Giáo án Mĩ thuật 7 đủ năm

Bài16: Vẽ tranh

Đề tài tự chọn(T1)

I. Mục tiêu bài học:

- HS hiểu về đề tài tự chọn. Tự chọn được nội dung để vẽ tranh.

- Biêt cách thể hiện bài vẽ phù hợp với chủ đề đã chọn.

- Có ý thức quan sat, cảm thụ mọi vật xung quanh. Biết yêu mến, trân trọng và giữ gìn cảnh quan môi trường.

II . Chuẩn bị:

1. Giáo viên :

- Tranh về các đề tài khác nhau.

-Tranh vẽ về các đề tài của hoạ sĩ và của học sinh.

2. Học sinh :

- Giấy vẽ và đồ dùng học vẽ.

 

doc71 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật 7 đủ năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo mẫu: Cái ấm tích và cái bát. Tiết sau mang đầy đủ dụng cụ học tập.
Ngày soạn: ../../ 2014
Ngày giảng:./../ 2014
	 Tiết 13 : vẽ theo mẫu
 Vẽ cái ấm tích và cái bát (T1)
I- Mục tiêu bài học
- HS biết quan sát, nhận xét tương quan, nắm được đặc điểm, cấu trúc và mầu sắc của mẫu. Nắm được cách dựng hình mẫu lọ, hoa và quả.
- HS sắp xếp được bố cục và dựng hình theo mẫu.
- HS thấy được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật và yêu thích môn học.
*Năng lực cần đạt: Quan sát tư duy, giải quyết vấn đề thực hành sáng tạo. 
II. Chuản bi
1- Giáo viên: - Chuẩn bị hai mẫu vẽ thật gồm: lọ, hoa và quả.
 - Sưu tầm tranh, ảnh tĩnh vật của hoạ sĩ và của thiếu nhi .
 - Bài vẽ của HS năm trước .
2- Học sinh : - Giấy vẽ và đồ dùng học vẽ.
3 ứng dụng CNTT : Không
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức(1’)
2. Kiểm tra bài cũ(2’)
- Trình bày các bước vẽ tranh đề tài?
* GV gtb(1’)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
NL cần đạt
HĐ1: Quan sát, nhận xét 5’
-GV giới thiệu mẫu vẽ: ấm tích và cái bát.
-Cho HS kể tên 1 số đồ vật có dạng hình tương tự.
-GV yêu cầu HS lên bảng tự bày mẫu
-Khung hình chung của mẫu là gì?
- Khung hình riêng của từng vật mẫu.
-ấm tích bao gồm những bộ phận nào?
-Bát gồm có những bộ phận nào?
-GVBS: Cấu trúc - cổ ấm hình trụ, vai hình chóp cụt, thân hình trụ, vòi cong không đều. Miệng bát hình bầu dục, thân hình chóp cụt, chân bát hình trụ.
-HS quan sát các bộ phận của mẫu và qui vào các hình học.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ 20’
-GV yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ theo mẫu.
-GV minh hoạ bảng các bước tiến hành.
-Cho HS tham khảo 1 số bài vẽ của HS năm trước.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài : 5’
-GV hướng dẫn HS quan sát mẫu, nhận rõ đặc điểm của mẫu: tìm tỉ lệ chung, tỉ lệ từng bộ phận, điểm đặt và điểm che khuất của ấm và bát.
HĐ4: Đánh giá kết quả học tập 3’
-GV cho HS trưng bày bài vẽ, nhận xet bài của mình và của bạn về: bố cục, hình vẽ, tỉ lệ các bộ phận...
-GV nhận xét bổ sung.
HĐ 5: GV nhận xét(3’)
- GV nhận xét bài thông qua sự tiến bộ và năng lực của từng học sinh
I. Quan sát, nhận xét
II. Cách vẽ
- B1: Phác khung hình chung của toàn bộ vật mẫu.
- B2: So sánh tỉ lệ giữa các vật mẫu và dựng khung hình riêng của từng vật mẫu.
-B3: Tìm tỉ lệ các bộ phận và phác hình bằng nét thẳng.
-B4: Vẽ chi tiết và hoàn chỉnh hình
III. Thực hành
- HS vẽ bài.
- HS trình bày bài vẽ.
- HS nhận xét và xếp loại bài của bạn.
Năng lực QS tư duy
NL Giải quyết vấn đề
NL thực hành sáng tạo 
-Năng lực đánh giá.
Năng lực cảm thụ mỹ thuật
4.Củng cố(2’)
-GV yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ theo mẫu
-GV bổ sung kiến thức còn thiếu hụt ở HS
5.Hướng dẫn(2’)
-BTVN: Quan sát đồ vật có dạng hình tương tự, nhận xét độ đậm nhạt trên từng mẫu. Tiết sau hoàn thiện bài – vẽ đậm nhạt.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: ../../ 2014
Ngày giảng:./../ 2014
Tiết 14: Vẽ theo mẫu
Cái ấm tích và cái bát
(Tiết 2 - Vẽ đậm nhạt)
I- Mục tiêu bài học:
- HS nhận biết được các độ đậm nhạt của từng vật mẫu. Nắm được các bước vẽ đậm nhạt.
- Tự vẽ được đậm nhạt theo mẫu, có đặc điểm của mẫu.
- Nhận ra vẻ đẹp của mẫu qua bố cục, nét vẽ hình.
*Năng lực cần đạt: Quan sát tư duy, giải quyết vấn đề thực hành sáng tạo. 
II. Chuẩn bị:
1- Giáo viên: - Chuẩn bị mẫu ấm tích và cái bát để HS vẽ theo nhóm.
 - Hình minh hoạ các bước vẽ đậm nhạt.
 - Một số tranh tĩnh vật của hoạ sĩ và của HS.
2- Học sinh: - HS chuẩn bị mẫu ấm tích và cái bát để vẽ theo nhóm.
 - Giấy vẽ và đồ dùng học vẽ.
3 ứng dụng CNTT : Không
III.Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức(1’)
2. Kiểm tra bài cũ(2’)
- Trình bày các bước vẽ theo mẫu: cái ấm tích và cái bát?
*GV gtb: 2’
3. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Năng lực cần đạt
HĐ1: Quan sát và nhận xét: 5’
- Trình bày mẫu của tiết trước.
- ấm tích và cái bát, vật nào có độ đậm hơn?
- Lấy ánh sáng một chiều và cho HS nhận xét độ đậm nhạt trên từng vật mẫu.
- Giới thiệu 3 độ đậm nhạt trên mẫu: Đậm, đậm vừa và nhạt.
 HĐ2: Cách vẽ đậm nhạt: 5’
- Giới thiệu cách vẽ đậm nhạt trên ấm tích và cái bát.
- Giới thiệu một số bài vẽ đậm nhạt của HS năm trước.
- Em thích bài vẽ nào nhất? Vì sao? Theo em bài vẽ nào hoàn thành chưa tốt? Chưa tốt ở điểm nào?
- Nhận xét, bổ sung và định hướng cho HS cách vẽ bài.
 HĐ3: Thực hành: 20’
- Quan sát và động viên HS hoàn thành tốt bài vẽ.
 HĐ4 Đánh giá, nhận xét:5’
- Gọi HS nhận xét và đánh giá bài vẽ của bạn.
- Nhận xét, bổ sung.
HĐ 5: GV nhận xét(3’)
- GV nhận xét bài thông qua sự tiến bộ và năng lực của từng học sinh
I. Quan sát, nhận xét
- Quan sát và nhận xét các độ đậm nhạt của mẫu.
- ấm tích có độ đậm hơn.
-Quan sát và nhận xét mẫu.
II. Cách vẽ
B1: Xác định hướng chiếu sáng
B2: Phác mảng đậm nhạt
B3: Vẽ đậm nhạt theo cấu trúc của mẫu
B4: So sánh độ đậm nhạt ở trên mẫu- điều chỉnh bài vẽ.
III. Thực hành
- HS vẽ bài.
- HS trình bày bài vẽ.
- Quan sát và nhận xét bài vẽ của bạn.
Năng lực QS tư duy
NL Giải quyết vấn đề
NL thực hành sáng tạo 
-Năng lực đánh giá.
Năng lực cảm thụ mỹ thuật
4. Củng cố(1’)
- GV hệ thống nội dung kiến thức của bài học.
5. Hướng dẫn(1’)
- BTVN: Tự bày mẫu đồ vật có dạng hình tương tự và vẽ theo mẫu.
- CBBS: Vẽ trang trí- Chữ trang trí. Tiết sau mang đầy đủ dụng cụ học vẽ.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày soạn: ../../ 2014
Ngày giảng: ./. ./ 2014
 Tiết 15: Vẽ trang trí
Chữ trang trí
I- Mục tiêu bài học:
- HS hiểu biết thêm về các kiểu chữ ngoài hai kiểu chữ đã học (kiểu chữ nét đều và kiểu chữ nét thanh, nét đậm). Nắm được các bước vẽ.
- Biết tạo ra và sử dụng các kiểu chữ có dáng đẹp để trình bày đầu báo tường, trang trí sổ tay và các văn bản, ...
- Thấy được tác dụng của trang trí chữ, từ đó hăng say sáng tạo và vận dụng vào cuộc sống.
*Năng lực cần đạt: Quan sát tư duy, giải quyết vấn đề thực hành sáng tạo. 
II- Chuẩn bị:
1- Giáo viên: - Chuẩn bị một số bộ mẫu chữ trang trí.
 - Một số từ, các câu văn có sử dụng các kiểu chữ trang trí.
 - Một vài bài trang trí chữ của HS năm trước.
2- Học sinh: - Sưu tầm các mẫu chữ trang trí.
 - Giấy vẽ và đồ dùng học vẽ.
3 ứng dụng CNTT : Không
III- Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức (1’)
2.Kiểm tra bài cũ(1’)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của các em
* GV gtb(1’): Trên các báo, tạp chí, sách và các mẫu sản phẩm, hàng hoá có nhiều kiểu dáng chữ trang trí khác nhau. Trong những trường hợp đó, chữ không chỉ có vai trò thông tin về nội dung mà hình dáng, đường nét, cách trang trí của nó còn đem lại cảm xúc thẩm mĩ, tác dụng rất nhiều đến cẩm nhận của người đọc.
3. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Năng lực cần đạt
HĐ1:Quan sát, nhận xét:
- Chữ trang trí thường được dùng ở đâu?
- Chữ trang trí nhằm mục đích gì?
- GV giới thiệu các mẫu chữ trang trí.
- Cho HS nhận xét về hình dáng và cách trình bày.
* Dựa vào hình dáng của chữ mà ta có thể rút ngắn hay kéo dài các nét của chữ, thêm bớt các chi tiết phụ, sửa lại hình dáng nhưng vẫn giữ được dáng đặc thù của chữ, cách điệu chữ cái ở đầu hay ở giữa tuỳ theo hình tượng, ý nghĩa của từ...
- GV vừa giới thiệu vừa cho HS quan sát các mẫu chữ tương ứng.
 HĐ2: Cách vẽ:
- GV đưa ra hình minh hoạ cách tạo một chữ cái và hướng dẫn HS cách vẽ.
- Cho HS quan sát một vài bài vẽ của HS năm trước và gọi HS nhận xét.
 HĐ3: Thực hành:
- Yêu cầu mỗi HS vẽ một vài chữ cái trang trí, có thể trang trhí 1 từ, 1 câu: chọn những chữ cái của các danh từ chỉ người, vật, khai thác ý nghĩa của từ, tìm hình tượng trang trí hoặc đơn giản tạo ra các kiểu chữ có ý tưởng hay, mang tính sáng tạo.
- GV quan sát HS vẽ và động viên các em hoàn thành tốt bài vẽ.
 HĐ4: Đánh giá, nhận xét:
- Gội HS nhận xét bài của bạn và xếp loại bài vẽ.
- GV nhận xét, bổ sung và rút kimh nghiệm cho HS.
I.Quan sát, nhận xét:
- Thường dùng ở các tạp chí, các nhan đề đầu bài, các đầu báo tường,...
- Làm cho văn bản trở lên đẹp hơn, bắt mắt hơn,...
ABC ABC
ETH ETH 
BMK BMK 
II.Cách vẽ:
-Trước tiên vẽ dáng chữ chuẩn theo mẫu.
-Trên cơ sở dáng chữ đó, vẽ phác các kiểu dáng khác nhau bằng cách: thêm, bớt nét và chi tiết hoặc nồng ghép hình ảnh theo ý định.
-Vẽ màu theo ý thích
III.Thực hành
-BT: Chọn chữ và trang trí theo ý thích.
IV.Đánh giá, nhận xét
- HS trình bày bài vẽ.
- HS quan sát và nhận xét.
4. Củng cố(1’)
- GV nhắc lại tác dụng của việc trang trí chữ
- Liên hệ thực tế bài học.
- GV nhận xét chung tiết học.
5. Hướng dẫn(1’)
- BTVN: Sưu tầm một số kiểu chữ trang trí, mẫu chữ đẹp dán vào giấy A4
- CBBS: Vẽ tranh đề tài tự chọn(T1). Tiêt sau mang đầy đủ dụng cụ học tập.
Ngày soạn: ../../ 2014
Ngày giảng:./../ 2014
Bài16: Vẽ tranh
Đề tài tự chọn(T1)
I. Mục tiêu bài học:
- HS hiểu về đề tài tự chọn. Tự chọn được nội dung để vẽ tranh.
- Biêt cách thể hiện bài vẽ phù hợp với chủ đề đã chọn.
- Có ý thức quan sat, cảm thụ mọi vật xung quanh. Biết yêu mến, trân trọng và giữ gìn cảnh quan môi trường.
II . Chuẩn bị:
1. Giáo viên : 
- Tranh về các đề tài khác nhau.
-Tranh vẽ về các đề tài của hoạ sĩ và của học sinh.
2. Học sinh : 
- Giấy vẽ và đồ dùng học vẽ.
III.Tổ chức các hoạt động học tập :
1. ổn định tổ chức(1’)
2. Kiểm tra bài cũ(2’)
- Trình bày cách vẽ tranh đề tài?
* GV gtb(1’)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 HĐ1 :HD HS tìm chọn nội dung đề tài:
-Em đã được học và được vẽ những đề tài gì?
-Nêu nội dung của từng đề tài đó?
-GV: ở mỗi đề tài đều có nhiều nội dung khác nhau. Các em thoải mái lựa chọn nội dung mình yêu thích để thể hiện lên tranh.
-GV cho HS em tranh ở các đề tài khác nhau.
-Em hãy nêu nội dung của từng bức tranh?
-Trên tranh có những hình ảnh gì?
-Bố cục tranh như thế nào? hình ảnh chính phụ được trình bày ra sao?
-Em có nhận xét gì về màu sắc trên tranh đề tài?
 HĐ2 Hướng dẫn cách vẽ:
- GV cho HS nêu cách vẽ
- GV bổ sung và minh hoạ lại các bước lên bảng.
- Giới thiệu một số bài vẽ của HS năm trước.
- GV nhận xét và hướng cho HS cách làm bài.
 HĐ3 Thực hành:
- GV quan sát và động viên HS hoàn thành tốt bài vẽ.
HĐ4 Đánh giá kết quả:
- Cho HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét tiết học.
I.Tìm chọn nội dung đề tài
II.Cách vẽ
-B1: Tìm chọn nội dung đề tài
-B2: Tìm bố cục( phác các mảng hình chính phụ)
-B3: Vẽ hình ảnh vào các mảng
-B4: Vẽ màu (phù hợp nội dung đề tài)
III.Thực hành
- BT: Vẽ tranh đề tài tự chọn
- HS trưng bày bài vẽ lên bảng
- HS quan sát – nhận xét xếp loại bài của bạn.
4.Củng cố-4’
- GV chốt lại nội dung kiến thức của bài học
- Nhận xét đánh giá chung tiết học.
- Liên hệ thực tế bài học.
5.Hướng dẫn-1’
- BTVN: Sưu tầm tranh đề tài ở các nội dung khác nhau để tham khảo
- Tiết sau kiểm tra học kì I- hoàn thành bài vẽ tranh đề tài tự chọn.
Ngày soạn: ../../ 2014
Ngày giảng:./../ 2014
Bài17: Vẽ tranh
Đề tài tự chọn(T2)
 Kiểm tra học kì I
I. Mục tiêu bài học:
- HS hiểu về đề tài tự chọn. Tự chọn được nội dung để vẽ tranh.
 Biêt cách thể hiện bài vẽ phù hợp với chủ đề đã chọn.
- Thể hiện được hình ảnh đẹp, bố cục bài vẽ cân đối, thuận mắt. Màu sắc hài hoà, trong sáng, có đậm nhạt.Nét vẽ có cảm xúc.
- Có ý thức quan sat, cảm thụ mọi vật xung quanh. Biết yêu mến, trân trọng và giữ gìn cảnh quan môi trường.
II. Nội dung kiểm tra:
1.Đề bài: Bằng cẩm nhận của mình, em hãy vẽ một bức tranh đề tài tự chọn theo ý thích. Thể hiện trên khuôn khổ giấy A4, chất liệu màu tuỳ chọn.
2. Đáp án- Biểu điểm:
* Đáp án: Đây là bài vẽ tranh đề tài phù hợp khả năng HS. Đề tài có nhiều nội dung phong phú, HS thoải mái lựa chọn đề tài phù hợp khả năng của mình. Có thể vẽ về các hoạt động: lao động, học tập, vui chơi, sinh hoạt, phong cảnh, gia đình, bộ đội, ngày tết và mùa xuân...
- Tranh vẽ phải thể hiện rõ nội dung đề tài.
- Vẽ màu tươi sáng, hài hoà, làm rõ trọng tâm của tranh.
* Biểu điểm:
- Điểm Đ: Đề tài lựa chọn mang tính giáo dục. Bài vẽ có bố cục đẹp, sinh động , gần gũi với cuộc sống, hình ảnh chính phụ rõ ràng, màu vẽ có đậm, có nhạt, hài hoà phù hợp nội dung.
- Điểm CĐ: Hình ảnh sắp xếp rời rạc, chưa rõ trọng tâm. Màu sắc chưa đẹp, thiếu độ đậm nhạt, hoặc ở mức chưa hoàn thành xong.
3. Kết quả:
- Số HS chưa kiểm tra:
- Tổng số bài kiểm tra:...........Trong đó:
7A
7B
7C
7D
4.Nhận xét, rút kinh nghiệm:
-GV nhận xét trên lớp: về tinh thần, thái độ chuẩn bị đồ dùng, ý thức làm bài.
5.Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Vẽ một bức tranh khác với bài ở lớp.
- CBBS: Xem trước bài 18- Vẽ trang trí: Trang trí bìa lịch treo tường.
Ngày soạn: ../../ 2014
Ngày giảng:./../ 2014
 Bài 18 : Vẽ trang trí
trang trí bìa lịch treo tường
I- Mục tiêu bài dạy:
- HS hiểu được tác dụng của lịch và ý nghĩa của bìa lịch. Nắm được cách trang trí bìa lịch treo tường.
- HS tự trang trí được bìa lịch treo tường theo ý thích để sử dụng trong dịp tết.
- HS hiểu hơn về việc trang trí ứng dụng MT trong cuộc sống hằng ngày.
II- Chuẩn bị:
1- Giáo viên:- Chuẩn bị một số lịch treo tường (mẫu thật).
 - Một số ảnh mẫu bìa lịch.
 - Hình minh hoạ các bước vẽ.
 - Một số bài của HS năm trước.
2- Học sinh: - Giấy vẽ và đồ dùng học vẽ.
III- Tiến trình dạy- học:
1.ổn định tổ chức-1’
2. Kiểm tra bài cũ ( không)
* GV gtb:1’
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
- Treo lịch trong nhà nhằm mục đích gì?
- Nêu y/c của bài học: Tìm hiểu lịch treo tường (Blốc).
- Giới thiệu một số bìa lịch khác nhau.
- Bìa lịch có những hình dáng ntn?
- Hình ảnh trang trí bìa lịch là gì?
- Cách sắp xếp hình ảnh và chữ trên bìa lịch ntn?
- Giới thiệu một số cách sắp xếp bìa lịch khác nhau.
- Người ta thường dùng kiểu chữ ntn?
- Màu sắc của bìa lịch ntn?
HĐ2: Cách trang trí bìa lịch:
-GV yêu cầu HS tự tìm ra cách trang trí.
- GV bổ sung và minh hoạ bảng các bước vẽ.
- Ngoài ra ta có thể cắt - dán.
- Giới thiệu một số bài trang trí của HS năm trước.
HĐ3 :Thực hành:
- Quan sát và động viên HS hoàn thành tốt bài vẽ.
 HĐ4: Đánh giá, nhận xét:
- GV cho HS trưng bày bài vẽ.
- Cùng HS đánh giá nhận xét và cho điểm bài của bạn.
- GV rút kinh nghiệm cho một số bài.
I.Quan sát, nhận xét
- Để biết thời gian và để trang trí cho đẹp.
- Hình chữ nhật đứng, hình vuông, hình tròn, hình thoi, hình bầu dục,...
- Hình ảnh về mùa xuân, phong cnhr tranh,...
- Có nhiều cách sắp xếp khác nhau.
- Quan sát.
- Thường dùng các kiểu chữ trang trí đẹp.
Sử dụng các màu sắc tươi sáng, đặc biệt hay s/d màu bổ túc trong trang trí bìa lịch.
II.Cách vẽ:
- Chọn nội dung và kiểu chữ trang trí.
- Xác định khuôn khổ bìa lịch, kiểu dáng: chữ nhật, vuông, tròn...
- Sắp xếp bố cục giữa hình và chữ (tên năm, hình ảnh- chủ đề phải rõ nổi bật).
- Vẽ hình ảnh và chữ vào các mảng đẫ phác .
- Vẽ màu: tươi sáng, phù hợp với không khí đầu xuân.
III.Thực hành
- HS vẽ bài.
- HS trình bày bài vẽ.
- Nhận xét bài của bạn.
4.Củng cố:2’
- GV hệ thống kiến thức bài học, bổ sung kiến thức còn thiếu hụt ở HS
- GV nhận xét, đánh giá chung tiết học
- Liên hệ thực tế bài học.
5. Hướng dẫn:1’
-BTVN: Hoàn thành bài vẽ
- CBBS: Xem trước bài 19- Vẽ theo mẫu: Ký hoạ. Tiết sau mang đầy đủ dụng cụ học tập.
Học kì II
Ngày soạn: ../../ 2013
Ngày giảng:./../ 2013
 Bài 19: Vẽ theo mẫu
 Kí hoạ
I- Mục tiêu bài dạy:
- Học sinh hiểu thế nào là kí hoạ và mục đích của kí hoạ. Nắm được cách kí hoạ.
- Kí hoạ được một số đồ vật, cây, hoa, các con vật quen thuộc đơn giản về hình dáng và cấu trúc.
- Thêm yêu quý cuộc sống xung quanh.
II- Chuẩn bị:
1- Giáo viên: - Một số kí hoạ cây cối, con người và gia súc.
 - Hình minh hoạ HD cách vẽ.
2- Học sinh: - Sưu tầm tranh kí hoạ.
 - Giấy vẽ, và đồ dùng học vẽ.
III. Tổ chức các hoạt động học tập.
1.ổn định tổ chức-1’
2.Kiểm tra :
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
*GV gtb-1’
3. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
 HĐ1 Quan sát và nhận xét:
- Em hiểu thế nào là kí hoạ?
- Giới thiệu một vài kí hoạ khác nhau.
- Mục đích của kí họa là gì?
- Kí hoạ và vẽ theo mẫu có gì giống và khác nhau?
- Có thể dùng chất liệu gì để kí hoạ?
- Giới thiệu một số chất liệu kí hoạ.
 HĐ2 Cách kí hoạ:
- GV nêu cáh kí hoạ.
- Đưa hình minh hoạ các bước vẽ và hướng dẫn HS cách vẽ.
- Giới thiệu một số bài vẽ của HS năm trước vẽ các dáng người.
- GV nhận xét, bổ sung và định hướng cho HS cách vẽ.
HĐ3 Thực hành:
- Một vài HS làm mẫu các dáng.
- GV quan sát và động viên HS hoàn thành tốt bài vẽ.
 HĐ4 Nhận xét- đánh giá:
- Gọi HS nhận xét và xếp loại bài của bạn.
- GV nhận xét rút kinh nghiệm và xếp loại .
I.Ký hoạ
-Kí hoạ là một cách vẽ nhanh, khái quát bằng nét,...
- Để làm tư liệu.
+Giống: Đều là bài vẽ theo mẫu phải quan sát, so sánh ...
+Khác: Vẽ theo mẫu là cần vẽ chi tiết diễn tả đúng đặc điểm của mẫu, còn kí hoạ là ta chỉ cần vẽ khái quát một vật mẫu nào đó.
- Bút chì, bút màu, bút sắt,...
- Quan sát.
II.Cách ký hoạ
B1. Quan sát, nhận xét hình dáng, đường nét, đậm nhạt của đối tượng.
B2. Chọn hình dáng đẹp điển hình để ký hoạ.
B3. So sánh , đối chiếu để ước lượng tỉ lệ, kích thước.
B4. Vẽ nét bao quát nét chính
B5. Vẽ chi tiết cần thiết
III.Thực hành
BT: Ký hoạ một số đồ vật theo nhóm.
- HS nhận xét bài của bạn và xếp loại.
4.Củng cố
- GV kiểm tra sự nhận thức của HS qua một số câu hỏi
H: Ký hoạ là gì?
H: Em hãy nêu các bước ký hoạ?
-GV nhận xét bổ sung kiến thức còn thiếu hụt ở HS.
5. Hướng dẫn
-BTVN: Sưu tầm một số tranh ký hoạ rồi dán vào giấy (đề tên tranh, tác giả)
-Ký hoạ cây, con vật quen thuộc
-CBBS: Ký hoạ ngoài trời, tiết sau mang đầy đủ dụng cụ học vẽ.
Ngày soạn
Ngày giảng
Tuần 20
 Bài 20: Vẽ theo mẫu
Kí hoạ ngoài trời
I- Mục tiêu bài học:
* Kiến thức- Học sinh biết cách quan sát mọi vật ở sung quanh, để tìm hiểu vẻ đẹp qua hình thể và màu sắc của chúng.
*Kỹ năng- Tự kí hoạ được một vài dáng cây, dáng người và con vật.
*Thỏi độ- Thêm yêu thiên nhiên và mọi vật xung quanh.
II-Chuẩn bị:
1- Giáo viên: - Một số kí hoạ cây cối, con người và gia súc.
 - Hình minh hoạ HD cách vẽ.
2- Học sinh: - Sưu tầm tranh kí hoạ.
 - Giấy vẽ, và đồ dùng học vẽ.
III.Tổ chức các hoạt động học tập
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
H:Nêu các bước ký hoạ?
*GV giới thiệu bài:
3. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
HĐ1 Hướng dẫn vẽ ngoài trời:
- Đưa HS ra sân trường.
- Nêu y/c của bài học:
+ Kí hoạ 2-3 hình khác nhau.
+ Chọn đối tượng kí hoạ theo ý thích như: Cảnh cây, nhà, người,...
+ Nhớ lại cách kí hoạ của bài trước.
- Giới thiệu một vài bài kí hoạ đẹp đẻ học sinh tham khảo.
HĐ2 Thực hành:
- GV quan sát và động viên HS hoàn thành tốt bài vẽ.
 HĐ3 Đánh giá kết quả:
- Cho HS tự nhận xét bài của mình.
- Bài nào đẹp? Bài nào chưa đẹp? Vì sao?
- Cho HS tự đánh giá xếp loại.
- GV nhận xét, bổ sung.
I.Quan sát, nhận xét
- Quan sát tranh.
- HS vẽ bài.
- HS trình bày bài vẽ.
4.Củng cố
-GV chốt lại nội dung kiến thức của bài học
-Liên hệ kiến thức bài học
-Nhận xét đánh giá chung tiết học.
5. Hướng dẫn
-BTVN: Sưu tầm tranh ký hoạ.
- CBBS: Xem trước bài 21: MT VN từ cuối TK 19 đến 1954.
Ngày soạn: 
Ngày giảng
Tuần 21
 Bài 21: Thường thức Mĩ thuật
Mĩ thuật Việt Nam
từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954
I- Mục tiêu bài học
* Kiến thức - HS được củng cố thêm kiến thức về lịch sử, thấy được sự phát triển của Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954.
*Kỹ năng - HS nhận thức đúng đắn và thấy được giá trị to lớn của mĩ thuật thời kỳ này, ý nghĩa của các tác phẩm mĩ thuật phản ánh về đề tài cách mạng.
*Thỏi độ - HS biết trân trọng các giá trị nghệ thuật của các bậc cha ông.
II Chuẩn bị
1- Giáo viên: - Sưu tầm một số tác phẩm Mĩ thuật của các hoạ sĩ thì kỳ này.
2- Học sinh: - Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về Mĩ thuật thời kỳ này.
III- Tổ chức các hoạt động dạy và học
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
* Giới thiệu bài
3. Bài mới.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
HĐ1 Vài nét về bối cảnh lịch sử Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954:
- Gọi HS trình bày bối cảnh lịch sử .
- Cho HS nhận xét.
* GVKL
HĐ2 Tìm hiểu một số hoạt động Mĩ thuật:
- GV chia nhóm và phát câu hỏi thảo 

File đính kèm:

  • docGiao_an_Mi_Thuat_7_20150726_081915.doc