Giáo án Mĩ thuật 6 bài 1 tiết 1: Chép hoạ tiết trang trí dân tộc

- Giáo viên cho học sinh xem hình minh hoạ một số hoạ tiết trang trí dân tộc và nhận xét:

 Họa tiết các nghệ nhân thường sử dụng trong trang trí dân tộc là gì?

 HS: Hoa, lá, mây, sóng nước, chim muông, đươc cách điệu hoặc đơn giản đi.

 Hình dáng chung của các hoạ tiết là hình gì?

 HS: Hình tròn, hình vuông, hình tam giác,

 Họa tiết được sắp xếp bố cục như thế nào?

 HS: Cân đối, hài hòa, thường đối xứng qua các trục.

 Đường nét của các họa tiết như thế nào?

 HS: Mềm mại, uyển chuyển hoặc khoẻ khoắn.

 Màu sắc của các họa tiết này như thế nào?

 HS: Màu sắc rực rỡ, tương phản: Đỏ – Đen, Lam – Vàng,

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật 6 bài 1 tiết 1: Chép hoạ tiết trang trí dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: Tiết PPCT: 1 Ngày dạy:
CHÉP HOẠ TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC
 Bài 1.
Vẽ trang trí
1. MỤC TIÊU
 1. 1. Kiến thức: - Hoạt động 1: Học sinh nhận ra được vẻ đẹp của các hoạ tiết dân tộc ở các vùng miền khác nhau.
 1. 2. Kĩ năng: - Hoạt động 3: Học sinh vẽ được một số hoạ tiết gần đúng mẫu và tô màu theo ý thích.
 1. 3. Thái độ: - Hoạt động 1,2,3: Học sinh thêm yêu thích các họa tiết trang trí dân tộc.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: 
 Học sinh nhận ra được vẻ đẹp của các hoạ tiết dân tộc ở các vùng miền khác nhau.
 Học sinh vẽ được một số hoạ tiết gần đúng mẫu và tô màu theo ý thích.
3. CHUẨN BỊ:
 3.1. Giáo viên: Tranh chép họa tiết trang trí dân tộc
 3. 2. Học sinh: - Sưu tầm một số họa tiết trang trí dân tộc trong sách, báo
 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ,.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh
 Lớp 6A1
6A2
6A3
6A4
6A5
 4.2. Kiểm tra miệng: 
 - Bài cũ: GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS
- Bài mới:
r Theo em, họa tiết gồm có những gì?
- Họa tiết gồm: Hoa, la,ù con vật, cây cối, nhà cửa, .. 
 4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 - Giáo viên giới thiệu: Các em đã được nhìn thấy rất nhiều họa tiết trên khăn, váy, áo, nón, Nhưng để có thể vẽ được những hoạ tiết đó, hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em chép một số họa tiết trang trí dân tộc.
*Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét các hoạ tiết:
- Giáo viên giới thiệu cho HS kiến trúc Chùa Một Cột và một số hoạ tiết trang trí trên vải của các dân tộc để học sinh thấy được sự sáng tạo và tài hoa của các nghệ nhân xưa của nền nghệ thuật Việt Nam.
 Bài 1.Vẽ trang trí
CHÉP HOẠ TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC
I. Quan sát, nhận xét các hoạ tiết:
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo - Mĩ thuật 6 Trường: THCS Lê Lợi 
- Giáo viên cho học sinh xem hình minh hoạ một số hoạ tiết trang trí dân tộc và nhận xét:
r Họa tiết các nghệ nhân thường sử dụng trong trang trí dân tộc là gì?
 HS: Hoa, lá, mây, sóng nước, chim muông, đươc cách điệu hoặc đơn giản đi.
r Hình dáng chung của các hoạ tiết là hình gì?
 HS: Hình tròn, hình vuông, hình tam giác,
r Họa tiết được sắp xếp bố cục như thế nào?
 HS: Cân đối, hài hòa, thường đối xứng qua các trục.
r Đường nét của các họa tiết như thế nào?
 HS: Mềm mại, uyển chuyển hoặc khoẻ khoắn.
r Màu sắc của các họa tiết này như thế nào?
 HS: Màu sắc rực rỡ, tương phản: Đỏ – Đen, Lam – Vàng,
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách chép họa tiết dân tộc:
- Giáo viên chỉ vào 1 họa tiết trên bảng va hỏi học sinh:
 r Để chép được họa tiết như thế này, chúng ta phải làm gì?
HS: + Quan sát tìm ra đặc điểm của mẫu.
 + Phác khung hình và kẻ đường trục.
 + Nhìn mẫu, vẽ phác các mảng hình chính bằng các nét thẳng.
 + Nhìn mẫu, vẽ nét chi tiết hoàn thiện hình và tô màu.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài:
- Giáo viên nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh làm bài
- Giáo viên nhắc học sinh:
 + Vẽ họa tiết sao cho vừa và cân đối với tờ giấy vẽ.
 + Quan sát kĩ để tìm ra đặc điểm mẫu và tiến hành theo các bước như đã hướng dẫn.
 + Vẽ xong, tô màu theo ý thích.
II. Cách chép họa tiết dân tộc:
- Quan sát tìm ra đặc điểm của mẫu
- Phác khung hình và kẻ đường trục
- Vẽ phác hình
- Hoàn thiện hình và tô màu
III. Thực hành:
Chọn và chép một họa tiết trang trí dân tộc và tô màu theo ý thích.
 4.4. Tổng kết:
 - Giáo viên chọn vài bài vẽ đẹp gắn lên bảng và hướng dẫn học sinh tập nhận xét
 - Giáo viên gọi học sinh nhận xét bài vẽ của bạn:
 + Bố cục + Hình dáng , đường nét họa tiết
 + Màu sắc
 - Giáo viên nhận xét, nêu ưu – khuyết điểm của mỗi bài vẽ.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 6 Trường: THCS Lê Lợi 
 4.5. Hướng dẫn học tập:
 *Đối với bài này: - Hoàn thành bài vẽ (Nếu chưa xong).
 - Chép và sưu tầm một số họa tiết trang trí khác, có thể cắt dán vào giấy. 
 * Đối với bài tiếp theo- Chuẩn bị bài: “TTMT – Sơ lược mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại”.
 + Xem trước bài giới thiệu trong SGK.
 + Sưu tầm tranh ảnh về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.
5. PHỤ LỤC:
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 6 Trường: THCS Lê Lợi 

File đính kèm:

  • docBai_1_Chep_hoa_tiet_trang_tri_dan_toc_20150726_074151.doc