Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Trường lớp mầm non

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

 (Thứ: năm ngày 05 Tháng 09 Năm 2013)

 Chủ đề nhánh: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ

I/ Hoạt động học có chủ đích.

- TẠO HÌNH: VẼ TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ.

1/ Mục đích yêu cầu.

- Kiến thức: Vẽ được trường MN có sân trường, lớp học, cây bóng mát theo ý thích của trẻ.

- Kỹ năng: Bố cục bức tranh hợp lý, chọn màu phù hợp.

- Thái độ: Trẻ yêu quý và bảo vệ trường lớp.

2/ Chuẩn bị.

a/ Không gian tổ chức: Trong lớp.

b/ Đồ dùng: Tranh mẫu của cô, vở tạo hình, bút chì, bút màu cho trẻ.

3/ Tiến hành hoạt động có chủ đích:

 

doc28 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2692 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Trường lớp mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết mùa thu mát mẻ
- Ý nghĩa ngày Tết Trung thu
VSDD: Thực hành làm vệ sinh chân, tay, mặt, mũi
+Thể dục
- Phát triển vận động :“Tung bóng lên cao, bắt bóng” , “Đập bóng xuống sàn và bắt bóng”
- Bật xa tối thiểu 50cm
- Trò chơi: “Chuyền bóng, bật tiếp sức”
+ ÂN: Hát , vận động các bài: “Ngày vui của bé”, “Vườn trường mùa thu”, “Đường em đi”, 
- Nghe hát: “Đi học”, “Ngày đầu tiên đi học”, “Cô giáo”
-Trò chơi: Đoán xem bạn nào hát 
“Nghe tiếng hát ở đâu”
+TH: - Vẽ trường MG
- Cắt dán đèn lồng
- Vẽ cô giáo. 
+ Toán: Ôn số lượng và chữ số 1,2 .Nhận biết , so sánh dài 
- Nhận biết số lượng 3, chữ số 3, so sánh chiều rộng
- Nhận biết số lượng 4, chữ số 4, nhận biết hình tam giác, chữ nhật , hình vuông
+ KPKH:
- Trò chuyện về lớp học của bé 
- Trò chuyện về Tết Trung thu
- Cô giáo của bé
 Phát triển nhận thức Phát triển thẩm mỹ Phát triển thể chất 
 MẠNG HOẠT ĐỘNG
 Phát triển ngôn ngữ Phát triển tình cảm - xã hội
- Biết trò chuyện với bạn bè trong lớp
- Biết yêu quí, giúp đỡ bạn
- Thực hiện sắp xếp đồ chơi gọn gàng
- Hát, đọc thơ, vẽ về trường, lớp, bạn bè, cô giáo
- Xây dựng lại ngôi trường 
-VH: Thơ : “Bàn tay cô giáo”, “Trung thu cùng bé”, 
Chuyện “Niềm vui bất ngờ”
 -LQCC:
- Làm quen o , ô , ơ
- Trò chơi o , ô , ơ 
 -Làm quen â,ă,â 
 KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRONG TUẦN
	 Chủ đề nhánh: TRƯỜNG MG CỦA BÉ 
 Tuần thứ: I ; Thực hiện từ ngày: 03/9 đến 07/9/2012
Mục tiêu chủ đề nhánh
1/ Phát triển thể chất:
	- Vệ sinh dinh dưởng trẻ biết làm các việc đơn giản để tự phục vụ bản thân.
 - Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn 
	- Vận động: Thực hiện tốt các động tác hô hấp, tay, vai, chân, bụng bật.
 - Thực hiện tốt bài tập: Tung bóng lên cao và bắt bóng
	2/ Phát triển nhận thức:
	- Biết được tên trường, biết tên từng cô trong trường và vai trò của từng cô trong trường.
	- Biết ngày khai giảng là ngày hội của trẻ đến trường . 
 - Phát triển khả năng đếm và nhận biết số lượng chữ số xếp tương ứng, nhận biết so sánh chiều dài.
 - Nhận biết chữ số 1,2 số lượng 1,2, so sánh chiều dài
	3/ Phát triển ngôn ngữ:
- Thích trò chuyện với cô và các bạn, phát triển khả năng giao lưu với bạn bè, khả năng dùng từ diễn đạt về trường và cô giáo trong trường.
- Đọc thuộc bài thơ “Bàn tay cô giáo”
- Thể hiện cảm xúc khi đọc thơ
- Nhận biết được nhóm chữ O, Ô, Ơ và phát âm đúng.
4/ Phát triển tình cảm- xã hội:
	- Thích tham gia thể hiện các vai cô giáo.
- Thích cùng bạn bè trò chuyện múa hát.
	- Biết kính trọng lễ phép với cô giáo, vâng lời cô.
- Thực hiện tốt quy định nề nếp của lớp.
- Biết bảo vệ môi trường xung quanh lớp học
- Bảo vệ trường, lớp mà trẻ đang học
	5/ Phát triển thẩm mỹ:
	- Thể hiện cảm xúc qua các bài hát về trường và cô giáo. 
 - Hát thuộc bài hát “ Ngày vui của bé”, cảm nhận được giai điệu của bài hát
	- Yêu thích cái đẹp, thể hiện cảm xúc qua tranh vẽ trường mầm non của bé
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN:
 Tuần: 1
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ, trò chuyện
Trò chuyện với trẻ về ngày khai giảng.
Nhắc cháu để mũ, cặp, dép đúng nơi quy định.
Trò chuyện với phụ huynh về việc học của trẻ.
Trò chuyện với trẻ về sức khỏe và vệ sinh cơ thể.
Chơi trò chơi “tìm bạn thân”.
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Nhận xét
Thể dục buổi sáng
Trẻ tập trật tự.
Sân tập sạch sẽ.
HH: Gà gáy.
Tay: Đưa lên cao, hạ xuống.
Chân: Khuỵnh gối tay đưa về trước.
Bụng: Tay đưa cao, sang. trái, sang phải.
Bật: Bật tiến về trước.
Trẻ tập chưa đúng, chưa đều.
Hoạt động học có chủ đích
KPKH:
Trò chuyện về trường MN.
TD:
Tung bóng lên cao và bắt bóng.
CC: Làm quen: O,Ô, Ơ.
VH: Thơ “Bàn tay cô giáo”.
T: Nhận biết 1,2 số lượng 1.2, so sánh chiều dài TH: Vẽ trường mầm non của bé
ÂN: Dạy hát “Ngày vui của bé”.
Hoạt động ngoài trời
-Dọn vệ sinh quanh lớp học và trong trong lớp học
-Trò chuyện với trẻ về ngày đầu tiên được đi học
-Chơi trò “tìm bạn thân”
-Trò chuyện về ngày khai giảng.
-Quan sát trò chuyện vè cảnh vật xung lớp học.
- Chơi tự do ở các góc chơi
-Trò chuyện về cách giữ gìn cơ thể sạch sẽ.
-Chơi trò chơi dân gian “lên cầu vồng”.
Ôn bài thơ “Bàn tay cô giáo” 
- Vẽ trên sân theo sở thích của trẻ
Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng
- Nhắc nhở trẻ giữ gìn vệ sinh chân, tay.
- Khi ăn phải ăn hết suốt ăn, không làm rơi vải thức ăn ra ngoài.
- Nhắc trẻ đánh răng sau khi ngủ dạy.
Hoạt động góc
Tên góc
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tổ chức thực hiện
Góc phân vai
Trò chơi “Cô giáo”.
Trẻ biết cách đóng vai cô giáo.
Sách, vở, bút, bàn ghế, bảng, phấn.
Chọn 1 trẻ đóng vai cô giáo, 5- 6 khác đóng vai học sinh. Cô hướng dẫn cách chơi cho trẻ, trẻ vào góc chơi thực hiện.
Góc xây dựng
Xây dựng trường mầm non.
Trẻ biết sắp xếp các loại khối, hộp thành ngôi trường.
Khối cầu, khối trụ, cây xanh, tường rào.
Trẻ vào góc chơi, cô hướng dẫn cách chơi cho trẻ và chuẩn bị sẵn đồ chơi. Trẻ dùng các vật liệu lắp ghếp thành ngôi trường.Cô chú ý theo dõi trẻ chơi
Góc học tập
Trẻ tô các đường dích dắc trong vở tập tô.
Trẻ biết cách cầm bút và rê bút theo đường dích dắc.
Vở bé tập tô, bút chì.
Cô chuẩn bị sẵn, trẻ vào bàn thực hiện. Cô hướng dẫn cách cầm bút cho trẻ và động viên trẻ thực hiện đúng
Góc nghệ thuật
Vẽ tô màu tranh, ngôi trường của bé.
Trẻ biết cách vẽ ngôi trường và tô màu phù hợp.
Vở tạo hình, bút chì, bút màu.
Cô chuẩn bị sẵn, trẻ vào bàn thực hiện. Cô hướng dẫn cách cầm bút cho trẻ và động viên trẻ thực hiện đúng.
 Tên góc
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tổ chức thực hiện
Góc thiên nhiên
In bánh tặng bạn.
 Trẻ biết cách in các loại bánh.
 Khuôn in, cát, nước.
Cô hướng dẫn và trọn sẵn cát và nước, trẻ tiến hành in bánh đem tặng bạn.Cô chú ý theo dõi trẻ thực hiện
Hoạt động chiều
-Trò chuyện về ngày khai giảng.
-Thực hiện vở trắng.
-Thực hiện vở tập viết, hướng dẫn cách cầm bút và rê bút. -Chơi trò chơi “Ai nhanh nhất”.
-Ôn bài thơ “Bàn tay cô giáo”.
-Dạy vở trẻ học đọc, học viết, hướng dẫn trẻ viết đúng ô li.
-Thực hiện vở toán.
-Ôn nhóm chữ O, Ô, Ơ.
-Chơi trò chơi dung dăng dung dẻ.
Hoạt động nêu gương cuối tuần
CB: Bảng bé ngoan, cờ, phiếu bé ngoan.
HĐ: Cho trẻ hát bài “hoa bé ngoan” cô hỏi vì sao gọi là hoa bé ngoan: Chăm học, đi học đều.
- Trò chuyện với trẻ về bài hát
- Cho trẻ nêu tiêu chuẩn bé ngoan, cô nhắc lại.
- Gọi từng tổ lên cho lớp nhận xét. 
- Cô nhận xét lại.
- Cho trẻ ngoan lên cắm cờ.
- Cô tổng kết cờ và phát phiếu bé ngoan. 
- Lồng ghép các bài hát, bài thơ trong chủ đề cho trẻ hát, đọc.
- Bài hát “ Ngày vui của bé”, Bài thơ “ Bàn tay cô giáo”
	Tổ trưởng chuyên môn	Giáo viên lập kế hoạch
 Nguyễn Thị Bích Hiền
 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
	 (Thứ Hai Ngày 02 Tháng 09 Năm 2013)
	Chủ đề nhánh: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ
I/ Hoạt động học có chủ đích.
Khám phá khoa học: TRÒ CHUYỆN VỀ TRƯỜNG MẦM NON.
1/ Mục đích yêu cầu.
- Kiến thức: Trẻ có những hiểu biết về trường mà trẻ đang học. Biết được công việc của từng cô trong trường.
- Kỹ năng: Tô màu, quan sát, ghi nhớ của trẻ thông qua trò chơi
- Thái độ: Trẻ yêu quý kính trọng cô
2/ Chuẩn bị.
a/ Không gian tổ chức: Trong lớp.
b/ Đồ dùng: Tranh vẽ trường, mô hình trường.
3/ Tiến hành hoạt động có chủ đích
Cấu trúc
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
MĐHĐ
HĐTT
KTHĐ
* Lớp hát bài: “Ngày đầu tiên đi học ”.
- Đàm thoại với trẻ về bài hát
* Cô treo tranh vẽ trường mầm non.
- Đàm thoại với trẻ về bức tranh.
- Tranh vẽ về gì?
- Trong tranh có gì
- Ngôi trường có bạn bè đang ca hát,vui chơi, có cây bóng mát.
- Vậy trường các con đang học là trường gì?
- Đúng rồi trường các con đang học là trường MGBH.
- Vậy điểm chính của trường ở thôn nào?
Trường các con học gồm có 6 lớp học trải dài trên địa bàn toàn xã .Mỗi lớp có hai cô chủ nhiệm. Ngoài ra trường còn có cô hiệu trưởng. Chú kế toán ,bảo vệ và cô cấp dưỡng.
- Vì vậy các con phải biết kính trọng và yêu quí các cô trong trường.
- Vậy lớp các con đang học thuộc địa bàn nào?
- Lớp học mà các con đang học thuộc lớp MG lớn hay mẫu giáo nhỡ?
- Trường là nơi dùng để các con học tập và vui chơi.Vì vậy các con phải biết bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh xung quanh ngôi trường. 
* T/C:
1. “Ghép hình”:
CC: Cô chia lớp thành hai đội, chuẩn bị sẵn hai tranh vẽ về ngôi trường, trẻ lần lược bật qua vòng tròn chạy lên tô màu ngôi trường, đội nào xong trước là thắng cuộc
- Cô theo dõi động viên trẻ chơi.
2. “Ai nhanh nhất”:
CC: Cô gõ trống lắc, trẻ nghe vừa đi vừa hát. Khi cô gõ nhanh bạn trai chạy đến trước mặt cô, bạn gái chạy về phía sau cô. Khi cô gõ chậm thì ngược lại. Bạn nào sai bị nhảy lò cò.
- Trẻ hát: “Ngày đầu tiên đi học” chuyển HĐG
Trẻ hát
Đàm thoại 
Lớp xem tranh.
Trường MN
Cô, bạn bè
Ngôi trường có cây bóng mát
Trường MG Bình Hải
Thôn Phước An
Thôn Hiệp Hưng
Mẫu giáo lớn
Trẻ chơi trò chơi
Trẻ nghe phổ biến luật chơi và tham gia chơi trò chơi
Trẻ hát chuyển HĐG
II. Đánh giá:
1. Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động:
- Nội dung chưa dạy được và lý do: 
- Những Thay đỗi cần thiết: .
2. Đánh giá trẻ sau ngày: 
HĐHCĐ: .
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
	 (Thứ: Ba ngày 03 Tháng 09 Năm 2013)
	Chủ đề nhánh: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ
I/ Hoạt động học có chủ đích.
Thể dục: TUNG BÓNG LÊN CAO VÀ BẮT BÓNG
1/ Mục đích yêu cầu.
- Kiến thức: Trẻ tung bóng đúng hướng, bắt bóng bằng hai tay và không làm rơi bóng.
- Kỹ năng: Trẻ tập đúng thành thạo các động tác thể dục
- Thái độ: Biết nhường nhịn, không xô đẩy nhau khi xếp hàng
2/ Chuẩn bị.
a/ Không gian tổ chức: Ngoài trời.
b/ Đồ dùng: 6 quả bóng, 1 băng vải màu, sân tập sạch sẽ, đầu đĩa, đĩa nhạc.
3/ Tiến hành hoạt động có chủ đích:
Cấu trúc
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
KĐ
TĐ
BT phát triển chung
VĐCB
HT
- Cô ra hiệu lệnh hướng dẫn 3 hàng dọc chuyển vòng tròn. Cô đứng giửa vòng tròn điều khiển trẻ đi theo nhiều kiểu chân, hướng dẫn trẻ chuyễn đội hình theo 3 hàng ngang
- Dảng đội hình 3 hàng ngang
- Cô cùng trẻ tập bài tập phát triển chung với bài hát “Trường chúng cháu là trường MN” (Theo đĩa nhạc).
- Tay: Đưa 2 tay lên cao, hạ xuống hết bài hát: Nhịp 4/8.
- Chân: Đưa 2 tay dang ngang, ra trước, khuỵnh gối, lưng thẳng theo nhịp bài hát.
- Nhịp 2/8.
- Bụng: 2 tay đưa cao, gập người, 2 tay chạm 2 mũi bàn chân theo nhịp 2/8 từ đầu đến hết bài hát.
- Bật: 2 tay chống hông, bật tách khép chân theo nhịp bài hát từ đầu đến hết bài hát theo nhịp 2/8. Cô vừa hướng dẫn trẻ tập vừa sửa sai cho trẻ.
- Cô cầm quả bóng trên tay và hỏi trẻ là quả gì?
- Hôm nay cùng cô tập thể dục với bài “Tung bóng lên cao và bắt bóng”.
- Cô làm mẫu một lần.
- Lần 2 phân tích.
- Hai tay cầm bóng để ra trước, ngang bụng tung lên cao mắt nhìn theo bóng. Khi bóng rơi xuống chọn bắt bóng băng 2 tay không ôm bóng vào người, không làm rơi bóng (Tuỳ theo tình hình lớp cô phân tích kỷ hơn).
* Trẻ làm mẫu 2- 3 cháu.
* Trẻ thực hiện:
- Mỗi lần 2 cháu lên thực hiện lần lược hết cả lớp.
- Cô chú ý quan sát và nhắc nhở trẻ tập đúng kỷ thuật.
- Cô sửa sai cho trẻ và nhắc nhở trẻ cẩn thận tránh té ngã khi bắt bóng.
- Trẻ thực hiện 2- 3 lần.
* Trò chơi:
- Lớp tập trung theo vòng tròn, cô hướng dẫn trò chơi “Bịt mắt bắt dê”.
Cách chơi; Một trẻ bịt mắt làm chú dê, cho trẻ còn lại vỗ tay lúc to lúc nhỏ. Chú dê nghe tiếng vỗ tay đến sờ đúng cháu nào cháu đó thế làm chú dê, trẻ chơi T/C
- Cho trẻ đi một hai vòng hít thở sâu
Trẻ đứng theo 3 hàng ngang, trẻ tập bài phát triển chung.
Quả bóng khối cầu
Trẻ chú ý
Trẻ chú ý
lắng nghe cô phân tích
Trẻ làm mẫu
Trẻ thực hiện
Trẻ chơi TC
Trẻ chơi 
Trẻ đi nhẹ, hít thở sâu.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
	 (Thứ: năm ngày 05 Tháng 09 Năm 2013)
	Chủ đề nhánh: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ
I/ Hoạt động học có chủ đích.
- TẠO HÌNH: VẼ TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ.
1/ Mục đích yêu cầu.
- Kiến thức: Vẽ được trường MN có sân trường, lớp học, cây bóng mát theo ý thích của trẻ.
- Kỹ năng: Bố cục bức tranh hợp lý, chọn màu phù hợp.
- Thái độ: Trẻ yêu quý và bảo vệ trường lớp.
2/ Chuẩn bị.
a/ Không gian tổ chức: Trong lớp.
b/ Đồ dùng: Tranh mẫu của cô, vở tạo hình, bút chì, bút màu cho trẻ.
3/ Tiến hành hoạt động có chủ đích:
Cấu trúc
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
MĐHĐ
HĐTT
KTHĐ
- Lớp hát bài: “Ngày vui của bé”.
- Hôm nay cô cho các vẽ ngôi trường của các con đang học.
- Cô treo tranh vẽ trường vào buổi sáng.
- Đàm thoại theo tranh.
- Bức tranh cô vẽ ngôi trường vào thời gian nào?
- Bức tranh có những gì?
- Ngôi trường có bao nhiêu phòng học?
- Xung quanh phòng học có gì?
- Có các bạn đang đến trường.
- Mái ngõi có màu gì?
- Trường là hình chủ nhật có màu xanh.
- Trên sân trường có các bạn đang vui chơi.
- Xung quanh trường có nhiều cây cối tạo bóng mát.
* Cho trẻ nhận biết bố cục của bức tranh.
- Đàm thoại:
- Vẽ ngôi trường đầu tiên vễ gì?
- Mái ngói là hình gì?
- Ngôi trường có mấy cửa chính?
- Có bao nhiêu cửa sổ?
* Trẻ nêu ý thích.
2- 3 trẻ nêu ý thích.
- Cô giáo nhắc lại cách vẽ và bố cục tranh sau đó cất tranh.
* Trẻ thực hiện:
- Cô hướng dẫn trẻ vào bàn thực hiện.
- Cô theo dõi động viên nhắc nhở cháu thực hiện, gợi ý trẻ vẽ sáng tạo thêm chi tiết phụ, tô màu phù hợp.
* Nhận xét sản phẩm: Trẻ treo sản phẩm lên giá tạo hình.
- Cho trẻ nhận xét.
- Cô nhận xét lại.
- Tuyên dương những trẻ có sản phẩm đẹp, động viên những trẻ chưa có sản phẩm hoàn chỉnh.
- Giáo dục trẻ yêu mến trường và giữ gìn vệ sinh lớp.
- Lớp hát “Em đi mẫu giáo”
Trẻ hát
Trẻ quan sát.
Buổi sáng.
Mặt trời.
Hai phòng.
Sân chơi, cây bóng mát
Đỏ
Hai nét sổ thẳng, sau đó vẽ 2 nét thẳng ngang. Trẻ trả lời.
2 cửa chính
4 cửa sổ
Trẻ nêu ý thích
Trẻ thực hiện
4- 5 trẻ nhận xét sản phẩm
Trẻ hát chơi tự do
II. Đánh giá:
1. Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động:
- Nội dung chưa dạy được và lý do: 
- Những Thay đỗi cần thiết: .
2. Đánh giá trẻ sau ngày: 
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
	 (Thứ: Tư 4 ngày 4 Tháng 09 Năm 2013)
	Chủ đề nhánh: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ
I/ Hoạt động học có chủ đích.
- VĂN HỌC: THƠ “BÀN TAY CÔ GIÁO”.
1/ Mục đích yêu cầu.
- Kiến thức: Trẻ đọc thuộc bài thơ, đọc diễn cảm.
- Kỹ năng: Đọc rõ ràng, mạch lạc 
- Thái độ: Thông qua bài thơ trẻ biết yêu cô giáo của mình.
2/ Chuẩn bị.
a/ Không gian tổ chức: Trong lớp.
b/ Đồ dùng: Tranh nội dung bài thơ, tranh trích đoạn (có chữ to).
- Hai tranh vẽ về cô giáo chưa tô màu.
3/ Tiến hành hoạt động có chủ đích:
Cấu trúc
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
MĐHĐ
HĐTT
KTHĐ
- Lớp hát bài: “Em đi mẫu giáo”.
- Các con có thích đến trường không?
- Đến trường có ai?
- Tình cảm của cô giáo đối với các con như thế nào được thể hiện qua bài thơ “Bàn tay cô giáo”.
- Cô đọc thơ một lần:
- TTND: Cô giáo yêu thương chăm sóc các con. Cô đã tết tóc, chải tóc,vuốt tóc, vá áo cho các con. Tình cảm của cô giống như mẹ hiền.
- Các con nhìn xem cô có tranh vẽ ai?
- Cô đọc lần 2: Theo tranh.
- Cô dọc lần 3: Trích đoạn.
+ Đoạn 1: “Bàn tay .. đến khéo”.
-Tết tóc, đánh tít buộc lại, sự quan tâm của cô giáo dành cho các con.
- Đàm thoại bức tranh.
+ Đoạn 2: “Bàn tay .. mẹ hiền”.
- Nói về cô giáo quan tâm chăm sóc cho các con như mẹ hiền.
- Giải thích từ khó.
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Dạy trẻ đọc thơ từng câu 1 theo cô.
- Từng tổ đọc từng câu 1 theo cô.
- Từng nhóm trẻ đọc.
- Cá nhân đọc cả bài thơ
- Cả lớp đọc lại bài thơ một lần
* Đàm thoại:
- Trong bài thơ cô giáo làm gì?
- Các con có yêu cô giáo mình không?
- Các con phải làm gì để tỏ lòng yêu quý cô giáo của mình.
- Cô giáo giống như ai?
- Cô vừa đàm thoại với các con về bài thơ gì?
- Cô gắn tên đề tài.
- Cô giới thiệu tên tác giả cho trẻ biết
- Trong bài thơ các con thích câu thơ nào nhất? vì sao?
- Để tỏ lòng yêu quý cô giáo của mình các con phải chăm ngoan vâng lời cô, biết tự phục vụ cơ thể, biết giữ gìn vệ sinh lớp, không xô đảy lẫn nhau.
* Trò chơi: “Tô màu tranh”.
- Cô chuẩn bị 2 tranh sẵn 2 tranh vẽ cô giáo chưa tô màu.
-Chia lớp thành 2 đội ngồi vòng tròn. Khi có hiệu lệnh của cô hai đội tiến hành chọn màu và tô.
- Đội nào tô tranh trước và hoàn chỉnh đẹp là thắng cuộc.
- Hai đội thi đua tô màu, cô chú ý động viên trẻ.
- Đội thắng cuộc được tuyên dương.
- Cô động viên đội chưa có sản phẫm đẹp.
- Lớp đọc lại bài thơ “Bàn tay cô giáo”.
Chuyển hoạt động góc.
Trẻ hát
Thích
Cô giáo, bạn bè
Trẻ quan sát.
Trẻ lắng nghe
Cô giáo và các con
Trẻ lắng nghe, xem tranh
Trẻ đọc
Tổ đọc
Trẻ đọc
Chải tóc, vuốt tóc, vá áo cho các con
Có
Ham học, chuyên cần
Mẹ hiền
Bàn tay cô giáo
Lớp đồng thanh
Trẻ trả lời
Trẻ tham gia chơi trò chơi
Trẻ đọc thơ, chuyển hoạt động góc
 II. Đánh giá:
1. Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động:
- Nội dung chưa dạy được và lý do: 
....
- Những Thay đỗi cần thiết: .
2. Đánh giá trẻ sau ngày: 
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
	 (Thứ: Năm ngày 5 tháng 9 năm 2013)
	Chủ đề nhánh: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ
I/ Hoạt động học có chủ đích.
- TOÁN: NHẬN BIẾT 1,2 SỐ LƯỢNG 1,2 NHẬN BIẾT CHIỀU DÀI
1/ Mục đích yêu cầu.
+ Kiến thức: Trẻ nhận biết được nhóm đồ vật có số lượng 1,2.
- Nhận biết chữ số 1,2.
- Trẻ biết so sánh chiều dài của 2 đối tượng.
+ Kỹ năng: Quan sát, ghi nhớ, thực hiện tốt các trò chơi.
+ Thái độ: Trẻ biết giữ gìn đồ dùng
2/ Chuẩn bị.
a/ Không gian tổ chức: Trong lớp.
b/ Đồ dùng: 	2 bút chì, 2 khăn mặt.
	2 tranh cô giáo, 2 cái cặp.
	chữ số 1,2 cho cô
3/ Tiến hành hoạt động có chủ đích:
Cấu trúc
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
MĐHĐ
HĐTT
KTHĐ
- Lớp hát bài: “Tập đém”.
- Các con Vừa hát baìo hát gì?
- Nhận biết số lượng 1, chữ số 1.
- Cho trẻ chơi “Tập tầm vông”.
- Cô hỏi trẻ tay nào có.
- Có gì?
- Có máy cục tảy?
- Lớp đồng thanh.
- Tảy là đồ dùng của ai:
- 1 cục tảy tương ứng với số mấy?
- Cô gắn chử số 1.
- Cô đọc.
- Lớp tổ- nhóm- cá nhân độc số 1.
- Cô phân tích số1.
- Gồm 1 nét xiên trái và một nét xổ thẳng.
- Cho trẻ gắn đồ vật tương ứng với chử số 1.
- Lớp hát bài “Cô và mẹ”.
- Cô và mẹ là máy cô giáo?
- Mẹ và cô là mấy mẹ hiền?
- Cô gắn chữ số 2 tương ứng với 2 mẹ, 2 cô.
- Cô đọc chữ số 2.
- Lớp- tổ- nhóm- cá nhân đọc.
- Phân tích chữ số 2: Gồm một nét móc trên và một nét nằm ngang.
* Trò chơi:
1. Tìm bạn thân: Trẻ đi vòng tròn và hát một bài. Khi nghe tín hiệu tìm bạn thì mỗi cặp hai cháu cầm tay nhau, nếu ai không tìm được cặp thì sẽ bị nhảy lò cò.
- Trẻ chơi trò chơi cô chú ý nhắc nhở.
2. Gắn đồ dùng đúng với chử số: Cô đặt chữ số lên bảng (số 1, 2) chia trẻ làm 3 nhóm. Khi có hiệu lệnh tất cả các cháu ở 3 nhóm thi đua tìm đồ vật tương ứng với chữ số gắng lên bảng. Khi gắng xong chạy về đứng cuối hàng, bạn thứ 2 mới được chạy lên.
- Trẻ chơi trò chơi cô động viên trẻ chơi sôi nổi.
* So sánh chiều dài: Cô gắng lên bảng 2 cây bút chì. Cây màu xanh dài hơn, cây màu đỏ ngắn hơn.
- Hỏi trẻ đây là đồ dùng gì?
- Bút chì dùng để làm gì?
- Cây bút màu gì dài hơn?
- Cây bút màu gì ngắn hơn?
- Các con nhìn xem cô có tranh vẽ ai?
- Cô gắn 2 cây thước cho trẻ so sánh.
- Cây thước nào dài hơn, cây thước nào ngắn hơn?
* Trò chơi: Gắng đồ dùng theo yêu cầu của cô.
- Cách chơi: Cô nói gắng đồ dùng có chiều dài ngắn hơn qua phải, dài hơn qua trái.
- Trẻ thực hiện, cô chú ý nhắc trẻ gắn đúng theo yêu cầu.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ.
- Lớp hát “Trường chúng cháu đây là trường mầm non”
Trẻ hát
Tập đếm
Trẻ chơi cùng cô
Tay phải
Cục tảy
1 cục tảy
1 cục tảy của các con
Số 1
Lắng nghe
Trẻ đọc
Trẻ chú ý
2 trẻ lên gắn
Trẻ hát
2 cô giáo
2 mẹ hiền
Lắng nghe
Trẻ đọc
Trẻ lắng nghe và chơi trò chơi
Trẻ chú ý cô hướng dẫn cách chơi và thực hiện
Nhìn xem
Bút chì
Viết
Mầu xanh
Mầu đỏ
Trẻ so sánh và trả lời
Trẻ chơi trò chơi
Lớp hát, chuyển chơi tự do
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
	 (Thứ: Năm ngày 5 tháng 9 năm 2013)
 Chủ đề nhánh: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ
I/ Hoạt động học có chủ đích.
- LQCV: LÀM QUEN O, Ô, Ơ.
1/ Mục đích yêu cầu.
- Kiến thức: Trẻ nhận biết và phát âm đúng nhóm chữ O, Ô, Ơ.
- Kỹ năng: luyện âm, chơi thành thạo và nhận biết chữ cái nhanh
2/ Chuẩn bị.
a/ Không gian tổ chức: Trong lớp.
b/ Đồ dùng: Tranh có chứa từ “Phiếu bé ngoan”, “Cô giáo”, “Cờ tổ”.
- Đồ dùng phục vụ trò chơi, chữ cái O, Ô ,Ơ cho cô và trẻ.
3

File đính kèm:

  • docgiao_an_truong_mam_non_20142015.doc