Giáo án Lớp Mầm - Tuần 1: Nghề nghiệp của ba mẹ

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

( từ 29 /11/2010 đến 03 /12/2010 )

I/ Mục đích yêu cầu:

- Trẻ quan sát và biết được trái cây ăn quả và chất dinh dưỡng trong quả, biết đặc điểm khi quả chín hoặc còn sống thì không nên ăn

- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú tham gia trò chơi

- Chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi khi trò chuyện.

- Biết kính trọng và nhớ ơn các bác nông dân

II/ Chuẩn bị:

- Địa điểm: sân bằng phẳng, rộng, sạch, an toàn cho trẻ

- Trang phục gọn gàng

- Trò chơi tự do: vòng, bóng, .

 

doc14 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Tuần 1: Nghề nghiệp của ba mẹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
010 )
I/ Chuẩn bị: 
1/ TCXD: Mô hình trại chăn nuôi, vườn cây ăn quả, các khối chữ nhật, hộp giấy, hộp sữa, sỏi, chậu hoa chưa có hoa và hoa rời
2/ TCĐV: bộ đồ dùng Bác sĩ( trang phục, ống nghe, ống tiêm..), bộ đồ dùng nấu bếp, tạp về, các loại rau, củ thật.
3/ TCKP: các loại ( đường, muối, cát) nước, giấy + bút, bảng theo dõi kết quả.
4/ Thư viện: sách truyện, tranh có hình ảnh đẹp phù hợp theo chủ đề, giấy, bút màu để làm bộ alum về nghề nghiệp
5/ Nghệ thuật: tô màu, nặn dụng cụ nghề, giấy xúc, keo, hồ, sưu tầm một số hình ảnh trong sách báo về trang phục một số nghề.
6/ Học tập: lô tô về ngành nghề,lô tô dụng cụ nghềnối đúng nghề phù hợp
II/ Phân công:
Thời điểm
Phân công
NGỌC BÍCH ( cô A )
KIM NGỌC ( cô B )
Đầu giờ
- Chuẩn bị nơi chơi cho các góc, các đồ chơi, bài tập, phương tiện chơi
- Sắp xếp đồ chơi, phương tiện chơi theo bộ ở các góc chơi để trẻ dễ nhìn, dễ lấy
Giữa giờ
Bao quát và triển khai khả năng chơi của trẻ ở góc khác
Bao quát và triển khai khả năng chơi của trẻ ở góc khác
Kết thúc
- Thu dọn đồ dùng đồ chơi, thu hút trẻ phụ giúp sắp xếp đồ dùng đồ chơi
- Thu dọn đồ dùng đồ chơi, thu hút trẻ phụ giúp sắp xếp đồ dùng đồ chơi
III/ Nhiệm vụ- PP- hướng dẫn:
TCĐV: 
- Gợi ý giúp trẻ bàn về ý tưởng chơi: Bác sĩ làm việc ở đâu? Khi có bệnh nhân đến khám thì thái độ BS như thế nào? Công việc khám bệnh là làm như thế nào? Cô cùng tham gia chơi với cháu
TCXD:
- Tổ chức cho trẻ quan sát trò chuyện về trại chăn nuôi, vườn cây ăn quả
- Xem mô hình “ Trại chăn nuôi” bao gồm: hàng rào, cổng, các chuồng nuôi con vật: bò, heo, gà, vịt
- Cùng với trẻ chuẩn bị các vật liệu để xây dựng
TCHT:
- Thực hiện các bài tập góc phù hợp theo chủ điểm: chọn và phân loại các dụng cụ theo nghề phù hợp
- Các loại sách theo chủ đề, sách có nhiều hình ảnh đẹp gây hứng thú cho trẻ.Tạo trang phục, làm album về ngành nghề
- Khám phá: thử nghiệm chất tan và không tan( Muối- Cát)
TCVĐ:
- Tham gia vui vẻ vào trò chơi. Trườn sấp, bò cao Về đúng nhà. và một số trò chơi dân gian khác. 
Trọng tâmquan sát:
 -Tình hình chơi đóng vai: nề nếp khi cháu tham gia, thỏa thuận phân vai trước khi chơi. Trẻ có thể hiện được vai chơi qua ngôn ngữ, hành động đã gợi ý
MẠNG 
Chủ đề nhánh: NGHỀ NGHIỆP CỦA BA MẸ
( từ 29 /11/2010 đến 03 /12/2010 )
- Trò chuyện về tên dụng cụ một số nghề của be mẹ làm
- Tô màu tranh dụng cụ một số nghề
- Làm nghề như bố
- Nối dụng cụ phù hợp với nghề
- Mèo đuổi chuột
- Trò chuyện, đàm thoại về nơi làm việc của ba mẹ
- Quan sát 1 số tranh về nơi làm việc mà trẻ kể ra
- Nghề nghiệp của ba mẹ
- Nhận biết gọi tên hình vuông
- Trò chơi: Ai đoán đúng
- Khám phá chất tan, chất không tan
Tuần 1: 
NGHỀ NGHIỆP CỦA BA MẸ
DỤNG CỤ CỦA NGHỀ BA MẸ
NƠI LÀM VIỆC
SẢN PHẨM BA MẸ LÀM RA
- Quan sát, trò chuyện về những sản phẩm của ba mẹ làm ra
- Trườn sấp- đập bóng
- Chi chi chành chành
- Bác sị khám bệnh, bán hàng
- Làm album về sản phẩm nghề của ba mẹ
KẾ HOẠCH TUẦN 1: NGHỀ NGHIỆP CỦA BA MẸ
( từ 29 /11/2010 đến 03 /12/2010 )
Thời điểm
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ
- Cô và trẻcu2ng quan sát, trò chuyện về tranh nghề nghiệp mà cô và trẻ cùng sưu tầm
- Cô gợi ý để trẻ nêu được cử chỉ,hành động cụ thể của bức tranh. Biết gọi tên nghề mà trẻ biếtà trẻ biết kể nghề nghiệp của ba me mình
- Phối hợp PH: Trao đổi về sức khỏe, học tập của trẻ, xin vật liệu trang trí
TDS 
Bài tập 3( mỗi động tác 3lần x 4 nhịp 
Hoạt động sáng
)- Điểm danh: Tổ trưởng điểm danh-> báo cáo với cô. Quan tâm đến bạn vắng.
- Thời gian + Thời tiết: Gở lịch, gắn băng từ thứ, ngày, tháng. QS và nhận xét bầu trời
- Giới thiệu sách truyện mới: “ Món quà cô giáo”
- Tâm trạng: vui, buồn, ngạc nhiện-> trẻ nêu được vì sao vui, buồn, ngạc nhiên.
- Thông tin trên báo, đài
Hoạt động chung
PTNT:
TRÒ CHUYỆN VỀ 
NGHỀ NGHIỆP CỦA BA MẸ
PTNN:
Thơ:
 “ LÀM NGHỀ NHƯ BỐ”
PTNT:
NHẬN BIẾT GỌI TÊN HÌNH VUÔNG
PTTM
TÔ MÀU DỤNG CỤ MỘT SỐ NGHỀ
PTTC: 
TRƯỜN SẤP- ĐẬP BÓNG
HĐNT
- QS: Xem tranh ảnh một số nghề: thợ may, bộ đội, thợ xây, cô giáo, thợ mộc.
- TCVĐ: Bắt bướm, Mèo đuổi chuột .
- TC dân gian: Chi chi chành chành, Lộn cầu vồng, Kéo cưa lừa xẻ.
- Chơi tự do: Các đồ chơi ngoài trời, cát, nước, nhặt lá cây, nhổ cỏ cho hoa.
HĐVC
- Đóng vai:bác sĩ
- Âm nhạc: Hát, vận động bài “cháu yêu cô chú công nhân, làm chú bộ đội”, 
- Xây dựng: Trại chăn nuôi
- Tạo hình: làm tranh chủ đề
- Học tập: phân loại dụng cụ theo nghề tranh lôtô. 
- Thư viện: làm album,xem tranh về các nghề
- Khám phá: chăm sóc cây, thử nghiệm chất tan và không tan
- TH: Tô màu dụng cụ một số nghề
- Đóng vai: Bán hàng
- Thiên nhiên: chăm sóc cây xanh: tưới cây, lau lá..
VS, ăn, ngủ
- Rèn nề nếp, thói quen thực hiện các thao tác VS: rửa tay bằng xà phòng, lau mặt, đánh răng, vệ sinh biết dội nước.
- Giới thiệu món ăn kết hợp lồng dinh dưỡng
- Đảm bảo an toàn cho trẻ khi ngủ
Hoạt động chiều
- Chơi ở các góc thực hiện và hoàn thành sản phẩm
- Rèn thao tác vệ sinh đúng cách: Rửa tay bằng xà phòng, lau mặt, đánh răng
- Làm album hình ảnh dụng cụ nghề nghiệp
- Biểu diễn văn nghệ
- Trưng bày sản phẩm của chủ đề tuần
- Đóng chủ đề nhánh: nghề nghiệp của ba mẹ bé .Mở chủ đề mới: Một số nghề gần gũi với trẻ
Trả trẻ
- Rèn cá nhân trẻ tô màu
- Trao đổi với PH về tình tình 1 ngày của cháu ở lớp ( nếu có)
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG SÁNG
( từ 29 /11/2010 đến 03 /12/2010 )
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ biết tên các bạn trong tổ. Quan tâm đến thông tin thời sự
- Cùng chia sẽ với cô và bạn
- Chú ý lắng nghe cô và bạn nói
II/ Chuẩn bị: Các loại bảng biểu ( điểm danh, thời tiết, thời gian, chế độ sinh hoạt, thông tin  )
III/ Tổ chức hoạt động:
1/ Điểm danh: Tập cho các tổ trưởng kiểm tra xem tổ mình có vắng bạn nào không? Báo cáo cho cô và các bạn cùng nghe => Sau đó các tổ trưởng lên gắn hình bạn vắng
 - Cô đếm xem có mấy bạn vắng
2/Thời gian - Thời tiết:: 
+ Hôm qua thứ mấy? ngày? Tháng? => Cháu lên gở lịch và chỉ vào lịch nói tô “ hôm nay thứ mấy? ngày mấy? tháng mấy? năm? => Cháu gắn thứ, ngày, tháng .
+Bầu trời hôm nay như thế nào? Gió mạnh hay gió nhẹ? Tại sao con biết? => cháu lên gắn biểu tượng thời tiết
3/ Trò chuyện đầu tuần: Hỏi xem thứ bảy, chủ nhật ở nhà cháu làm gì? Đi đâu chơi? Và nhắc nhở tiêu chuẩn bé ngoan
.4/ Giới thiệu sách: giới thiệu sách mới, trẻ biết tên, cô không đọc mà khuyến khích trẻ tìm đọc ở góc sách
5/ Chủ đề nhỏ: Trò chuyện về nghề nghiệp của ba mẹ trẻ
Kết thúc: Trò chơi “ Dung dăng dung dẻ” 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
( từ 29 /11/2010 đến 03 /12/2010 )
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ quan sát và biết được trái cây ăn quả và chất dinh dưỡng trong quả, biết đặc điểm khi quả chín hoặc còn sống thì không nên ăn
- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú tham gia trò chơi
- Chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi khi trò chuyện.
- Biết kính trọng và nhớ ơn các bác nông dân
II/ Chuẩn bị: 
- Địa điểm: sân bằng phẳng, rộng, sạch, an toàn cho trẻ
- Trang phục gọn gàng
- Trò chơi tự do: vòng, bóng, .
III/ Tiến hành:
1/ Quan sát: Nghề Thợ may
- Các bạn hãy cho cô và các bạn cùng biết đây là dụng cụ phục vụ cho nghề gì?
 - Các dụng cụ này có tên là gì?( kim , chỉ, kéo)
 - Những dụng cụ này sử dụng để làm gì?
 - Nghề thợ may là làm những công việc gì? 
 - Và sản phẩm được tạo ra là gì?
à GD: Trẻ phải biết ơn các cô thợ may và luôn ăn mặc sạch sẽ giữ cho quần áo đẹp 
2/ Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi
- Luật chơi: khi nghe tiếng mèo kêu, các con chuột phải bò nhanh về ổ của mình, mèo chỉ bắt con chuột nào bò chậm ở ngoài vòng tròn
- Cháu chơi 2-3 lần ( nhận xét sau mỗi lần chơi )
3/ Trò chơi dân gian: Chi chi chành chành
- Cháu nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Cháu chơi 2- 3 lần ( nhận xét sau mỗi lần chơi )
4/ Chơi tự do: đồ chơi ngoài trời, bóng, vòng.
Kết thúc: nhận xét- tuyên dương
Thứ hai , ngày 29 tháng 11 năm 2010
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
TRÒ TRUYỆN VỀ NGHỀ NGHIỆP CỦA BA MẸ 
1/Mục đích-Yêu cầu:
Trẻ biết được nghề nghiệp của ba mẹ, biết tên một số dụng cụ , sản phẩm mà ba mẹ trẻ làm 
Trẻ rèn khả năng quan sát, trả lời rõ ràng
 Trẻ yêu quý, biết ơn ba mẹ. Biết giữ gìn sản phẩm ba mẹ làm ra
2/Chuẩn bị:
Tranh ảnh công việc một số nghề trên máy.
Bài tập cho 3 nhóm nối hình dụng cụ phù hợp nghề
3/Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Ổn định – Gây hứng thú
Cô và trẻ hát và vận động bài “ Vui đến trường”
Đàm thoại nội dung bài hát: 
 + Các bạn trong bài hát làm gì khi trời sáng? 
 + Còn các bạn lớp mình có vui khi đến trường không?
 + Khi các con đến trường đến lớp học cùng cô thì các con có biết ba mẹ mình làm gì khi 
 	 + con đi học không?( ba mẹ đi làm)
 + Vậy các con có biết ba mẹ mình làm nghề gì không? cô mời các bạn cùng giới thiệu cho cô và bạn biết ba mẹ mình làm nghề gì ?
*Hoạt động 2: Tìm hiểu một số nghề
Nghề Giáo Viên 
Cô đọc câu đố: Ai dạy bé vẽ
Múa hát cùng chơi
Ai yêu thương bé 
Như mẹ ở nhà?
Đố các bạn đó là nghề gì?
Trong lớp mình có ai có ba mẹ làm nghề giáo viên?
Cô cho trẻ xem tranh có công việc của giáo viên( viết bảng, dùng thước chỉ bảng đọc, múa hát và ngồi kể chuyện với trẻ..)
Cô giáo đang làm gì đây?
Cô dùng dụng cụ gì để dạy?( phấn, viết, thước, bảng, .)
Ngoài ra, cac bạn có biết có những dụng cụ nào của nghề giáo viên không?
à Các bạn vừa xem tranh ảnh công việc của nghề giáo viên như: dạy học hát múa, vẽ. Cô giáo hàng ngày dạy các bạn học và chăm sóc các bạn từ bữa ăn giấc ngủ rất vất vả nhưng các cô chỉ mong các bạn thông minh học giỏi. Vì vậy, các bạn phải biết ơn thầy cô giáo và kính trọng thầy cô,luôn học ngoan và lễ phép.
Nghề Thợ May
Cô đưa một giỏ xách và đố trẻ: trong đó có gì?
Đây là cái áo mà hôm qua cô đi siêu thị mua, các bạn thấy cái áo này may có đẹp không?
Cô đố các bạn biết người may ra cái áo này làm nghề gì?( nghề may)
Ai có ba mẹ làm nghề may nữa nào?
Cô cho trẻ xem tranh về công việc của nghề may và hỏi trẻ:
+ Các bạn thấy người thợ may làm những công việc gì?
+ Người thợ may cần phải có những dụng cụ gì để may?( thước đo, phấn, kim, chỉ, máy khâu, bàn ủi)
Nghề thợ may đã tạo ra những gì?( quần áo, rèm cửa )
Khi được mặc quần áo đẹp các bạn có thích không? à Đó chính là sản phẩm, công ơn của người thợ may đó.Vậy khi mặc quần áo các bạn phải như thế nào?
Mở rộng:
Các bạn đã biết ba mẹ bạn nào làm nghề giáo viên và thợ may nhưng ngoài 2 nghề đó ba mẹ các bạn còn làm nghề gì nữa?( trẻ kể tên 1 vài nghề và nếu có cô đưa tranh ảnh cho trẻ xem )
à Cô thấy ba mẹ các bạn làm rất nhiều nghề khác nhau như: nghề may, nghề xây dựng, nghề giáo viên.nghề nào cũng có ích cho xã hội. Vì vậy các bạn phải biết yêu quí ba mẹ, trân trọng và giữ gìn các sản phẩm mà ba mẹ làm ra
*Hoạt động 3 : Trò chơi luyện tập “Nối dụng cụ phù hợp với nghề”
Cô giới thiệu tranh có dụng cụ một số nghề khác nhau : nghề giáo viên, nghề xây dựng
Cho trẻ vào bàn ngồi nối hình có dụng cụ phù hợp nghề
v Kết thúc: nhận xét- tuyên dương
vĐánh giá:
.
Thứ ba , ngày 30 tháng 11 năm 2010
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI: Thơ :LÀM NGHỀ NHƯ BỐ 
1/Mục đích-Yêu cầu:
 Trẻ nhớ tên bài thơ và hiểu được nội dung bài thơ .
 Trẻ đọc đúng lời thơ , tập đọc diễn cảm bài thơ.
 Trẻ biết kính yêu nghề của bố mẹ mình..
2/Chuẩn bị:
Tranh minh họa bài thơ
Tranh rời ,bảng,màu tô.
3/ Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Ổn định
Cho trẻ hát bài: Cháu yêu cô chú công nhânà đàm thoại về một số nghề mà trẻ biết
Gợi cho trẻ nói về nghề của ba mẹ mình
Cô thấy ba mẹ các bạn trong lớp mình làm rất nhiều nghề khác nhau và hôm nay cô có một bài thơ nói về 1 ngành nghề trong xã hội, các bạn lắng nghe xem bài thơ nói về gì nhe!
*Hoạt động 2: GIới thiệu bài thơ - Đàm thoại 
* Đọc thơ :
Cô giới thiệu bài thơ + tác giả
Cô đọc thơ cho trẻ nghe
Đọc lần 1: không có tranh
Đọc lần 2: kết hợp với tranh minh họa
* Đàm thoại:
Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?(Thu Quỳnh sưu tầm)
Bài thơ nói về nghề gì?
Bố làm gì? Bố Hùng làm gì?
Bạn Hùng và bạn Tuấn làm gì giống bố?
Cô giải thích “ lái tàu” là lái tàu hỏa
Lớn lên con thích làm nghề gì?
à GD: Trẻ biết kính yêu nghề của ba mẹ và các nghề khác trong xã hội
*Hoạt động 3 : Dạy đọc thơ
Cô cho cả nhóm đọc -> nhóm nhỏ
Chia nhóm bạn trai, bạn gái đọc thơ
Mời cá nhân trẻ đọc
à Cô chú ý sửa sai cho trẻ
*Hoạt động 4 : Tô màu tranh nghề bé thích
- Cho trẻ quan sát tranh có sẵn 3-4 nghề khác nhau và yêu cầu trẻ tô màu tranh có hình ảnh nghề bé thích 
v Kết thúc: nhận xét- tuyên dương
vĐánh giá:
Thứ tư ngày 01 tháng 12 năm 2010
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài :NHẬN BIẾT HÌNH VUÔNG , TAM GIÁC
1/Mục đích-Yêu cầu:
Nhận biết và gọi tên hình vuông, tam giác 
Rèn luyện khả năng chú ý lắng nghe và ghi nhớ phát âm đúng, rõ.
Trẻ biết chọn và phân loại hình theo đúng yêu cầu của cô. Củng cố màu xanh- đỏ
2/Chuẩn bị:
Hình tròn, hình vuông lớn, hình tam giác (đỏ - xanh)
Thẻ lô tô các loại hình
Đồ chơi
3/Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Ổn định- Ôn nhận biết hình tam giác
- Hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Các bạn vừa hát bài gì? Cô chú công nhân trong bài hát làm gì?
- Vậy các bạn có muốn thử tài xếp nhà không?
- Cô phát cho mỗi trẻ 2 hình chữ nhật, 1 hình tròn à cô yêu cầu mỗi trẻ tự xếp
- Các bạn có xếp được nhà không? Vì sao? ( vì không có hình xếp mái nhà)
- Theo các bạn thì mái nhà xếp hình gì?( hình tam giác)
- Đâu là hình tam giác? Cô mời mỗi trẻ đến những rổ hình tự lấy hình tam giác xếp nhà 
- Các bạn đọc to tên hình tam giác và đếm xem có bao nhiêu hình tam giác nhé.
*Hoạt động 2: Nhận biết hình vuông,hình tam giác 
- Cô mời các bạn cùng xem ngôi nhà của cô xếp có giống nhà các bạn đã xếp không?
- Các bạn ơi lúc này thời tiết trời nóng quá cô muốn lấy thêm hình vuông làm cửa sổ cho thoáng mát nhé. Đây là hình vuông
- Cô đem hình vuông ra cho trẻ gọi tên.(Hình vuông)
- Hình vuông màu gì?
- Hình vuông có cạnh, có góc (kết hợp động tác sờ cạnh, góc cho trẻ xem)
- Hình vuông không lăn được, vì vướng bởi góc cạnh nên hình vuông không lăn được
(cô thực hiện động tác lăn hình)
- Cô phát cho mỗi trẻ một hình cho trẻ sờ góc cạnh hình vuông. Các bạn lăn hình vuông xem sao?
- Thế các con nhớ xem mình đã học hình gì lăn được?
- Cô đưa hình tam giác rồi cho trẻ nhắc lại đặc điểm của hình
*Hoạt động 3 : Luyện tập
- Các bạn tìm xung quanh lớp xem có đồ vật đồ chơi có dạng hình vuông( trẻ tìm)
- Thi lấy nhanh đúng hình theo yêu cầu của cô: hình tam giác, hình tròn, hình vuông màu xanh, hình vuông màu đỏ)
Trò chơi củng cố “cho cháu dán ngôi nhà ”
- Mỗi cháu dán ngôi nhà mình thích 
- Nhận xét sản phẩm của cháu 
v Kết thúc: nhận xét- tuyên dương
vĐánh giá: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm , ngày 02 tháng 12 năm 2010
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
ĐỀ TÀI : TÔ MÀU CÁC DỤNG CỤ MỘT SỐ NGHỀ
1/Mục đích-Yêu cầu:
Trẻ biết tên một số ngành nghề trong xã hội: giáo viên, lính cứu hỏa, thợ xây, bác sĩ.. 
Trẻ sử dụng kỹ năng tô màu để tô màu phù hợp như: tóc, trang phục.
Trẻ biết kính yêu nghề của bố mẹ mình,biết quý trọng sản phẩm làm ra
2/Chuẩn bị:
Cô: tranh gợi ý, giấy, bút màu
Trẻ: bàn, ghế, giấy, màu nước.
3/Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Ổn định – Đàm thoại
Cô và trẻ hát và vận động bài “Làm chú bộ đội”
Cô hỏi trẻ : + các bạn vừa vận động và hát bài hát nói về ai?
 + Đồ dùng ,dụng cụ của chú bộ đội là gì?
 + Dùng để làm gì?
 + Lớp mình có ba mẹ bạn nào làm bộ đội ?
Vậy ngoài ra ba mẹ các bạn còn làm nghề gì nữa? dụng cụ của nghề đó là gì? Và tạo ra được sản phẩm gì? Khi đi làm thì ba mẹ mặc trang phục như thế nào?
à Hôm nay các bạn sẽ tô màu hình ảnh dụng cụ một số nghề giống như ba mẹ các bạn nhe!
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tô màu
Cô cho trẻ quan sát tranh và nói trong tranh có hình ảnh gì?
Dụng cụ của cô chú công nhân, bác sĩ, bác nông dân thì tô màu gì? 
Cô hướng dẫn và nhắc trẻ mỗi nghề đều có dụnd cụ khác nhau nên các bạn chọn màu cho phù hợp, không tô lem ra ngoài hoặc chỉ tô có một màu
Cho trẻ mô phỏng cách cầm viết tô màu cho đúng
*Hoạt động 3 : Trẻ thực hiện:
Cho trẻ về bàn ngồi tô màu, cô nhắc trẻ cầm viết tay phải
*HĐ4: Nhận xét sản phẩm:
Cho trẻ nói lại tên đề tài, nhận xét sản phẩm của mình và của bạn
v Kết thúc: nhận xét- tuyên dương
vĐánh giá:
Thứ sáu , ngày 03 tháng 12 năm 2010
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đề Tài :TRƯỜN SẤP- ĐẬP BÓNG
1/Mục đích-Yêu cầu:
Trẻ biết nằm sấp phối hợp lực của chân và tay đẩy mạnh thân người về trước. Biết dùng 2 tay đập bóng xuống sàn và khi bóng nẩy lên bắt bóng bằng 2 tay
Trẻ có kĩ năng trườn sát người xuống sàn, không đưa chân lên cao
Trẻ mạnh dạn tự tin khi thực hiện vận động và có ý thức tập luyện
2/Chuẩn bị:
Một số tranh ảnh vận động thể dục thể thao
15-20 quả bóng
Băng nhạc không lời
3/Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Ổn định- Khởi động
Các bạn nhìn xem đây là tranh của những nghề gì đây?( bác sĩ, thợ mộc) và sau cùng đưa tranh một vận động viên thể dục thể thao đang bơi lội đố trẻ. Cô giới thiệu một số môn thể dục dành cho ngàngh thể thao
Hôm nay cô và các bạn cùng nhau làm những vận động viên thể dục thể thao nhé! Bây giờ chúng ta rèn luyện cơ thể nhé!
Cô mở nhạc cho trẻ đi đội hình vòng tròn, đi các kiểu đi:đi nhón gót, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh. Trở về 3 hàng ngang
*Hoạt động 2: Trọng động: Cho trẻ xếp 3 hàng dọc 
a/BTPTC:
	+ Tay: 2 xoay cổ tay
	+ Chân: kiểng chân
	+ Bụng lườn: nghiêng người sang 2 bên
	+ Bật: bật tại chổ
Cô đếm nhịp và làm mẫu từng động tác để trẻ thực hiện theo cô
à Mỗi động tác thực hiện 2 lần 4 nhịp
b/VĐCB: Trườn Sấp- Đập Bóng
Cô giới thiệu tên vận động cơ bản , trẻ lặp lại
+ Cô làm mẫu và giải thích: Cô nằm sấp, sát với vạch chuẩn, toàn thân sát
sàn nhà.Tay trái đưa thẳng về phía trước, co chân phải, tay phải gập trước ngực. Mắt nhìn thẳng phía trước, khi có hiệu lệnh bắt đầu cô dùng lực của tay trái miết xuống sàn, co chân phải đẩy mạnh đưa thân người về phía trước, đồng thời co chân trái để lấy đà, tay phải đưa về phía trước. Tay trái gập trước ngực. Cứ như vậy cô trườn thẳng về phía trước. Khi trườn người luôn sát sàn, không đưa cao chân.Sau đó cầm quả bóng bằng 2 tay ngang mắt và đập mạnh xuống
+ Cô cho mỗi bạn thực hiện vận động 1 lần
è Cô bao quát chú ý nhắc nhở nếu cháu không thực hiện đúng khi trườn sấp
*Hoạt động 3 : Hồi tỉnh: Trẻ đi nhẹ nhàng hít thở 
v Kết thúc: nhận xét- tuyên dương
vĐánh giá:
ĐÓNG , MỞ CHỦ ĐỀ NHÁNH: Nghề nghiệp của ba mẹ 
Thời gian thực hiện: chiều thứ sáu
I. Đóng chủ đề : Nghề nghiệp của ba mẹ 
 1. Chuẩn bị:
Khách mời: cô Hạnh cạnh lớp
Hướng dẫn viên: giáo viên lớp
Sản phẩm trưng bày : Tranh vẽ , tô màu , sản phẩm nặn đồ chơi trong lớp 
Trương trình văn nghệ : nhóm hát , dụng cụ âm nhạc 
 2. Tổ chức hoạt động 
 A Hoạt động 1: giáo lưu với khách mời 
- Chào mừng khách mời 
- Giới thiệu khách mời , tuyên bố lý do tổ chức tổng kết chủ đề “ Nghề nghiệp của ba mẹ ”
- Cô tên gì ? Cô bao nhiêu tuổi ?Cô dạy lớp nào ? Nhà của cô có những ai? 
 B .Hoạt động 2 : Trưng bày , tham quan sản phẩm 
Cô điều khiển trương trình , giới thiệu sản phẩm của từng sản phẩm 
- Nhóm giời thiệu tranh vẽ quả bé thích 
- Nhóm sản phẩm nặn đồ vật 
Hoạt động 3: Biểu diễn văn nghệ 
Cô dẫn chương trình , giói thiệu tiết mục văn nghệ 
Hát vận động bài “ cô chú công nhân ”
Tam ca “ Em tập lái ô tô ”
Đọc thơ “ Làm nghề như bố ”
Kết thúc trương trình 
II. Mở chủ đề : Nghề y ( từ 05 /12– 10/12/10)
 I. Chuẩn bị :
- Tranh ảnh , phim , sách truyện ,album, tranh dụng cụ nghề y ,.
- Tạp chí củ , lịch củ , mốp , hạt sỏi , các nguyên vật liệu phế thải để làm đồ chơi , giấy vẽ , bút màu , đất nặn 
II. tổ chức hoạt động :
 Hoạt động 1 :Tìm hiểu những điều trẻ chưa biết 
- Bác sĩ mặc những trang phục gì ?
- Dụng cụ của Bác sĩ là những dụng cụ nào ? Khi khám bệnh Bác sĩ hỏi gì ?
- Bác sĩ làm công việc ở đâu ?
Hoạt động 2 : Tạo môi trường cho chủ đề 
- Cô chia nhóm và phân công 
+ Nhóm tô màu trang trí 

File đính kèm:

  • doctuan1 nghe cua ba me.doc