Giáo án Mĩ thuật 6 - Tiết 11, Bài 11: Vẽ trang trí màu sắc

- GV treo ĐDDH và giới thiệu bằng hình ảnh, đặt câu hỏi gợi mở:

5) Màu bổ túc là màu ntn? Có những cặp màu bổ túc nào? Người ta thường dùng màu bổ túc để làm gì?

6) Thế nào là màu tương phản? Có những cặp màu tương phản nào? Người ta ứng dụng những cặp màu tương phản để làm gì?

 

docx3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật 6 - Tiết 11, Bài 11: Vẽ trang trí màu sắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:11 NS : 24-10-2014
 Tiết :11 ND : 27-10-2014
Bài 11 : VẼ TRANG TRÍ
 MÀU SẮC
I/ Mục tiêu bài học:
¯ KT: HS hiểu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và tác dụng của màu sắc đối với cuộc sống con người
¯ KN: HS biết được một số màu thường dùng và cách pha màu để áp dụng vào bài TT và vẽ tranh
¯ TĐ: HS thích quan sát và phân tích màu sắc trong thiên nhiên và trong cuộc sống
II/ Chuẩn bị:
1/ Đồ dùng dạy- học:
¯ GV :
- Ảnh màu: cỏ cây, hoa lá, chim thú, phong cảnh …
- Bảng màu cơ bản (ĐDDH MT 6)
- Một vài bài vẽ tranh, khẩu hiệu
¯ HS :
- Sưu tầm tranh, ảnh màu
- Dụng cụ vẽ
2/ Phương pháp dạy - học:
- Trực quan, vấn đáp, luyện tập.
III/ Tiến trình dạy – học:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
2/ Bài cũ: Nhận xét bài cũ của HS
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Tiến trình dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ĐDTBDH
Hoạt động 1: 
Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu một số tranh, ảnh màu về phong cảnh thiên nhiên, gợi ý để HS nhận xét:
1) Hãy gọi tên các màu ở trong tranh? Qua đó các em thấy màu sắc trong thiên nhiên ntn?
2) Ở cầu vồng có những màu sắc nào?
3) Do đâu mà có màu sắc?
- HS trả lời, GV tóm tắt và chốt ý lại
+ Màu sắc do ánh sáng mà có
+ Ánh sáng có bảy màu
I/ Quan sát, nhận xét
- Màu sắc trong thiên nhiên rất phong phú, có các màu : đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím … 
- Giới thiệu một số tranh, ảnh màu về thiên nhiên, phong cảnh
Hoạt động 2:
Hướng dẫn HS cách pha màu 
- GV giới thiệu hình trong SGK để HS nhận ra:
+ Trong cuộc sống có rất nhiều màu sắc nhưng chúng đều được tạo ra từ ba màu cơ bản: Đỏ - vàng -lam
+ Pha trộn các màu cơ bản,ta sẽ có nhiều màu khác
- GV tiến hành cách pha màu:
+ GV nhỏ một giọt màu đỏ vào cốc nước, sau đó nhỏ một giọt màu vàng, đặt câu hỏi:
4) Các em thấy màu trong cốc nước chuyển thành màu gì? Màu thứ 3 được tạo thành từ hai màu gốc gọi là màu gì?
- Tiếp tục GV pha màu vàng và lam, đỏ và lam để HS quan sát và gọi tên.
- Sau đó, GV chốt lại: từ những màu mới hình thành, cộng trắng hoặc đen, hoặc thêm, bớt một trong hai lượng màu gốc sẽ cho ra độ đậm nhạt khác nhau của màu
II/ Màu vẽ và cách pha màu
1 - Màu cơ bản:
- Đỏ - vàng - lam	
2 - Màu nhị hợp:
- Đỏ + vàng = lam
- Vàng + lam = lục (xanh lá cây)
- Lam + đỏ = tím
- GV treo hình minh họa phóng lớn trong SGK.
- GV tiến hành pha màu
Hoạt động 3: 
Giới thiệu tên một số màu và cách dùng
- GV treo ĐDDH và giới thiệu bằng hình ảnh, đặt câu hỏi gợi mở:
5) Màu bổ túc là màu ntn? Có những cặp màu bổ túc nào? Người ta thường dùng màu bổ túc để làm gì?
6) Thế nào là màu tương phản? Có những cặp màu tương phản nào? Người ta ứng dụng những cặp màu tương phản để làm gì?
7) Thế nào là màu nóng? màu lạnh? Cho ví dụ?
- HS trả lời, GV chốt lại và giới thiệu một số chất liệu màu vẽ thông dụng.
3 - Màu bổ túc:
- Đỏ + lục
- Vàng + tím
- Lam + cam
4 - Màu tương phản:
- Đỏ + trắng
- Đỏ + vàng
- Vàng + lục
5 - Màu nóng: Đỏ - cam - vàng
6-Màu lạnh: Lam - lục - tím
- Treo ĐDDH bảng màu cơ bản và các bảng màu khác
4/ Củng cố:
- GV đưa ra một vài tranh, bài TT, yêu cầu:
8) Tìm ra các màu bổ túc, tương phản, màu nóng, lạnh, màu cơ bản trong các tranh, bài TT này?
9) Gọi tên một số màu trong những bức tranh này? 
5/ Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Quan sát thiên nhiên và gọi tên các màu ở một số đồ vật trong nhà
- Chuẩn bị bài sau: màu sắc trong TT
6/ Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docxmt6tuan 11.docx