Giáo án Mĩ thuật 6 - Tiết 19, Bài 19: Thường thức mĩ thuật Tranh dân gian Việt Nam - Nguyễn Duy Nhị

I. Giới thiệu vài nét về tranh dân gian.

- Là loại tranh được lưu hành rộng rãi trong dân gian, được nhân dân ưa thích. Tranh dùng vào việc trang trí đón xuân gọi là tranh tết. Tranh để thờ cúng gọi là tranh thờ.

- Được sản xuất ở một số địa phương: Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Kim Hoàng (Hà Tây).

- Tranh dân gian có đề tài gần gũi với nhân dân lao động như: Gà trống, Gà mái, Lợn nái, Vinh hoa, Phú quý

- Tranh được in trên giấy mã, giấy Đó, giấy Bãi Bằng

doc5 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 818 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật 6 - Tiết 19, Bài 19: Thường thức mĩ thuật Tranh dân gian Việt Nam - Nguyễn Duy Nhị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19. Ngày soạn : 02/01/2016
TIẾT 19. Ngày dạy : 04/01/2016
 BÀI 19 	 TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
 THƯỜNG THỨC MT
I/ MỤC TIÊU .
Kiến thức
- Hs hiểu nguồn gốc và vai trò của tranh dân gian trong đời sống xh việt nam.
Biết được một số đề tài của tranh dân gian.
Hiểu được đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác tranh dân gian.
Hiểu cách thức làm tranh dân gian và chất liệu sản xuất tranh.
Hiểu được sự gắn kết giữa nội dung và hình thức trong tranh dân gian.
2. Kĩ năng
 - Biết được xuất xứ của tranh dân gian,.
 - Biết được một số nội dung đề tài thường có trong dân gian.
Biết được kỉ thuật sữ dụng trong tranh.
Biết được chất liệu màu dùng, bố cục, hình mảng, đường nét màu sắc.
3. Thái độ
 - HS thêm yêu các bức tranh dân gian. 
II/ CHUẨN BỊ.
Tài liệu tham khảo.( sgk-ckt-sgv)
Chuẩn bị.
Giáo viên .
Hình minh hoạ ở bộ ĐDDH MT 6 (phần tranh dân gian).
Tranh dân gian đông hồ.
Tập tranh dân gian .
Sưu tầm tranh dân gian trên báo chí
Học sinh .
- 	Sưu tầm tranh, ảnh về tranh dân gian ở trên báo chí.
 3. Phương pháp dạy học.
 - 	Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, minh hoạ,thảo luận nhóm
III/ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC.
Oån định tổ chức. (kiểm tra sĩ số).
Kiểm tra bài cũ. ( không kiểm tra)
Bài mới.
Giới thiệu bài.
Giảng bài
Hoạt Động 1 Tìm hiểu về tranh dân gian Việt Nam.(15phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thiết bị và ĐDDH
GV nhắc lại chương trình mt lớp 4 đã ghiới thiệu sơ qua về tranh dân gian.
GV chia nhóm ( 4 nhóm).
Nhóm 1
? Em biết gì về tranh dân gian?
? tranh dân gian thường được dùng để làm gì?
? tranh dân gian được in ntn?
GV cho hs xem tranh.
Kết luận
I. Giới thiệu vài nét về tranh dân gian.
- Là loại tranh được lưu hành rộng rãi trong dân gian, được nhân dân ưa thích. Tranh dùng vào việc trang trí đón xuân gọi là tranh tết. Tranh để thờ cúng gọi là tranh thờ.
- Được sản xuất ở một số địa phương: Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Kim Hoàng (Hà Tây).
- Tranh dân gian có đề tài gần gũi với nhân dân lao động như: Gà trống, Gà mái, Lợn nái, Vinh hoa, Phú quý
- Tranh được in trên giấy mã, giấy Đó, giấy Bãi Bằng 
Hs thảo luận
Hs trình bày thảo luận
Hs quan sát
Hs chú ý nghe giảng
Một số tranh dân gian khắc gỗ
Hoạt Động 2 tìm hiểu về kỹ thuật vẽ tranh khắc gỗ dân gian. .(15phút)
II/ Hai dòng tranh Đông Hồ Và Hàng Trống
Nhóm 2
+Tranh dân gian đông hồ
? Tranh đông hồ được sản xuất ở đâu? Do ai tạo ra?
? Tranh thể hiện những gì?
? Được sản xuật bằng chất liệu gì? Ntn?
? Màu sắc được lấy từ đâu?
? Đường nét thể hiện ntn?
GV cho hs xem tranh.
Kết luận
- Được sản xuất ở làng Đông Hồ huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Tác giả là những người dân lao động. Họ làm tranh trong lúc nhàn rỗi. Tranh thể hiện cuộc sống muôn màu, muôn vẻ và sự liên hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên.
- Tranh Đông Hồ được sản xuất hàng loạt bằng khuôn gỗ, khắc và in trên giấy dó quét màu điệp.
- Đặc biệt là cách sử dụng màu in tranh bằng các nguyên liệu có sẵn và dễ tìm.
- Nét vẽ đơn giản, dứt khoát làm cho tranh đậm đà và sống động.
Nhóm 3
+ Tranh dân gian hàng trống
? Vì sao có tên gọi là tranh hàng trống ?
? Tranh được làm ntn?
? Phục vụ cho tầng lớp nào ?
GV cho hs xem tranh.
Kết luận
- Được bày bán tại phố hàng trống.
- Tranh chỉ cần một bản khắc nét in màu đen làm đường viền, sau đó trực tiếp tô màu.
- Tranh phục vụ cho tầng lớp trung lưu và thị dân nên đường nét trong tranh thường mảnh mai, trau chuốt và tinh tế
Hs thảo luận
Hs thảo luận
Hs trình bày thảo luận
Hs quan sát
Hs chú ý nghe giảng
Hs thảo luận
Hs trình bày thảo luận
Hs quan sát
Một số tranh dân gian Đông Hồ
Một số tranh dân gian Hàng Trống
Hoạt Động 3 tìm hiểu giá trị nghệ thuật của tranh dân gian.(15phút)
Nhóm 4 
III. Giá trị nghệ thuật của trang dân gian
? Nêu giá trị nghệ thuật của tranh dân gian ?
Kết luận
- Tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống rất chú trọng đến bố cục, đường nét và màu sắc.
- Tranh có vẻ đẹp hài hòa, hình tượng có tính khái quát cao, vừa hư, vừa thực khiến cho người xem thấy gần gũi, yêu thích, ngắm mãi mà không chán mắt.
Hs thảo luận
Hs trình bày thảo luận
Hs chú ý nghe giảng
Củng cố.
Hoạt Động 4 Đánh giá kết quả học tập.
- Xuất xứ của tranh dân gian? 
- Kỹ thuật khắc gỗ của tranh dân gian như thế nào? 
- Đề tài chủ yếu của tranh dân gian là những đề tài nào? 
 5. Dặn dò.
 - HS về nhà học bài và chuẩn bị cho bài sau. 
 6. Rút kinh nghiệm.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
PHIẾU CÂU HỎI THẢO LUẬN
Nhóm 1
? Em biết gì về tranh dân gian?
? tranh dân gian thường được dùng để làm gì?
? tranh dân gian được in ntn?
- Gv cho hs xem tranh.
PHIẾU CÂU HỎI THẢO LUẬN
Nhóm 2
+Tranh dân gian đông hồ
? Tranh đông hồ được sản xuất ở đâu? Do ai tạo ra?
? Tranh thể hiện những gì?
? Được sản xuật bằng chất liệu gì? Ntn?
? Màu sắc được lấy từ đâu?
? Đường nét thể hiện ntn?
- Gv cho hs xem tranh.
PHIẾU CÂU HỎI THẢO LUẬN
Nhóm 3
+ Tranh dân gian hàng trống
? Vì sao có tên gọi là tranh hàng trống ?
? Tranh được làm ntn?
? Phục vụ cho tầng lớp nào ?
- Gv cho hs xem tranh.
PHIẾU CÂU HỎI THẢO LUẬN
Nhóm 4 
III. Giá trị nghệ thuật của trang dân gian
? Nêu giá trị nghệ thuật của tranh dân gian ?

File đính kèm:

  • docTUAN_20_TIET_19_MT6.doc