Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 16

I, Mục tiêu:

- HS biết cách tạo dáng một số con vật, đồ vật bằng vỏ hộp.

- HS tạo dáng được con vật hay đồ vật bằng vỏ hộp theo ý thích.

- HS ham thích tư duy sáng tạo.

II, Chuẩn bị:

- GV:

+ Một vài mẫu đồ vật được tạo dáng.

+ Đất nặn, vỏ hộp.

- HS:

 + Đất nặn, vỏ hộp.

+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.

+ Bút chì, th¬¬ước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.

III, Các hoạt động dạy - học:

1, Ổn định;

2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS

3, Bài mới:

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16
Bài 16 Lớp 5: VẼ THEO MẪU
Mẫu vẽ có hai vật mẫu.
 Ngày day:…………………
I, Mục tiêu:
- HS hiểu được đặc điểm của mẫu.
- HS biết cách bố cục và vẽ được hình có tỷ lệ gần giống mẫu.
- HS quan sát, yêu quý mọi vật xung quanh.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Một vài mẫu vẽ có hai vật mẫu.
+ Hình gợi ý cách vẽ.
+ Một số bài vẽ mẫu.
+ Một số tranh tĩnh vật của họa sĩ.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
6’
5’
17’
2’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
- Gv bày mẫu: Sao cho mẫu ở vị trí thuận lợi nhất để tất cả HS trong lớp đều quan sát một cách rõ ràng:
H: Nêu tên các vật mẫu?
(bình nước+ cái cốc)
H: Nêu cấu tạo của từng vật mẫu?
(Bình nước: nắp, miệng, thân, thân, đáy, quai.
Cái cốc: Miệng, thân, đáy....)
H: HAi vật mẫu kích thước của vật nào lớn hơn?
H: Hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa hai vật mẫu?
H: So sánh độ đậm nhạt giữa hai vật mẫu?
HS trả lời - nhận xét.
GVbổ sung: Mẫu có hai đồ vật ta phải dựng khung hình chung của hai vật mẫu, sau đó dựng khung hình riêng của từng vật mẫu. Chú ý độ đậm nhạt đội đậm nhạt để vẽ cho đúng và giống mẫu.
HĐ2: Cách vẽ: 
GV cho HS xem hình gợi ý cách vẽ.
GV nhìn mẫu hướng dẫn HS vẽ:
+ Ước lượng tỷ lệ vẽ phác khung hình chung của cả hai vật mẫu.
+ Tìm vị trí và vẽ khung hình của từng vật mẫu.
+ Tìm tỷ lệ các bộ phận: Miệng,cố, vai , thân....của cả hai vật mẫu.
+ Dùng nét cong vẽ chi tiết cho giống mẫu.
+ Vẽ đậm nhạt bằng chì đen hoặc vẽ màu.
- GV cho HS xem một số bài vẽ của họa sĩ.
HĐ3: Thực hành:
GV cho HS xem một số bài vẽ để tìm bố cục.
HS làm bài.
GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- HS tự làm bài.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
GV chọn một số bài đã hoàn thành, trng bày:
Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Bố cục (Cách sắp xếp hình ảnh)
+ Hình vẽ (Rõ đặc điểm, tỷ lệ sát với mẫu)
+ Độ đậm nhạt, mầu sắc.
Khen ngợi HS có bài vẽ đẹp.
1, Quan sát, nhận xét: 
Mẫu: Bình nước + Cái cốc.
Bình nước: nắp, miệng, thân, thân, đáy, quai.
Cái cốc: Miệng, thân, đáy....
2, Cách vẽ: 
+ Ước lượng tỷ lệ vẽ phác khung hình chung của cả hai vật mẫu.
+ Tìm vị trí và vẽ khung hình của từng vật mẫu.
+ Tìm tỷ lệ các bộ phận: Miệng,cố, vai , thân....của cả hai vật mẫu.
+ Dùng nét cong vẽ chi tiết cho giống mẫu.
+ Vẽ đậm nhạt bằng chì đen hoặc vẽ màu.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố:
H: Em thấy bài vẽ theo mẫu có hai vật mẫu khó nhất ở điểm nào?
HS trả lời - nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 17
BÀI 16- LỚP 4. TẬP NẶN TẠO DÁNG: 
Tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp.
 Ngày day:………………………. 
I, Mục tiêu:
- HS biết cách tạo dáng một số con vật, đồ vật bằng vỏ hộp.
- HS tạo dáng được con vật hay đồ vật bằng vỏ hộp theo ý thích.
- HS ham thích tư duy sáng tạo.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Một vài mẫu đồ vật được tạo dáng.
+ Đất nặn, vỏ hộp.
HS:
 + Đất nặn, vỏ hộp.
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
6’
15’
2’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
GV giới thiệu một số đồ vật sản phẩm hình 1 SGK trang 38 và gợi ý để HS nhận biết:
H: Kể tên các đồ vật được tạo dáng?
H: Chúng có những bộ phận nào?
H: Các đồ vật được tạo bằng nguyên liệu gì?
HS trả lời, nhận xét.
GV bổ sung:
Muốn tạo dáng của con vật hay một đồ vật cần phải nắm được hình dáng và các bộ phận của chúng để tìm vỏ hộp cho phù hợp.
HĐ2: Cách tao dáng: 
H: Các em sẽ chọn con vật nào, hay đồ vật nào để tạo dáng?
Có thể tạo dáng theo bước sau:
+ Suy nghĩ tìm bộ phận chính của hình sao cho rõ đặc điểm.
+ Chọn hình dáng và màu sắc của vỏ hộp để làm các bộ phận cho phù hợp. Có thể cắt vỏ hộp, sửa đổi rồi ghép cho tương xứng với hình dáng.
+ Tìm và làm thêm các chi tiết cho hình thêm sinh động hơn.
+ Đính các bộ phận bằng keo, băng dính...
- GV chọn một đồ vật làm mẫu và kết hợp hướng dẫn.
HĐ3: Thực hành:
GV cho HS xem một số bài để HS làm bài.
GV chia nhóm: Phân công công việc .
Nhóm tự chọn con vật, đồ vật để tạo dáng.
Nhóm làm bài - GV quan sát, giúp đỡ những nhóm còn lúng túng.
- HS tự làm bài.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
GV chọn một số bài đã hoàn thành, trưng bày:
Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Hình dáng (Rõ đặc điểm, đẹp)
+ Các bộ phận chi tiết, sinh động.
+ Mầu sắc hài hòa, tươi vui.
Khen ngợi HS có bài đẹp.
1, Quan sát, nhận xét: 
2, Cách tao dáng: 
+ Suy nghĩ tìm bộ phận chính của hình sao cho rõ đặc điểm.
+ Chọn hình dáng và màu sắc của vỏ hộp để làm các bộ phận cho phù hợp. Có thể cắt vỏ hộp, sửa đổi rồi ghép cho tương xứng với hình dáng.
+ Tìm và làm thêm các chi tiết cho hình thêm sinh động hơn.
+ Đính các bộ phận bằng keo, băng dính...
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố:
H: Em thích bài tạo dáng của bạn nào? Vì sao?
HS trả lời - nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 17
BÀI 16- Lớp 3 VẼ TRANG TRÍ 
Vẽ màu vào hình có sẵn.
(Đấu vật - tranh dân gian Đông Hồ)
 Ngày day:…………………
I, Mục tiêu:
- HS hiểu biết hơn về tranh dân gian Việt Nam và vẻ đẹp của nó.
- HS vẽ màu theo ý thích, có độ đạm hạt.
- HS yêu thích nghệ thuật dân tộc.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Bộ tranh dân gian.
+ Bài tô màu.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
6’
4’
16’
3’
HĐ1: Giới thiệu về tranh dân gian:
GV cho HS xem một số tranh dân gian.
H: Trong tranh vẽ gì?
H: Trong tranh dân gian thường vẽ con vật hay vẽ người? (Vật)
H: Các em có biết làng tranh dân gian nổi tiếng ở nước ta ở đâu không?
(Đông Hồ, Hàng trống)
H: Tranh dân gian thường được bán và treo vào dịp nào?
(Vào dịp tết, nên còn gọi là tranh tết.)
HS thảo luận nhóm - HS trả lời. Nhận xét.
GVBS: Tranh dân gian là một dòng tranh cổ, được truyền tứ đời này sang đời khác, có nhiều đề tài, dùng để trang trí trong nhà vào dịp tết. Nội dung thường phê phán thói hư tật xấu, tranh thờ....
HĐ2: Cách vẽ màu:
- GV cho HS xem tranh “Đấu vật” để HS nhận ra hình vẽ trong tranh: Các dáng người ngồi, thế vật...
H: Màu da người em tô màu gì?
H: Màu khố, áo, thắt lưng, tràng pháo và màu nền em tô màu gì?
HS nêu, nhận xét.
GV hướng dẫn kĩ năng tô màu.
H: Em tô màu như thế nào?
HS lên tô màu. Nhận xét.
GV: Các em tô màu chủ yếu là màu sáp nên các em nên tô màu đậm trước, nhạt tô sau, tô màu đến đâu được luôn đến đó không nên tô lại quá nhiều lần.
Gv cho HS xem tranh đấu vật đã hoàn thành.
HĐ3: Thực hành:
HS dở vở Tập vẽ và tự vẽ màu theo ý thích.
Dựa vào từng bài: Gợi ý để HS vẽ màu.
GV nhắc nhở HS nhận ra cách tô màu đều, không ra ngoài hình vẽ.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
GV trưng bày bài HS lên bảng.
Nhận xét về màu sắc, cách phối màu.
Khen ngợi những bài có màu đẹp.
1, Giới thiệu về tranh dân gian:
 Tranh dân gian là một dòng tranh cổ, được truyền tứ đời này sang đời khác, có nhiều đề tài, dùng để trang trí trong nhà vào dịp tết. Nội dung thường phê phán thói hư tật xấu, tranh thờ....
2, Cách vẽ màu:
 Các em tô màu chủ yếu là màu sáp nên các em nên tô màu đậm trước, nhạt tô sau, tô màu đến đâu được luôn đến đó không nên tô lại quá nhiều lần.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố:
H: Em thích bức tranh Đấu vật ở điểm nào?
HS trả lời - nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 17
Bài 16 Lớp 2: TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO: 
Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật.
 Ngày day:………………………. 
I, Mục tiêu:
- HS biết cách nặn, cách vẽ, cách xé dán con vật.
- HS nặn hoặc vẽ , xé dán được một con vật theo cảm nhận riêng của mình.
- HS yêu quý các con vật có ý chăm sóc và bảo vệ.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Một số tranh ảnh về các con vật.
+ Một số bài bài nặn, xé dán của học sinh.
HS:
 + Giấy màu, đất nặn....
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
4’
17’
4’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
-GV cho HS xem một số hình ảnh về các con vật, đặt câu hỏi để HS tìm hiểu:
H: Hãy kể tên các con vật ma em vừa quan sát?
H: Con vật này gồm có những bộ phận nào?
(Đầu, mình, chân, đuôi...)
HS nhìn GV chỉ và trả lời:
H: Em nhận ra con voi, con mèo nhờ vào đặc điểm nào?
H: Màu lông của các con vật như thế nào?
H: Có nhận xét gì về hình dáng của các con vật?
HS thảo luận nhóm, HS trả lời, nhận xét.
GVKL: Các con vật có rất nhiều loài, mỗi loài lại có nét nổi bật riêng về đặc điểm hình dáng, màu sắc và chúng có vẻ đẹp riêng. Các em hãy chọn cho mình một con vật mà em yêu thích để vẽ hoặc xé dán. 
HĐ2: Cách nặn hoặc vẽ xé dán con vật:
*Cách nặn:
GV chọn một con vật, lấy một lượng đất thích hợp vừa nặn vừa hướng dẫn như sau:
+ Cách 1: Nặn các bộ phận rồi đính ghép lại.
+ Cách 2: Từ thỏi đất vuốt nặn thành hình con vật.
Nên tạo dáng con vật đang ở tư thế động.
*Cách vẽ:
+ Vẽ hình vừa với phần giấy.
+ Vẽ hình chính trước, vẽ các chi tiết sau.
+ Vẽ màu theo ý thích.
*Cách xé dán:
+ Xé hình chính trước, các chi tiết xé sau.
+ Đặt hình, sắp xếp hình vào tờ giấy sao cho phù hợp.
+ Xé thêm các hình cảnh vật cho sinh động.
HĐ3: Thực hành:
GV cho HS tự chọn một kiểu bài để thực hành.
HS làm bài.
GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- HS tự làm bài.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
GV chọn một số bài đã hoàn thành, trưng bày:
Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Bố cục (Cách sắp xếp hình ảnh)
+ Hình vẽ (Rõ đặc điểm, tỷ lệ )
+ Độ đậm nhạt, mầu sắc.
Khen ngợi HS có bài vẽ đẹp.
1, Quan sát, nhận xét: 
2,Cách nặn hoặc vẽ xé dán con vật: 
Cách nặn:
GV chọn một con vật, lấy một lượng đất thích hợp vừa nặn vừa hướng dẫn như sau:
+ Cách 1: Nặn các bộ phận rồi đính ghép lại.
+ Cách 2: Từ thỏi đất vuốt nặn thành hình con vật.
-Nên tạo dáng con vật đang ở tư thế động.
Cách vẽ:
+ Vẽ hình vừa với phần giấy.
+ Vẽ hình chính trước, vẽ các chi tiết sau.
+ Vẽ màu theo ý thích.
Cách xé dán:
+ Xé hình chính trước, các chi tiết xé sau.
+ Đặt hình, sắp xếp hình vào tờ giấy sao cho phù hợp.
+ Xé thêm các hình cảnh vật cho sinh động.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố:
H: Em đã làm gì để chăm sóc những con vật nuôi ở nhà em?
HS trả lời - nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 17.
Bài 16 Lớp 1: 
Vẽ hoặc xé dán lọ hoa.
 Ngày day:…………………
I, Mục tiêu:
- HS thấy được vẻ đẹp về hình dáng của một số lọ hoa.
- HS vẽ hoặc xé dán được một lọ hoa đơn giản.
II, Chuẩn bị:
+ Sưu tầm tranh, ảnh lọ hoa.
+ Một số lọ hoa thật có chất liệu khác nhau.
+ Một số bài vẽ của HS năm trước.
HS:
 + Giấy màu....
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
4’
5’
16’
3’
H Đ1: Giới thiệu các kiểu dáng của lọ hoa:
- GV cho HS xem những đồ vật đã chuẩn bị, hỏi:
H: Đây là những đồ vật gì?
(Lọ hoa)
H: Có mấy kiểu lọ hoa?
H: Em có nhận xét gì hình dáng và màu sắc của các lọ hoa?
(Nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau)
H: Nêu tác dụng của lọ hoa?
HS trả lời - nhận xét - Bổ sung.
Cho HS xem một số hình vẽ của HS năm trước.
H: Em có nhận xét gì về cách sắp xếp hình cái lọ hoa trong tờ giấy?
HS nêu - nhận xét.
HĐ2: Cách vẽ, cách xé dán lọ hoa:
- GV chọn một lọ hoa làm mẫu và hướng dẫn HS vẽ:
+ Vẽ miệng lọ.
+ Vẽ nét cong của thân lọ.
+ Vẽ phần trang trí.
+ Vẽ màu.
GV hướng dẫn HS cách xé dán:
+ Cho HS chuẩn bị giấy màu.
+ Gấp đôi tờ giấy: Vẽ hình một nửa thân lọ.
+ Xé hình thân lọ theo hình vừa vẽ.
+ Mở hình thành hình thân lọ và dán vào tờ giấy trắng sao cho cân đối.
+ Trang trí lọ hoa cho đẹp.
GV lấy một tờ giấy làm mẫu để HS quan sát.
HĐ3: Thực hành:
- GV cho HS lựa chọn cách vẽ hoặc xé dán.
- HS làm bài - GV quan sát.
- Giúp đỡ những HS còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
Gv cho HS trưng bày sản phẩm.
Nhận xét về:
+ Hình.
+ Cách sắp xếp hình ảnh.
+ Cách tô màu, ghép hình trong bài xé dán...
Khen ngợi bài đẹp
1, Giới thiệu các kiểu dáng của lọ hoa:
2, Cách vẽ, cách xé dán lọ hoa:
* Cách vẽ:
+ Vẽ miệng lọ.
+ Vẽ nét cong của thân lọ.
+ Vẽ phần trang trí.
+ Vẽ màu.
* Cách xé dán:
+ Cho HS chuẩn bị giấy màu.
+ Gấp đôi tờ giấy: Vẽ hình một nửa thân lọ.
+ Xé hình thân lọ theo hình vừa vẽ.
+ Mở hình thành hình thân lọ và dán vào tờ giấy trắng sao cho cân đối.
+ Trang trí lọ hoa cho đẹp.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố:
H: Em thích bài của bạn nào nhất? Vì sao?
HS trả lời - nhận xét.
5, Dặn dò: - Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 17.
Ký duyệt của Ban giám hiệu:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………...	

File đính kèm:

  • docmi thuat t16.doc