Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Quê hương- Thủ đô Hà Nội- Bác Hồ- Trường tiểu học - Chủ đề nhánh 1: Quê hương em

Hoạt động có chủ đích

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ

Đề Tài: NGÔI NHÀ

 TG: Tô Hà

I/ MĐYC:

 KT : Trẻ hiểu nội dung được nội dung bài thơ. Nhận biết được cảnh vật xung quanh ngôi nhà của mình qua những câu thơ.

 KN : Cháu cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu của bài thơ. Biết lắng nghe, hiểu câu hỏi của cô, trả lời tròn câu, phát âm rõ ràng.

 TĐ : GD phải biết yêu quí ngôi nhà của minhg, biết giữ gìn và chăm sóc ngôi nhà luôn sạch đẹp, gọn gàng.

II/ CHUẨN BỊ:

 -Tranh khổ to : “Ngôi nhà”, giấy A4, bút màu.

 

doc18 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1906 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Quê hương- Thủ đô Hà Nội- Bác Hồ- Trường tiểu học - Chủ đề nhánh 1: Quê hương em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đồng hồ.
- Giới thiệu sách: Tập tranh truyện “Ngôi nhà”
- Thông tin-sự kiện: (Nếu có).
- Thời tiết: Quan sát hiện tượng gió.
- Thông tin sự kiện: (Nếu có).
- Giới thiệu sách: Sách thư viện.
8h10’- 8h40’
Hoạt động có chủ đích
- K. phá: “Trò chuyện tìm hiểu về phường, xã nơi trẻ đang sống”.
- Thơ: “Ngôi nhà”.
( Tô Hà)
- Toán: “Biết cách đo độ dài, so sánh và diễn đạt kết quả đo”
- LQCC: s,x.
-TH: Vẽ cảnh đẹp làng quê
8h40’- 9h10’
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát: quang cảnh bên ngoài sân trường.
- Trò chơi có luật:
+ Chơi VĐ: mèo đuổi chuột
+ Chơi DG: Bỏ lá.
- Chơi tự do:kéo xe, câu cá, nước, bóng, cầu lông, ôn luyện, làm quen
- Quan sát: Quang cảnh sân trường.
- Trò chơi có luật:
+ Chơi VĐ: Đua ngựa
+ Chơi DG: Cắp cua.
- Chơi tự do:
Lá, hộp thuốc, cát, nước, bóng, cầu lông, ôn luyện, làm quen
- Quan sát: thời tiết.
- Trò chơi có luật:
+ Chơi VĐ: Bẫy chuột
+ Chơi DG: Chuyền chuyền.
- Chơi tự do: Kéo xe, cát, nước, bóng, cầu lông, ôn luyện, làm quen 
- Quan sát: thí nghiệm vật nổi, vật chìm.
- Trò chơi có luật:
+ Chơi VĐ: cá sấu lên bờ.
+ Chơi DG: Oẳn tù tì.
- Chơi tự do: Cát, nước, bóng, cầu lông, ôn luyện, làm quen
- Quan sát: Hòn non bộ
- Trò chơi có luật: 
+ Chơi VĐ: Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian.
+ Chơi DG: Kéo cưa lừa xẻ.
- Chơi tự do: Lá, cát, nước, bóng, cầu lông, ôn luyện, làm quen
9h15’- 10h00’
Chơi hoạt động góc
- Phân vai:
+ Gia đình: Đo dung tích các vật diễn đạt kết quả đo.
+ Cửa hàng: Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện.
+ Đếm vẹt từ 1-100.
- Xây dựng:
+ Xây: Xây công viên, đình, chùa.
+ Lắp ghép: Ghép trung tâm văn hóa vui chơi.
+Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói.
- Khám phá khoa học, thiên nhiên:
+ Khám phá thiên nhiên: gieo hạt, tưới cây, chăm sóc cây xanh. 
-Thích chăm sóc cây cói, con vật quen thuộc.
- Nghệ thuật:
+ Tạo hình: Vẽ đàn gà.
+ Âm nhạc: Hát, vận động bài hát “em đi giữa biển vàng”
+ Thư viện: Xem sách, cắt dán, vẽ, làm album.
- Học tập:
+ Toán: Đếm vẹt từ 1-100.
+ LQCV:s,x, v,r. Tìm tranh gắn vào bảng 3 kiểu chữ, tập sao chép từ, tập sao chép tên các địa danh mà trẻ biết.
+Biết dùng các kí hiệu hoặc hình vẽ để thể hện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân.
10h00’- 14h40’
Hoạt động vệ sinh, ăn ngủ, ăn xế
- Tự mặc và cởi quần áo, gấp quần áo.
- Giáo dục cháu đi dép khi vào nhà vệ sinh.
- Trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
- Giáo dục cháu tiết kiệm nước khi đi vệ sinh.
- Giáo dục cháu ăn hết suất không bỏ mứa.
14h40’- 17h00’
Hoạt động chiều
- Chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ theo yêu cầu. 
- Ôn trò chuyện tìm hiểu về phường, xã nơi trẻ đang sống.
- Chơi HT: Tìm những con vật cùng nhóm.
- Giáo dục lễ giáo.
- Nêu gương.
- Ôn Thơ: “Ngôi nhà”
- Chơi góc tiếp theo.
- Làm quen bài thơ mới: Ao làng.
- Nêu gương.
- Ôn Toán: Biết cách đo độ dài, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
- Biết dùng các kí hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân.
- Nêu gương.
- Ôn LQCC: S,X.
- Hướng dẫn cháu rửa mặt, đánh răng đúng cách.
- Nêu gương.
- Ôn TH:Vẽ cảnh đẹp quê em.
- Lao động vệ sinh cuối tuần.
- Nêu gương cuối tuần.
- Giới thiệu chủ đề tuần tiếp theo “Thủ đô Hà Nội”.
Hoạt động vệ sinh, chơi tự do – trả trẻ.
- Giáo dục vệ sinh.
- Chơi tự do. 
- Chơi tự do.
- Chơi tự do.
- Nêu gương.
KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ NHÁNH
1/ MẠNG CHỦ ĐỀ: 
 QUÊ HƯƠNG EM
Thời gian: 
Từ 18/04-22/04/2011
 Di tích lịch sử:
-T/c, quan sát, đàm thoại về quê hương Ô Môn: Công viên Châu Văn Liêm, Chùa Sampo, Đình thần Thới An, khu trung tâm Văn Hóa.
-Làm album quê hương Ô Môn.
-TCVĐ: Ai nhanh nhất.
-Đọc đồng dao ca dao, tục ngữ về Ô Môn.
V/. CHUẨN BỊ CHỦ ĐỀ:
Lễ hội:
-Quan sát lễ hội Ocbomboc, đua ghe ngo.
-Xem phim tranh ảnh về giổ tổ Hùng Vương.
-Toán: Biết cách đo độ dài, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
Ẩm thực:
-Trò chuyện, đàm thoại 1 số đặc sản củ địa phương: Bún rêu cua, canh chua bông điên điển, bánh xèo, bưởi 5 roi, gỏi cuốn, bánh cống,..
-Chơi XD: Công viên Châu Văn Liêm.
-TH: nấu ăn: Canh chua cá kho tộ.
-LQCC: s,x
Truyền thống văn hóa
-Trò chuyện đàm thoại về 1 số truyền thống ở địa phương.
-T/C về dờn ca tài tử.
-Ý thức về việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ở quê hương mình.
-TH: Vẽ cảnh đẹp quê hương em.
Nghề truyền thống
-Trò chuyện đàm thoại về nghề trầm nón, đan lộp, gói bánh tét,..
- Thơ : Ngôi nhà (Tô Hà).
2/MỞ CHỦ ĐỀ TUẦN 1
CÂU HỎI VỀ “ Quê hương em”
-Đặt những câu hỏi nhằm giúp trẻ hứng thú vào chủ đề:
 + Quê hương là gì vậy các con?
+ Các con đang sống ở đâu ? 
+ Có rất nhiều bạn quê ở Ô môn, ngoài ra cũng có rất nhiều bạn có quê ở nhiều nơi khác nữa như ở đâu vậy?
-Những câu hỏi nhằm giúp trẻ muốn khám phá chủ đề:
+Cô đố các bạn quê ngoại, quê nội có gọi là quê hương không? Quê ngoại, quê nội là gì? Quê con có những gì? Có bạn nào từng xa quê chưa? Tình cảm con dành cho quê hương ra sao?
+Nếu con người mà không có quê hương thì sao ? 
3/ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ: 
HÌNH THỨC CHÁU TRANG TRÍ LỚP
*Hình thức cung cấp kinh nghiệm cho trẻ.
* Chuẩn bị:
+ Cô:
-Cô trao đổi với trẻ về các khung cảnh của quê hương như: di tích lịch sử, cánh đồng lúa, lũy tre làng..Cô cung cấp kiến thức về các nghành nghề của địa phương.
 +Trẻ:
-Trẻ trải nghiệm 1 số cảnh đẹp của quê hương.
-Chuẩn bị các dụng cụ giấy, hộp thuốc, chai nhựa, hộp cứng,1 số nguyên vật liệu khác để trẻ xây các công trình của quê hương. 
-Chuẩn bị bài hát, thơ truyện về quê hương em.
 4/ CHUẨN BỊ BIỂU BẢNG
CÁC BIỂU BẢNG CHUẨN BỊ TRONG CHỦ ĐỀ “Quê hương em” 
Lập bảng di tích lịch sử của Ô môn:
5/ CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TRONG GÓC CHƠI VỚI CHỦ ĐỀ: “Ô môn quê em”
*Góc tạo hình: 
-Mẩu trang trí để xây đình chùa, xây công viên..
-Tô, vẽ, cắt dán cảnh đẹp quê hương.
-Giấy, bút màu, hộp giấy cho cháu.
-Đồ dùng: bìa cứng, hộp thuốc,chai nhựa, giấy trắng, hồ dán, keo, giấy màu.
*Góc phân vai:
-Chơi trò chơi bán hàng đóng vai đi mua đồ lưu niệm của các làng nghề, đi tham quan di tích lịch sử.
-Tham quan khu vui chơi nhà văn hóa, công viên.
*Góc thư viện:
-Các loại sách truyện về quê hương.
-Làm Album về cảnh đẹp làng quê em
*Góc âm nhạc:
-Nhạc không lời về quê hương: quê hương, em đi giữa biển vàng.
-Trang phục, mũ mão nhiều kiểu khác nhau.
*Góc LQCV:
-Mẩu tên của các di tích địa danh nổi tiếng của quê hương: công viên Châu Văn Liêm, chùa Pothisomrom, đình thần Thới An.
-Giấy bút.
-Hình ảnh lô tô về địa danh quê hương để cháu gắn vào bảng 3 kiểu chữ.
*Góc LQVT:
-Xếp theo mẩu (các di tích lịch sử của quê em).
-Lô tô các cảnh đẹp quê em.
6/ NGÀY TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ “Quê hương em
* Chuẩn bị: 
-Tập hát múa: +Em đi giữa biển vàng
 +Quê hương
-Dán tranh vẽ các cảnh đẹp quê em
+ Trẻ cùng trò chuyện về 1 số địa danh của Ô môn quê mình.
-Cô và trẻ dẫn chương trình.
-Trẻ dẩn chương trình: Chương trình với chủ đề “ Ô môn quê em” xin phép được bắt đầu:
1/Hoạt động 1: Trò chơi: “ Tham quan cảnh đẹp quê em”
-Cô sẽ chọn tranh vẽ, nặn, cắt dán sản phẩm 1 số tranh và nói ý kiến xem sản phẩm của ai sẽ giống nhất, đẹp nhất khen.( Tất cả sản phẩm của trẻ được treo lên tường )
-Bây giờ các con hãy lắng nghe cô sẽ mời 1 bạn lên kể về cảnh đẹp mà bạn biết nghe!
2/ Hoạt động 2: Biểu diễn văn nghệ
+ Hát:Em đi giữa biển vàng.
-Trẻ dẩn chương trình: Quê hương Ô môn mình là xứ sở của lúa gạo, của những cánh đồng đem lại sự no ấm cho người dân. Hãy lắng nghe các bạn hát “Em đi giữa biển vàng”
+Múa: “Quê hương” 
-Tiếp theo là bài “quê hương tươi đẹp” do tất cả các bạn lớp lá 3 biểu diển.
-Tất cả các cháu cùng đọc thơ “Làng em buổi sáng”.
3/ Hoạt động 3: Giới thiệu sản phẩm của trẻ chơi góc:
-Cho các cháu tham quan góc hoạt động và các sản phẩm của mình đã thực hiện trong chủ đề.
-Kết thúc giới thiệu chủ đề tiếp theo tuần sau: “Thủ đô Hà Nội”.
Thứ hai ngày 18 tháng 04 năm 2011
Hoạt động có chủ đích
Khám phá chủ đề nhánh
ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ PHƯỜNG, XÃ NƠI TRẺ ĐANG SỐNG
I/ MĐYC:
 KT: Trẻ nhận biết phường, xã nơi trẻ đang sinh sống gọi là quê hương, biết tên gọi của nơi đó, biết quê hương có gia đình, bạn bè, làng xóm...và tình cảm mọi người yêu thương gắn bó với nhau.
KN: Trẻ có kỹ năng quan sát, nhận xét, nói tròn câu đủ ý.
TĐ: Trẻ hứng thú tham gia học tập, biết yêu quý mọi người và quê hương mình.
II/ Chuẩn bị:
Một số tranh ảnh đoạn phim về làng xóm, phố phường ở nông thôn, thành thị...trên máy vi tính.
Ghế ngồi, quả giả, rổ đựng, hình của trẻ.
III/ Tiến hành:
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
1/HĐ 1: Trò chuyện:
-Cho cháu đọc thơ “ em yêu nhà em” gợi hỏi cháu bài thơ nói về gì? 
-Nhà cháu ở đâu?
-Ỏ đó có những gì?
-Hàng ngày ở nhà cháu, cháu gặp những ai?
-Quang cảnh xung quanh nhà con ra sao?
-Nơi bé sinh ra và lớn lên, có những người bà con, làng xóm.......gọi là quê hương.
2/HĐ 2: Quan sát- đàm thoại:
-Cho cháu quan sát đoạn phim về các địa danh đặc trưng trong phường Châu Văn Liêm và trò chuyện cùng trẻ.
- Cho cháu giới thiệu về hình của cháu mang theo chụp cảnh nhà, cảnh gia đình trẻ. Cho trẻ giới thiệu địa chỉ nơi ở của mình cho cô và các bạn cùng biết.
- Đây là nơi nào? Con đang sống ở đâu?
- Đây là ở nông thôn hay thành thị?
-Cô cho cháu xem tranh khu phố ở thành thị có nhiều ngôi nhà san sát nhau, chung cư cao tầng....và trò chuyện với trẻ về vùng thành thị.
 3/HĐ3: Trò chơi: 
* Ô của bí mật: trong ô cửa bí mật có tranh vẽ các vùng quê thuộc thành phố, ven sông, nông thôn, ở chợ. Cháu chọn ô cửa nào thì nói lên nội dung tranh đó.
-Cháu kể xem quê cháu ở đâu? Nơi đó cháu biết ai? Có những công trình hay di tích nào?
-Cháu nói tình cảm mà cháu dành cho những người xung quanh nơi cháu sống?
-Cháu có yêu quí quê mình không? Vì sao?
-Mỗi người đều được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của gia đình, bà con làng xóm, ở nơi đó có những kỷ niệm rất đẹp mà ai đi xa cũng nhớ về quê hương mình. Cô cũng thường nhớ về quê mình ở tận Vĩnh Long. Còn quê hương của các con thì ở phường Châu Văn Liêm, quận Ô môn, TP Cần Thơ.
* T/c: “ chèo thuyền qua sông hái quả”
-Hôm nay cô mời cả lớp mình lái xe về thăm quê cô nhé! 
Đến rồi! Bây giờ các con hãy xếp thành hàng dọc chèo thuyền qua sông hái quả chín mang về nhé!
-Cách chơi: chia trẻ làm 3 nhóm. Cô bày quả giả ở góc lớp. Trẻ đứng theo hàng dọc giả vờ làm động tác chèo thuyền. Trẻ đứng đầu hàng chạy đến cây hái 1 quả rồi chạy về đặt vào rổ của nhóm mình, trẻ tiếp theo chạy lên hái quả. Tiếp tục cho đến hết, tổ nào lấy được nhiều quả là thắng cuộc.
-Cho trẻ chơi 3 lần.
-Nhận xét kết thúc
1/HĐ1: 
-Cháu đọc cùng cô.
-Đàm thoại về nội dung bài thơ và trả lời câu hỏi của cô.
-Lắng nghe
2/HĐ 2:
-Cháu xem tự do trả lời
-Trả trả lời theo suy nghĩ trẻ.
-Cháu tự do trả lời theo suy nghĩ của cháu.
- Cháu quan sát và trò chuyện.
3/HĐ3:
-Cháu quan sát và chọn.
-Cháu kể.
-Cháu trả lời.
-Cháu lắng nghe.
-Cháu lắng nghe.
-Cháu cùng chơi.
Thứ ba ngày 19 tháng 04 năm 2011
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Đề Tài: NGÔI NHÀ
 TG: Tô Hà
I/ MĐYC:
 KT : Trẻ hiểu nội dung được nội dung bài thơ. Nhận biết được cảnh vật xung quanh ngôi nhà của mình qua những câu thơ.
 KN : Cháu cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu của bài thơ. Biết lắng nghe, hiểu câu hỏi của cô, trả lời tròn câu, phát âm rõ ràng.
 TĐ : GD phải biết yêu quí ngôi nhà của minhg, biết giữ gìn và chăm sóc ngôi nhà luôn sạch đẹp, gọn gàng.
II/ CHUẨN BỊ: 
 -Tranh khổ to : “Ngôi nhà”, giấy A4, bút màu.
III/TIẾN HÀNH :
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU 
1/HĐ 1: Trò chuyện:
-Hát bài: “Quê hương tươi đẹp” bài hát nói lên điều gì? Cảnh vật trong bài hát như thế nào?
-Các con có biết quê hương gồm có những gì không? Đó là nơi mình sinh ra và lớn lên có cả gia đình mình sống trong ngôi nhà thân yêu. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu xem ngôi nhà được nhà thơ miêu tả ra sao nhé!
- Cho cháu tri giác tranh 1 lần kết hợp đàm thoại từng tranh cô tạo tình huống để cháu tự trả lời.
-Sau đó cô cho cháu đọc tên bài thơ, tác giả cùng cô 
-Chuyển tiếp trò chơi “Địa chỉ nhà ai”
2/HĐ2: Đọc thơ diển cảm:
- Cô đọc lần 1: diễn cảm kết hợp với cử chỉ điệu bộ
- Cô vừa đọc thơ gì? Trong bài thơ nói về cái gì?
- Cô tóm tắt nội dung bài thơ: bài thơ miêu tả về 1 ngôi nhà ở nông thôn rất đẹp có hoa xoan trước ngõ, có tiếng chim hót, có thóc đầy sân phơi, bé yêu ngôi nhà như là yêu đát nước của mình vậy đó.
-Cô đọc lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh và giải thích từ khó: hàng xoan, đầu hồi, rạ, sân phơi.
- Dạy đọc thơ:
+ Lớp: Rèn cháu đọc rõ lời.
+ Tổ, nhóm: Rèn cháu đọc diển cảm với nhiều hình thức khác nhau.
+ Cá nhân: Đọc chú ý sửa sai cách phát âm cho trẻ.
- Chuyển tiếp: “hãy đoán xem đó là ai”
3/HĐ3: Đàm thoại :
- Bài thơ có tên là gì? Do ai sáng tác? 
-Bài thơ kể về điều gì?
-Ngôi nhà trong bài thơ ở đâu? 
-Trước nhà có gì? 
-Ngoài sân có gì? 
-Ngôi nhà làm bằng gì?
-Bé yêu ngôi nhà như thế nào?
-Qua bài thơ này con có suy nghĩ gì?
-GD cháu phải biết bảo quản và chăm sóc ngôi nhà của mình để ngôi nhà luôn sạch đẹp.
4/HĐ 4: Tạo sản phẩm:
- Chia trẻ làm 3 nhóm cùng thực hiện.
 Nhóm 1:Cô cho trẻ tô màu tranh ghép thành bài thơ.
 Nhóm 2:Tìm chữ cái s,x trong bài thơ ghi số lượng.
 Nhóm 3:Vẽ ngôi nhà của bé.
- Trẻ đem sản phẩm của nhóm và tự nhận xét giữa các nhóm với nhau.
- Cô tổng kết ý kiến và nhận xét chung.
1/HĐ 1:
-Cả lớp hát
-Trẻ trả lời theo suy nghĩ trẻ.
-Cháu tri giác tranh và đàm thoại qua nội dung tranh
-Cả lớp đọc theo cô 2 lần 
-Cháu chơi
2/HĐ 2:
-Lắng nghe
-Cháu cùng đàm thoại về nội dung bài thơ
Trẻ đọc thơ
Trẻ chơi
3/HĐ 3:
-Cháu tham gia trả lời theo suy nghĩ trẻ
4/HĐ 4: 
Lắng nghe
Trẻ về bàn thực hiện
Trẻ nhận xét
Thứ tư ngày 20 tháng 04 năm 2011
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Đề tài: BIẾT CÁCH ĐO ĐỘ DÀI, SO SÁNH VÀ DIỄN ĐẠT KẾT QUẢ ĐO
I/MĐYC:	
	-KT:Cháu nắm được các kỹ năng đo và so sánh được kỹ năng đo.
-KN: Cháu đo chính xác và biết so sánh và diễn đạt được kết quả đo.
-TĐ :Cháu tập trung thực hiện bài tập đến cùng.
II/.CHUẨN BỊ: 
	Ván đóng thuyền, dài ngắn khác nhau, băng giấy thẻ số, đồ dùng đồ chơi trong lớp.
III/.TIẾN HÀNH 
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU
1/Hoạt động 1:Ôn so sánh chiều dài:
- Cho cháu hát “Em đi giữa biển vàng”. 
-Đàm thoại nội dung bài hát. Bài hát nói về gì? Ngoài đồng lúa đang chín như biển vàng rồi thì mình phải làm sao? Gặt lúa rồi ta phải dùng gì bó lại?
- Để biết độ dài của sợi dây bó lúa con phải làm sao?
Các bạn và cô cùng đo thử sợi dây này dài bao nhiêu nhé! Cho cháu ôn lại cách đo độ dài đối tượng.
 2/Hoạt động 2: đo độ dài và so sánh kết quả đo:
- Cho cháu chơi trò chơi “ Gặt lúa”.
- Các con vừa chơi trò chơi gì, khi gặt lúa xong thì chúng ta làm gì?
-Muốn biết được sợi dây này dài bao nhiêu thì chúng ta phải đo.?. vậy chúng ta phải đo như thế nào ? 
-Cô hỏi lại kỹ năng đo.
-Mời cá nhân cháu lấy băng giấy đo thử. cô quan sát chỉnh sửa. 
-Cho trẻ dùng băng giấy để đo và so sánh các sợi dây dài, ngắn khác nhau.
-Tại sao có cùng một băng giấy nhưng kết quả đo khác nhau
3/ Hoạt động 3: Luyện tập:
 -Cho cháu đếm bước chân đến ruộng lúa và nêu số tương ứng.
-Cho cá nhân đi tự do và nêu nhận xét.
-Cho cháu so sánh và diễn đạt kết quả đo giữa mình với bạn.
- Kết thúc.
HĐNT: Cháu vào góc đo các đồ dùng ở góc chơi.
*Hoạt động 1:
- Cháu hát 1 lần.
-Trẻ thực hiện theo yêu cầu cô và trả lời theo suy nghĩ của mình
*Hoạt động 2:
Cháu chú ý xem
Trẻ chia 3 nhóm.
-Trẻ kiểm tra ngầm trong đầu, nêu kết quả theo kinh nghiệm của trẻ. 
-
*Hoạt động 3:
-Trẻ cùng thi nhau chơi
.-Trẻ hứng thú, chơi tích cực.
-Trẻ thực hiện bài tập của mình.
Thứ năm ngày 21 tháng 04 năm 2011
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Đề tài: LQCC: S, X
I/ MĐYC:
-KT : Trẻ nhận biết và phát âm đúng của các chữ s, x. Nhận ra âm và chữ s, x trong các từ trọn vẹn.Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói.
Thể hiện nội dung chủ điểm “Quê hương, thủ đô Hà Nội, Bác Hồ, Trường tiểu học”: Sông quê, Xóm làng.
-KN : Trẻ quan sát so sánh để phân biệt sự khác nhau và giống nhau của s, x. Cháu phát âm đúng, rèn luyện sờ, tri giác chữ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói.
-TĐ : GD trẻ tích cực tham gia hoạt động, biết yêu quê hương, thực hiện theo yêu cầu của cô.
 II/ CHUẨN BỊ: 
 -Tranh : Sông quê, Xóm làng.
 -Bộ thẻ chữ cái cho cô và trẻ
III/ TIẾN HÀNH:
Hoạt động cô
Hoạt động cháu 
1/HĐ 1: Trò chuyện cùng cháu:
-Thơ: “Em yêu nhà em” Đoàn Thị Lam Luyến
-Trò chuyện: C/c vừa đọc bài gì? 
-Trong bài thơ nói về gì ? 
-C/c thấy cảnh làng quê ntn?
-Vậy chúng ta có thái độ ntn đối với quê hương?
-Thế nên chúng ta phải làm gì để góp sức xây dựng quê hương?.
2/HĐ2: Làm quen chữ cái:
-Cô cho trẻ xem tranh “ Sông quê” và từ tương ứng, đọc từ dưới tranh trên máy tính
+Đây là tranh vẽ gì?
-Cô chỉ vào từ “Sông quê”. Cô cho trẻ sao chép từ: “Sông quê”
-Trong từ có mấy tiếng tìm những chữ cái đã biết . Cô giới thiệu chữ cái s.
-Cô phát âm 3 lần.
-Cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm 3-4 lần.
-Cho trẻ nhận xét và nêu cấu tạo chữ s.
-Cho trẻ tri giác chữ s.
-Cô giới thiệu chữ x:
-Cho trẻ xem tranh “Xóm làng”, cho trẻ tìm chữ x. Cô tiến hành các bước tương tự như chữ x.
*Trò chơi: Bé tạo chữ x:
-Tạo chữ x với các kiểu chữ khác nhau bằng hình dáng cơ thể.
-Sau đó cô cho trẻ quan sát các chữ cái s, x.
-Nêu cấu tạo chữ s, x. Chữ s gồm 1 nét cong từ phải qua trái. Còn chữ x gồm 2 nét xiên gặp nhau ở giữa.
-Cho trẻ tri giác chữ s, x.
-So sánh các chữ cái s với chữ x.
-Cô hỏi:
+Chữ cái s khác với chữ cái x ở chổ nào?
+Giống nhau ở chổ nào?
*Trò chơi: Ô cửa bí mật:
-Cô có 4 tranh tương đương với 4 ô cửa. Nhưng chỉ có 2 ô cửa chứa chữ cái s, x. Còn 2 ô cửa còn lại là chữ cái đã học. Trẻ chọn ô cửa nào thì chữ cái tương ứng hiện ra. Trẻ đọc chữ cái đó.
-Cho trẻ xếp hột hạt tạo thành chữ cái s, x.
3/HĐ3: Trò chơi “ Ai nhanh hơn” :
--Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội. Cô chuẩn bị 2 bài thơ: Em yêu nhà em, Ao làng. Cô cho 2 đội thi đua nhau tìm chữ cái s, x. Đội nào tìm nhanh và được nhiều chữ cái hơn là thắng.
-Trẻ tìm đúng chữ cái và trong thời gian quy định mỗi lần là 1 bản nhạc.
-Tổ chức cho trẻ chơi 2 lần.
1/HĐ 1
-Cháu tham gia đọc
-Cháu trò chuyện và trả lời theo suy nghĩ .-1-2 cháu trả lời.
-Cháu lắng nghe.
2/HĐ 2
-Cháu đọc cùng cô.
-Cháu tham gia đoán.
-Trẻ phát âm
-Cháu chú ý quan sát.
-Trẻ so sánh.
3/HĐ 3:
-Cháu tham gia trò chơi theo yêu cầu của cô.
Thứ sáu ngày 22 tháng 04 năm 2011
Hoạt động có chủ đích
Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ
Đề tài: VẼ CẢNH ĐẸP QUÊ EM
I/MĐYC
-KT: Trẻ biết sử dụng thành thạo các nét vẽ tạo thành bức tranh vẽ cảnh đẹp quê hương trẻ mà trẻ cảm nhận được, biết tô màu thể hiện cảm xúc của mình trong tranh.
-KN: Rèn cháu biết sử dụng các nét vẽ khác nhau nét cong, nét tròn, nét xiên, nét thẳng để vẽ cảnh đẹp của quê em.Dạy trẻ cách pha màu, tô màu bằng bút sáp.
 -TĐ: Biết trao đổi ý tưởng, cảm xúc với bạn, với cô.
II/ Chuẩn bị:
Tranh mẫu 2 tranh, Giấy A4, bút màu, bàn ghế.
III/ Tiến hành:
Hoạt động cô
Hoạt động cháu 
1/ HĐ 1: Đàm thoại:
-Cho lớp hát bài “Quê hương”
-Trò chuyện về nội dung bài hát nói về gì? Ai trong chúng ta cũng có quê hương của riêng mình! Quê hương con có những cảnh đẹp gì? Vậy hôm nay cô tổ chức một cuộc thi để các con vẽ lại cảnh đẹp của quê mình nghe?
* Quan sát tranh:
-Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ các cảnh đẹp của quê hương và đàm thoại cùng trẻ.
-Đây là tranh vẽ cảnh ở đâu?
-Đây là cảnh ở chợ quê mình có những ngôi nhà san sát nhau, cảnh buôn bán tấp nập, phố phường khang trang, sạch đẹp.
-Còn đây là cảnh các cô bác nông dân đang làm việc trên đồng, xa xa là mái nhà, cây cối.
-Đây là cảnh ven sông quê mình có ghe tàu tấp nập qua lại, có cây cối, nhà cửa ven sông nhìn thật trù phú sung túc.
-Các con có thích các bức tranh vừa xem không? Bây giờ con hãy vẽ 1 bức tranh cho riêng mình nhé!
2/ HĐ 2: Trẻ thực hiện
-Cháu về bàn thực hiện nhắc nhở trẻ về cách ngồi cầm bút cho trẻ cảnh đẹp quê hương mình.
-Trẻ vẽ cô bao quát nhắc trẻ tập trung vẽ nhiều cảnh vật khác nhau, khu

File đính kèm:

  • docque huong em.doc
Giáo án liên quan