Giáo án Mĩ thuật 5 - Chủ đề: Tĩnh vật

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG

1.Giáo viên

- Vật mẫu: lọ, hoa, quả.

- Tranh tĩnh vật của thiếu nhi hoặc hoạ sĩ.

2. Học sinh

- Giấy A4 , A3 ; màu vẽ.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Vẽ biểu đạt và vẽ cùng nhau.

IV. QUY TRÌNH THỰC HIỆN:

Bước 1: Giới thiệu tranh tĩnh vật; vật mẫu: lọ - hoa – quả.( 10 phút)

 

doc6 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật 5 - Chủ đề: Tĩnh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thø Sáu, ngµy 06 th¸ng 03 n¨m 2015
 CHỦ ĐỀ: TĨNH VẬT ( Lớp 5 )
( Kết hợp bài 20; 24;28;32 )
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của lọ, hoa, quả qua đặc điểm, hình dáng, màu sắc và chất liệu.
- Học sinh vẽ biểu đạt được lọ, hoa, quả.
- HS phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm để tạo nên các bức tranh tĩnh vật theo ý thích.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG
1.Giáo viên
- Vật mẫu: lọ, hoa, quả.
- Tranh tĩnh vật của thiếu nhi hoặc hoạ sĩ.
2. Học sinh
- Giấy A4 , A3 ; màu vẽ.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Vẽ biểu đạt và vẽ cùng nhau.
IV. QUY TRÌNH THỰC HIỆN:
Bước 1: Giới thiệu tranh tĩnh vật; vật mẫu: lọ - hoa – quả.( 10 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu về tranh tĩnh vật. 
GV cho HS quan sát, cảm nhận một số bức tranh tĩnh vật. Đặt câu hỏi:
+ Tranh vẽ gì?
+ Tranh vẽ lọ, hoa, quả thuộc thể loại tranh gì?
GV hỏi về tranh tĩnh vật
- Hướng dẫn học sinh quan sát, thảo luận mẫu lọ hoa, quả, nêu yêu cầu gợi ý:
+ Mẫu gồm những vật gì? Hoa gì? Quả gì?
+ Lọ hoa có những bộ phận nào? Chất kiệu như thế nào?
+ Đặc điểm, hình dáng, màu sắc, ánh sáng tác động, đậm nhạt, sự ảnh hưởng qua lại giữa các màu nằm cạnh nhau của mẫu?
- Học sinh quan sát và cảm nhận vẻ đẹp của tranh tĩnh vật qua hình ảnh, bố cục, màu sắc.
HS: Tranh tĩnh vật.
- HS đại diện nhóm giới thiệu về mẫu trước lớp.
- HS thảo luận nhóm, nói cho nhau nghe về mẫu qua gợi ý của giáo viên.
+ Cảm nhận của HS về mẫu.
Bước 2: Vẽ biểu đạt: Lọ - hoa – quả.( 40 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho HS ôn lại cách vẽ biểu đạt: Thế nào là vẽ biểu đạt?
- GV thị phạm để HS hiểu hơn về cách vẽ không nhìn giấy.
- GV hướng dẫn HS vẽ biểu đạt lọ - hoa – quả.
- GV hướng dẫn HS trưng bày tại bàn.
- GV cho HS quan sát một số bài vẽ biểu đạt theo mẫu.
- Giáo viên tổ chức cho HS trưng bày bài vẽ theo cá nhân
- GV gợi ý cho quy trình tiếp theo: Để tác phẩm biểu đạt của nhóm mình có giá trị nghệ thuật cao hơn nữa, chúng ta phải làm gì tiếp?
- HS nhớ lại cách vẽ biểu đạt là cách vẽ không nhìn vào giấy, vẽ bằng cảm xúc với đối tượng vẽ.
- HS quan sát, tìm ra cách vẽ.
- HS vẽ cá nhân bằng chì trên giấy A4, mỗi mẫu một tờ giấy, vẽ 3,4 tờ.
- HS trưng bày bài tại bàn.
- HS cảm nhận, chọn bài vẽ mình thích, vẽ màu.
- HS trưng bày bài vẽ và chia sẻ cảm nhận khi xem tác phẩm của các bạn khác hoặc của mình, chọn bài mình thích và bài có tính biểu đạt cao, màu sắc đẹp.
- HS có thể tìm ra nhiều phương án, vẽ tiếp, ghép hình, thêm vật tìm được, giấy .. để thành những tác phẩm tĩnh vật.
Bước 3: Cùng nhau vẽ: Tĩnh vật màu.( 40 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu học sinh sáng tạo những bức tranh tĩnh vật từ những sản phẩm biểu đạt lọ, hoa, quả.
+ Vẽ tiếp.
+ Cắt, dán, ghép hình.
- GV yêu cầu HS chia sẻ thảo luận với nhau về cách sắp xếp bố cục, cách vẽ màu của tranh tĩnh vật.
- Học sinh hoạt động nhóm thực hiện trên giấy A3
- HS thảo luận nhóm tìm ra cách làm hiệu quả nhất.
- HS làm việc nhóm, họp tác và tôn trọng lẫn nhau: vẽ tiếp, ghép hình hay thêm những hình ảnh để tạo thành những tĩnh vật màu đẹp.
- GV tổ chức HS trưng bày bài vẽ, gợi ý HS trình bày trước lớp:
+ Em thấy sản phẩm của các bạn có đẹp không?
+ Em thích bài nào nhất ? vì sao?
+ Theo em có cần bổ sung thêm gì ở sản phẩm của mình, của bạn không?
- HS trưng bày bài vẽ và ý tưởng bài vẽ tĩnh vật của nhóm mình và nhận xét bài nhóm bạn.
 Chiều: Thø Sáu, ngµy 06 th¸ng 03 n¨m 2015
CHỦ ĐỀ: THIÊN NHIÊN TƯƠI ĐẸP ( Lớp 4 )
( Kết hợp bài 2 ; 7 ;18 và bài 27 )
I.Mục tiêu:
HS: 
- Được tham gia vận động ,di chuyển với âm nhạc để tạo nên bức tranh màu sắc .
- Khám phá được vẻ đẹp, sự phong phú , đa dạng của thiên nhiên thông qua trí tưởng tượng về đường nét , màu sắc của bức tranh .
- Tạo dáng được hình quả cây ,cây , cành lá để tạo nên bức tranh về thiên nhiên .
- Phát triển khả năng diễn đạt suy nghĩ của bản thân , hiểu và sử dụng hình ảnh để trang trí và giao tiếp.
II.Chuẩn bị :
*GV: Chuẩn bị bản nhạc ,bài hát,dân ca, đồng dao với nội dung phù hợp với lứa tuổi học sinh .
*HS: Giấy A3 ( A4), bút lông, màu sáp.
III.Phương pháp dạy học : 
.-Phương pháp dạy vẽ :”Tưởng tượng và sáng tạo từ âm nhạc”
IV.Quy trình thực hiện :
Bước 1: Nghe nhạc vẽ theo giai điệu( 10 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV : Mở nhạc cho HS nghe nhạc hoặc các nhịp điệu và vẽ màu theo giai điệu .
- GV: Tạo nhóm
- Khởi động :GV bật nhạc và cho HS vẽ những nét màu trên giấy theo tiết tấu 
Bước 2: Từ vẽ tranh đến thường thức tranh( 35 phút)
-GV: Cho các nhóm treo tranh lên và đặt câu hỏi:
 + Trong suốt quá trình di chuyển xung quanh vẽ theo nhạc em có cảm nhận gì ?
+ Em có nghĩ bức tranh này vẽ lộn xộn không ? Em có thấy hứng thú với hoạt động vừa thực hiện không ?
+Trong khi quan sát tranh ,em liên tưởng tới hình ảnh gì ?
+Từ những hình ảnh đó em nghĩ đến những đề tài nào ?
GV: Cho HS chọn lựa hình ảnh trong thế giới tưởng tượng.
-Với chủ đề thiên nhiên xung quanh chúng ta , các con tưởng tượng về những hình ảnh như : hoa ,lá,quả cây,lọ hoa .
 - HS : Ngồi theo nhóm đôi hoặc nhóm 4 ..
 - HS :Vẽ thực hành trên giấy ( HS chuyển động cơ thể và vẽ theo nhạc )
-HS: Quan sát và suy nghĩ, đưa ra những nhận xét và chia sẻ cảm nhận về hđ vừa thực hiện
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS dùng các khung giấy theo các hình tùy ý được trổ từ giấy A4 và dịch chuyển trên bức tranh lớn để tìm kiếm phần màu sắc, đường nét mình thích rồi dán khung giấy vào vị trí đó
Bước 3 :Tạo sản phẩm ( Hoa lá , lọ hoa, quả) và trang trí.(35 phút)
GV : Trước khi vào học gv tổ chức cho HS vận động ( trò chơi hoặc nhảy nhạc dân vũ )
GV gởi ý câu hỏi:
 + Em muốn tạo ra sản phẩm gì ?
+ Em thích hình mảng, màu sắc nào ? có thể tạo ra được sản phẩm hay hình ảnh nào trong chủ đề thiên nhiên ?
- GV cho HS thực hành tạo ra các sản phẩm mình thích
HS : Vận động sôi nổi
- HS trả lời
- HS tự cảm nhận 
- HS có thể thảo luận thống nhất nhóm làm thành một đề tài từ chủ đề thiên nhiên ( có thể phân công từng thành viên trong nhóm )
GV: Khuyến khích HS mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình.
HS lên giới thiệu,thuyết trình về sản phẩm của mình (của nhóm)
 HS tự thuyết trình sản phẩm của từng nhóm 
-Trang trí lớp học , trang trí đường diểm vào váy áo , bát , túi xách.
- Các nhóm thực hiện HS trả lời
* Thuyết trình, thảo luận và nhận xét, đánh giá về sản phẩm .
-GV cho HS trưng bày sản phẩm và gợi ý câu hỏi để hs thuyết trình :
+Sản phẩm của em là gì ?
+Ý tưởng em muốn thể hiện trong sản phẩm đó là gì?
+Em có hài lòng về sản phẩm của mình (của nhóm) không ? Vì sao?
+Em sẽ sử dụng sản phẩm này như thế nào ?
* Trước khi chuyển sang hđ khác gv tổ chức cho HS thư giãn theo cách của mình.
- HS trả lời.
*Gợi mở , phát triển chủ đề với ý tưởng sáng tạo mới 
-Gvđặt câu hỏi : 
+Với sản phẩm các em đã làm có thể ứng dụng vào trang trí , vậy ta có thể trang trí vào đồ vật gì ?
-GV có thể cho các nhóm thêm hình ảnh sắp xếp thành một bức tranh về thiên nhiên : nhà cửa ,cây cối (cây có quả hoặc hoa) , vườn hoa .
V.Đánh giá: (10 phút)
-GV đặt câu hỏi :
+Theo em , sản phẩm nào em thích ? Vì sao?
+Ý tưởng của sản phẩm em cảm thấy thế nào ?
+Em sẽ sử dụng sản phẩm này thế nào ?
*GV bổ sung và động viên , khen ngợi 
HS trả lời.
*Lưu ý: Trong khi hs trả lời gv có thể hỗ trợ hỏi thêm : 
+Qua quy trình HĐMT của chủ đề “ Thiên nhiên tươi đẹp”các e có thích k ? 
+Các em ã được học những gì trong quy trình vừa rồi ?Ta có đạt được mục tiêu không ?
*Gv tổng kết và liên hệ chủ đề này trong cuộc sống hằng ngày .
VI.Dặn dò:
*Gv động viên , khen ngợi và dặn dò hs chuẩn bị đồ dùng cho một chủ đề tiếp theo .
- HS trả lời theo cảm nhận.

File đính kèm:

  • docMI_THUAT_DAN_MACH_CA_NAM.doc