Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Những con vật bé yêu thích - Hoạt động có chủ đích: Tạo hình - Đề tài: Nặn theo ý thích

1. Ổn định, giới thiệu:

- Cô cho trẻ nghe và vận động theo bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”.

- Vừa rồi chúng ta vừa nghe bài hát gì nhỉ?

Trẻ trả lời.

- Bài hát của cô nói về các con vật đấy, thế các con có muốn tự tay mình nặn nên những con vật đáng yêu không nào?

Trẻ trả lời

2. Hoạt động trọng tâm:

a. Quan sát mẫu và đàm thoại:

- Cô cho trẻ quan sát 3 mẫu nặn về các con vật: con gà, con thỏ và con ốc sên.

- Ở đây cô đã nặn sẵn các con vật các con quan sát và cho cô biết cô có mấy con vật nào?

Trẻ trả lời.

- Đây là con gì?

Trẻ trả lời (con gà mái, con thỏ, con ốc sên)

 

docx4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 7798 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Những con vật bé yêu thích - Hoạt động có chủ đích: Tạo hình - Đề tài: Nặn theo ý thích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HỌAT ĐỘNG GIÁO DỤC
Chủ đề: Thế giới động vật
Chủ đề nhánh: Những con vật bé yêu thích
Hoạt động có chủ đích: Tạo hình
Đề tài: Nặn theo ý thích
Lứa tuổi : Mẫu giáo bé
Thời gian: 20-25 phút
Mục đích – yêu cầu:
Kiến thức:
Trẻ biết tên và nhận biết các đặc điểm đặc trưng của các con vật.
Trẻ biết cách nặn các con vật.
Trẻ biết sử dụng màu sắc phù hợp cho từng sản phẩm.
Kỹ năng:
Rèn luyện cho trẻ các kỹ năng xoay tròn, lăn dài, ấn bẹt, uốn cong, gắn, đính để tạo thành sản phẩm.
Thái độ:
Trẻ biết yêu quý cái đẹp và thích tạo ra cái đẹp.
Trẻ biết yêu quý các loài động vật.
Trẻ có ý thức tạo hình tập trung kiên nhẫn hoàn thành sản phẩm.
Chuẩn bị:
Không gian: Lớp học thoáng mát, đủ ánh sáng.
Đồ dùng của cô:
Con vật nặn: con gà mái ấp, con thỏ, con ốc sên.
Thước chỉ.
Đĩa nhạc bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”, nhạc không lời bài hát “Hoa tay”.
Đồ dùng của trẻ:
Đất nặn.
Bẳng con.
Tăm tre.
Dao cắt đất.
Đĩa nhựa.
Tiến trình hoạt động:
Ổn định, giới thiệu: 
Cô cho trẻ nghe và vận động theo bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”.
Vừa rồi chúng ta vừa nghe bài hát gì nhỉ?
Trẻ trả lời.
Bài hát của cô nói về các con vật đấy, thế các con có muốn tự tay mình nặn nên những con vật đáng yêu không nào?
Trẻ trả lời
Hoạt động trọng tâm:
Quan sát mẫu và đàm thoại:
Cô cho trẻ quan sát 3 mẫu nặn về các con vật: con gà, con thỏ và con ốc sên.
Ở đây cô đã nặn sẵn các con vật các con quan sát và cho cô biết cô có mấy con vật nào?
Trẻ trả lời.
Đây là con gì?
Trẻ trả lời (con gà mái, con thỏ, con ốc sên)
Mẫu con gà mái ấp:
Con gà sống ở đâu?
Trẻ trả lời.
Con gà mái có những bộ phận nào?
Trẻ trả lời.
Con gà mái có màu gì?
Trẻ trả lời.
Để nặn con gà thì chúng ta nặn như thế nào? 
Trẻ trả lời.
Để nặn con gà cô dùng hai viên đất sét màu xoay tròn hai viên đất, đính vào nhau làm đầu gà và mình gà, cô dùng một ít đất sét màu đỏ lăn dài rồi đính lên đầu của gà làm màodùng một ít đất sét màu vàng cô lăn dài, làm nhọn một đầu và đính vào trước đầu gà để làm mỏ, gà mái của cô đang ấp nên bị che mất chân rồi, cô dùng bút lông để vẽ mắt của gà mái.
Mẫu con thỏ:
Con thỏ sống ở đâu?
Trẻ trả lời.
Con thỏ có những bộ phận nào?
Trẻ tra lời.
Con thỏ có màu gì?
Trẻ trả lời.
Để nặn con thỏ thì chúng ta nặn như thế nào? 
Trẻ trả lời.
Để nặn con thỏ cô dùng hai viên đất màu trắng lăn tròn rồi đặt chồng lên nhau,, cô dùng hai phần đất màu hồng lăn dài rồi ấn bẹt tại thành hai tai thỏ, cô dùng tăm gắng tai lên cho chú thỏ và dùng bút lông vẽ mắt cho thỏ đấy các con. 
Mẫu con ốc sên:
Con ốc sên sống ở đâu?
Trẻ trả lời.
Con ốc sên có những bộ phận nào?
Trẻ trả lời.
Con ốc sên có màu gì?
Trẻ trả lời.
Ngoài các con vật này thì các con còn biết con vật nào nữa không?
Trẻ trả lời.
Để nặn con ốc thì chúng ta nặn như thế nào? 
Trẻ trả lời.
Để nặn ốc sên cô dùng một viên đất màu xanh lăn dài làm, một viên đất màu vàng lăn tròn rồi ấn bẹt là vỏ ốc, cô đặt vỏ ốc lên thân ốc rồi dùng bút vẽ mắt của con ốc, cô còn vẽ thêm các vòng tròn trên vỏ ốc nữa cho giống thật hơn.
Cô hướng dẫn:
Cô hỏi ý định của trẻ:
Con sẽ nặn con gì?
Con đó con nặn màu gì?
Nặn như thế nào?
Vừa rồi cô đã cho cả lớp xem các con vật nặn đáng yêu, bây giờ các con hãy về chổ của mình và bắt đầu nặn các con vật mình thích đi nào. 
Trẻ thực hiện:
Mở nhạc không lời bài hát “Hoa tay”.
Cô đàm thoại với những trẻ đã có ý định nặn:
Con nặn con gì?
Con nặn màu gì ?
Con nặn như thế nào?
Gợi ý cho những trẻ yếu không biết nặn con gì.
Trong quá trình trẻ thực hành cô bao quát lớp, khuyến khích gợi ý giúp trẻ hoàn thành sản phẩm của mình.
Trẻ nào hoàn thành rồi cô giúp trẻ vẽ mắt và các chi tiết cho các con vật.
Trưng bày và nhận xét sản phẩm:
Cô cho trẻ lên trưng bày sản phẩm của mình.
Cô cho trẻ tự nhận xét sau đó nhận xét cả lớp.
Giáo dục: Những con vật thì luôn giúp ích cho con người chúng ta vì vậy chúng ta phải biết yêu quý và bảo vệ các loại động vật.
Hoạt động kết thúc:
Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
Cô cho trẻ vận động theo bài hát “Giờ chơi” và chuyển sang hoạt động khác.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_nan_dong_vat_theo_y_thich.docx