Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Quê hương- Đất nước- Bác Hồ- Trường tiểu học

 B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

 QSCMĐ: Tranh Quê hương (Nông thôn)

 Trò chơi :

 + TC: “Chơi đồ” (mới)

 + TCDG: Chi chi chành chành.

 Chơi tự do: 4 nhóm

 I. Mục đích – yêu cầu

 1. Kiến thức

 - Trẻ biết được hình ảnh của làng quê Việt nam nói chung và cảnh quê hương nói riêng.

 - Củng cố và phát triển vốn từ cho trẻ.

 - Trả lời tốt câu hỏi của cô.

 - Trẻ nhớ tên trò chơi, luật chơi, cách chơi

 2. Kỹ năng

 - Kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích

 - Trẻ chơi tốt các trò chơi

 3. Thái độ

 - Trẻ yêu mến, muốn được làm việc có ích xây dựng quê hương.

 - Trẻ chú ý quan sát, hứng thú tham gia hoạt động

 - Trẻ chơi đoàn kết với bạn

 

docx50 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 4024 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Quê hương- Đất nước- Bác Hồ- Trường tiểu học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thái độ yêu quí quê hương- làng xóm. Luôn giữ cho môi trường xanh- sạch- đẹp.
 II. CHUẨN BỊ
 - Tranh ảnh về làng xóm, phố phường, máy tính
 - Một số sản phẩm của địa phương.
 - Hệ thống câu hỏi 
 - Bài hát:“Quê hương em”
 - Trò chơi: “Thi xem ai nhanh”
 - Giấy và bút vẽ.
 - Chỗ ngồi hợp lí.
 III. HƯỚNG DẪN
 *HĐ 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú cho trẻ và giới thiệu bàì:
 - Cô cho trẻ hát bài :“Quê hương em” xong cô hỏi về nội dung bài hát. Cô hỏi trẻ:
 + Con biết gì về quê hương ta( Trẻ kể)
 +.
 => Cô chốt lại nội dung. Giáo dục trẻ: Yêu mến quê hương. Tự hào về quê hương. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương. Dẫn dắt trẻ vào bài.
 *HĐ2: Trò chuyện- đàm thoại về làng xóm, những địa danh nổi tiếng của quê hương:
 Cô hỏi trẻ:
 + Chúng ta đang học ở đâu?
 + Xã ta có tên là gì?
 + Nhà con ở gần nhà ai nhỉ? Bác( cô) ấy làm gì?
 + Xã Mai Động ta có công trình nào đẹp nổi tiếng?
 + Con đến chùa Nho Lâm chưa? Con thấy thế nào?
 + Con hãy kể cho cô và các bạn nghe quê hương Hưng Yên ta có cây ( Quả) gì nổi tiếng?
 + Sản phẩm nổi tiếng ( đặc sản) của quê hương Hưng Yên là gì?
 + Nghề truyền thống của quê hương ta là gì?
 + Ai cho cô biết vào mùa xuân xã ta có ngày Tết nào lớn sau Tết nguyên đán? ( tết thanh minh)
 + Vào ngày đó mọi nhà thường làm gì để cúng ông bà, tổ tiên?
 + Vào mùa này mỗi khi có khách xa về nhà con thường có món gì để làm quà và đãi khách?
 + Con đã được đến thành phố Hưng Yên chưa? Con hãy kể những danh thắng nổi tiếng ở Hưng yên mà con biết?
 + Các con cho cô biết văn hóa truyền thống của quê hương Hưng Yên là gì ? ( Nghệ thuật hát chèo)
 + Muốn cho quê hương chúng ta ngày càng giàu – đẹp thì mọi người phải làm gì?
 - Cô cho trẻ biết: Thành phố Hưng yên là trung tâm văn hóa- kinh tế- Chính trị của cả tỉnh và là một trong những thành phố trẻ của cả nước.
 - Cô cho trẻ xem hình ảnh trên máy vi tính về làng xóm, quê hương, giới thiệu một số danh thắng nổi tiếng trên địa bàn Hưng Yên.( Cùng trẻ đàm thoại về nội dung tranh).
 - Cô hỏi trẻ ngoài những địa danh, văn hóa, lễ hội  mà cô và các con vừa kể, con còn biết có những địa danh, đặc sản hay lễ hội nào nổi tiếng của quê hương ta nữa?( Trẻ kể)
 => Cô chốt lại nội dung. Giáo dục trẻ tự hào, yêu mến quê hương, yêu mến mọi người. Giữ gìn nét đẹp văn hóa của quê hương. Luôn giữ cho môi trường của quê hương xanh- Sạch- Đẹp. Các con phải chăm ngoan học giỏi để sau này lớn lên có đủ Tài- Đức cống hiến và làm giàu cho quê hương mình.
 * HĐ 3 : Trò chơi củng cố:
 - TC : “ Thi xem ai nhanh” ( Nhìn tranh nói đúng địa danh, công trình)
 Cô nói rõ luật chơi, cách chơi. Cô điều khiển trò chơi.
 - Bổ trợ: Thi vẽ về quê hương em.
 Củng cố bài: Cô hỏi về bài học hôm nay.
---------------------------
 B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QSCMĐ: Tranh Quê hương (Nông thôn)
Trò chơi : 
 + TC: “Chơi đồ” (mới)
 + TCDG: Chi chi chành chành.
Chơi tự do: 4 nhóm
 I. Mục đích – yêu cầu
 1. Kiến thức
 - Trẻ biết được hình ảnh của làng quê Việt nam nói chung và cảnh quê hương nói riêng.
 - Củng cố và phát triển vốn từ cho trẻ. 
 - Trả lời tốt câu hỏi của cô.
 - Trẻ nhớ tên trò chơi, luật chơi, cách chơi
 2. Kỹ năng
 - Kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích
 - Trẻ chơi tốt các trò chơi
 3. Thái độ
 - Trẻ yêu mến, muốn được làm việc có ích xây dựng quê hương.
 - Trẻ chú ý quan sát, hứng thú tham gia hoạt động
 - Trẻ chơi đoàn kết với bạn
 II. Chuẩn bị
 - Tranh Quê hương (Nông thôn). Hệ thống câu hỏi
 - Chỗ chơi.
 - Chỗ ngồi hợp lý
 - Bài đồng dao chi chi chành . Bài hát: “Quê hương”. ST: Giáp Văn Thạch.
 III. Hướng dẫn
 *HĐ1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú cho trẻ
 - Cô hát cho trẻ nghe bài : “Quê hương”. ST: Giáp Văn Thạch. Sau đó cô hỏi trẻ về nội dung bài hát. Trò chuyện về chủ đề quê hương.
 =>Cô chốt lại ND. Giáo dục trẻ: Yêu mến quê hương. Tự hào về quê hương. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương Dẫn dắt trẻ vào nội dung hoạt động.
 *HĐ2: QS tranh: Quê hương( Nông thôn)
 Cho trẻ chơi “Trời tối, trời sáng” Cô đưa bức tranh đã chuẩn bị ra cho trẻ quan sát và đàm thoại với trẻ:
 + Các con có cảm nhận như thế nào về bức tranh này?
 + Bức tranh này miêu tả cảnh nào?
 + Theo các con thì đây là cảnh ở nông thôn hay thành phố? Vì sao con biết điều đó?
 + Cảnh quê hương mình có giống với cảnh trong bức tranh không?
 + Con hãy kể những hình ảnh quen thuộc, thân thương của làng quê chúng ta nói riêng và làng quê Việt nam nói chung?
 + Con có yêu mến quê hương của mình không? Vì sao ?v.v
 =>Cô chốt lại nd. Gd trẻ yêu mến quê hương. Tự hào về quê hương. Giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương.
 *HĐ 3: Trò chơi
 - Trò chơi mới: “Chơi đồ”
 + LC: Trẻ chơi gặp “cái” đến gần và “cái” khi đập vào người bạn phải nói “ Đồ” Nếu không là bị “Chết” hoặc phải thay “cái”.
 + Cách chơi: Số trẻ: cả lớp. Cho trẻ đứng tự do trên sân. Chọn một người làm “cái” Để đi đuổi bắt các bạn. Các bạn chạy nhanh để “cái” không bắt được. Khi “Cái” sắp đến gần người nào thì người đó phải nói từ “Đồ” . Nếu nói không kịp “cái” sẽ đập vào người coi như bị “chết” mất lần chơi phải đứng ngoài. Khi đập vào người bạn “cái” phải nói “Đồ” Nếu không sẽ bị mất “cái” Các bạn khác sẽ thay làm“cái”. Chọn một bạn cuối cùng không bị “chết” thì bạn đó sẽ làm “cái” cho lần chơi sau. Nếu “cái” không đuổi bắt được bạn nào, hết thời gian quy định chơi thì các bạn “Oẳn tù tì” với nhau để chọn “cái” . Trò chơi lại tiếp tục.
 + Cô nói tên trò chơi, nói rõ luật chơi cách chơi. Cô chơi mẫu cho 1 nhóm trẻ chơi thử. Sau đó cho trẻ chơi 5-6 lần.
 - Trò chơi DG: “Chi chi chành chành”. Chơi 2-3 lần, cô bao quát trẻ chơi.
 * HĐ 4: Chơi tự do: Cô cho trẻ chơi theo nhóm, chú ý bao quát trẻ
Nhận xét kết quả các nhóm trẻ chơi
--------------------
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
Cô chuẩn bị đồ chơi, chỗ chơi cho các góc và tiến hành cho trẻ chơi
--------------------
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Ôn trò chơi: “Chơi đồ”
Dạy trẻ đọc thơ: Trăng ơi từ đâu đến. ST: Trần Đăng Khoa.
Tập hát bài: Trái đất này là của chúng mình.TG: Trương Quang Lục.
Nêu gương cuối ngày 
 I. Mục đích – yêu cầu
 - Trẻ biết luật chơi, cách chơi và chơi tốt trò chơi
 - Trẻ thích được học bài thơ. Cảm nhận được nội dung của bài thơ.
 - Một số trẻ đã thuộc bài hát: Trái đất này là của chúng mình	
 - Trẻ hứng thú, tích cực hoạt động.
 - Trẻ nhớ được 3 tiêu chuẩn bé ngoan và tự nhận theo tổ
 II. Chuẩn bị
 - Chỗ chơi.
 - Cô hát tốt bài: Trái đất này là của chúng mình
 - Chỗ hoạt động hợp lí , xắc xô. 
 - Cô thuộc bài thơ: Trăng ơi từ đâu đến
 - Cờ, bảng bé ngoan, một số tiết mục văn nghệ.
 III. Hướng dẫn
 - Cô nói tên trò chơi, cho trẻ nói lại luật chơi, cách chơi và chơi trò chơi 4-5 lần.
 - Cô dạy trẻ đọc bài thơ:“Trăng ơi từ đâu đến”. Sau đó đàm thoại với trẻ về nội bài thơ. 
 - Cho trẻ hát và cùng cô bài:“Trái đất này là của chúng mình”
 *Nêu gương cuối ngày : Bình thưởng cờ bé ngoan, vui văn nghệ
-------------------******************-----------------
Thứ 3, ngày 14 tháng 4 năm 2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT (Thể dục)
	+ VĐCB: Chạy liên tục 150m
 + BTPTC: Tập với bài “Yêu Hà nội”
 + Trò chơi vận động: Nu na nu nống.
 I. Mục đích – yêu cầu
 1. Kiến thức
 - Trẻ nhớ và gọi đúng tên vận động: Chạy liên tục 150m
 - Thực hiện đúng vận động theo yêu cầu của cô.
 - Tập bài tập phát triển chung đều và đẹp
 2. Kỹ năng
 - Hình thành và rèn luyện kỹ năng : Luyện sức bền cho trẻ. Chạy nâng cao đùi tự nhiên.
 - Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian.
 - Phát triển tố chất vận động: Phối hợp chân tay nhịp nhàng. Chạy với tốc độ chậm, đều. Mắt nhìn thẳng hướng.
 - Chơi trò chơi thành thạo. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi.
 3. Thái độ
 - Trẻ yêu thích thể dục, có ý thức tổ chức kỷ luật.
 - Mạnh dạn, biết phối hợp với bạn bè khi chơi trò chơi.
 II. Chuẩn bị
 - Kiểm tra sức khỏe cho trẻ
 - Trang phục, đầu tóc gọn gàng
 - Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ, xắc xô, vạch chuẩn( vạch xuất phát và vạch đích.)
 - Bài đồng dao: Nu na nu nống.
 - Bài hát: “Quê hương em”, yêu Hà nội.
 III. Hướng dẫn
 *HĐ 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu bài
 - Cô cho trẻ hát bài:“Quê hương em” xong cô hỏi về nội dung bài hát. Trò chuyện về chủ đề: “Quê hương em”
=> Cô chốt lại ndGiáo dục trẻ: yêu mến quê, tự hào về quê hương .Dẫn dắt trẻ vào bài
 *HĐ 2: Nội dung
 1. Khởi động
 Làm theo người dẫn đầu. Làm động tác xoay đầu gối, lắc hông, đi bằng gót chân, đi bằng mũi chân, đi bằng 3 má bàn chân đi chạy một hai vòng. Chạy nhanh, chạy chậm sau đó về 3 hàng theo tổ dãn cách đều (đi kết hợp trên nền nhạc)
 2. Trọng động
 *Tập bài tập phát triển chung:
 Tập 2lần x 8 nhịp, tập với dụng cụ kết hợp trên nền nhạc bài: “Cho tôi đi làm mưa với” nhấn mạnh động tác chân, tay 3 lần x 8 nhịp
 ( Tập theo cô giáo)
 - Tay: Đưa trước lên cao.
 - Chân: Chân trước chân sau, 2 tay sang ngang - khuỵu gối, tay đưa về phía trước
 - Thân: Vặn mình
 - Bật: Tách chụm.
 *Vận động cơ bản: 
 Cô giới thiệu vận động: Chạy liên tục 150m, cho một trẻ tập
 - Cô làm mẫu lần 1- phân tích cách tập(Trẻ quan sát)	
 - Cô làm mẫu lần 2(Vừa làm vừa phân tích cách vận động)
 TTCB: Đứng trước vạch xuất phát, tay để tự nhiên, đứng chân trước, chân sau. Khi có hiệu lệnh “Chạy” người hướng về phía trước, chạy với tốc độ chậm đều, phối hợp chân tay nhịp nhàng. Nâng cao đùi tự nhiên. Chạy liên tục 150m( Chạy 2 vòng quanh sân)
 - Cô mời 1 trẻ lên tập thử, cô và các bạn quan sát, nhận xét bài tập của bạn, cô sửa kĩ thuật cho trẻ. Cho trẻ nhắc lại cách tập
 - Trẻ thực hiện : Cô cho từng tổ cùng chạy một lúc. Cô chạy cùng với trẻ và luôn chạy trước để nhắc trẻ chạy vừa phải, không chạy nhanh quá, không chen nhau trong khi chạy. Cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ, động viên khích lệ trẻ. Trong buổi tập, trẻ chạy 2 lần, giữa 2 lần chạy cho trẻ nghỉ từ 1-2 phút.
 - Cho 2 tổ thi đua với nhau. Cho trẻ thực hiện 2 lần (lần 2 cho trẻ chạy xa hơn)
 - Cô cho trẻ nhắc lại tên bài tập
 * Trò chơi: Nu na nu nống.
 Cô nói tên trò chơi trẻ nhắc lại luật chơi- cách chơi chơi 3-4 lần.
 3. Hồi tĩnh
 - Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hát một bài và kết thúc tiết học 
---------------------
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
Quan sát có mục đích: Quan sát tranh “vẽ ngọn núi”.
Trò chơi
 + TC:“Chơi đồ” (Trọng tâm)
 + TCVĐ: “Bóng bay”
 + TCDG : Dung dăng dung dẻ 
Chơi tự do : Chơi theo 4 nhóm
 I. Mục đích – yêu cầu
 1. Kiến thức: trẻ
 - Biết được tên sản phẩm: Vẽ ngọn núi.
 - Thể loại tạo hình: Vẽ ngọn núi.
 - Biết được núi thường có ở vùng cao.
 - Trả lời tốt các câu hỏi đàm thoại của cô
 2. Kỹ năng
 - Rèn cho trẻ kỹ năng ghi nhớ có chủ đích. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi.
 - Giúp cho trẻ có phản xạ nhanh. Vận động vững vàng. 
 - Trẻ chơi tốt các trò chơi
 3. Thái độ
 - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
 - Thông qua hoạt động giáo dục trẻ tình yêu quê hương – đất nước.
 II. Chuẩn bị
 - Chỗ ngồi. Tranh mẫu: Vẽ ngọn núi.
 - Hệ thống câu hỏi.
 - Chỗ chơi, bài hát: “Bóng bay”. Câu hát trong bài: “Hò trên núi”st: Phó Đức Phương.
 - Bài đồng dao: “Dung dăng dung dẻ” 
 - Đồ dùng đồ chơi cho 4 nhóm.
 III. Hướng dẫn
 *HĐ1: Ổn định tổ chức- Gây hứng thú cho trẻ:
 Cô hát cho trẻ nghe 1 đoạn của bài hát: “Hò trên núi”. Xong cô hỏi:
 + Con thấy cô hát như thế nào?
 + Nội dung của lời bài hát nói về điều gì?
 + Con biết gì về núi? Núi thường có ở đâu?v v
 => Cô chốt lại nd =>Gd trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu những vùng miền trên đất nước Việt nam. Dẫn dắt trẻ vào nội dung hđ:
 *HĐ2: QS tranh mẫu: Vẽ ngọn núi
 Cô đưa tranh ra cho trẻ qs& đt với trẻ:
 + Con có nhận xét gì về bức tranh này?
 + Nội dung bức tranh nói lên điều gì?
 + Bức tranh này thuộc thể loại tạo hình gì?
 + Ngọn núi được vẽ bằng những nét gì? Vẽ hình ngọn núi ntn?
 + Dùng màu gì để tô màu ngọn núi?
 + Dưới chân núi còn có những gì? Lùm cây được vẽ bằng những nét nào?
 + Vẽ nét xoắn ntn?
 + Dùng màu gì để tô lùm cây?
 + Con còn nhìn thấy chi tiết nào nữa trong bức tranh? Vẽ ông mặt trời ntn? Màu gì?
 + Con có nhận xét gì về cách vẽ, tô màu và bố cục tranh của cô?v.v
 =>Cô chốt lại nội dung: Giáo dục trẻ tình yêu quê hương, đất nước. Yêu cảnh vật và con người sống trên đất nước Việt nam.
 *HĐ 3: Trò chơi:
 TC: Cô nói tên trò chơi, trẻ nêu luật chơi, cách chơi
 - Trò chơi:“Chơi đồ” ( Trọng tâm) chơi 5-6 lần
 - Trò chơi: “Bóng bay” ( Chơi 3-4 lần),
 - Trò chơi: “Dung dăng dung dẻ” chơi 2-3 lần
 *HĐ 4: Chơi tự do: Cô cho trẻ chơi theo nhóm, chú ý bao quát trẻ
Nhận xét kết quả các nhóm trẻ chơi
-----------------------
C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:( Thơ)
Thơ: Trăng ơi từ đâu đến. Tác giả: Trần Đăng Khoa.
 I. Mục đích – yêu cầu
 1. Kiến thức
 - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. 
 - Hiểu nội dung bài thơ.
 - Phát âm đúng một số chữ cái có trong các từ.
 2. Kỹ năng
 - Rèn cho trẻ kỹ năng nghe, ghi nhớ có chủ đích
 - Trả lời tốt câu hỏi của cô, đúng trọng tâm.
 - Có kỹ năng đọc diễn cảm bài thơ
 - Nhận biết, liên tưởng tới một số bài hát, bài thơ có hình ảnh liên quan trong bài học.
 3. Thái độ
 - Trẻ hứng thú chú ý học
 - Thông qua bài thơ. Giáo dục trẻ yêu ánh trăng, yêu cảnh vật và con người trên quê hương, nơi chôn rau- cắt rốn cuả mình.
 II. Chuẩn bị:
 - Cô thuộc bài thơ: Trăng ơi từ đâu đến
 - Câu hỏi đàm thoại,
 - Máy tính. Tranh minh họa bài thơ: Trăng ơi từ đâu đến
 - Chỗ ngồi hợp lí, bài hát: “Trăng sáng”ST: Hoàng Văn yến.
 - Cô cắt sẵn một số hình mặt trăng. Một số bài thơ, bài hát có tiếng “trăng”
 III. Hướng dẫn
 *HĐ 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú cho trẻ và giới thiệu bài:
 Cô cùng trẻ hát bài: “Trăng sáng”ST: Hoàng Văn yến. Sau đó cô hỏi về nội dung bàì hát:
 - Con thấy trăng ở đâu?
 - Các con có cảm nhận ntn khi thấy ánh trăng sáng chiếu xuống sân nhà mình?
 Trò chuyện với trẻ về vẻ đẹp của ánh trăng
 =>Cô chốt lại nd. Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, cảnh vật trên quê hương mình. Dẫn dắt trẻ vào bài
 *HĐ 2: Nghe cô đọc diễn cảm bài thơ:
 - Cô đọc bài thơ diễn cảm lần 1sau đó hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả ?
 - Cô đọc bài thơ diễn cảm lần 2 trên máy tính sau đó đàm thoại với trẻ
 *HĐ 3: Đàm thoại 
 + Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? của tác giả nào?
 + Các con có nhận xét gì về nội dung bài thơ? 
 + Con nghe cô giáo đọc bài thơ với vần, nhịp thơ ra sao?
 + Tác giả luôn đặt ra câu hỏi như thế nào về ánh trăng? Con hãy đọc lại những câu thơ đó?
 + Ở khổ thơ thứ nhất trăng được tác giả ví với hình ảnh nào?
 + Khi trăng từ biển tới nó giống với hình ảnh nào?
 + Còn khi trăng ở tại sân chơi, nơi quê hương mình thì trăng giống với đồ chơi nào của bé?
 + Ai giỏi cho cô biết trăng tròn và sáng nhất vào thời gian nào trong tháng?
 + Các con hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng: Vào một buổi tối trăng thanh, gió mát các con được quây quần bên gia đình cùng ngắm trăng tại sân nhà mình con thấy tâm hồn mình ntn?
 + Con thích câu thơ nào nhất? Vì sao con thích? Hãy thể hiện lại cho cô và các bạn nghe nào?
 =>Cô chốt lại nội dung bài thơ. Giáo dục trẻ yêu ánh trăng, yêu cảnh vật và con người trên quê hương, nơi chôn rau- cắt rốn cuả mình.
 * Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc bài thơ:
 - Cả lớp đọc cùng cô 2 lần
 - Đọc theo tổ, nhóm, cá nhân. 
 Cô chú ý sửa từ khó cho trẻ: 
 “Lửng lơ lên trước nhà”
 “Trăng tròn như mắt cá”
 Đọc đối đáp( Cô hỏi, trẻ đáp lại) theo nội dung bài thơ.
 *Hoạt động 4: Trò chơi củng cố
 - Cô ngâm thơ: Trăng ơi từ đâu đến
 - Trò chơi: Thi hát, đọc thơ mà trong đó có từ “Trăng”. Cô nói rõ luật chơi, cách chơi.
 (Mỗi lần thể hiện đúng được tặng một hình “cô trăng”)
 - Củng cố bài: Cô hỏi lại bài học hôm nay. 
 *NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY: Bình thưởng cờ bé ngoan.	
-------------------******************-----------------
Thứ 4, ngày 15 tháng 4 năm 2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ (tạo hình)
Đề tài: Vẽ ngọn núi. (Mẫu)
 I. Mục đích – yêu cầu
 1. Kiến thức
 - Trẻ biết trên đất nước Việt Nam có rất nhiều đồi núi.
 - Núi cao hơn gấp nhiều lần so với mặt đất.
 - Trẻ biết miêu tả về tranh: Vẽ ngọn núi.
 - Trẻ biết vẽ và tô màu tạo thành bức tranh đẹp.
 2. Kỹ năng 
 - Trẻ biết dùng kĩ năng vẽ các nét móc, nét xoắn và tô màu hợp lí để tạo hình ngọn núi.
 - Luyện cho trẻ các thao tác vẽ, tô đều màu và bố cục tranh đẹp.
 - Rèn cho trẻ đôi bàn tay khéo léo và mắt thẩm mĩ.
 3. Thái độ
 - Trẻ hứng thú chú ý học
 - Trẻ biết yêu quý, giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn
 - Trẻ biết yêu quí thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
 II. Chuẩn bị
 - Mẫu: Vẽ ngọn núi. Bài đồng dao: 
Gánh gánh gồng gồng
Gánh sông gánh núi
 - Giấy, bút màu, vở tạo hình cho cô và trẻ.
 - Nơi trưng bầy sản phẩm
 - Chỗ hoạt động hợp lí. 
 III. Hướng dẫn
 *HĐ 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu bài
 - Cô cùng trẻ đọc bài đồng dao: Gánh gánh gồng gồng
 Gánh sông gánh núi
 Cô hỏi trẻ về nội dung của bài đồng dao đó. Trò chuyện về chủ đề quê hương- đất nước. Các vùng miền tươi đẹp trên Tổ quốc Việt Nam.
 => Cô chốt lại nội dung. Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.=>Dẫn dắt trẻ vào bài.
 *HĐ 2: Cho trẻ quan sát- phân tích- đàm thoại mẫu vẽ ngọn núi:
 Chơi trò chơi: “Trời tối-Trời sáng” sau đó cô đưa mẫu đã chuẩn bị ra cho trẻ quan sát và đàm thoại với trẻ:
 + Trên bảng cô giáo có sản phẩm nào?
 + Con có nhận xét gì về bức tranh này?
 + Nội dung bức tranh nói lên điều gì?
 + Bức tranh này thuộc thể loại tạo hình gì?
 + Ngọn núi được vẽ bằng những nét gì? Vẽ hình ngọn núi ntn?
 + Dùng màu gì để tô màu ngọn núi?
 + Dưới chân núi còn có những gì? Lùm cây được vẽ bằng những nét nào?
 + Vẽ nét xoắn ntn?
 + Dùng màu gì để tô lùm cây?
 + Con còn nhìn thấy chi tiết nào nữa trong bức tranh? Vẽ ông mặt trời ntn? Màu gì?
 + Con có nhận xét gì về cách vẽ, tô màu và bố cục tranh của cô?v.v
 =>Cô chốt lại nội dung : Giáo dục trẻ tình yêu quê hương, đất nước. Yêu cảnh vật và con người sống trên đất nước Việt nam
 =>Cô chốt lại nội dung mẫu và cho trẻ nhắc lại đặc điểm của hình ngọn núi.
 *HĐ 3: Cô làm mẫu:
 Cô vừa làm vừa phân tích cách làm: đầu tiên cô vẽ nét móc trên và nét móc 2 đầu rồi nét móc xuôi để tạo thành hình ngọn núi cân đối vào trang giấy. Xong rồi cô vẽ các nét xoắn để tạo thành lùm cây. Tiếp theo cô chọn màu xanh da trời, màu nâu, màu hồng tô xen kẽ vào hình ngọn núi. Dùng màu xanh lá cây để tô lùm cây. Cuối cùng vẽ và tô mặt trời.
 - Cho trẻ nhắc lại cách thực hiện(2-3 trẻ) 
 *HĐ 4: Trẻ thực hiện
 - Hỏi trẻ ý định, cách thực hiện như thế nào?
 - Cô quan sát, giúp đỡ trẻ khi cần.động viên khuyến khích trí sáng tạo của trẻ.
 *HĐ 5: Trưng bày-nhận xét sản phẩm:
 - Cô cho cả lớp trưng bầy sp, gọi 3-4 trẻ lên nx, thích bài nào ?vì sao?
 - Cô nhận xét khen ngợi những bài đẹp: Bố cục, sắp xếp, kỹ năng vẽ, tô màu và sử dụng màu hợp lý.
 - Nhận xét những bài chưa đạt, động viên nhắc nhở trẻ giờ sau cố gắng và kết thúc
---------------------------------
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QSCMĐ: Quan sát tranh và từ: Pắc pó, Quê hương
Trò chơi: 
 + Chơi: Tìm từ thích hợp (Mới)
 + TC DG: Lộn cầu vồng
Chơi tự do: Theo (4nhóm)
 I. Mục đích - yêu cầu
 1. Kiến thức: 
 - Trẻ biết được hang Pắc Pó là một di tích lịch sử Cách mạng nổi tiếng của Việt nam. Là nơi Bác Hồ đã từng sống và làm việc trong thời kì cách mạng.
 - Trẻ biết được những hình ảnh quen thuộc, thân thương của làng quê Việt nam
 - Trẻ biết tên trò chơi, hiểu luật chơi, cách chơi
 2. Kỹ năng
 - Nhận ra nhóm chữ cái sắp học.
 - Sử dụng được các tính từ vào chỗ thích hợp, tích lũy thêm vốn từ cho trẻ.
 - Phát triển cơ bắp. Bật lên cao so với mặt đất 
 - Rèn cho trẻ kỹ năng ghi nhớ có chủ đích.
 3. Thái độ 
 - Tích cực, hứng thú tham gia hoạt động
 - Trả lời tốt câu hỏi đàm thoại
 - Tỏ lòng khâm phục, kính yêu Bác Hồ. Yêu mến quê hương.
 II. Chuẩn bị
 - Tranh làm quen với chữ cái phần p, q ( Tranh pắc pó, quê hương)
 - Bài hát: “Quê hương em”:.
 - Hệ thống câu hỏi. Trò chơi “Trời tối trời sáng”
 - Một số từ quen thuộc.
 - Vòng tròn.
 - Bài đồng dao: Lộn cầu vồng.
 - Đồ dùng đồ chơi cho 4 nhóm. Chỗ hoạt động hợp lí
 III. Tiến hành
 *HĐ1: Ổn định tổ chức- gây hứng thú cho trẻ:
 Cho trẻ hát cùng cô bài “Quê hương em”. Xong cô hỏi về nội dung bài hát.
 Trò chuyện với

File đính kèm:

  • docxQUÊ HƯƠNG- ĐẤT NƯỚC- BÁC HỒ 1 - Copy.docx