Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 13

I, MỤC TIÊU:

- HS cảm nhận được vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm trong cuộc sống.

- HS biết cách vẽ và vẽ được trang trí đường diềm theo ý thích, biết sử dụng đường diềm vào các bài trang trí ứng dụng.

- HS có ý thức làm đẹp trong cuộc sống.

II, CHUẨN BỊ:

- GV:

+ Một số đường diềm cỡ to.

+ Một số đồ vật có trang trí đường diềm.

+ Một số bài trang trí đường diềm của Hs.

- HS:

+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.

+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.

III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1, Ổn định;

2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS

3, Bài mới:

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13
Bài 13-lớp 5:
 TẬP NẶN TẠO DÁNG : 
Nặn dáng người.
 Ngày dạy: 19/11/2013
I, MỤC TIÊU:
- HS nhận biết được đặc điểm một số dáng người đang hoạt động.
- HS nặn được một số dáng người đơn giản.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp các bức tượng thể hiện về con người.
II, CHUẨN BỊ:
GV: 
+ Một số tranh ảnh về dáng người đang hoạt động.
+ Một số ảnh chụp các tượng nhỏ .
+ Đất nặn.
HS:
+ Đất nặn.
+ Miếng kê.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
6’
5’
15’
2’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
-GV cho HS quan sát tranh ảnh các bức tượng về dáng người và gợi ý:
H: Nêu tên các bộ phận của cơ thể người?
(Đầu, thân, tay , chân...)
H: Mỗi bộ phận cơ thể người có dạng hình gì?
(Đầu hình trụ, chân, tay, thân hình trụ...)
H: Nêu tên một số dáng động của con người?
(Đi, đứng, chạy, nhảy, ngồi, cúi...)
HS trả lời, nhận xét- Bổ sung.
GV Cho HS đọc mục 1 SGK.
HĐ2: Cách nặn:
GV nêu các bước nặn và nặn mẫu cho HS quan sát:
Cách 1:
+ Nặn các bộ phận chính trước(Đầu, thân, chân, tay...). Nặn các bộ phận phụ sau (Tóc, mắt, mũi , mỉệng, quần áo, giầy....)
+ Ghép các bộ phận vừa nặn lại với nhau.
Cách 2:
+ Có thể nặn hình người từ một thỏi đất và nặn thêm các chi tiết như tóc, mắt, aó...rồi tạo dáng theo ý thích.
+ Chúng ta nên nặn theo chủ đề: Kéo co, đấu vật, bơi thuyền.
- GV nặn - HS quan sát.
HĐ3: Thực hành:
HS chuẩn bị đất nặn hoặc GV phát đất nặn cho từng nhóm HS.
Gợi ý cho HS nên nặn các hình:
+ Dáng người cong em, hoặc bế em.
+ Dáng người ngồi đọc sách.
+ Dáng người chạy, nhảy, đá bóng, đá cầu....
HS làm bài- GV quan sát.
GV giúp đỡ những HS còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
GV cho Hs trưng bày sản phẩm.
Hướng dẫn HS nhận xét về:
+ Tỷ lệ của hình nặn (Hài hoà, thuận mắt)
+ Dáng hoạt động (Sinh động, ngộ nghĩnh).
HS có thể nhận xét theo cảm nhận riêng, HS phải trả lời được câu hỏi: Tại sao đẹp?
Khen ngợi bài nặn đẹp.
1, Quan sát, nhận xét:
Dáng người gồm: 
+ Đầu, thân, mình, chân , tay...
+ Dáng hoạt động: Đi. đứng, chạy, nhảy, ngồi, múa hát...
2, Cách nặn:
- Cách 1: Nặn các bộ phận sau đó đính ghép lại.
- Cách 2: Nặn hình dáng từ một thỏi đất và nặn thêm các chi tiết.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố:
H: Em thấy các bức tượng thường được làm bằng những chất liệu nào? HS trả lời - nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 14.
Bài 13-lớp 4:
 VẼ TRANG TRÍ 
Trang trí đường diềm.
 Ngày dạy: 20/11/2013
I, MỤC TIÊU:
- HS cảm nhận được vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm trong cuộc sống. 
- HS biết cách vẽ và vẽ được trang trí đường diềm theo ý thích, biết sử dụng đường diềm vào các bài trang trí ứng dụng.
- HS có ý thức làm đẹp trong cuộc sống.
II, CHUẨN BỊ:
GV: 
+ Một số đường diềm cỡ to.
+ Một số đồ vật có trang trí đường diềm.
+ Một số bài trang trí đường diềm của Hs.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
5’
15’
2’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
GV cho HS quan sát mộy số hình ảnh ở hình 1 trang 32:
H: Em thấy đường diềm được trang trí ở những đồ vật nào?
(miệng đĩa, bát, chén, chậu hoa, váy áo...)
H: Ngoài những đồ vật ở hình 1 được trang trí, em còn thấy những đồ vật nào khác được trang trí đường diềm nữa?
(Gạch lát nhà, khăn chùm đầu...)
H: Những hoạ tiết nào được sử dụng để trang trí đường diềm?
(Hoa lá, con vật...)
H: Em có nhận xét gì về cách sắp xếp hoạ tiết ở những đường diềm?
(Có các cách trang trí theo kiểu xen kẽ, kiểu nhắc lại).
H: Em có nhận xét gì về màu sắc của các đường diềm?
(Đẹp, sặc sỡ, đa dạng về màu sắc...)
HS thảo luận nhóm đôi 5 phút.
HS trả lời, nhận xét.
GVKL: Đường diềm được ứng dụng trang trí nhiều trong cuộc sống, có hai cách trang trí đường diềm thường dùng đó là trang trí theo kiểu xen kẽ và theo kiểu nhắc lại. Các hoạ tiết thường dùng để trang trí đường diềm thường là hoạ tiết hoa lá hoặc con vật.
HĐ2: Cách trang trí đường diềm:
- GV cho Hs xem một số bài trang trí đường diềm của HS năm trước:
- HS quan sát H2 SGK. Gv có thể kết hợp hướng dẫn và làm mẫu theo các bước sau:
+ Kẻ một đường thẳng song song cách đều nhau.
+ Chia các phần bằng nhau, kẻ trục.
+ Chọng hoạ tiết vẽ vào các mảng sao cho phù hợp (Có thể trang trí theo cách trang trí hoặc nhắc lại)
+ Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt.
GV cho HS xem lại hình gợi ý cách vẽ (H2a,b,c,d)
GV cho HS xem lại 2 cách trang trí đường diềm.
HĐ3: Thực hành:
GV cho HS xem cách bố cục một số bài để Hs lựa chọn bố cục sao cho phù hợp với tờ giấy.
HS làm bài , giáo viên quan sát, nhận xét.
GV giúp đỡ những HS còn lúng túng.
HĐ4: Hướng dẫn nhận xét, đán giá:
GV chọn một số bài có ưu, nhược điểm rõ ràng để trưng bày.
HS tự nhận xét.
Khen ngợi những bài đẹp.
1, Quan sát, nhận xét:
- Trang trí theo kiểu xen kẽ.
- Trang trí theo kiểu nhắc lại.
- Dùng hoạ tiết hoa lá, con vật để trang trí.
2, Cách trang trí đường diềm:
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đán giá:
4, Củng cố: Gv tóm tắt nội dung bài.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 14
Bài 13- Lớp 3:
VẼ TRANG TRÍ 
Trang trí cái bát.
 Ngày dạy: 22/11/2013
I, MỤC TIÊU:
- HS biết cách trang trí cái bát. 
- HS trang trí được cái bát theo ý thích. 
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của cái bát trang trí.
II, CHUẨN BỊ:
GV: 
+ Chuẩn bị một vài cái bát có trang trí khác nhau.
+ Một vài bài trang trí cái bát của học sinh.
+ Hình gợi ý cách vẽ.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
7’
4’
15’
3’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
GV cho HS xem một số cái bát được trang trí và chưa có trang trí:
H: Cái bát gồm có những phần nào?
(Miệng, thân, đáy, phần trang trí).
H: Hãy so sánh xem cái bát chưa được trang trí và cái bát được trang trí , cái nào đẹp? Vì sao?
H: Em có nhận xét gì về cách trang trí trên cái bát? (Nhiều cách trang trí khác nhau)
HS thảo luận nhóm 3 phút.
HS trả lời - nhận xét.
GVKL: Trang trí cho những đồ vật làm tăng thêm vẻ đẹp của chúng, đặc biệt với cái bát người ta thường trang trí thêm để cho đẹp và làm bữa ăn tạo cảm giác ngon miệng.
Vậy trang trí cái bát như thế nào? Ta chuyển sang phần 2.
HĐ2: Cách trang trí cái bát:
GV đưa hình gợi ý trang trí cái bát.
HS quan sát; GV hướng dẫn HS vẽ theo các bước:
+ Tìm vị trí trên thân hoặc miệng bát để trang trí.
+ Sắp xếp hoạ tiết: Thường sử dụng đường diềm, hay trang trí đối xứng, trang trí không đồng đều(Có thể vẽ đường diềm ở miệng bát, dưới thân bát).
+ Tìm và vẽ hoạ tiết theo ý thích.
+ Tô màu.
GV vẽ đến đâu và nêu luôn cách vẽ.
GV Cho HS xem một số bài vẽ của HS năm trước.
HĐ3: Hướng dẫn thực hành.
GV: cho HS dở vở thực hành hoặc cho HS vẽ vào tờ giấy.
HS tự làm bài.
GV quan sát.
GV giúp đỡ những HS còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
HS trưng bày bài vẽ.
Gợi ý để HS nhận xét:
+ Chọn cách trang trí đã đẹp chưa.
+ Vẽ họa tiết.
+ Vẽ màu.
Khen ngợi những bài vẽ đẹp.
1, Quan sát, nhận xét:
2, Cách trang trí cái bát:
+ Tìm vị trí trên thân hoặc miệng bát để trang trí.
+ Sắp xếp hoạ tiết: Thường sử dụng đường diềm, hay trang trí đối xứng, trang trí không đồng đều(Có thể vẽ đường diềm ở miệng bát, dưới thân bát).
+ Tìm và vẽ hoạ tiết theo ý thích.
+ Tô màu.
3, Thực hành.
4, Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố: H: Em hãy kể tên một số một số đồ vật được trang trí đường diềm?
- HS trả lời - nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 14.
Bài 13-lớp 2:
 VẼ TRANH : 
Đề tài vườn hoa hoặc công viên.
 Ngày dạy:21/11/2013 
I, MỤC TIÊU:
- HS thấy được vẻ đẹp và ích lợi của vườn hoa và công viên. 
- HS vẽ được một bức tranh đề tài vườn hoa hay công viên theo ý thích. 
- HS có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
II, CHUẨN BỊ:
GV: 
+ Sưu tầm ảnh phong cảnh và vườn hoa hoặc công viên.
+ Sưu tầm tranh của hoạ sĩ hoặc thiếu nhi.
+ Một số hình minh hoạ cách vẽ tranh.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
5’
15’
3’
HĐ1: Tìm chọn nội dung đề tài:
- GV giới thiệu tranh ảnh và gợi ý để HS nhận biết:
+ Vườn hoa hoặc Công viên là vẽ tranh phong cảnh, với nhiều loại cây hoa, với sắc màu rực rỡ.
+ ở trường, ở nhà cũng có vườn hoa cây cảnh với nhiều loại hoa đẹp.
H: Đã bạn nào được đi chơi công viên chưa?
H: ở công viên, vườn hoa chủ yếu là cảnh gì? ( Hoa và cây)
H: Em được đi công viên, vườn hoa cùng với ai?
H: Em hãy kể tên những công viên vườn hoa mà em biết?
HS thảo luận nhóm đôi 5 phút.
HS trả lời - nhận xét.
GV bổ sung: Công viên là nơi được trồng nhiều loại cây hoa đẹp, là nơi để mọi người đến đây vui chơi,giải trí, nghỉ ngơi, thư giãn...
HĐ2: Cách vẽ tranh: 
Em hãy nhớ lại một góc công viên hoặc vườn hoa.
H: Em thấy góc công viên hoặc vườn hoa được trồng những loại cây, hoa nào? những loại hoa đó được trồng trong khung hình gì?
H: Trong công viên có một người hay nhiều người? Họ đi chơi với những ai, nhìn vẻ mặt họ như thế nào?
HS trả lời, nhận xét.
+ GV cho HS một tranh ảnh công viên, vườn hoa.
GV vừa vẽ vừa hướng dẫn cách vẽ- HS quan sát.
Cho HS quan sát hình gợi ý cách vẽ.
HS nhắc lại cách vẽ.
HĐ3: Thực hành:
- GV nhắc nhở vẽ hình vừa với phần giấy đã chuẩn bị, hoặc ở trong vở thực hành.
- Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau.
- HS làm bài, giáo viên quan sát.
- GV giúp đỡ những HS còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
GV cho HS trưng bày bài.
Nhận xét về:
+ Vẽ hình đúng đề tài.
+ Có bố cục và màu sắc đẹp.
Khen ngợi những bài đẹp.
1, Tìm chọn nội dung đề tài:
 Công viên là nơi được trồng nhiều loại cây hoa đẹp, là nơi để mọi người đến đây vui chơi,giải trí, nghỉ ngơi, thư giãn...
2, Cách vẽ tranh: 
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố: H: Em hãy kể tên một số công viên vườn hoa mà em biết.
- HS trả lời - nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 14.
Bài 13-lớp 1: 
Vẽ cá.
 Ngày dạy: 18/11/2013
I, MỤC TIÊU: 
- Nhận biết hình dáng các bộ phận của con cá. 
- HS biết cách vẽ con cá. 
- HS vẽ được con cá và tô màu theo ý thích.
II, CHUẨN BỊ:
GV: 
+ Tranh ảnh về các loại cá.
+ Hình gợi ý cách vẽ.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
5’
15’
3’
HĐ1: Giới thiệu về cá:
- GV treo một số tranh ảnh về cá- HS quan sát:
H: Con cá có dạng hình gì?
(Hình tròn, quả trứng, hình thoi).
H: Con cá gồm những bộ phận nào?
(Đầu, mình, đuôi, vây...)
H: Màu sắc và hình dáng của cá như thế nào?
(Đa dạng về màu sắc và hình dáng).
H: Em hãy kể tên một vài loài cá mà em biết?
H: Em thích loài cá nào nhất?
HS thảo luận nhóm đôi 3 phút.
HS trả lời, nhận xét.
GVKL:Cá có nhiều loại, hình dáng và màu sắc rất đa dạng, mỗi loài lại có vẻ đẹp riêng.
HĐ2: Cách vẽ:
- GV cho HS quan sát hình hướng dẫn cách vẽ.
H: Theo em vẽ cá gồm có những bước nào?
HS quan sát hình - nhận xét.
GV vẽ cho HS theo các bước:
+ Vẽ mình cá trước (Cá có nhiều loại nên hình dáng cũng rất khác nhau).
+ Vẽ đuôi cá. (Chú ý nhớ đặc điểm đuôi của từng loại cá mà vẽ cho phù hợp).
+ Vẽ các chi tiết: Mang, vây, vẩy, mắt...
+ Vẽ màu.
GV cho HS xem một số bài vẽ của HS năm trước.
Nhận xét về hình, màu sắc...
HĐ3: Thực hành:
- GV nêu yêu cầu trong vở Thực hành; GV giải thích yêu cầu của bài cho HS rõ.
- GV gợi ý cho HS vẽ cá thành bức tranh sinh động: Có thể vẽ một đàn cá với nhiều loài khác nhau, ở nhiều tư thế khác nhau. Vẽ thêm các hình ảnh phụ cho sinh động.
- HS làm bài - giáo viên quan sát.
- GV Giúp đỡ những HS còn lúng túng.
HĐ3: Nhận xét, đánh giá:
GV cho HS trưng bày bài vẽ.
Gợi ý để HS nhận xét về: 
+ Hình vẽ.
+ Màu sắc.
H: Em thích nhất bài vẽ nào? Vì sao em thích?
HS trả lời, nhận xét.
GV khen ngợi những bài HS vẽ đẹp.
1, Giới thiệu về cá:
2, Cách vẽ:
+ Vẽ mình cá trước (Cá có nhiều loại nên hình dáng cũng rất khác nhau).
+ Vẽ đuôi cá. (Chú ý nhớ đặc điểm đuôi của từng loại cá mà vẽ cho phù hợp).
+ Vẽ các chi tiết: Mang, vây, vẩy, mắt...
+ Vẽ màu.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố:
 H: Hôm nay các em học bài gì? Em cần phải làm gì để cây cho quả ngọt?
 - HS trả lời- nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về hoàn thành bài vẽ. Chuẩn bị đồ dùng cho bài 11.
Ký duyệt của Ban giám hiệu:
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • docmi thuat t13.doc