Giáo án Mĩ thuật 6 - Trần Thị Tình

I. MỤC TIÊU

- Giúp học sinh biết cách trang trí hình vuông cơ bản và hình vuông ứng dụng, biét sử dụng các hoạ tiết dân tộc vào trong trang trí hình vuông

- Trang trí được một hình vuông cơ bản và hình vuông ứng dụng

- HS hiểu ứng dụng của mĩ thuật trong đời sống hằng ngày, yêu quý những vật thân quen trong cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

- Phóng to các cách sắp xếp bố cục trong trang trí hình vuông

- Bài vẽ của HS năm trước

- Vật mẫu hình vuông : khăn tay, gạch hoa . các bước bài vẽ trang trí hình vuông cơ bản và ứng dụng

 2. Học sinh:

- Giấy, chì , tẩy

- Sưu tầm tranh ảnh về những mẫu vật có dạng hình vuông

- Sưu tầm bài trang trí hình vuông

 3. Phương pháp

- Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, thực hành, liên hệ thực tiễn cuộc sống.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định

 2. Kiểm tra bài cũ

 3. Bài mới

 

doc82 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật 6 - Trần Thị Tình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gì 
? Em có nhận xét gì về trang phục của các chú bộ đội 
? Hình ảnh của cán chú bộ đội hiện lên trong tranh như thế nào
? Em có nhận xét gì về cách sắp xếp bố cục trong tranh
? Màu sắc của các bức tranh đó
?Nếu vẽ 1 bức tranh về đề tài bộ đội em sẽ vẽ nội dung gì 
*Gv giới thiệu một số bài vẽ của các bạn có màu sắc đẹp và nổi bật.
1. Nội dung tranh 
Đa dạng, phong phú với những dạng đề tài khác nhau 
a) Đề tài về bộ đội đang hành quân miền biển, đồng bằng, trung du....
b) Đề tài về bộ đội đang vui chơi với các em thiếu nhi 
+Hoạt động diễn tập chuẩn bị chiến đấu 
+ Trang phục : áo xanh, mũ tai bèo, ba lô, súng, dép cao su 
2. Hình ảnh: sinh động, hấp dẫn, có mảng chính, mảng phụ rõ ràng, cảnh đồi núi minh hoạ thêm trong các buổi hành quân
3. Bố cục: mang tính khái quát, về con người nhưng lại cụ thể về hoạt động nhằm mục đích làm rõ nội dung tranh , hình vẽ phụ bổ trợ cho hình vẽ chính tạo nên sự sinh động hài hoà.
4. Màu sắc: tuỳ theo cảm xúc của người vẽ.
Hoạt động 2 : Cách vẽ
? Sau khi tìm bố cục ta phải làm gì 
? Nêu các bước cơ bản của bài vẽ tranh đề tài 
? GV treo ĐD dạy học thể hiện các bước bài vẽ tranh đề tài bộ đội
GV cho học sinh xem một số bài vẽ mẫu của hoạ sĩ 
B1- Tìm bố cục (Phác hình mảng chính và mảng phụ)
B2- Vẽ hình (Chi tiết chính, vẽ thêm các chi tiết phụ khác cho phù hợp)
B3-Vẽ màu (Theo cảm xúc và sáng tạo).
Hoạt động 3 : Thực hành
GV ra bài tập, học sinh vẽ bài
- GV bao quát lớp, hướng dẫn , chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được
- Hướng dẫn một vài nét trực tiếp lên bài của những em vẽ yếu
- Vẽ một bức tranh đề tài bộ đội 
- Kích thước: 18x25 cm
- Chất liệu: Tuỳ ý 
 4. Đánh giá kết quả học tập
 - GV thu một số bài vẽ của học sinh ( 4-5 bài) Có bài vẽ tốt, và những bài vẽ chưa tốt
- Yêu cầu học sinh nhận xét về 
? Nội dung, Bố cục ? Đường nét, Hình vẽ của bức tranh 
- GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích những bài vẽ kém chất lượng. Gv thu bài về nhà
 5. Dặn dò
- Sưu tầm các bức tranh về bộ đội 
- Chuẩn bị màu vẽ các loại để hoàn thiện bài ở tiết sau.
ỏỏỏỏỏỏỏỏ³³³ỏỏỏỏỏỏỏỏ
 Ký duyệt của tổ chuyên môn ngày 03/12/2012
 TP.Hoàng Tiến Lực
Tuần 17 - Tiết 16,17 Ngày soạn: 09/12/2012 
 Bài Ngày dạy: 10 /12/2012 
 Vẽ tranh 
Kiểm tra học kỳ I (T2)
Đề tài bộ đội
i. Mục tiêu:
- HS hiểu về cách vẽ tranh đề tài bộ đội, tìm nội dung để thể hiện 
- HS vẽ được tranh đề tài bộ đội
- HS yêu quý anh bộ đội qua tranh vẽ 
ii. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên: 
- Tranh mĩ thuật ĐDDH, tranh tham khảo của hoạ sĩ, 
- Các bước vẽ tranh đề tài bộ đội
- Bài mẫu của học sinh lớp trước 
 2. Học sinh: - Giấy, chì, màu, tẩy
- Sưu tầm các bức tranh, ảnh về bộ đội
 3. Phương pháp:
- Quan sát- vấn đáp -trực quan, luyện tập - liên hệ thực tiễn cuộc sống
iii. Tiến hành 
 1. ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ 
 3. Bài mới 
I . Mục đớch yờu cầu của đề
- Kiểm tra đỏnh giỏ về kiến thức, kỹ năng sau khi học xong chương trỡnh học kỳ 1 Mỹ Thuật 6.
II Mục tiờu
1. Kiến thức: nhằm ụn lại kiến thức cỏc em đó học kiểm tra chất lượng và mức độ nắm và vận dụng kiến thức của học sinh.
2. Kỹ năng: rốn kỹ năng quan sỏt nhận biết phõn tớch tổng hợp để làm bài.
3. Thỏi độ: cú thỏi độ nghiờm tỳc và chấp hành đỳng nội quy và quy chế kiểm tra.
MA TRẬN
Nội dung
Thực hành vẽ
Tổng
Nhận biết 
Thụng hiểu 
Vận dụng
Tranh đề tài Bộ Đội
Biết đõy là đề tài vẽ về Bộ đội
Hiểu được nội dung đề tài yờu cầu
Vận dụng những kỹ năng vẽ tranh để thể hiện một bài vẽ cú cảm xỳc, tỡnh cảm
Tổng
(2.0đ)
(3.0đ)
(5.0đ)
(10đ)
Đề ra: Bằng những hiểu biết thực tế, cảm nhận và tỡnh cảm của mỡnh, em hóy vận dụng những kỹ năng đó học để vẽ một bức tranh cú Đề tài Bộ đội .
ĐÁP ÁN
 * Loại Đạt:
 - Xác định đúng nội dung đề tài Bộ đội. 
 - Nội dung đề tài sinh động, có sự sáng tạo, hình ảnh trong sáng. 
 - Hình ảnh đẹp, có chọn lọc, phù hợp với nội dung đề bài yêu cầu. 
 - Sắp xếp bố cục hợp lý, có nhóm chính, nhóm phụ, làm rõ trọng tâm bức tranh. 
 - Màu sắc tươi sáng, phong phú về sắc độ, rõ trọng tâm bức tranh. 
 * Loại Chưa đạt:
 - Xác định nội dung đề tài chưa sát với yêu cầu của đề bài.
 - Nội dung đề tài chưa sinh động, chưa có sự sáng tạo. 
 - Hình ảnh không có sự chọn lọc để phù hợp với nội dung đề bài yêu cầu. 
 - Sắp xếp bố cục còn rời rạc, chưa hợp lý.
 - Không xác định được nhóm chính, nhóm phụ; trọng tâm bức tranh chưa thể hiện được. 
 - Màu sắc chưa phong phú về sắc độ hoặc chưa hoàn thiện. 
 4. Đánh giá kết quả học tập
 - Gv thu bài kiểm tra học kỳ
 5. Dặn dò
- Sưu tầm các bức tranh về bộ đội 
- Đọc và nghiên cứu nội dung bài mới Trang trí hình vuông
- Sưu tầm các vật dụng có dạng hình vuông và có hình trang trí
- Sưu tầm các bài vẽ trang trí hình vuông.
ỏỏỏỏỏỏỏỏ³³³ỏỏỏỏỏỏỏỏ
 Ký duyệt của tổ chuyên môn ngày 10/12/2012 
 TP.Hoàng Tiến Lực
Tuần 18 - Tiết 18 Ngày soạn:15/12/2012
 Bài Ngày dạy:17/12/2012 
 Vẽ trang trí
Trang trí Hình vuông 
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh biết cách trang trí hình vuông cơ bản và hình vuông ứng dụng, biét sử dụng các hoạ tiết dân tộc vào trong trang trí hình vuông
- Trang trí được một hình vuông cơ bản và hình vuông ứng dụng 
- HS hiểu ứng dụng của mĩ thuật trong đời sống hằng ngày, yêu quý những vật thân quen trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: 
- Phóng to các cách sắp xếp bố cục trong trang trí hình vuông 
- Bài vẽ của HS năm trước
- Vật mẫu hình vuông : khăn tay, gạch hoa ... các bước bài vẽ trang trí hình vuông cơ bản và ứng dụng 
 2. Học sinh: 
- Giấy, chì , tẩy
- Sưu tầm tranh ảnh về những mẫu vật có dạng hình vuông
- Sưu tầm bài trang trí hình vuông 
 3. Phương pháp
- Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, thực hành, liên hệ thực tiễn cuộc sống. 
III.Tiến trình dạy học 
 1. ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ 
 3. Bài mới 
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
Gv cho HS xem một số hình vuông cơ bản và hình vuông ứng dụng 
? Mục đích của trang trí ứng dụng 
? Những hoạ tiết nào thường được sử dụng trong trang trí hình vuông
? Nhận xét về cách sắp xếp các hoạ tiết trong trang trí hình vuông cơ bản 
? Nhận xét về hoạ tiết trung tâm 
(Hoạ tiết trọng tâm được vẽ như thế nào) 
? Trình bày ý kiến của em về màu sắc của các hình vuông 
1. Trang trí ứng dụng: 
- ứng dụng vào trong cuộc sống , bố cục tự do, phóng khoáng, màu sắc nền nã, dịu nhẹ nhằm làm nổi bật các vật dụng cần diễn tả.
- Hoạ tiết hoa lá, chim chóc, đồ vật, loài vật, cảnh sinh hoạt của con người
2. Trang trí cơ bản : 
Theo các nguyên tắc : xen kẻ, đối xứng
- Hoạ tiết chính là hoạ tiết trung tâm to hơn các hoạ tiết phụ, màu sắc cũng rõ ràng hơn và nổi bật hơn các hoạ tiết khác.
- màu sắc tươi sáng, nổi bật phù hợp với ý thích của người vẽ. 
Hoạt động 2: Cách trang trí 
? Khi vẽ hoạ tiết trong bài trang trí ứng dụng, ta vẽ như thế nào
? Đối với bài trang trí cơ bản ta vẽ như thế nào 
( GV minh hoạ bảng )
? Nêu các bước bài vẽ trang trí hình vuông
( GV giải thích thêm cho HS hiểu ) 
* GV cho HS xem một số bài vẽ của HS năm trước 
B1 : Tìm bố cục (hoạ tiết chính và hoạ tiết phụ ) 
B2 : Vẽ hoạ tiết 
B3 : Tô màu
Hoạt động 3 : Thực hành
GV ra bài tập, yêu cầu học sinh vẽ bài 
-GV bao quát lớp, hưóng dẫn chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được 
-Khuyến khích động viên các em
-Vẽ trang trí một hình vuông cơ bản và một hình vuông ứng dụng . Hình vuông cơ bản vẽ ở lớp, hình vuông ứng dụng vẽ ở nhà
- Kích thước : cạnh 16 cm
-Màu sắc tuỳ ý 
 4. Đánh giá kết quả học tập
? -GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về, 
? -Hoạ tiết của bài vẽ như thế nào 
? Bố cục sắp xếp đã có trọng tâm hay chưa
? Nhận xét về màu sắc của hình vuông ờ lịch 
-(GV kết luận bổ sung ) , tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích những em vẽ chưa tốt.
 5. Dặn dò 
- Về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ 
- Vẽ thêm bài trang trí hình vuông dạng tự do.
- Chuẩn bị bài 19 Tranh dân gian Việt nam 
- Sưu tầm tranh dân gian và chuẩn bị bút nét to, giấy Rô ki để thảo luận. 
ỏỏỏỏỏỏỏỏ³³³ỏỏỏỏỏỏỏỏ
 Ký duyệt của tổ chuyên môn ngày 17/12/2012 
 TP.Hoàng Tiến Lực
ỏỏỏỏỏỏỏỏ Học kỳ II ỏỏỏỏỏỏỏỏ
Tuần - Tiết 19 Ngày soạn: 05/01/2013
 Bài Ngày dạy: 07/01/2013
Thường thức mĩ thuật 
Tranh dân gian Việt Nam 
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh hiểu khái quát về một số tranh dân gian Việt Nam, đặc biệt là 2 dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống
- Hs phân biệt được 2 dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống
- Yêu thích, yêu quý nghệ thuật dân gian 
II. Chuẩn bị:
 1. Giáoviên: 
- Nghiên cứu nội dung bài học trong SGK, tham khảo SGV, tài liệu liên quan. 
- Bộ tranh dân gian Việt Nam, ( Hứng Dừa, Bịt mắt bắt Dê, Đám cưới chuột ...)
- Sưu tầm một số tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.
 2. Học sinh : 
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài học.
- Sưu tầm tranh dân gian Việt Nam, tư liệu liên quan đến bài học.
 3. Phương pháp dạy học:
 Quan sát, gợi mở, vấn đáp, trực quan, luyện tập, thảo luận nhóm
III.Tiến trình dạy học
ổn định: 
Kiểm tra bài cũ: 
Bài mới :
Hoạt động 1: Vài nét về tranh dân gian
? Tranh dân gian có từ bao giờ ? Do ai sáng tác 
? Tranh thường được sử dụng trong dịp gì 
? Nêu nội dung của các bức tranh dân gian
? Có mấy dòng tranh dân gian? Kể tên các dòng tranh đó
? Kể tên những bức tranh dân gian mà em biết 
+ Tranh dân gian có từ lâu đời do các nghệ nhân xưa sáng tác 
+ Tranh được sử dụng trong dịp Tết, và thường được gọi là tranh Tết
+ Nội dung : Cảnh sinh hoạt đời sống XH , các trò chơi...
+ Có 2 dòng tranh dân gian Tranh Đông Hồ và Hàng Trống 
+Tranh dân gian: Đám cưới chuột , Hứng Dừa, Bịt mắt bắt Dê...
Hoạt động 2 : Tìm hiểu hai dòng tranh dân gian
- Gv chia nhóm
*pHIếU BàI TậP 1
 ? Vì sao gọi là tranh Đông Hồ
? Tranh Đông hồ do ai sáng tác ? tranh phục vụ cho ai
? Tranh đề cập đến nội dung gì 
? Kể tên những nguyên liệu dùng làm tranh Đông Hồ
 Kể tên những bức tranh Đông Hồ mà em biết 
* Phiếu bài tập 2
? Vì sao gọi là tranh Hàng Trống
? Tranh do ai sáng tác nhằm mục đích gì
? Nêu đặc điểm nghệ thụât của tranh Hàng Trống
? Tranh đề cập đến nội dung gì 
? Kể tên những bức tranh Hàng Trống mà em biết 
1. Tranh Đông Hồ
- Tranh sản xuất tại làng Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
- Tranh do những người dân làm lúc nông nhàn vì vậy tranh thể hiện tâm tư tình cảm phong phú và sinh động của họ.
- Nội dung tranh : Về các đề tài trong cuộc sống xã hội như vui chơi, sinh hoạt lao động trò chơi dân gian, chúc phúc lộc thọ hoặc châm biếm đả kích những trò lố lăng của xã hội 
- Màu đen lấy từ than lá rơm, màu đỏ lấy từ sỏi, màu vàng lấy từ gỗ vang, hoa hoè, màu xanh lấy từ lá chàm, màu trắng lấy từ vỏ sò.....
- Đường nét chắc khoẻ, mạnh mẽ toát lên vẻ đẹp mộc mạc và giản dị của tranh
- Gà mái, Đánh ghen, đại Cát, Đám cưới chuột, Bà Triệu 
2. Tranh Hàng Trống 
- Tranh được sản xuất tại phố Hàng Trống ( Hà Nội )
- Tranh do những nghệ nhân sáng tác theo yêu cầu của người đặt phục vụ cho tín ngưỡng, thú vui của lớp dân thành thị và trung lưu.
- Tranh có đường nét mềm mại mảnh mai màu tươi sáng của phẩm nhuộm tạo nên nét riêng của tranh Hàng Trống 
- Nội dung : Châm biếm, đã kích thờ cúng, tín ngưỡng
- Một số tranh : Ngũ Hổ, Phật bà Quan Âm, Chợ Quê, Lý Ngư Vọng Nguyệt, Bịt mắt bắt Dê.... 
 4. Củng cố:
? Nêu một số nét cơ bản của tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống
? Trình bày giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam
- Gv tuyên dương những em nghiêm túc, nhận xét giờ học 
 5. Dặn dò:
- Trả lời các câu hỏi ở cuối bài; Học bài cũ
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài mới: Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam
- Sưu tầm các bức tranh dân gian…
ỏỏỏỏỏỏỏỏ³³³ỏỏỏỏỏỏỏỏ
 Ký duyệt của tổ chuyên môn ngày 07/01/2013 
 TP.Hoàng Tiến Lực
Tuần Tiết 20 Ngày soạn:12/01/2013 
 Bài Ngày dạy:14/01/2013 
Thường thức mĩ thuật 
 Giới thiệu một số tranh dân gian Việt nam 
i. Mục tiêu
- Giúp học sinh hiểu sâu hơn về giá trị nghệ thuật của hai dòng tranh dân gian " Đông Hồ " và "Hàng Trống " nổi tiếng 
- Rèn luyện tư duy khái quát, tư duy logic kỹ năng phân tích tổng hợp, hiểu và trình bày được đặc điểm của 2 dòng tranh dân gian trên. 
- Rèn luyện cho HS ý thức phát huy nghệ thuật truyền thống , yêu kính, tôn trọng những tác phẩm mĩ thuật của cha ông.
ii. Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: 
-Tài liệu tham khảo : " Danh hoạ Việt Nam ", Bộ tranh dân gian Việt Nam 
-ĐDDH MT 6 , Phim trong, phiếu bài tập, bút nét to
-Bản phụ, Đĩa hình, máy hắt,
 2. Học sinh : 
- Nghiên cứu nội dung bài học trong Sgk
- Sưu tầm các bức tranh dân gian
- Vở ghi, giấy, bút.
 3. Phương pháp
-Quan sát, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm
III.Tiến trình dạy học 
 1. ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ: ? Tranh dân gian có từ bao gìơ, do ai sáng tác
 ? Vì sao tranh dân gian được gọi là tranh Tết 
 3. Bài mới 
Hoạt động 1: Hai dòng tranh dân gian tiêu biểu 
? Việt Nam ta có những dòng tranh dân gian nào tiêu biểu, nêu xuất xứ của chúng
? Phân biệt hai dòng tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống
( ? Xuất xứ của chúng, đối tượng phục vụ, kỹ thuật làm tranh, chất liệu và màu sắc)
+ Gv vừa cho HS xem tranh và yêu cầu phân tích 
+ GV kết luận, bổ sung 
* Có hai dòng tranh " Đông Hồ" và Hàng Trống "
* Giống nhau : Đều là tranh dân gian khắc gỗ, có từ lâu đời do tập thể nhân dân sáng tác 
* Khác nhau: 
Tranh Đông Hồ
- Sản xuất tại làng Đông Hồ( B. Ninh)
- Do bà con nông dân sáng tác thể hiện ước mơ hoài bão của người dân
- in nhiều màu mỗi màu là 1 bản in, in nét viền đen sau cùng .
- Chất liệu mùa hạn chế
Tranh Hàng Trống
- Sản xuất tại làng Hàng Trống ( Hoàn Kiếm, Hà Nội)
- Do những nghệ nhân sáng tác, phục vụ cho tầng lớp trung lưu và thị dân ở kinh thành 
- Chỉ cần một bản gỗ khắc in nét viền đen sau đó tô màu bằng tay
- Màu sắc chế tạo từ phẩm nhuộm nên phong phú hơn.
Hoạt động 2: Xem tranh và phân tích 
+ Gv chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận 
Hãy xem tranh "Đại Cát" và "Đám Cưới Chuột "
Phiếu bài tập 1
? Trình bày nội dung của bức tranh " đại Cát " 
? Nêu nghệ thuật diễn tả của bức tranh " Đại Cát" 
Phiếu bài tập 2
? Trình bày nội dung của tranh " Đám cưới chuột "
? Nêu vài nét vễ nghệ thuật diễn tả của bức tranh đó
Phiếu bài tập 3
? Trình bày nội dung của tranh " Chợ Quê"
? Nêu vài nét vễ nghệ thuật diễn tả của bức tranh đó
? Nhận xét về màu sắc của bức tranh đó
Phiếu bài tập 4
? Nêu đề tài của bức tranh " Phật Bà Quan Âm"
? Mô tả lại nội dung của bức tranh đó
? ý nghĩa của bức tranh này là gì 
1. Đại Cát 
* Nội dung : đề tài chúc tụng chúc mọi người đón Tết vui vẻ , nhiều tài lộc 
* Hình ảnh gà trống hội tụ 5 đức tính tốt mà người đàn ông cần phải có "Văn, võ, dũng,nhân,tín"
* Hình thức: In trên giấy dó quét nền điệp , bố cục thuận mắt , hình vẽ đơn giản, nét viền đen to, khoẻ không khô cứng, phần chữ minh hoạ cho tranh thêm chặt chẽ.
* Màu sắc: Sinh động và tươi tắn
2. Đám cưới chuột 
*Đề tài : châm biếm phê phán thói hư tật xấu trong xã hội . Chuột tượng trưng cho người nông dân bị áp bức, Mèo tượng trưng cho tầng lớp quan lại phong kiến bốc lột . 
* Bố cục sắp xếp theo hàng ngang dàn đều 
* Hình thức diễn tả hóm hỉnh tạo cho bức tranh vẻ hài hước sinh động đường nét đơn giản, màu sắc hài hoà.
3. Chợ Quê
 * Đề tài sinh hoạt diễn tả cảnh một phiên chợ ở làng quê Việt Nam như một xã hội cũ thu nhỏ : Trong chợ có đầy đủ các quầy hàng, kẻ mua người bán tấp nập, già trẻ trai gái vui đùa, thầy bói, ăn xin...
* Cách diễn tả tinh tế thể hiện được nét nghệ thuật của tranh Hàng Trống 
* Màu sắc tươi sáng của phẩm nhuộm tạo nên vẻ tươi tắn, sinh động cho bức tranh .
4. Phật Bà Quan Âm
* Nội dung : Đề tài tôn giáo , tín ngưỡng khuyên răn con người làm việc thiện . Đức phật ngồi trên toà sen, xung quanh toả hào quang sáng chói, 2 bên là Tiên Đồng và Ngọc Nữ
* Bức tranh thể hiện sự huyền ảo thần bí từ cách chuyển màu tả nét mềm mại bố cục nhịp nhàng . 
 4. Đánh giá kết quả học tập
 - Gv treo một số bức tranh yêu cầu điền tên tranh và loại tranh . 
? Tại sao nói " Chợ Quê" là bức tranh thu nhỏ của xã hội Việt Nam
 5. Dặn dò 
- Chuẩn bị bài mới Kẻ chữ in hoa nét đều.
- Chuẩn bị kiểu chữ in hoa nét đều 
- Giấy chì, màu, tẩy.
ỏỏỏỏỏỏỏỏ³³³ỏỏỏỏỏỏỏỏ
 Ký duyệt của tổ chuyên môn ngày 14/01/2012 
 TP.Hoàng Tiến Lực
Tuần - Tiết 21 Ngày soạn:19/01/2013 
 Bài Ngày dạy: 21/01/2013 
 Vẽ trang trí
Kẻ chữ in hoa nét đều 
i. Mục tiêu
- Giúp học sinh hiểu về đặc điểm cũng như cách kẻ chữ và cách sắp xếp dòng chữ 
- Kẻ được bảng chữ cái in hoa nét đều áp dụng kẻ 1 dòng chữ " Mĩ Thuật "
- Yêu quý và trân trọng nghệ thuật trang trí của cha ông. 
ii. Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: 
- Bài kẻ chữ trang trí , phóng to bảng chữ cái trong SGK 
- Bài mẫu của HS năm trước
- Các bước bài kẻ chữ trang trí 
- Bài mẫu của GV 
 2. Học sinh : 
- Nghiên cứu nội dung bài học
- Sưu tầm các câu khẩu hiệu 
- Giấy, chì, màu ,tẩy
 3. Phương pháp
-Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, thực hành, liên hệ, thảo luận 
iii.Tiến trình dạy học 
 1. ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ ?Nêu cách vẽ tranh đề tài ngày tết và mùa xuân 
 3. Bài mới 
Hoạt động 1: Đặc điểm chữ nét đều 
+ Gv cho Hs xem những chữ cái trong bảng chữ cái của Việt nam
? Nêu đặc điểm các nét của chữ in hoa
? Chiều ngang và chiều cao của chữ phụ thuộc vào điều gì
? Kể tên những chữ cái chỉ chứa nét cong
? Chữ cái chỉ có nét thẳng
? Chữ cái kết hợp 2 nét cong và thẳng
? Độ rộng của các nét như thế nào 
+ Gv minh hoạ bảng 
- Các nét đều bằng nhau
- Chiều ngang và chiều cao chúng thay đổi tuỳ theo mục đích sử dụng
- C, O, Q, S
- A, E, H, I, K, L, M, N, T, V, X, Y
B, D, Đ, R, U, G, P, 
- Rộng nhất : M, O, Q, C, G, A, D, Đ
- vừa : R, V, S, H, K, B, N, 
- Hẹp :I, U, T, L 
Hoạt động 2: Cách sắp xếp dòng chữ 
- Gv cho Hs xem những chữ cái cụ thể
?chữ A, M , Q, D kẻ như thế nào 
- GV minh hoạ trên bảng
? Nêu cách sắp xếp và trang trí dòng chữ 
" Mĩ Thuật"
* GV hướng dẫn trên ĐDDH
* Gv cho HS xem bài của HS năm trước
1. Cách kẻ chữ
- Xác định khoảng cách các chữ cần kẻ 
+ Ví dụ : Chữ A, M, D, Q có độ rộng = 3cm, chiều cao = 5cm, độ rộng của nét chữ = 1cm.
A, M D, Q
2. Cách sắp xếp dòng chữ 
B1: Xác định bố cục dòng chữ
B2: Đếm số chữ 
B3: Chia khoảng cách các con chử rộng hay hẹp tuỳ theo hình dáng của chúng 
B4: Kẻ chữ
B5: Tô màu 
mĩ thuật 
Hoạt đông 3: Thực hành 
GV ra bài tập, học sinh vẽ bài 
-GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được
-HD một vài nét lên bài học sinh
-GV đặt ra yêu cầu cao hơn đ/v những bài tốt.
-Kẽ trang trí một bảng chữ cái từ A đến Z 
- Độ rộng trung bình 3 cm, cao 5cm trên giấy A3
-Chất liệu: màu nước hoặc màu sáp 
 4. Đánh giá kết quả học tập 
? Em có nhận xét gì về bố cục bài trang trí kẻ chữ 
? Nhận xét về cách kẻ các chữ và độ rộng của chúng? Khoảng cách của các con chữ 
? Màu sắc của các chữ như thế nào 
- GV động viên khuyến khích các em vẽ kém, tuyên dương những em vẽ tốt.
 5. Dặn dò 
- Kẻ trang trí một dòng chữ " đảng Quang Vinh " 
- Chuẩn bị bài mới Kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm
- Sưu tầm kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm
- Chuẩn bị màu chì, giấy, tẩy.
ỏỏỏỏỏỏỏỏ³³³ỏỏỏỏỏỏỏỏ
 Ký duyệt của tổ chuyên môn ngày 21/01/2013
 TP.Hoàng Tiến Lực
Tuần - Tiết 22 Ngày soạn:26/01/2013 
 Bài Ngày dạy:28/01/2013 
 Vẽ trang trí
Kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm 
i. Mục tiêu
- Giúp học sinh hiểu về đặc điểm cũng như cách kẻ chữ và cách sắp xếp dòng chữ 
- Kẻ được bảng chữ cái in hoa nét thanh nét đậm , áp dụng kẻ chữ " Mĩ Thuật 
- Yêu quý và trân trọng nghệ thuật trang trí của cha ông. 
ii. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Bài kẻ chữ trang trí , phóng to bảng chữ cái trong SGK 
- Bài mẫu của HS năm trước
- Các bước bài kẻ chữ trang trí 
- Bài mẫu của GV 
 2. Học sinh : 
- Sưu tầm các câu khẩu hiệu 
- Giấy, chì, màu ,tẩy
 3. Phương pháp
- Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, thực hành, liên hệ thực tiễn 
iii.Tiến trình dạy học
 1. ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ ? Phân biệt 2 dòng tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống 
 ? Nêu giá trị nội dung và nhệ thuật của tranh " Đại Cát " vẽ tranh đề tài ngày tết và mùa xuân 
 3. Bài mới 
Hoạt động 1: Đặc điểm chữ nét thanh nét đậm 
+ Gv cho Hs xem những chữ cái trong bảng chữ cái của Việt nam
? Nêu đặc điểm các nét củ

File đính kèm:

  • docGIAO AN MT6.doc