Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Ngành nghề- Ngày 20/11

CHỦ ĐỀ: NGÀNH NGHỀ- NGÀY 20/11

Chủ đề nhánh: Một số nghề gần gũi trẻ

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MỸ- Môn: Tạo hình

 Trang Trí Trang Phục Một Số Nghề

1/Mục đích-Yêu cầu:

- Trẻ biết tên một số ngành nghề trong xã hội: giáo viên, thợ xây, bác sĩ, bộ đội .

- Trẻ sử dụng kỹ năng tô màu để tô màu phù hợp như: tóc, trang phục .

- Trẻ biết kính yêu một số nghề trong xã hội

2/Chuẩn bị:

- Cô: tranh gợi ý, giấy, bút màu

- Trẻ: bàn, ghế, giấy, màu nước .

 

doc31 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1666 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Ngành nghề- Ngày 20/11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề Bác sĩ, búp bê, tiền bằng vé số , túi đựng hàng, giườngcác khối hộp đa dạng
Một số vật liệu khác: cuốn lịch cũ, bìa cứng để đóng sách,họa báo cũ, các tờ quảng cáo, vải, giấy làm trang phục vài nghề
 - Bài tập nối nghề với đồ dụng cụ 
 - Các con vật nuôi trong gia đình bằng nhựa 
 - Võ sò đễ cháu xếp đừơng đi vào 
KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI MỚI
CHỦ ĐỀ: NGÀNH NGHỀ
 ( Thời gian 4 tuần: Từ 29 /11 đến 24 / 12/ 10)
1/ TCĐV:
a/ Phòng khám bệnh
- Yêu cầu: trẻ biết về nhóm để chơi theo vai, phối hợp cùng nhau chơi
- Chuẩn bị:bộ đồ dùng bác sĩ: kim tiêm, ống khám nghe, áo blouse
- Tiến hành:Bác sĩ mặc áo blouse , đội mũ có chữ thập, ống nghe, đồ đo nhiệt độ, đeo ống nghe, hỏi thăm sức khỏe của bệnh nhân
 	+ Cô hướng dẫn một kỹ năng khám bệnh: nghe tim phổi của bạn. Nói cảm nhận của mình khi nhge nhịp tim. So sánh nhịp tim của mình, của bạn bằng cách sử dụng từ nhanh hơn, chậm hơn, to hơn, nhỏ hơn..
	+ Thái độ ân cần của Bác sĩ, bệnh nhân biết cám ơn sau khi bác sĩ khám bệnh
c/ Mẹ đi siêu thị mua sắm 
- Yêu cầu: trẻ biết về nhóm để chơi theo vai, phối hợp cùng nhau chơi
- Chuẩn bị:bộ đồ dùng gia đình, các thực phẩm rau củ quả 
- Tiến hành:đóng vai mẹ , con , mẹ dắt con đi mua sắm , đưa con đi học, đi khám bệnh
2/ TCXD: Trại chăn nuôi, xây bệnh viện 
- Yêu cầu:Trẻ biết xây trại chăn nuôi với nhiều chuồng nuôi, xây nhiều phòng cho bệnh viện 
- Chuẩn bị:gạch, hộp sữa, chai nước suối, các khối hộp bằng giấy, hành rào,võ sò , cây xanh, hoa, mô hình trại chăn nuôi, các loại cây xanh, các con vật nuôi trong gia đình
- Tiến hành:Cô và trẻ trò chuyện về trại chăn nuôi, bệnh viện có nhiều phòng hay ít phòng ? Xung quanh bệnh viện có gì ? gần bệnh viện có gì ?( siêu thị , căn tin )
	+ Trẻ thảo luận lựa chọn đồ chơi, phân công nhau mỗi cháu một việc, cô gợi ý trẻ xây sánh tạo 
	+ Khuyến khích trẻ dùng các vật liệu đã chuẩn bị trước để xây, mỗi chuồng là nguyên vật liệu khác nhau
	+ Cô cùng trẻ nhận xét về kiểu dáng sự can đối, hài hóa của công trình xây dựng
3/ TCHT: Phân nhóm nhiều hơn ít hơn, nối nghề với các dụng cụ
- Yêu cầu:Trẻ thực hiện được một số yêu cầu về cách cầm và lật sách, rèn luyện sự khéo léo đôi tay
- Chuẩn bị:cuốn lịch nhỏ, bìa cứng, bút chì, hồ dán, tranh ảnh một số đồ dùng dụng cụ 1 số nghề
- Tiến hành: Trò chuyện với trẻ về công việc của một số nghề, dụng cụ, sản phẩm của nghề nông, nghề dệt may.
	+ Dán các hình ảnh về các dụng cụ nghề theo đúng nghề đóà bộ sưu tập. Sau khi hoàn thành cô và trẻ cùng xem lại và kể theo hình đó
	+ Xem truyện tranh chữ to về nghề dệt may, nghề nông..
	+ Thực hiện các bài tập toán: phân nhóm nhiều hơn ít hơn , gạch nối các đồ dùng phù hợp nghề
4/ TCVĐ:
a/ Mèo đuổi chuột
- (Trang 31- Tuyển tập TC-BH-thơ ca- truyện- câu đố)
b/ Ô tô và chim sẽ 
- (Trang 31- Tuyển tập TC-BH-thơ ca- truyện- câu đố)
5/ Thiên nhiên:
- Yêu cầu:Hứng thú tham gia hoạt động lau lá cây và chăm sóc cây
- Chuẩn bị: nhiều cây xanh, vị trí để quan sát, chăm sóc, khăn ướt để lau lá, bình nước tưới cây
- Tiến hành: Trẻ tưới, xới đất, lau lác ây cho sạch bụi trong góc thiên nhiên
	+ Hướng dẫn trẻ nhặt lá vàng, tưới cây
	+ Chuẩn bị bồn đất cho trẻ trồng đậu xanh bằng hạt.Hàng ngày trẻ quan sát sự nảy mầm và lớn lên của cây
6/ Nghệ thuật:
a/ Âm nhạc:
- Yêu cầu:Nghe nhạc và hát các bài hát về ngàng nghề
- Chuẩn bị:Nhạc cụ, máy hát, băng nhạc, đồ dùng đồ chơi âm nhạc
- Tiến hành:Nghe các bài hát về ngành nghề.Sử dụng các lạoi nhạc cụ, cho trẻ gõ theo phách, nhịp, múa minh họa
b/ Tạo hình:
- Yêu cầu: Biết cầm bút đúng cách, biết chọn màu cho bức tranh nổi bật, tô màu dụng cụ một số nghề gần gũi
- Chuẩn bị: Giấy màu, bút vẽ, giấy vẽ, kéo, hố các loại hột hạt, que, ống hút, giấy báo, vải len, lá cây
- Tiến hành:
	+ Tô màu các loại dụng cụ nghề, tô màu trang phục, dụng cụ các ngành nghề..
MẠNG NỘI DUNG
Tuần 2
NGHỀ Y 
( từ 06 / 12 đến 10/12/10 )
Tuần 1
NGHỀ NGHIỆP CỦA BA MẸ
( từ 29 / 11 đến 03/12/10 )
NGÀNH NGHỀ
( Thời gian 4 tuần: Từ 29 /11 đến 24 / 12/ 10)
Tuần 4
NGHỀ NÔNG 
( từ 20/ 12 đến 24/12/10 )
Tuần 3
NGHỀ SẢN XUẤT 
( từ 13/ 12 đến 17/12/10 )
LỊCH HOẠT ĐỘNG
Hủ đề : NGÀNH NGHỀ
( Thời gian 4 tuần: Từ 29 /11 đến 24 / 12/ 10)
Tuần
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
1/ NGHỀ NGHIỆP CỦA BA MẸ
2/ NGHỀ Y
3/ NGHỀ MAY
4/ NGHỀ NÔNG 
Thứ , ngày tháng 2009
CHỦ ĐỀ: NGÀNH NGHỀ- NGÀY 20/11
Chủ đề nhánh: Nghề nghiệp của ba mẹ
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC- Môn: MTXQ
Troø Chuyeän Ngheà Nghieäp Ba Meï
1/Mục đích-Yêu cầu:
Trẻ biết được nghề nghiệp của ba mẹ, biết tên một số dụng cụ , sản phẩm mà ba mẹ trẻ làm 
Trẻ rèn khả năng quan sát, trả lời rõ ràng
 Trẻ yêu quý, biết ơn ba mẹ. Biết giữ gìn sản phẩm ba mẹ làm ra
2/Chuẩn bị:
Tranh ảnh công việc một số nghề
Bài tập cho 3 nhóm nối hình dụng cụ phù hợp nghề
3/Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Ổn định – Gây hứng thú
Cô và trẻ hát và vận động bài “ Vui đến trường”
Đàm thoại nội dung bài hát: 
 + Các bạn trong bài hát làm gì khi trời sáng? 
 + Còn các bạn lớp mình có vui khi đến trường không?
 + Khi các con đến trường đến lớp học cùng cô thì các con có biết ba mẹ mình làm gì khi 
 	 con đi học không?( ba mẹ đi làm)
+ Vậy các con có biết ba mẹ mình làm nghề gì không? cô mời các bạn cùng giới thiệu cho cô và bạn biết ba mẹ mình làm nghề gì ?
*Hoạt động 2: Tìm hiểu một số nghề
Nghề Giáo Viên 
Cô đọc câu đố: Ai dạy bé vẽ
Múa hát cùng chơi
Ai yêu thương bé 
Như mẹ ở nhà?
Đố các bạn đó là nghề gì?
Trong lớp mình có ai có ba mẹ làm nghề giáo viên?
Cô cho trẻ xem tranh có công việc của giáo viên( viết bảng, dùng thước chỉ bảng đọc, múa hát và ngồi kể chuyện với trẻ..)
Cô giáo đang làm gì đây?
Cô dùng dụng cụ gì để dạy?( phấn, viết, thước, bảng, .)
Ngoài ra, cac bạn có biết có những dụng cụ nào của nghề giáo viên không?
à Các bạn vừa xem tranh ảnh công việc của nghề giáo viên như: dạy học hát múa, vẽ. Cô giáo hàng ngày dạy các bạn học và chăm sóc các bạn từ bữa ăn giấc ngủ rất vất vả nhưng các cô chỉ mong các bạn thông minh học giỏi. Vì vậy, các bạn phải biết ơn thầy cô giáo và kính trọng thầy cô,luôn học ngoan và lễ phép.
Nghề Thợ May
Cô đưa một giỏ xách và đố trẻ: trong đó có gì?
Đây là cái áo mà hôm qua cô đi siêu thị mua, các bạn thấy cái áo này may có đẹp không?
Cô đố các bạn biết người may ra cái áo này làm nghề gì?( nghề may)
Ai có ba mẹ làm nghề may nữa nào?
Cô cho trẻ xem tranh về công việc của nghề may và hỏi trẻ:
+ Các bạn thấy người thợ may làm những công việc gì?
+ Người thợ may cần phải có những dụng cụ gì để may?( thước đo, 
phấn, kim, chỉ, máy khâu, bàn ủi)
Nghề thợ may đã tạo ra những gì?( quần áo, rèm cửa )
Khi được mặc quần áo đẹp các bạn có thích không? à Đó chính là sản phẩm, công ơn của người thợ may đó.Vậy khi mặc quần áo các bạn phải như thế nào?
Mở rộng:
Các bạn đã biết ba mẹ bạn nào làm nghề giáo viên và thợ may nhưng ngoài 2 nghề đó ba mẹ các bạn còn làm nghề gì nữa?( trẻ kể tên 1 vài nghề và nếu có cô đưa tranh ảnh cho trẻ xem
à Cô thấy ba mẹ các bạn làm rất nhiều nghề khác nhau như: nghề may, nghề xây dựng, nghề giáo viên.nghề nào cũng có ích cho xã hội. Vì vậy các bạn phải biết yêu quí ba mẹ, trân trọng và giữ gìn các sản phẩm mà ba mẹ làm ra
*Hoạt động 3 : Trò chơi luyện tập “Nối dụng cụ phù hợp với nghề”
Cô giới thiệu tranh có dụng cụ một số nghề khác nhau : nghề giáo viên, nghề xây dựng
Cho trẻ vào bàn ngồi nối hình có dụng cụ phù hợp nghề
v Kết thúc: nhận xét- tuyên dương
vHoạt động nối tiếp: Tiếp tục vào góc làm album dụng cụ một số ngành nghề
vĐánh giá: 
Thứ , ngày tháng 2009
CHỦ ĐỀ: NGÀNH NGHỀ- NGÀY 20/11
Chủ đề nhánh: Nghề nghiệp của ba mẹ
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ- Môn: Văn học
Thơ “Laøm Ngheà Nhö Boá”
1/Mục đích-Yêu cầu:
 Trẻ nhớ tên và hiểu được nội dung bài thơ 
 Trẻ đọc đúng lời thơ , tập đọc diễn cảm bài thơ
Trẻ biết kính yêu nghề của bố mẹ mình
2/Chuẩn bị:
Tranh minh họa bài thơ
3/ Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Ổn định
Cho trẻ hát bài: Cháu yêu cô chú công nhânà đàm thoại về một số nghề mà trẻ biết
Gợi cho trẻ nói về nghề của ba mẹ mình
Cô thấy ba mẹ các bạn trong lớp mình làm rất nhiều nghề khác nhau và hôm nay cô có một bài thơ nói về 1 ngành nghề trong xã hội, các bạn lắng nghe xem bài thơ nói về gì nhe!
*Hoạt động 2: GIới thiệu bài thơ - Đàm thoại 
* Đọc thơ :
Cô giới thiệu bài thơ + tác giả
Cô đọc thơ cho trẻ nghe
Đọc lần 1: không có tranh
Đọc lần 2: kết hợp với tranh minh họa
* Đàm thoại:
Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?(Thu Quỳnh sưu tầm)
Bài thơ nói về nghề gì?
Bố làm gì? Bố Hùng làm gì?
Bạn Hùng và bạn Tuấn làm gì giống bố?
Cô giải thích “ lái tàu” là lái tàu hỏa
Lớn lên con thích làm nghề gì?
à GD: Trẻ biết kính yêu nghề của ba mẹ và các nghề khác trong xã hội
*Hoạt động 3 : Dạy đọc thơ
Cô cho cả nhóm đọc -> nhóm nhỏ
Chia nhóm bạn trai, bạn gái đọc thơ
Mời cá nhân trẻ đọc
à Cô chú ý sửa sai cho trẻ
*Hoạt động 4 : Tô màu tranh nghề bé thích
- Cho trẻ quan sát tranh có sẵn 3-4 nghề khác nhau và yêu cầu trẻ tô màu tranh có hình ảnh nghề bé thích 
v Kết thúc: nhận xét- tuyên dương
vHoạt động nối tiếp: Tiếp tục vào góc xem tranh thơ khổ to
vĐánh giá: 
Thứ , ngày tháng 2009
CHỦ ĐỀ: NGÀNH NGHỀ- NGÀY 20/11
Chủ đề nhánh: Nghề nghiệp của ba mẹ
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT- Môn: Thể dục
TRƯỜN SẤP- ĐẬP BÓNG
1/Mục đích-Yêu cầu:
Trẻ biết nằm sấp phối hợp lực của chân và tay đẩy mạnh thân người về trước. Biết dùng 2 tay đập bóng xuống sàn và khi bóng nẩy lên bắt bóng bằng 2 tay
Trẻ có kĩ năng trườn sát người xuống sàn, không đưa chân lên cao
Trẻ mạnh dạn tự tin khi thực hiện vận động và có ý thức tập luyện
2/Chuẩn bị:
Một số tranh ảnh vận động thể dục thể thao
15-20 quả bóng
Băng nhạc không lời
3/Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Ổn định- Khởi động
Các bạn nhìn xem đây là tranh của những nghề gì đây?( bác sĩ, thợ mộc) và sau cùng đưa tranh một vận động viên thể dục thể thao đang bơi lội đố trẻ. Cô giới thiệu một số môn thể dục dành cho ngàngh thể thao
Hôm nay cô và các bạn cùng nhau làm những vận động viên thể dục thể thao nhé! Bây giờ chúng ta rèn luyện cơ thể nhé!
Cô mở nhạc cho trẻ đi đội hình vòng tròn, đi các kiểu đi:đi nhón gót, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh. Trở về 3 hàng ngang
*Hoạt động 2: Trọng động: Cho trẻ xếp 3 hàng dọc 
a/BTPTC:
	+ Tay: 2 xoay cổ tay
	+ Chân: kiểng chân
	+ Bụng lườn: nghiêng người sang 2 bên
	+ Bật: bật thẳng
Cô đếm nhịp và làm mẫu từng động tác để trẻ thực hiện theo cô
à Mỗi động tác thực hiện 2 lần 4 nhịp
b/VĐCB: Trườn Sấp- Đập Bóng
Cô giới thiệu tên vận động cơ bản , trẻ lặp lại
+ Cô làm mẫu và giải thích: Cô nằm sấp, sát với vạch chuẩn, toàn thân sát
sàn nhà.Tay trái đưa thẳng về phía trước, co chân phải, tay phải gập trước ngực. Mắt nhìn thẳng phía trước, khi có hiệu lệnh bắt đầu cô dùng lực của tay trái miết xuống sàn, co chân phải đẩy mạnh đưa thân người về phía trước, đồng thời co chân trái để lấy đà, tay phải đưa về phía trước. Tay trái gập trước ngực. Cứ như vậy cô trườn thẳng về phía trước. Khi trườn người luôn sát sàn, không đưa cao chân.Sau đó cầm quả bóng bằng 2 tay ngang mắt và đập mạnh xuống
+ Nào, bạn nào lên làm thử cô xem 
	+ Cô cho mỗi bạn thực hiện vận động 1 lần
è Cô bao quát chú ý nhắc nhở nếu cháu không thực hiện đúng khi trườn sấp
*Hoạt động 3 : Hồi tỉnh: Trẻ đi nhẹ nhàng hít thở 
v Kết thúc: nhận xét- tuyên dương
vHoạt động nối tiếp: Tiếp tục 
vĐánh giá: 
Thứ , ngày tháng 2009
CHỦ ĐỀ: NGÀNH NGHỀ- NGÀY 20/11
Chủ đề nhánh: Nghề nghiệp của ba mẹ
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC- Môn: Toán
Nhaän Bieát Teân Goïi Hình Vuoâng
1/Mục đích-Yêu cầu:
Nhận biết và gọi tên hình vuông
Rèn luyện khả năng chú ý lắng nghe và ghi nhớ phát âm đúng, rõ.
Trẻ biết chọn và phân loại hình theo đúng yêu cầu của cô. Củng cố màu xanh- đỏ
2/Chuẩn bị:
Hình tròn, hình vuông lớn (đỏ - xanh)
Thẻ lô tô các loại hình
Đồ chơi
3/Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Ổn định- Ôn nhận biết hình tam giác
- Hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Các bạn vừa hát bài gì? Cô chú công nhân trong bài hát làm gì?
- Vậy các bạn có muốn thử tài xếp nhà không?
- Cô phát cho mỗi trẻ 2 hình chữ nhật, 1 hình tròn à cô yêu cầu mỗi trẻ tự xếp
- Các bạn có xếp được nhà không? Vì sao? ( vì không có hình xếp mái nhà)
- Theo các bạn thì mái nhà xếp hình gì?( hình tam giác)
- Đâu là hình tam giác? Cô mời mỗi trẻ đến những rổ hình tự lấy hình tam giác xếp nhà 
- Các bạn đọc to tên hình tam giác và đếm xem có bao nhiêu hình tam giác nhé.
*Hoạt động 2: Nhận biết hình vuông
- Cô mời các bạn cùng xem ngôi nhà của cô xếp có giống nhà các bạn đã xếp không?
- Các bạn ơi lúc này thời tiết trời nóng quá cô muốn lấy thêm hình vuông làm cửa sổ cho thoáng mát nhé. Đây là hình vuông
- Cô đem hình vuông ra cho trẻ gọi tên.
	*Hình vuông
	* Hình vuông màu gì?
- Hình vuông có cạnh, có góc (kết hợp động tác sờ cạnh, góc cho trẻ xem)
- Hình vuông không lăn được, vì vướng bởi góc cạnh nên hình vuông không lăn được
(cô thực hiện động tác lăn hình)
- Cô phát cho mỗi trẻ một hình cho trẻ sờ góc cạnh hình vuông. Các bạn lăn hình vuông xem sao?
- Thế các con nhớ xem mình đã học hình gì lăn được?
- Cô đưa hình tròn rồi cho trẻ nhắc lại đặc điểm của hình
*Hoạt động 3 : Luyện tập
- Các bạn tìm xung quanh lớp xem có đồ vật đồ chơi có dạng hình vuông( trẻ tìm)
- Thi lấy nhanh đúng hình theo yêu cầu của cô: hình tam giác, hình tròn, hình vuông màu xanh, hình vuông màu đỏ)
Trò chơi củng cố “Ai về nhà nấy”
- Mỗi bạn sẽ chọn một trò chơi mà mình thích, các con sẽ làm những chú thỏ đi tắm nắng. Khi nghe trời tối rồi về nhà thôi. Ai cầm đồ chơi có dạng hình tròn về nhà hình tròn, ai cầm đồ chơi có dạng hình vuông thì về nhà hình vuông.
Chơi 2-3 lần
v Kết thúc: nhận xét- tuyên dương
vHoạt động nối tiếp: Tiếp tục vào góc học tập chơi xếp hình
vĐánh giá: 
ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: Nghề nghiệp của ba mẹ
Thời gian thực hiện: chiều thứ sáu
1. Chuẩn bị:
Khách mời: cô cạnh lớp
Hướng dẫn viên: giáo viên lớp
2. Tiến hành
Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề vừa học
Các bạn vừa học chủ đề gì?
Các bạn đã làm được những sản phẩm gì?
Các bạn hãy đặt tên cho sản phẩm của mìnhà GV ghi lên sản phẩm cho trẻ
Cháu trưng bày sản phẩm, cháu tự sắp xếp
Hoạt động 2: Tham quan các sản phẩm
Sau khi đã trưng bày, các cháu lần lượt cùng xem tranh, cùng trò chuyện về nội dung tranh do mình và các bạn thể hiện
Mời khách cùng xem tranh và giới thiệu sản phẩm do các bạn trong lớp tự tạo ra
Hoạt động 3: Giới thiệu chủ đề mới: Một số nghề gần gũi trẻ
Cô và trẻ cùng trò chuyện về công việc, các dụng cụ, trang phục của bác sĩ, bộ đội, công an,
Cô gợi ý cho trẻ sưu tầm hình ảnh về các dụng cụ, sản phẩm, trang phục một số nghề..
Thứ , ngày tháng 2009
CHỦ ĐỀ: NGÀNH NGHỀ- NGÀY 20/11
Chủ đề nhánh: Một số nghề gần gũi trẻ
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MỸ- Môn: Tạo hình
 Trang Trí Trang Phuïc Moät Soá Ngheà
1/Mục đích-Yêu cầu:
Trẻ biết tên một số ngành nghề trong xã hội: giáo viên, thợ xây, bác sĩ, bộ đội.. 
Trẻ sử dụng kỹ năng tô màu để tô màu phù hợp như: tóc, trang phục.
Trẻ biết kính yêu một số nghề trong xã hội
2/Chuẩn bị:
Cô: tranh gợi ý, giấy, bút màu
Trẻ: bàn, ghế, giấy, màu nước.
3/Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Ổn định – Đàm thoại
Cô cho trẻ xem tranh các ngành nghề và hỏi trẻ:
 + Ai đây? Đang làm gì?
 + Cô cho trẻ xem tranh 2 bộ trang phục và cho trẻ đoán đây là trang phục của ngành nào ? Vì sao biết? Theo con chiếc áo nào đẹp hơn? Vì sao?( 1 có tô màu và 1 chưa tô màu)
 + Thế các bạn có thích trang trí những bộ trang phục này để tặng cô chú công nhân, bác sĩ,bộ đội không?
à Hôm nay các bạn hãy trang trí cho những chiếc áo quần phù hợp nghề tặng cho chú bộ đội, cô chú công nhân nhe!
*Hoạt động 2: Hướng dẫn trang trí
Cô cho trẻ quan sát tranh một số trang phục về các nghề quen thuộc ( bác sĩ, công an, bộ đội, cô giáo )và nói trong tranh có hình ảnh gì?
Trang phục của cô chú công nhân, bác sĩ, bác nông dân thì có màu gì? 
Cô hướng dẫn và nhắc trẻ mỗi nghề đều có trang phục khác nhau nên các bạn chọn màu cho phù hợp, không làm lem ra ngoài hoặc chỉ tô có một màu.
Cô giới thiệu có :màu sáp, màu nước, kim sa, in . Trẻ có thể sử dụng nhiều loại để trang trí trang phục
Cho trẻ mô phỏng cách cầm viết tô màu cho đúng
*Hoạt động 3 : Trẻ thực hiện:
Cho trẻ về bàn ngồi làm sản phẩm, cô nhắc trẻ cầm viết tay phải
*Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm:
Cho trẻ nói lại tên đề tài, nhận xét sản phẩm của mình và của bạn
v Kết thúc: nhận xét- tuyên dương
ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: Một số nghề gần gũi với trẻ
Thời gian thực hiện: chiều thứ sáu
1. Chuẩn bị:
Khách mời: cô cạnh lớp
Hướng dẫn viên: giáo viên lớp
2. Tiến hành
Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề vừa học
Các bạn vừa học chủ đề gì?
Các bạn đã làm được những sản phẩm gì?
Các bạn hãy đặt tên cho sản phẩm của mìnhà GV ghi lên sản phẩm cho trẻ
Cháu trưng bày sản phẩm, cháu tự sắp xếp
Hoạt động 2: Tham quan các sản phẩm
Sau khi đã trưng bày, các cháu lần lượt cùng xem tranh, cùng trò chuyện về nội dung tranh do mình và các bạn thể hiện
Mời khách cùng xem tranh và giới thiệu sản phẩm do các bạn trong lớp tự tạo ra
Hoạt động 3: Giới thiệu chủ đề mới: Cô giáo như mẹ hiền
Cô và trẻ cùng trò chuyện về công việc, các dụng cụ, trang phục giáo viên
Cô gợi ý cho trẻ sưu tầm hình ảnh về các dụng cụ, sản phẩm, trang phục nghề giáo viên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC GIỜ CHƠI
TUẦN 3: CÔ GIÁO NHƯ MẸ HIỀN ( từ 16/11/2009 đến 19/11/2009 )
I/ Chuẩn bị: 
1/ TCXD: Mô hình bệnh viện, các khối chữ nhật, hộp giấy, hộp sữa, sỏi, chậu hoa chưa có hoa và hoa rời
2/ TCĐV: bộ đồ dùng cô giáo( trang phục, que chỉ, thước, trống lắc..).
3/ TCKP: các loại ( đường, muối, cát) nước, giấy + bút, bảng theo dõi kết quả.
4/ Thư viện: sách truyện, tranh có hình ảnh đẹp phù hợp theo chủ đề, giấy, bút màu để làm bộ alum về nghề nghiệp
5/ Nghệ thuật: tô màu, nặn dụng cụ nghề, giấy xúc, keo, hồ, sưu tầm một số hình ảnh trong sách báo về trang phục một số nghề.
6/ Học tập: lô tô về ngành nghề,lô tô dụng cụ nghềnối đúng nghề phù hợp
II/ Phân công:
Thời điểm
Phân công
Thùy Hương( cô A )
Thanh Phương( cô B )
Đầu giờ
- Chuẩn bị nơi chơi cho các góc, các đồ chơi, bài tập, phương tiện chơi
- Sắp xếp đồ chơi, phương tiện chơi theo bộ ở các góc chơi để trẻ dễ nhìn, dễ lấy
Giữa giờ
Bao quát và triển khai khả năng chơi của trẻ ở góc khác
Bao quát và triển khai khả năng chơi của trẻ ở góc khác
Kết thúc
- Thu dọn đồ dùng đồ chơi, thu hút trẻ phụ giúp sắp xếp đồ dùng đồ chơi
- Thu dọn đồ dùng đồ chơi, thu hút trẻ phụ giúp sắp xếp đồ dùng đồ chơi
III/ Nhiệm vụ- PP- hướng dẫn:
TCĐV: 
- Gợi ý giúp trẻ bàn về ý tưởng chơi: Bác sĩ làm việc ở đâu? Khi có bệnh nhân đến khám thì thái độ BS như thế nào? Công việc khám bệnh là làm như thế nào? Cô cùng tham gia chơi với cháu
TCXD:
- Tổ chức cho trẻ quan sát trò chuyện về các khu vực trong bệnh viện
- Xem mô hình “ bệnh viện” bao gồm: hàng rào, cổng, các phòng khám, nơi bệnh nhân nằm điều trị
- Cùng với trẻ chuẩn bị các vật liệu để xây dựng
TCHT:
- Thực hiện các bài tập góc phù hợp theo chủ điểm: chọn và phân loại các dụng cụ theo nghề phù hợp
- Các loại sách theo chủ đề, sách có nhiều hình ảnh đẹp gây hứng thú cho trẻ.Tạo trang phục, làm album về ngành nghề
- Khám phá: thử nghiệm chất tan và không tan( Muối- Cát)
TCVĐ:
 Tham gia vui vẻ vào trò chơi. Đi nhanh lấy đúng đồ vật, Về đúng nhà. và một số trò chơi dân gian khác. 
Trọng tâmquan sát:
 -Tình hình chơi đóng vai: nề nếp khi cháu tham gia, thỏa thuận phân vai trước khi chơi. Trẻ có thể hiện được vai chơi qua ngôn ngữ, hành động đã gợi ý
MẠNG 
Chủ đề nhánh: CÔ GIÁO NHƯ MẸ HIỀN
( Từ 16/11/09 đến 119/11/09 )
-Trò chuyện, đàm thoại về trang phục của cô
- Tô màu và trang trí trang phục 
- Hát và vận động : mẹ và cô
- Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học, cháu vẽ ông mặt trời
- Đếm theo khả năng
- Trò chuyện, đàm thoại về những công việc của cô
- Trò chuyện về công việc của cô giáo
- Giúp đỡ cô công việc nhỏ vừa sức mình
- ĐV: cô giáo
Tuần 3: 
CÔ GIÁO NHƯ MẸ HIỀN
Trang Phục Của Cô
Công Việc Của Cô Giáo
Tình Cảm Giữa Cô Và Trẻ
- Trò chuyện, đàm thoại về những tình cảm cô dành cho cháu và tình cả

File đính kèm:

  • docKẾ HOẠCH THÁNG 11 NGÀNH NGHỀ-2009.doc