Giáo án Lớp Mầm - Tháng 10 (phần 2)

PTNN:

TÂM SỰ CÁI MŨI

1/Mục đích-Yêu cầu:

- KT: Trẻ hiểu được nội dung bài thơ cũng như nắm được chức năng và hoạt động của cái mũi

- KN: Đọc thơ nhẹ nhàng, vui tươi, không la hét khi đọc thơ

- TĐ: Có thái độ giữ vệ sinh cho mũi

2/Chuẩn bị:

- Dầu thơm

- Đàn, giấy có hình vẽ cho trẻ vẽ bổ sung, viết

- Mão cái mũi cho trẻ

3/ Tổ chức hoạt động:

 

doc13 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Tháng 10 (phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ , ngày tháng 2009
PTNN: Truyện 
NHỔ CỦ CẢI
1/Mục đích-Yêu cầu:
KT: Trẻ nhớ tên câu chuyện, hiểu được nội dung chuyện: gia đình phải yêu thương giúp đỡ nhau
KN: Trẻ sử dụng ngôn ngữ để tham gia vào câu chuyện cùng cô và bạn
TĐ: Biết yêu thương và giúp đỡ mọi người trong gia đình
2/Chuẩn bị:
Cô: nhân vật rời, tranh truyện khổ to
Trẻ: mão các nhân vật trong chuyện
3/ Tổ chức hoạt động:
*HĐ1: Đàm thoại tranh ảnh và giới thiệu 
Đây là hình ảnh của gia đình ai đây? Trong gia đình có ai?
Còn đây gia đình của bạn nào? Gia đình nào có nhiều thành viên hơn?
à Sống chung 1 gia đình chúng ta phải biết đối xử với nhau như thế nào?
Cô giới thiệu tên truyện , cho trẻ lặp lại
*HĐ2: Kể chuyện “Nhổ củ cải”
Cô kể cho trẻ nghe lần 1 + sử dụng điệu bộ, giọng điệu nhân vật
Lần 2 + tranh khổ to
Lần 3 + cô sử dụng nhân vật rời, cô kể đoạn đầu rồi gọi trẻ lên kể tiếp cho đến hết câu chuyệnà Hướng dẫn trẻ giả giọng nhân vật
*HĐ3: Đàm thoại:
Cô vừa kể câu chuyện gì?
Trong chuyện có những nhân vật nào?
Ai giúp ông lão nhổ củ cải?
Qua câu chuyện , những người trong gia đình phải đối xử với nhau như thế nào?
*HĐ4: Đóng kịch
Cô vào vai ông lão sau đó cho trẻ chọn các vai còn lại( cùng nhau đội mão các nhân vật) cùng kể và mô phỏng lại câu chuyện qua lời thoại của các nhân vật
Chia nhóm cho trẻ đóng kịch theo nhóm
è Nhận xét giờ học chung
Thứ , ngày tháng 2009
PTTC-XH: NGHE HÁT
BA NGỌN NẾN LUNG LINH
1/Mục đích-Yêu cầu:
Thể hiện cảm xúc qua lời bài hát(có gợi ý của cô)
Trẻ biết gia đình là nơi trẻ chung sống với các thành viên trong gia đình, mọi người trong gia đình phải thương yêu nhau. Có thể biểu diễn 1 số bài hát quen thuộc
2/Chuẩn bị:
Cô:dụng cụ âm nhạc, băng nhạc, máy hát
Trẻ: các dụng cụ âm nhạc
3/Tổ chức hoạt động:
*HĐ1: Nghe hát “Ba ngọn nến”
Cô trò chuyện và giới thiệu:
Cô sử dụng mô hình để dẫn vào bàià Đến 1 ngôi nhà xinh, đường đi quanh co các bạn đi cho khéo nhé!
Đoán xem trong nhà có ai?
Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả bài hátà cho trẻ lặp lại
Cô hát lần 1 lần: à giới thiệu tên bài + tác giả
Các con biết gia đình này của ai chưa? Gia đình có những ai? Họ sống với nhau như thế nào?
Cô hát lần 2 + minh họa động tác
Trẻ nghe băng và thể hiện cùng cô
*HĐ2: Dạy hát “Cả nhà thương nhau” 
Cô có 1 bài hát cũng nói về gai đình, các bạn hãy chú ý nghe xem bài gì nhé! à cô xướng âm “ly” 1 đoạn bài hát
Cho trẻ hát theo cô nhiều lần dưới nhiều hình thức 
Cô chú ý sửa sai cho trẻ 
*HĐ3: Hát múa về gia đình
Các bạn thuộc các bài hát nào nói về gia đình không?
Trẻ biểu diễn theo nhóm, tổ, cá nhân và theo khả năng của trẻ
è Nhận xét giờ học
Thứ , ngày tháng 2009
PTTC: 
LĂN BÓNG BẰNG HAI TAY
1/Mục đích-Yêu cầu:
KT: Trẻ biết vận động và hiểu được ý nghĩa của việc rèn luyện đôi tay
KN: Cầm bóng bằng 2 tay kết hợp với mắt lăn 
TĐ: Trẻ mạnh dạn tự tin khi thực hiện vận động cùng bạn
2/Chuẩn bị:
Bóng cho cô và trẻ
Băng nhạc không lời
3/Tổ chức hoạt động:
*HĐ1: Khởi động
Cô mở nhạc cho trẻ đi đội hình vòng tròn, đi các kiểu đi, chạy chậm, chạy nhanh
*HĐ2: Trọng động
Cho trẻ xếp 3 hàng dọc 
a/BTPTC:
	+ Tay: 2 tay đưa lên cao
	+ Chân: cỏ thấp, cây cao
	+ Bụng lườn: cúi người về trước
	+ Bật: bật tiến về trước
Cô đếm nhịp và làm mẫu từng động tác để trẻ thực hiện theo cô
à Mỗi động tác thực hiện 2 lần 4 nhịp
b/VĐCB: Lăn Bóng Bằng 2 Tay
Tay đẹp đâu? Đôi tay đẹp thì phải như thế nào?
Đôi tay đẹp là đôi tay sạch và còn phải mạnh khỏe nữa
Vậy hôm nay chúng ta thi xem tay ai khỏe nhé! 
+ Cô làm mẫu và giải thích: cầm quả bóng bằng 2 tay đặt xuống sàn lăn bóng từ từ đến mốc cờ thì đứng lên cầm bóng bỏ vào sọt và đi về hàng
+ Nào, bạn nào lên làm thử cô xem 
à Khi bóng nẩy lên các bạn cố gắng lăn bóng lại bằng 2 tay nhé! 
	+ Cô cho mỗi bạn 1 quả bóng thực hiện 
à Trẻ thực hiện lần 2 cô yêu cầu bạn trai chọn quả bóng đỏ, bạn gái chọn quả bóng vàng
è Cô bao quát chú ý nhắc nhở nếu cháu không thực hiện đúng vận động đập bóng 
*HĐ3: Hồi tỉnh
Trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sâu
è Nhận xét giờ học
Thứ , ngày tháng 2009
PTTM: 
 SƯU TẦM HÌNH ẢNH NHỮNG VỀ ĐD TRONG GĐ
1/Mục đích-Yêu cầu:
KT: Trẻ biết phết hồ và ướm thử trước khi dán, sắp xếp các cho chúng không nằm chồng lên nhau
KN: Trẻ biết gọi đúng tên và công dụng của các đd trong gia đình mà trẻ sưu tầm
TĐ:Giữ gìn sản phẩm của mình
2/Chuẩn bị:
Cô: sách mẫu, bìa sách có 3 màu: xanh- đỏ- vàng
Trẻ: giấy A4, các hình ảnh có đd do trẻ sưu tầm
3/Tổ chức hoạt động:
*HĐ1: Trò chuyện và giới thiệu:
Hát: Nhà tôi
Trò chuyện về những đd gia đình qua ảnh sưu tầm
 + Đây là gì?
 + Dùng để làm gì?
*HĐ2: Hướng dẫn trẻ dán đd trong gia đình:
Những ngày qua các bạn đã đem vào lớp nhiều hình ảnh về những đd trong gia đình, các bạn hãy suy nghĩ xem mình phải làm gì?
à Cô cho trẻ xem 1 quyển sách về bộ sưu tập những đd trong gia đình
Bây giờ mỗi bạn sẽ làm 1 trang sách về bộ sưu tập những đd trong gia đình nhé!
Còn đây? (bé khóc)
Thế còn đây là gì nữa?
Bức tranh chí có gương mặt 
+ Cô vẽ mẫu lần 1 và hướng dẫn: cô vẽ 1 nét thẳng ở giữa gương mặt để làm mũi, ở phía trên mũi cô vẽ 2 vòng tròn nhỏ làm mắt, ở phía dưới mũi cô vẽ 1 nét cong để làm miệng
	+ Để gương mặt trông xinh hơn chúng ta vẽ thêm tóc vào nhé! Chúng ta có thể vẽ những nét thẳng ngắn hoặc nhiều nét cong để làm tóc quăn nhé! à cô vừa hướng dẫn vừa gọi trẻ lên vẽ thử
	+ Nào bây giờ các bạn hãy tự vẽ gương mặt thật xinh nhé
*HĐ3: Trẻ thực hiện:
Cho cháu vào bàn ngồi vẽ, cô bao quát và gợi ý giúp đỡ trẻ cầm viết còn yếu
*HĐ4: Nhận xét:
Phân nhóm sản phẩm theo nét mặt: cười, khóc
à Con thích tranh nào? Tại sao
Có bạn nào chưa vẽ xong gương mặt không? Còn thiếu gì? à Vậy cô và các bạn cùng giúp bạn vẽ cho xong vào buổi chiều nhé! 
Cô giới thiệu một số tranh có sáng tạo cho trẻ xem
Nhận xét chung
Thứ , ngày tháng 2009
PTNT: 
KHÁM PHÁ CÁC GIÁC QUAN:
1/Mục đích-Yêu cầu:
KT: Trẻ biết được 3 giác quan (thính giác, thị giác, vị giác) à mỗi giác quan có chức năng riêng 
KN: Phát triển khả năng quan sát, so sánh và nêu nhận xét
TĐ:Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh các giác quan của mình
2/Chuẩn bị:
Mặt nạ bịt mắt, một số dụng cụ âm nhạc
2 ly nước: một ly nước đường, một ly nước chanh
Bài tập cho 3 nhóm
3/Tổ chức hoạt động:
* HĐ1:Tìm hiểu thị giác:
Lần 1: cô bịt mắt trẻ cho trẻ bắt bạn 
Lần 2: cô bịt mắt trẻ lại sau đó yêu cầu trẻ bắt 1 bạn nào đó mà cô gọi tên 
à Con bắt được bạn không? à Cô mở mắt ra cho trẻ và yêu cầu trẻ chọn bàn
à Tại sao lúc bịt mắt thì con không bắt được, con lúc mở mắt thì lại bắt được
Mắt dùng để làm gì?
Yêu cầu tất cả nhắm mắt lại xem có thấy gì trước mặt không? Sau đó mở mắt ra để kiểm tra
à Khi nhắm mắt lại con cảm thấy thế nào? à Làm gì để bảo vệ đôi mắt?
*HĐ2: Tìm hiểu thính giác:
TC: Em bé
Cho trẻ nhắm mắt lại sau đó cô lắc trống à Tiếng gì vậy các bạn? Sao con biết?
Tiếp tục cho trẻ lắng nghe tiếng trống
Nhờ đâu mà các bạn nghe được các âm thanh đó?
à Cô cho trẻ bịt tai lại, sau đó nói chuyện với trẻ, hỏi trẻ có nghe rõ không? Sau đó cho trẻ bỏ tai ra và nói lại
Con thấy thế nào? à Vậy tai dùng để làm gì? Có mấy cái tai? Làm gì để vệ sinh cho tai?
*HĐ3: Tìm hiểu vị giác
Cho trẻ quan sát 2 ly nước và hỏi trẻ xem có thấy gì khác nhau không? (cho trẻ nhìn, sờ .)
Lần lượt cho trẻ nếm từng lý nước à Con thấy thế nào?
 à Nhờ đâu mà con biết được nó khác nhau? Cái lưỡi nằm ở đâu? Ngoài lưỡi ra trong miệng còn có gì?
à Chúng ta phải làm gì để răng miệng luôn sạch? 
*HĐ4: TC: “Bổ sung vào cho đúng” 
- Chia 3 nhóm cho trẻ quan sát tranh và thực biện bài tập
è Nhận xét giờ học
Thứ , ngày tháng 2009
PTNN: 
TÂM SỰ CÁI MŨI
1/Mục đích-Yêu cầu:
KT: Trẻ hiểu được nội dung bài thơ cũng như nắm được chức năng và hoạt động của cái mũi
KN: Đọc thơ nhẹ nhàng, vui tươi, không la hét khi đọc thơ
TĐ: Có thái độ giữ vệ sinh cho mũi
2/Chuẩn bị:
Dầu thơm
Đàn, giấy có hình vẽ cho trẻ vẽ bổ sung, viết
Mão cái mũi cho trẻ
3/ Tổ chức hoạt động:
*HĐ1: Khám phá về khứu giác
Trò chơi: Trốn cô
Cô tạo mùi thơm – các con có phát hiện gì không?
Nhờ đâu mà các con biết có mùi thơm? Vậy mũi để làm gì? à Cho trẻ hít sâu và thở ra
Quan sát xem cái bụng lúc ấy như thế nào? Làm gì để chăm sóc mũi của ta? 
Các bạn có bài hát nào nói về cái mũi không? à Chúng ta cùng hát nhé!
*HĐ2: Đọc thơ: “Tâm sự cái mũi”
Cô giới thiệu bài thơ + tác giả
Đọc lần 1 + hỏi trẻ về nội dung bài thơ
Đọc lần 2, dừng lại từng đoạn để giải nghĩa
Cho trẻ đọc thơ theo cô dưới nhiều hình thức à Chú ý sửa sai 
+ Chia nhóm bạn trai, bạn gái
+ Mời bạn gái tóc dài, bạn gái tóc ngắn ..
*HĐ4: Tích hợp tạo hình
- Bổ sung những gì cần thiết trên gương mặt
è Nhận xét giờ học
Thứ , ngày tháng 2009
PTTC: DẠY HÁT
CÁI MŨI
1/Mục đích-Yêu cầu:
KT: Trẻ biết được tên gọi, vị trí chức năng của mắt và mũi. Thuộc được bài hát “Cái mũi” 
KN: Trẻ hát đúng lời bài hát, tham gia trò chơi đúng yêu cầu có thể hiện động tác minh họa theo cô
TĐ: thái độ giữ vệ sinh cho mũi
2/Chuẩn bị:
Câu đố
Băng nhạc
3/Tổ chức hoạt động:
*HĐ1: Trò chuyện về các giác quan
Câu đố: đôi mắt
Đôi mắt nằm ở đâu? Dùng để làm gì?
Câu đố: cái mũi
Cái mũi nằm ở đâu? Dùng để làm gì? 
Hãy cùng quan sát xem cái mũi của bạn và của tôi như thế nào?
Cái mũi so với mắt, cái nào nằm trên, cái nào nằm dưới? 
Cái mũi của các bạn đâu rồi, chúng ta hãy hít thật sâu và nhìn xem cái bụng của ta như thế nào nhé! Làm gì để giữ VS mũi
*HĐ2: Dạy hát “Cái mũi” 
Cô có 1 bài hát cũng nói về cái mũi, các bạn hãy chú ý nghe nhé! 
+ Cô hát lần 1 à giới thiệu tên bài hát, tác giả
+ Cô hát lần 2 và minh họa 
+ Cho trẻ hát theo cô nhiều lần dưới nhiều hình thức cho đến khi thuộc bài hát
*HĐ3: Nghe hát “Hãy xoay nào” 
Cô có 1 bài hát mới thưởng cho các bạn 
+ Cô hát lần 1 và giới thiệu tên bài, tác giả
+ Lần 2 và minh họa
à Tạo hứng thú để trẻ thể hiện cùng cô
*HĐ4: TC “Gà gáy, vịt kêu”
Cô nói tên TC và cho trẻ nhắc lại cách chơi
+ Chơi thử lần 1
+ Chia nhóm: bạn trai, bạn gái, chia theo tổ (chơi 2 – 3 lần)
è Nhận xét giờ học
Thứ , ngày tháng 2009
PTTM: 
NẶN QUẢ BÉ THÍCH
1/Mục đích-Yêu cầu:
KT: Trẻ gọi tên được 1 số quả có dạnh hình tròn. Biết được 1 số hoạt động giúp trẻ lớn lên và khỏe mạnh 
KN: Biết xoay tròn bằng lòng 2 bàn tay. Gọi tên quả mà trẻ nặn được
TĐ: Có ý thức ăn nhiều loại trái cây khác nhau. Giữ VS sau giờ hoạt động
2/Chuẩn bị:
Một số hình ảnh trò chuyện “những gì cần cho sự lớn lên và khỏe mạnh”
Mẫu của cô, đất nặn, khăn ước, bàn ghế, dĩa đựng sản phẩm
3/Tổ chức hoạt động:
*HĐ1: Đàm thoại và quan sát mẫu 
Trò chuyện về những gì cần thiết để cơ thể lớn lên và khỏe mạnh 
+ Ăn, ngủ
+ Luyện tập cơ thể
+ Phòng chống tai nạn, bệnh tật
à Các bạn hãy kể cho bạn và cô nghe những món ăn ưa thích
à Con thích ăn những loại trái cây gì? Có dạng hình gì? 
Các con xem cô có gì? 
+ Đây là quả gì?
+ Màu gì? Có dạng hình gì?
+ Được làm bằng gì? 
*HĐ2: Hướng dẫn nặn
à Cô thực hiện mẫu + hướng dẫn: chúng ta chia đất ra sau đó cho đất vào lòng bàn tay và xoay tròn viên đất
Cho trẻ thực hiện động tác mô phỏng 
à Cô đố các bạn quả nho có dạng hình gì? Nó có nhiều quả hay ít quả? Nhiều quả kết dính lại với nhau được gọi là chùm à Cô hướng dẫn trẻ kết quả thành chùm
*HĐ3: trẻ thực hiện:
Cho trẻ về bàn ngồi nặn, gợi ý giúp trẻ sáng tạo thêm cuống, lá
*HĐ4: Nhận xét sản phẩm:
Cho trẻ quan sát các sản phẩm
+ Con vừa nặn gì? 
+ Con thích sản phẩm của ai? Tại sao?
+ Sản phẩm nào của con, con nặn được những gì? 
+ Cô giới thiệu 1 số sản phẩm có sáng tạo
è GD trẻ ăn nhiều loại quả và VS sau giờ hoạt động
Thứ , ngày tháng 2009
PTNT: BÉ NHẬN BIẾT
NHÓM ĐỒ VẬT 1 VÀ NHIỀU
1/Mục đích-Yêu cầu:
KT: Trẻ nhận biết được nhóm đồ vật có số lượng 1 và nhiều
KN: Biết chọn nhóm, phân nhóm theo yêu cầu số lượng 1 và nhiều 
TĐ: Hợp tác cùng cô và bạn trong hoạt động
2/Chuẩn bị:
Một số tranh đúng sai
Các nhóm đồ vật
Rổ đồ dùng đủ cho số trẻ
3/Tổ chức hoạt động:
*HĐ1: Trò chuyện 
Những gì cần cho bản thân trẻ
+ Ăn uống, rèn luyện 
+ Vui chơi, sinh hoạt 
+ Đồ dùng đồ chơi
à Giúp cô khoanh tròn những điều nên làm cho bản thân
*HĐ2: Nhận biết 1 và nhiều: 
Cô cho trẻ xem 2 nhóm đồ vật:
+ Cái gì đây? Còn cái này là gì? Dùng để làm gì? 
+ Nhóm đồ vật nào có 1 và nhóm đồ vật nào có nhiều
+ Còn đây là gì? Ai lên khoanh tròn giùm cô chí có số lượng là 1, nhóm còn lại thì sao? 
à Chú ý để trẻ được làm quen nhiều lần với từ chỉ nhóm số lượng 1 và nhóm có số lượng nhiều
*HĐ3: Luyện tập
*TCVĐ: Kết bạn
Cô nói 1, các bạn đứng 1 mình
Cô nói nhiều, các bạn chạy lại ôm bạn mình thành 1 nhóm nhé! 
*Chia nhóm 1 và nhiều:
à Cho mỗi bạn 1 rổ đồ dùng và yêu cầu trẻ phân 2 nhóm: nhóm có số lượng 1 và nhóm có số lượng nhiều
*Chơi với các ngón tay: cô nói 1 các bạn đưa 1 ngón, cô nói nhiều các bạn đưa tất cả các ngón tay nhé!
Trẻ biết lắng nghe yêu cầu và thực hiện
è Nhận xét giờ học
Thứ hai , ngày năm tháng 10 năm 2012
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
MÔN : VĂN HỌC
TRUYỆN “GẤU CON BỊ ĐAU RĂNG”
I/Mục đích-Yêu cầu:
KT: Trẻ hiểu được tại sao gấu con bị đau răng. Biết được các thời điểm cần phải đánh răng
KN: Trả lời phù hợp với nội dung câu hỏi, tham gia kể chuyện qua gợi ý của cô và sách
TĐ: Có ý thức giữ VS răng miệng
II/Chuẩn bị:
Rối tay con Gấu + nhà Gấu
Đường hẹp cho trẻ đi
Sách khổ to
III/Tổ chức hoạt động:
*HĐ1: Giới thiệu
Đi trong đường hẹp đến chơi nhà bạn Gấu.
Bạn Gấu có 1 số câu đố, các bạn hãy lắng nghe bạn Gấu đố gì nhé!
+ Đôi mắt
+ Cái miệng
Trong miệng có gì? Dùng để làm gì?
Làm gì để răng được chắc khỏe?
Nếu không thường xuyên đánh răng thì chuyện gì sẽ xảy ra?
*HĐ2: Kể chuyện
Trước đây bạn Gấu rất lười không chịu đánh răng, các con hãy đoán xem chuyện gì xảy ra với bạn Gấu nhé! 
+ Cô kể lần 1 diễn cảm à Giới thiệu tên chuyện
+ Cô kể lần 2: cho trẻ xem tranh từng trang 
+ Cô kể lần 3: sử dụng các động tác, cử chỉ, điệu bộ để thu hút trẻ à gợi hỏi trẻ về câu chuyện vừa nghe và dẫn dắt trẻ kể cùng cô 
*HĐ3: Đàm thoại
Cô vừa kể chuyện gì?
Câu chuyện kể về ai?
Chuyện gì xảy ra với bạn gấu?
Tại sao bạn gấu bị đau răng?
Ai đưa bạn gấu đến nha sĩ?
Bác sĩ dặn bạn Gấu phải làm gì?
Thế các bạn phải đánh răng vào lúc nào?
Tại sao phải thường xuyên đánh răng
à Giáo dục trẻ không nên ăn nhiều bánh kẹo, biết đánh răng đúng lúc
è Nhận xét giờ học
* Đánh giá :
..
Thứ , ngày tháng 2009
PTTC-XH: 
THỰC PHẨM NÀO GIÚP BÉ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH
1/Mục đích-Yêu cầu:
KT: Nhận biết các thực phẩm thuộc nhóm chất đạm. Biết được tên 1 số thực phẩm
KN: Gọi đúng tên các thực phẩm mà trẻ được làm quen. Biết xếp các thực phẩm vào đúng nhóm dinh dưỡng
TĐ: Có ý thức ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng
2/Chuẩn bị:
Một số thực phẩm bằng đồ chơi
Rổ to
3/Tổ chức hoạt động:
*HĐ1: Trò chuyện
Hát: “Càng lớn càng ngoan” 
Con vừa hát bài gì?
Làm gì để cơ thể lớn lên và khỏe mạnh
Con thích ăn những món ăn nào?
*HĐ2: Nhận biết tên 1 số thực phẩm quen thuộc:
Các bạn xem hôm nay cô đi chợ mua được những gì? à Cô đưa từng món thực phẩm cho trẻ xem 
Cô đố các bạn trong thực phẩm mà cô mua có chứa nhiều chất gì? à Chất đạm rất cần thiết cho cơ thể, vì vậy các bạn phải ăn nhiều món ăn có chứa nhiều chất đạm nhé!
*HĐ3: Luyện tập:
Chọn thực phẩm – gọi tên, kể tên món ăn được chế biến từ thực phẩm vừa chọn
TC: Đi chợ: Chọn mua những thực phẩm có chứa chất đạm
è Nhận xét giờ học
Thứ , ngày tháng 2009
PTTC: 
ĐẬP BÓNG
1/Mục đích-Yêu cầu:
KT: Trẻ biết vận động và hiểu được ý nghĩa của việc rèn luyện đôi tay
KN: Cầm bóng bằng 2 tay, dùng sức của tay đập bóng mạnh xuống đất
TĐ: Trẻ mạnh dạn tự tin khi thực hiện vận động cùng bạn
2/Chuẩn bị:
Bóng cho cô và trẻ
Băng nhạc không lời
3/Tổ chức hoạt động:
*HĐ1: Khởi động
Cô mở nhạc cho trẻ đi đội hình vòng tròn, đi các kiểu đi, chạy chậm, chạy nhanh
*HĐ2: Trọng động
Cho trẻ xếp 3 hàng dọc 
a/BTPTC:
	+ Tay: 2 tay đưa lên cao
	+ Chân: cỏ thấp, cây cao
	+ Bụng lườn: cúi người về trước
	+ Bật: bật tiến về trước
Cô đếm nhịp và làm mẫu từng động tác để trẻ thực hiện theo cô
à Mỗi động tác thực hiện 2 lần 4 nhịp
b/VĐCB: Đập bóng
Tay đẹp đâu? Đôi tay đẹp thì phải như thế nào?
Đôi tay đẹp là đôi tay sạch và còn phải mạnh khỏe nữa
Vậy hôm nay chúng ta thi xem tay ai khỏe nhé! 
+ Cô làm mẫu và giải thích: cầm quả bóng bằng 2 tay sau đó dùng sức của tay đập bóng mạnh xuống sân xem quả bóng nào nẩy cao nhé! 
+ Nào, bạn nào lên làm thử cô xem 
à Khi bóng nẩy lên các bạn cố gắng bắt bóng lại bằng 2 tay nhé! 
	+ Cô cho mỗi bạn 1 quả bóng thực hiện 
à Trẻ thực hiện lần 2 cô yêu cầu bạn trai chọn quả bóng đỏ, bạn gái chọn quả bóng vàng
è Cô bao quát chú ý nhắc nhở nếu cháu không thực hiện đúng vận động đập bóng 
*HĐ3: Hồi tỉnh
Trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sâu
è Nhận xét giờ học
Thứ , ngày tháng 2009
PTTC:
BẬT TIẾN VỀ TRƯỚC
1/Mục đích-Yêu cầu:
KT: Trẻ biết bật tiến về phía trước, phận biệt được bật tiến về trước và bật tại chỗ
KN: Biết chụm 2 chân bật cùng 1 lúc
TĐ: Trẻ mạnh dạn tự tin khi thực hiện vận động cùng bạn
2/Chuẩn bị:
Băng nhạc không lời
3/Tổ chức hoạt động:
*HĐ1: Khởi động
Cô mở nhạc cho trẻ đi đội hình vòng tròn, đi các kiểu đi, chạy chậm, chạy nhanh
*HĐ2: Trọng động
Cho trẻ xếp 3 hàng dọc 
a/BTPTC:
	+ Tay: 2 tay đưa lên cao
	+ Chân: ngồi khụy gối 
	+ Bụng lườn: nghiêng người sang 2 bên
	+ Bật: bật tại chỗ
Cô đếm nhịp và làm mẫu từng động tác để trẻ thực hiện theo cô
à Mỗi động tác thực hiện 2 lần 4 nhịp
b/VĐCB: 
Cô giới thiệu tên vận động cơ bản bật tiến về trước, trẻ lặp lại
+ Cô làm mẫu và giải thích: đứng thẳng 2 tay chống hông, mắt nhìn về trước khi nghe hiệu lệnh bật tiến về trước
+ Nào, bạn nào lên làm thử cô xem 
à Cô nhắc trẻ chú ý bật tại chỗ khác với bật tiến về trước
	+ Cô cho mỗi bạn thực hiện vận động 1 lần
à Trẻ thực hiện lần 2 cô yêu cầu bạn trai chọn quả bóng xanh, bạn gái chọn quả bóng vàng
è Cô bao quát chú ý nhắc nhở nếu cháu không thực hiện đúng khi bật 
c/TCVĐ: đuổi bóng
Cô giới thiệu tên trò chơi và gải thích cách chơi. Cho trẻ chơi 2-3 lần
*HĐ3: Hồi tỉnh
Trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sâu
è Nhận xét giờ học

File đính kèm:

  • docGIAO AN T10.doc