Giáo án Mĩ thuật 7 Bài 1: Sơ lược về mĩ thuật thời Trần (1226-1400)

1. Kiến trúc:

 - Kiến trúc cung đình:

 + Kinh thành Thăng Long.

 + Cung điện Thiên Trường.

 + Khu lăng mộ Trần Thủ Độ

 + Thành Tây Đô.

 - Kiến trúc Phật giáo:

 + Các chùa ở núi Yên Tử

 + Chùa Bối Khê

 + Tháp chùa Phổ Minh

 + Tháp Bình Sơn

2. Điêu khắc và trang trí:

 - Điêu khắc:

 + Tượng tròn: Tượng đá (Tượng Phật, tượng Quan Âm, tượng thú (Hổ, Sư tử. Ngựa, Trâu) và tượng gỗ.

 + Những bệ rồng

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 18730 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật 7 Bài 1: Sơ lược về mĩ thuật thời Trần (1226-1400), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: Tiết PPCT: 1 Ngày dạy: 
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI TRẦN
(1226 – 1400)
 Bài 1:
Thường thức mĩ thuật 
1. MỤC TIÊU:
 1.1. Kiến thức: 
- Hoạt động 1: HS biết được khái quát về quá trình xây dựng và phát triển của mĩ thuật thời Trần.
 - Hoạt động 2: HS hiểu được vài nét về kiến trúc, điêu khắc, trang trí thời Trần qua các công trình, tác phẩm tiêu biểu.
 1.2. Kĩ năng: - Hoạt động 2: HS nhớ được vài nét về đặc điểm của mĩ thuật thời Trần và một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Trần.
 1.3. Thái độ: - Hoạt động 1,2,3: HS có nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc; Biết trân trọng, yêu quý, giữ gìn vốn cổ của cha ông để lại.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
 - Học sinh khái quát được vài nét về bối cảnh xã hội thời Trần.
 - Học sinh nhận biết được đặc điểm chính của mĩ thuật thời Trần.
 - Học sinh hiểu được vài nét về kiến trúc, điêu khắc, trang trí thời Trần qua các công trình, tác phẩm tiêu biểu.
3. CHUẨN BỊ:
 3.1. Giáo viên: Tranh, ảnh về mĩ thuật thời Trần.
 3.2. Học sinh: Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết có liên quan đến mĩ thuật thời Trần trên sách báo.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh.
 Lớp 7A1 
 7A2 
 7A3 
 7A4 
 4.2. Kiểm tra miệng: 
 - Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 - Bài mới: Em biết gì về xã hội thời Trần? Mĩ thuật thời Trần gồm có những gì?
 4. 3. Tiến trinh bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Giáo viên giới thiệu: Sau khi nhà Trần thay nhà Lý trị vì đất nước, nhà Trần cũng đã tiếp thu toàn bộ những những di sản do nhà Lý để lại, đặc biệt là về mĩ thuật. Hôm nay, cô sẽ giới thiệu cho các em sơ lược về mĩ thuật thời Trần.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về bối cảnh xã hội thời Trần:
- Giáo viên cho học sinh đọc SGK và hỏi:
r Những nguyên nhân và điều kiện gì khiến cho nền nghệ thuật thời Trần phát triển?
Bài 1: Thường thức mĩ thuật 
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI TRẦN
(1226 – 1400)
I.Vài nét về bối cảnh xã hội thời Trần:
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 7 Trường: THCS Lê Lợi 
HS: Chế độ trung ương tập quyền được củng cố và tăng cường.
 Ba lần chiến thắng quân Mông – Nguyên.
 Tinh thần tự cường, tự chủ dân tộc ngày càng nâng cao.
- Giáo viên nhận xét và bổ sung.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vài nét về mĩ thuật thời Trần:
- Giáo viên cho học sinh xem tranh minh họa. 
r Cách tạo hình của Mĩ thuật thời Trần có gì khác so với cách tạo hình của mĩ thuật thời Lý không?
HS: Mĩ thuật thời Trần có cách tạo hình hiện thực khoáng đạt, khoẻ khoắn hơn.
r Yếu tố tạo nên nét đặc trưng của mĩ thuật thời Trần là gì?
HS: Do mối quan hệ giao lưu văn hoá rộng rãi và tinh thần thượng võ với các nước khác.
r Mĩ thuật thời Trần có những loại hình nghệ thuật nào?
HS: Kiến trúc; Điêu khắc, trang trí và đồ gốm.
r Kiến trúc thời Trần gồm có những loại hình kiến trúc nào?
HS: Kiến trúc cung đình và kiến trúc Phật giáo
r Kiến trúc cung đình và kiến trúc Phật giáo nhà Trần có những công trình nào được xây dựng?
HS: Kinh thành Thăng Long, Cung điện Thiên Trường (Tức mạc – Nam Định), Khu lăng mộ Trần Thủ Độ (Quảng Ninh), Thành Tây Đô (hay thành Nhà Hồ, ở Thanh Hoá).
 Nhiều chùa tháp được xây dựng uy nghi và bề thế:
Các chùa ở núi Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Bối Khê ( Hà Tây), tháp chùa Phổ Minh (Nam Định), Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc)
Giáo viên hỏi:
r Một loại hình nghệ thuật không thể tách rời kiến trúc đó là loại hình nghệ thuật nào?
HS: Điêu khắc và trang trí.
r Điêu khắc gồm mấy loại? Có những tác phẩm nào?
HS: Gồm 2 loại: Tượng tròn và những bệ rồng.
r Chạm khắc dùng để làm gì?
- Chế độ trung ương tập quyền được củng cố và tăng cường.
- Ba lần chiến thắng quân Mông – Nguyên.
- Tinh thần tự cường, tự chủ dân tộc ngày càng nâng cao.
II. Vài nét về mĩ thuật thời Trần:
- Mĩ thuật thời Trần có cách tạo hình hiện thực khoáng đạt, khoẻ khoắn hơn.
1. Kiến trúc:
 - Kiến trúc cung đình:
 + Kinh thành Thăng Long.
 + Cung điện Thiên Trường. 
 + Khu lăng mộ Trần Thủ Độ
 + Thành Tây Đô.
 - Kiến trúc Phật giáo:
 + Các chùa ở núi Yên Tử
 + Chùa Bối Khê
 + Tháp chùa Phổ Minh
 + Tháp Bình Sơn
2. Điêu khắc và trang trí:
 - Điêu khắc:
 + Tượng tròn: Tượng đá (Tượng Phật, tượng Quan Âm, tượng thú (Hổ, Sư tử. Ngựa, Trâu) và tượng gỗ.
 + Những bệ rồng
- Chạm khắc trang trí:
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 7 Trường: THCS Lê Lợi 
 HS: Dùng để trang trí và làm cho các công trình kiến trúc thêm đẹp.
r Hình rồng thời Trần có đặc điểm gì khác so với rông thời Lý?
HS: Rồng thời Trần có thân hình mập mạp, uốn khúc mạnh mẽ hơn rồng thời Lý.
r Gốm thời Trần có đặc điểm gì?
HS: Xương dày thô và nặng hơn gốm thời Lý. Gốm hoa nâu, hoa lam với nét vẽ khoáng đạt không gò bó.
r Đề tài trang trí chủ yếu là gì? 
HS: Hoa sen, hoa cúc cách điệu.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm của mĩ thuật thời Trần: 
- Giáo viên cho học sinh thảo luận:
r Đặc điểm của mĩ thuật thời Trần?
HS: Thảo luận và trả lời:
 Mĩ thuật thời Trần:
 + Có vẻ đẹp khoẻ khoắn, phóng khoáng, biểu hiện sức mạnh, lòng tự hào và tự tôn dân tộc.
 + Dung dị, đôn hậu và chất phác.
 + Tiếp nhận yếu tố nghệ thuật từ nước ngoài.
Chủ yếu trang trí và tôn thêm vẻ đẹp của các công trình kiến trúc.
 Tác phẩm: Cảnh Dâng hoa – Tấu nhạc(chùa Thái Lạc - Hưng Yên), Vũ nữ múa, Rồng,.
3. Đồ gốm:
 - Đặc điểm: Xương gốm 
dày thô và nặng; 
Nét vẽ khoáng đạt. 
- Đềø tài trang trí: Hoa sen, hoa cúc cách điệu.
III. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần:
 - Có vẻ đẹp khoẻ khoắn, phóng khoáng, biểu hiện sức mạnh, lòng tự hào và tự tôn dân tộc.
 - Dung dị, đôn hậu và chất phác.
 - Tiếp nhận yếu tố nghệ thuật từ nước ngoài.
4.4. Tổng kết:
 - Giáo viên hỏi một số câu hỏi:
 r Mĩ thuật thời Trần có những loại hình nghệ thuật nào?
 r Rồng thời Trần có đặc điểm gì? 
(Kiến trúc, điêu khắc trang trí và đồ gốm)
(Rồng thời Trần có thân hình mập mạp, uốn khúc mạnh mẽ).
 - Học sinh trả lời
 - Giáo viên nhận xét
4.5. Hướng dẫn học tập:
 * Đối với bài này: - Xem lại và học thuộc bài đã học. 
 - Tìm hiểu thêm về mĩ thuật thời Trần trên sách, báo.
 *Đối với bài học sau: - Chuẩn bị bài: “TTMT – Một số công trình mĩ thuật tiêu biểu của thời Trần” + Xem bài giới thiệu trong SGK
 + Sưu tầm tranh, ảnh vềø MT Trần.
5. PHỤ LỤC:
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 7 Trường: THCS Lê Lợi 

File đính kèm:

  • docBai_1_So_luoc_ve_mi_thuat_thoi_Tran_1226__1400_20150726_081841.doc