 3-5 cách trang trí).
+ Dùng họa tiết (Hoa lá, con vật...) để trang trí vào các mảng chính, phụ.
+ Tô màu vào mảng chính trước, mảng phụ sau. (không sử dụng nhiều màu, chỉ sử dụng từ 3-5 màu), cần tô màu có đậm có nhạt để làm rõ trọng tâm.
HĐ3; Thực hành:
- Cho HS xem một số bài trang trí hình vuông của HS năm trước.
H: Bài nào được sắp xếp cân đối trong tờ giấy?
(Hướng dẫn để HS chọn bố cục)
HS làm bài - GV quan sát.
Giáo viên giúp đỡ những HS còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
HS trưng bày bài.
Hướng dẫn HS nhận xét về:
+ Mảng chính, phụ.
+ Màu sắc (Có đậm nhạt)
- Khen ngợi những bài vẽ đẹp.
1, Quan sát, nhận xét:
 Ngoài tác dụng trang trí các bài trang trí đơn thuần, trang trí hình vuông còn được trang trí vào các đồ vật như viên gạch hoa lát nhà, khăn vuông, khăn chải bàn...
2, Cách vẽ :
+ Kẻ các trục .
+ Tìm và vẽ các hình mảng trang trí (GV vẽ từ 3-5 cách trang trí).
+ Dùng họa tiết (Hoa lá, con vật...) để trang trí vào các mảng chính, phụ.
+ Tô màu vào mảng chính trước, mảng phụ sau. (không sử dụng nhiều màu, chỉ sử dụng từ 3-5 màu), cần tô màu có đậm có nhạt để làm rõ trọng tâm.
3, Thực hành:
4: Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố:
H: Em thấy trang trí hình vuông được ứng dụng vào những việc gì? 
HS trả lời - nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 18.
Bài 17-Lớp 3: 
VẼ TRANH: 
ĐỀ TÀI CÔ (CHÚ) BỘ ĐỘI.
 Ngày dạy:..............................
I, Mục tiêu:
- HS tìm hiểu về cô (chú ) bộ đội.
- HS vẽ được tranh về đề tài cô chú bộ đội.
- HS biết quan tâm, yêu mến cô chú bộ đội.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Sưu tầm tranh ảnh về đề tài cô chú bộ đội.
+ Hình gợi ý cách nặn.
+ Một số bài vẽ về đề tài bộ đội của HS lớp trước.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc vở Tập vẽ.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
5’
18’
3’
HĐ1: Tìm chọn nội dung đề tài:
- GV cho HS xem một số tranh về đề tài quân đội và đặt câu hỏi gợi ý:
H: Tranh ảnh vẽ về đề tài gì?
H: Hình ảnh chính trong tranh ảnh là ai?
H: Ngoài hình ảnh chính là các cô chú bộ đội thì tranh ảnh còn có những hình ảnh nào khác?
H: Tranh ảnh đó thuộc thể loại nào? Chân dung, hay cảnh sinh hoạt, lao động của các cô chú bộ đội....?
HS trả lời - nhận xét.
GVKL: Đề tài về quân đội rất phong phú và đa dạng, các em có thể vẽ về đề tài sinh hoạt, luyện tập, chân dung ... các cô chú bộ đội.
HĐ2: Cách vẽ tranh: 
GV yêu cầu HS nhớ lại hình ảnh cô hoặc chú bộ đội:
H: Trang phục của các cô chú bộ đội thường là màu gi?
H: Ngoài trang phục ra chú bộ đội còn được trang bị thêm những gì?
(Vũ khí, xe, pháo....)
- HS nêu - nhận xét.
- GV có thể gợi ý vẽ như sau:
+ Chân dung cô hoặc chú bộ đội.
+ Bộ đội trên xe tăng hoặc trên mâm pháo.
+ Bộ đội luyện tập trên thao trường hoặc đứng gác.
+ Bộ đội vui chơi với thiếu nhi.
+ Bộ đội giúp dân (gặt lúa, chống bão lụt...)
Cách vẽ:
+ Vẽ hình ảnh chính trước là cô chú bộ đội.
+ Vẽ hình ảnh phụ sau để tranh thêm sinh động.
+ Tô màu theo ý thích.
(Sắp xếp hình ảnh sao cho cân đối với tờ giấy)
HĐ3: Hướng dẫn thực hành:
GV cho HS xem một số bài vẽ của HS năm trước.
HS tự làm bài.
GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
GV cho HS trưng bày bài.
Hướng dẫn để HS nhận xét về:
+ Cách thể hiện nội dung đề tài.
+ Bố cục, hình dáng.
+ Màu sắc.
Khen ngợi một số bài đẹp của HS.
1, Tìm chọn nội dung đề tài:
 Đề tài về quân đội rất phong phú và đa dạng, các em có thể vẽ về đề tài sinh hoạt, luyện tập, chân dung ... các cô chú bộ đội.
2, Cách vẽ tranh: 
+ Vẽ hình ảnh chính trước là cô chú bộ đội.
+ Vẽ hình ảnh phụ sau để tranh thêm sinh động.
+ Tô màu theo ý thích.
(Sắp xếp hình ảnh sao cho cân đối với tờ giấy)
3, Thực hành:
4: Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố:
H: Em học tập được những đức tính gì ở các cô chú bộ đội?
HS trả lời - nhận xét.
 5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 18.
Bài 17-Lớp 2: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT: 
XEM TRANH DÂN GIAN PHÚ QUÝ, GÀ MÁI.
(Tranh dân gian Đông Hồ)
 Ngày dạy:..............................
I, Mục tiêu:
- HS quan sát, nhận xét về màu sắc và hình ảnh tron dân gian.
- HS yêu thích tranh dân gian.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Tranh Phú Quý, Gà mái.
+ Bộ tranh dân gian.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
6’
16’
4’
HĐ1: Giới thiệu tranh dân gian:
- GV treo một số tranh và hỏi:
H: Hãy chỉ và nêu tên tranh?
H: Nêu các hình ảnh trong tranh?
H: Nêu màu sắc chính, chủ đạo của tranh?
- HS nêu - nhận xét .
GVKL: Tranh dân gian là một thể loại đặc biệt, đặc biệt ở chất liệu và cách sáng tác, không phải do một họa sĩ hay nghệ sĩ cụ thể nào sáng tác mà được sáng tác dựa trên cuộc sống sinh hoạt hàng nghìn năm mà có.
HĐ2: Hướng dẫn xem tranh:
a, Tranh Phú Quý:
- GV treo tranh và đặt câu hỏi:
H: tranh có những hình ảnh nào?
(Em bé và con vịt)
H: Hình ảnh trong bức tranh là ai?
H: Hình ảnh em bé được vẽ như thế nào về nét mặt, về màu...?
H: Ngoài hình ảnh chính tranh còn có hình ảnh nào khác?
(Con vịt, hoa sen, chữ)
H: Có nhận xét gì về màu sắc của tranh?
HS thảo luận nhóm đôi 3 phút.
HS trả lời, nhận xét.
Nhóm khác bổ sung.
GV nhấn mạnh: Tranh Phú Quý nói lên ước vọng của người nông dân về cuộc sống, mong cho con cái khỏe mạnh, gia đình no đủ, giầu sang, phú quý...
b, Tranh Gà mái:
- GV treo tranh - HS quan sát:
H: Hình ảnh nào nổi rõ nhất trong tranh?
(Gà mẹ và đàn gà con)
H: Hình ảnh đàn gà được vẽ thế nào?
(Gà mẹ to khỏe đang bắt mồi cho con, đàn con mỗi con một vẻ, một tư thế khác nhau...)
H: Nêu những màu chủ đạo trong tranh?
(xanh , đỏ, vàng, da cam)
HS thảo luận nhóm đôi 3 phút.
HS trả lời, nhận xét.
Nhóm khác bổ sung.
GVKL: Tranh gà mái vẽ cảnh đàn gà con quây quần bên gà mẹ. Gà mẹ tìm được mồi cho con thể hiện sự quan tâm chăm sóc. Bức tranh nói lên sự yên vui trong “Gia đình” nhà gà cũng là mong muốn điều đó của nhân dân.
H: Khi xem xong bức tranh này em có nhận xét gì?
HS nêu - nhận xét.
HĐ3: Nhận xét, đánh giá:
Gv nhận xét chung về tiết học.
Khen ngợi nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
1, Giới thiệu tranh dân gian:
 Tranh dân gian là một thể loại đặc biệt, đặc biệt ở chất liệu và cách sáng tác, không phải do một họa sĩ hay nghệ sĩ cụ thể nào sáng tác mà được sáng tác dựa trên cuộc sống sinh hoạt hàng nghìn năm mà có.
2, Hướng dẫn xem tranh:
a, Tranh Phú Quý:
- Hình ảnh chính: Em bé và con vịt
- Hình ảnh phụ: hoa sen, chữ
- Màu sắc:
b, Tranh Gà mái:
- Hình ảnh chính: Gà mẹ và đàn gà con
- Hình ảnh phụ: 
- Màu sắc: xanh , đỏ, vàng, da cam
3, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố:
H: Em thích tranh dân gian ở điểm nào?
HS trả lời - nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 18.
Bài 17- Lớp 1: 
Vẽ tranh ngôi nhà của em.
 Ngày dạy:..............................
I, Mục tiêu:
- HS cách vẽ tranh đề tài về ngôi nhà của em.
- HS vẽ được tranh có ngôi nhà và cây..., sau đó vẽ màu theo ý thích. 
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Một số tranh ảnh phong cảnh có nhà có cây.
+ Hình gợi ý cách vẽ.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
16’
3’
HĐ1: Giới thiệu tranh ảnh về nhà cây, cách vẽ tranh:
- GV treo một số tranh phong cảnh:
H: Bức tranh, ảnh này có những hình ảnh nào?
H: Các ngôi nhà trong tranh, ảnh như thế nào?
H: Kể tên những phần chính của ngôi nhà?
H: Hãy kể tên những phần chính của ngôi nhà trong tranh mà em quan sát được?
HS thảo luận nhóm đôi.
HS trả lời, nhận xét.
GVKL: Em có thể vẽ thêm 1- 2 ngôi nhà khác nhau, vẽ thêm cây, đường đi... và vẽ màu theo ý thích.
GV cho HS xem một số hình gợi ý cách vẽ:
H: Đầu tiên em vẽ gì? Sau đó em vẽ gì?
* Hướng dẫn cách tô màu:
- Các em nên tô màu tươi sáng, tô màu ngôi nhà trước, tô màu cây cỏ sau, chú ý tô kín nền.
HĐ2: Thực hành:
GV yêu cầu HS vẽ bài vừa với phần giấy.
HS lấy giấy và tự làm bài.
Gợi ý: Vẽ hình ảnh chính trước là ngôi nhà, vẽ hình ảnh phụ là cây cối hàng rào, đám mây, ông mặt trời...sau.
HS làm bài - GV quan sát.
Gv giúp đỡ những HS còn lúng túng.
HS tự làm bài đến khi hết giờ.
HĐ3: Nhận xét, đánh giá:
GV cho HS trưng bày bài vẽ, hướng dẫn cho HS nhận xét:
+ Cách các dáng nhà cây đẹp, đa dạng.
+ Vẽ màu có đậm nhạt, đều màu, không tô màu ra ngoài hình vẽ.
Khen ngợi HS có bài vẽ đẹp.
Thu bài.
1, Giới thiệu tranh ảnh về nhà cây, cách vẽ tranh:
 Em có thể vẽ thêm 1- 2 ngôi nhà khác nhau, vẽ thêm cây, đường đi... và vẽ màu theo ý thích.
2, Thực hành:
3, Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố:
GV thu bài kiểm tra.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 18.
 Ký duyệt của Ban giám hiệu:
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docmi thuat t17.doc