Giáo án Mĩ thuật 7 - Tiết 2, Bài 2: Một số công trình mĩ thuật thời Trần (1226-1400)

8) Nội dung chủ yếu của các bức chạm khắc là gì?

9) Bố cục, hình chạm khắc được sắp xếp thế nào?

10) Cách tạo khối thế nào và tạo nên hiệu quả gì?

 

- GV cho các nhóm thảo luận trong 7 phút, sau đó đại diện các nhóm lên thuyết trình. GV bổ sung, mở rộng thêm một số nội dung và cho HS ghi ý chính

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4397 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật 7 - Tiết 2, Bài 2: Một số công trình mĩ thuật thời Trần (1226-1400), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần : 2	NS : 22-08-2014
 Tiết : 2	THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT	ND : 25-08-2014
 Bài : 2 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH MĨ THUẬT 
	THỜI TRẦN (1226-1400 )
I/ Mục tiêu bài học :
¯ KT: Củng cố và cung cấp thêm cho HS một số kiến thức về mĩ thuật thời Trần
¯ KN: HS nhớ được một số công trình mĩ thuật tiêu biểu thời Trần và phân tích được một số nét cơ bản về các công trình kiến trúc, điêu khắc thời Trần
¯ TĐ: HS trân trọng và yêu thích nền mĩ thuật thời Trần nói riêng, nghệ thuật dân tộc nói chung
II/ Chuẩn bị:
1/ Đồ dùng dạy- học:
¯ GV :
- Tranh, ảnh và các bài viết liên quan đến mĩ thuật thời Trần
- Bộ tranh ĐDDH MT 7
¯ HS :
- Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến mĩ thuật thời Trần
2/ Phương pháp dạy- học:
- Nhóm, trực quan, vấn đáp, thuyết trình.
III/ Tiến trình dạy – học:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
2/ Bài cũ: 
(?) Hãy nêu những đặc điểm chính của mĩ thuật thời Trần
(?) Hãy phân biệt sự khác nhau giữa hình ảnh con rồng thời Lý và con rồng thời Trần.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Tiến trình dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ĐDTBDH
Hoạt động 1 và 2:
Tìm hiểu về 2 công trình kiến trúc và một vài tác phẩm điêu khắc + phù điêu TT
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu bài tập
¯ Nhóm 1: Tháp Bình Sơn
1) Tháp Bình Sơn thuộc thể loại kiến trúc nào?
2) Được làm bằng chất liệu gì?
3) Cấu trúc và hoa văn TT trên tháp?
¯ Nhóm 2: Khu lăng mộ An Sinh
4) Khu lăng mộ An Sinh thuộc thể loại kiến trúc gì?
5) Khu lăng mộ này gồm có những đặc điểm gì?
¯ Nhóm 3: Tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ
6) Em có nhận xét gì về hình khối, kích thước của tượng?
7) Tại sao trước lăng Trần Thủ Độ lại đặt tượng con hổ này?
¯ Nhóm 4: Chạm khắc gỗ ở chùa Thái Lạc
8) Nội dung chủ yếu của các bức chạm khắc là gì?
9) Bố cục, hình chạm khắc được sắp xếp thế nào?
10) Cách tạo khối thế nào và tạo nên hiệu quả gì?
- GV cho các nhóm thảo luận trong 7 phút, sau đó đại diện các nhóm lên thuyết trình. GV bổ sung, mở rộng thêm một số nội dung và cho HS ghi ý chính
I/ Kiến trúc
1 - Tháp Bình Sơn
- Với kĩ thuật khéo léo, chạm khắc công phu, cách tạo hình chắc chắn, vật liệu xây dựng bình dị, tháp Bình Sơn là niềm tự hào của kiến trúc cổ VN
2 - Khu lăng mộ An Sinh
- Đây là khu lăng mộ lớn của các vua Trần. Các lăng mộ được xây cách xa nhau nhưng đều hướng về khu đền An Sinh
II/ Điêu khắc
1 - Tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ
- Thông qua hình tượng con hổ, các nghệ nhân đã diễn tả được tính cách, vẻ oai phong lẫm liệt của Thái sư Trần Thủ Độ
2 - Chạm khắc gỗ ở chùa Thái Lạc
- Hình chạm khắc được sắp xếp cân đối, cách tạo khối tròn đầy của hình tượng đã làm cho các tác phẩm chạm khắc gỗ ở chùa Thái Lạc đạt được tính thẩm mĩ cao
- Treo tranh tháp Bình Sơn
- Treo tranh khu lăng mộ An Sinh
- Treo tranh tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ
- Treo tranh các bức chạm khắc gốc ở chùa Thái Lạc
4/ Củng cố:
- GV đặt câu hỏi để kiểm tra sự tiếp thu bài của HS
11) Em hãy cho biết 2 công trình kiến trúc tiêu biểu đã học trong bài
12) Em hãy cho biết 2 tác phẩm điêu khắc tiêu biểu đã học trong bài
13) Các công trình mĩ thuật thời Trần có những đặc điểm gì?
5/ Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học
- Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết về các công trình mĩ thuật thời Trần
- Chuẩn bị bài sau
6/ Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGAMT7TUAN 2.doc