Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Quê hương- Đất nước- Bác Hồ - Chủ đề nhánh 2: Đất nước diệu kì

D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: (Truyện)

Truyện: Sự tích Hồ Gươm. (Thu Thủy).

 I. Mục đích – yêu cầu

 1. Kiến thức

 - Trẻ nhớ tên truyện, tên tác giả.

 - Hiểu nội dung câu truyện. Nhớ được các tình tiết trong truyện.

 - Trẻ biết được: Hồ Tả Vọng, sau khi Rùa Vàng đòi gươm ở đó thì được gọi là “Hồ Hoàn Kiếm” còn gọi là Hồ Gươm.

 2. Kỹ năng

 - Rèn cho trẻ kỹ năng nghe, ghi nhớ có chủ đích

 - Trả lời tốt câu hỏi của cô, đúng trọng tâm.

 - Có kỹ năng nghe và kể chuyện.

 - Có kĩ năng nhận biết và tô khéo léo chữ cái liên quan đến di tích ls của Hà nội.

 

docx37 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 3628 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Quê hương- Đất nước- Bác Hồ - Chủ đề nhánh 2: Đất nước diệu kì, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
=> Cô chốt lại nội dung: Thủ đô Hà nội là trung tâm văn hóa- kinh tế- chính trị của Việt nam. Ở Thủ đô Hà nội có một số công trình xây dựng lớn như: Lăng Bác, Cầu Thăng Long, Hồ Gươm, chùa Một Cột, cầu Chương Dương, Cột cờ Hà nộiCó nhiều cảnh đẹp như công viên Lê-nin( Ở đây có nhiều đồ chơi, có nhiều hoa đẹp). Công viên Thủ Lệ có vườn Bách thú Các con muốn đến Thủ đô Hà nội không?
 Muốn vậy các con phải chăm ngoan, học giỏi. khi nào có điều kiện cô và gia đình sẽ đưa các con đến đó thăm , các con có đồng ý không nào?
 Khi đến thăm Hà nội tất cả mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành theo sự chỉ dẫn của người hướng dẫn và giữ gìn môi trường xanh- sạch- đẹp.
 Giáo dục trẻ tự hào, yêu mến Thủ đô Hà Nội, yêu quê hương- Đất nước, yêu mến mọi người. Giữ gìn nét đẹp văn hóa của người Việt nam.
 * HĐ 3 : Trò chơi củng cố:
 - TC : “ Thi xem ai nhanh” ( Nhìn tranh nói đúng địa danh, công trình)
 + Cô nói rõ lc, cc. Cô điều khiển trò chơi.
 - Bổ trợ: Thi hát, múa, đọc thơ, kể chuyện có nội dung về Thủ đô hà nội.
 Củng cố bài: Cô hỏi về bài học hôm nay.
--------------------------------
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QSCMĐ: QS tranh “Đất nước diệu kì.”
Trò chơi : 
 + TC: “Chìm nổi” (mới)
 + TCDG: Chi chi chành chành.
Chơi tự do: 4 nhóm
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
 - Trẻ biết được hình ảnh điển hình về danh thắng, di tích lịch sử văn hóa, một số dân tộc của đất nước Việt nam. 
 - Củng cố và phát triển vốn từ cho trẻ. 
 - Trả lời tốt câu hỏi của cô.
 - Trẻ nhớ tên trò chơi, luật chơi, cách chơi
2. Kỹ năng
 - Làm giàu vốn hiểu biết cho trẻ về môi trường xã hội.
 - Kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích
 - Trẻ chơi tốt các trò chơi
3. Thái độ
 - Trẻ yêu mến, muốn được làm việc có ích xây dựng quê hương- đất nước ngày càng giàu đẹp.
 - Trẻ chú ý quan sát, hứng thú tham gia hoạt động
 - Trẻ chơi đoàn kết với bạn.
II.Chuẩn bị
 - Tranh: “Đất nước diệu kì”. Hệ thống câu hỏi
 - Chỗ chơi.
 - Chỗ ngồi hợp lý
 - Bài đồng dao chi chi chành. Bài hát: “Việt nam quê hương tôi”
III. Hướng dẫn
*HĐ1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú cho trẻ
 - Cô hát cho trẻ nghe bài : “Việt nam quê hương tôi” . Sau đó cô hỏi trẻ về nội dung bài hát. Trò chuyện về chủ đề: “Quê hương- Đất nước- Bác Hồ”.
 =>Cô chốt lại ND. Giáo dục trẻ: Yêu mến quê hương- Đất nước. Tự hào về quê hương- Đất nước. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương- đất nước Dẫn dắt trẻ vào nội dung hoạt động.
 *HĐ2: QS tranh Đất nước diệu kì
 Cho trẻ chơi “Trời tối, trời sáng” Cô đưa bức tranh đã chuẩn bị ra cho trẻ quan sát và đàm thoại với trẻ:
 + Các con có cảm nhận như thế nào về bức tranh này?
 + Bức tranh này nói về những danh thắng, di sản văn hóa nào trên đất nước Việt nam?
 + Con nhìn thấy có những hình ảnh nào trong bức tranh?
 + Con có biết ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng không?
 + Đâu là Hồ Gươm? Hồ gươm ở đâu?
 + Con hãy chỉ cho cô đâu là vịnh Hạ Long? Con đã được đến đó chưa? Ở đó thế nào?
 (Cô giới thiệu cho trẻ biết danh thắng: Văn Miếu- Hà nội, Đền Hùng, Nhã nhạc cung đình Huế, Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên, áo dài tím Huế v.v
 =>Cô chốt lại nd. Gd trẻ yêu mến quê hương. Tự hào về quê hương. Giữ gìn truyền thống, di sản văn hóa, những danh thắng nổi tiếng Đất nước Việt nam.
*HĐ 3: Trò chơi
 - Trò chơi mới: “Chìm nổi”
 + Cách chơi:
 Số trẻ cả lớp. Bắt đầu chơi trẻ “Oẳn tù tì” để chọn trẻ làm cái. Trẻ làm 
“cái” được đi đuổi bắt các bạn. Các bạn khác chạy thật nhanh sao cho “cái” không đuổi được. Nếu thấy “cái” lại gần người nào thì người đó ngồi thật nhanh xuống và nói “chìm”. Khi “cái” đi xa thì lại đứng lên và nói “nổi” rồi chạy tiếp. Nếu ai bị “cái” đập vào người coi như bị “chết” và đứng ngoài cuộc chơi, lần chơi sau vào chơi. “Cái” nào bắt được nhiều là giỏi nhất.
 + Luật chơi: Nếu ai bị “cái” đập vào người coi như bị “chết” và đứng ngoài cuộc chơi.
 + Cô nói tên trò chơi, nói rõ lc, cc. Cô chơi mẫu cho 1 nhóm trẻ chơi thử. Sau đó cho trẻ chơi 5-6 lần.
 - Trò chơi DG: Chi chi chành chành. Chơi 2-3 lần, cô bao quát trẻ chơi.
*HĐ 4: Chơi tự do: Cô cho trẻ chơi theo nhóm, chú ý bao quát trẻ
Nhận xét kết quả các nhóm trẻ chơi
--------------------
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
Cô chuẩn bị đồ chơi, chỗ chơi cho các góc và tiến hành cho trẻ chơi
--------------------
C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Trò chơi: “Chìm nổi”
Hát các bài trong chủ đề
Nghe cô kể chuyện: Sự tích Hồ Gươm
Nêu gương cuối ngày
 I. Mục đích – yêu cầu
 - Trẻ biết luật chơi, cách chơi và chơi tốt trò chơi
 - Trẻ thích được học bài thơ. Cảm nhận được nội dung của bài thơ.
 - Trẻ thuộc các bài hát trong chủ đề	
 - Trẻ hứng thú, tích cực hoạt động.
 - Trẻ nhớ được 3 tiêu chuẩn bé ngoan và tự nhận theo tổ
 II. Chuẩn bị
 - Chỗ chơi, một số bài hát trong chủ đề
 - Chỗ hoạt động hợp lí , xắc xô. 
 - Cô thuộc bài thơ: Trăng ơi từ đâu đến
 - Cờ, bảng bé ngoan, một số tiết mục văn nghệ.
 III. Hướng dẫn
 - Cô nói tên trò chơi, cho trẻ nói lại luật chơi, cách chơi và chơi trò chơi 4-5 lần.
 - Cô kể cho trẻ nghe truyện sau đó đàm thoại với trẻ về nội dung câu truyện. 
 - Cho trẻ hát cùng cô 
 *Nêu gương cuối ngày: Bình thưởng cờ bé ngoan, vui văn nghệ
-------------------******************-----------------
Thứ 3, ngày 21 tháng 4 năm 2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT (Thể dục)
	+ VĐCB: Bò thấp chui qua cổng.
 + BTPTC: Tập với bài “Yêu Hà nội”
 + Trò chơi vận động: Rồng rắn lên mây.
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
 - Trẻ nhớ và gọi đúng tên vận động: Bò thấp chui qua cổng
 - Thực hiện đúng vận động theo yêu cầu của cô.
 - Tập bài tập phát triển chung đều và đẹp
2. Kỹ năng
 - Hình thành và rèn luyện kỹ năng: Bò bằng bàn tay cẳng chân chui qua cổng.
 - Phát triển tố chất vận động: Bò phối hợp chân tay nhịp nhàng. Mắt nhìn thẳng hướng, áp sát người xuống chiếu và chui qua cổng.
 - Chơi trò chơi thành thạo. Phát triển ngôn ngữ và vận động cho trẻ thông qua trò chơi.
3. Thái độ
 - Trẻ yêu thích thể dục, có ý thức tổ chức kỷ luật.
 - Mạnh dạn, biết phối hợp với bạn bè khi chơi trò chơi.
 - Qua hoạt động giáo dục trẻ yêu mến quê, tự hào về quê hương- đất nước, kính yêu Bác Hồ. Chăm tập thể dục để có sức khỏe tốt sau này lớn lên làm giàu cho quê hương- đất nước.
II. Chuẩn bị
 - Kiểm tra sức khỏe cho trẻ
 - Trang phục, đầu tóc gọn gàng
 - Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ, xắc xô, vạch chuẩn, chiếu, 2 cổng.
 - Bài đồng dao: Rồng rắn lên mây.
 - Bài hát: Yêu Hà nội ; Quê hương em.
III. Hướng dẫn
*HĐ 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú cho trẻ và giới thiệu bài
 - Cô cho trẻ hát bài: : “Quê hương em” xong cô hỏi về nội dung bài hát. Trò chuyện về chủ đề: “Quê hương- đất nước- Bác Hồ”
 => Cô chốt lại nd. Giáo dục trẻ: yêu mến quê, tự hào về quê hương- đất nước, kính yêu Bác Hồ .Dẫn dắt trẻ vào bài
*HĐ 2: Nội dung
 1. Khởi động
 - Cho trẻ làm đoàn tàu đi thăm Hà Nội. Thực hiện các kiểu đi: Đi thường, đi bằng gót chân, đi bằng mũi chân, đi nghiêng chân, tăng tốc, về ga. Đi chậm về 3 hàng theo tổ.(khởi động trên nền nhạc)
 2. Trọng động
*Tập bài tập phát triển chung:
Tập theo động tác gắn với lời ca của bài: Yêu Hà nội
 Tập 2lần x 8 nhịp, nhấn mạnh động tác chân, tay, thân: 3 lần x 8 nhịp
 (Tập theo cô giáo, trên nền nhạc, kết hợp với dụng cụ)
 + Tay: Đưa trước lên cao.
 + Chân: Chân trước chân sau, 2 tay sang ngang - khuỵu gối , tay đưa về phía trước
 + Thân: Vặn mình
 + Bật: Tách chụm.
*Vận động cơ bản: 
 Cô giới thiệu vận động: Bò thấp chui qua cổng
Cho một trẻ tập thử
 - Cô làm mẫu lần 1+ phân tích cách tập (Trẻ quan sát)	
 - Cô làm mẫu lần 2 (Vừa làm vừa phân tích cách vđ)
 TTCB: Quỳ 2 đầu gối xuống chiếu, mắt nhìn thẳng về phía trước. Bò phối hợp chân nọ tay kia nhịp nhàng.(bò bằng bàn tay, cẳng chân). Bò hết chiều dài của chiếu cuối cùng áp sát người xuống chiếu và chui qua cổng.
 - Cho 1 trẻ lên tập, cô và các bạn qs, nhận xét bài tập của bạn, cô sửa kĩ thuật cho trẻ. Cho trẻ nhắc lại cách tập
 - Trẻ thực hiện: Cô cho 2 trẻ đầu tiên của 2 tổ cùng bò một lúc. Thực hiện xong đi về cuối hàng. Trẻ thứ 2 tiếp tục cứ như vậy cho đến hết hàng.
 - Cô chú ý qs sửa sai cho trẻ, động viên khích lệ trẻ. 
 - Cho trẻ thực hiện 2-3 lần.(lần 3 cho trẻ tập nâng cao hơn, bò nối tiếp nhau).
 - Cô cho trẻ nhắc lại tên bài tập
* Trò chơi: Rồng rắn lên mây.
 Cô nói tên trò chơi trẻ nhắc lại lc-cc chơi 3-4 lần.
3. Hồi tĩnh
 - Cho trẻ đi nhẹ nhàng . Hát một bài và kết thúc tiết học 
---------------------
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
Quan sát có mục đích: Quan sát tranh tập tô phần chữ p, q 
Trò chơi
 + TC: “Chìm nổi” ( Trọng tâm)
 + TCVĐ: “Bóng bay”
 + TCDG : Dung dăng dung dẻ 
Chơi tự do : Chơi theo 4 nhóm
 I. Mục đích – yêu cầu
 1. Kiến thức: trẻ
 - Nhận biết và phát âm tốt chữ p, q.
 - Biết tên các sản phẩm, hình ảnh làng quê đặc trưng về quê hương- đất nước.
 - Trả lời tốt các câu hỏi đàm thoại của cô
 2. Kỹ năng
 - Rèn cho trẻ kỹ năng ghi nhớ có chủ đích. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động.
 - Giúp cho trẻ có phản xạ nhanh. Vận động vững vàng. 
 - Trẻ chơi tốt các trò chơi
 3. Thái độ
 - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
 - Thông qua hoạt động giáo dục trẻ tình yêu quê hương- đất nước.
 II. Chuẩn bị
 - Chỗ ngồi. Tranh dạy tập tô. Bài thơ: “Giữa vòng gió thơm” TG: Quang Huy.
 - Hệ thống câu hỏi.
 - Chỗ chơi, bài hát: “Bóng bay”.
 - Bài đồng dao “Dung dăng dung dẻ” 
 - Đồ dùng đồ chơi cho 4 nhóm.
 III. Hướng dẫn
 *HĐ1: Ổn định tổ chức- Gây hứng thú cho trẻ:
 Cô cùng trẻ đọc bài thơ: “Giữa vòng gió thơm” TG: Quang Huy. Sau đó cô hỏi về nội dung bài thơ. Trò chuyện với trẻ về chủ đề: Quê hương- đất nước- Bác Hồ.
 => Cô chốt lại nd Gd trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương- đất nước. Yêu người thân và mọi người sống trên đất nước Việt nam. Dẫn dắt trẻ vào nội dung hđ:
 *HĐ2: QS tranh tập tô phần p, q:
 - Với chữ p:
 Cô đưa tranh ra cho trẻ qs& đt với trẻ:
 + Con có nhận xét gì về bức tranh này?
 + Nội dung bức tranh nói lên điều gì?
 + Các con nhìn thấy chữ cái nào mới học?
 + Cho trẻ phát âm: pờ, pờ, pờ.
 + Ông và bé đang đi đâu?
 - Cho trẻ đọc từ: Đi chơi phố
 - Cô yêu cầu trẻ tìm chữ p trong từ: Đi chơi phố.
 + Bé hãy gọi tên các hình vẽ: Cây phượng vĩ, hoa phong lan, phố phường, phích nước. Đọc từ dưới mỗi hình vẽ
 - Sau đó cô khái quát lại nd vừa đt
 - Tiếp tục cho trẻ qs phần chữ q (tương tự như trên) 
 =>Cô chốt lại nội dung: Giáo dục trẻ tình yêu quê hương, đất nước. Yêu cảnh vật và con người sống trên đất nước Việt nam. Cô cho trẻ biết giờ học sau cô sẽ cho các con được tô và nối chữ cái trong từ.
 *HĐ 3: Trò chơi
 TC: Cô nói tên trò chơi, trẻ nêu luật chơi, cách chơi
 - Trò chơi:“Chìm nổi” (Trọng tâm) chơi 5-6 lần
 - Trò chơi: “Bóng bay” (Chơi 3-4 lần),
 - Trò chơi: “Dung dăng dung dẻ” chơi 2-3 lần
 *HĐ 4: Chơi tự do: Cô cho trẻ chơi theo nhóm, chú ý bao quát trẻ
Nhận xét kết quả các nhóm trẻ chơi
--------------------
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
Cô chuẩn bị đồ chơi, chỗ chơi cho các góc và tiến hành cho trẻ chơi
--------------------
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: (Truyện)
Truyện: Sự tích Hồ Gươm. (Thu Thủy).
 I. Mục đích – yêu cầu
 1. Kiến thức
 - Trẻ nhớ tên truyện, tên tác giả. 
 - Hiểu nội dung câu truyện. Nhớ được các tình tiết trong truyện.
 - Trẻ biết được: Hồ Tả Vọng, sau khi Rùa Vàng đòi gươm ở đó thì được gọi là “Hồ Hoàn Kiếm” còn gọi là Hồ Gươm.
 2. Kỹ năng
 - Rèn cho trẻ kỹ năng nghe, ghi nhớ có chủ đích
 - Trả lời tốt câu hỏi của cô, đúng trọng tâm.
 - Có kỹ năng nghe và kể chuyện.
 - Có kĩ năng nhận biết và tô khéo léo chữ cái liên quan đến di tích ls của Hà nội.
 3. Thái độ
 - Trẻ hứng thú chú ý học
 - Thông qua câu truyện. Giáo dục trẻ tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt nam. 
 II. Chuẩn bị:
 - Cô thuộc truyện: Sự tích Hồ Gươm.
 - Câu hỏi đàm thoại.
 - Một số bức tranh danh thắng của Hà nội.
 - Máy tính. Tranh minh họa câu truyện: Sự tích Hồ Gươm.
 - Chỗ ngồi hợp lí, bài hát: “ Yêu Hà Nội”
 - Mỗi trẻ một tờ giấy có viết chữ rỗng: “ Hồ Gươm”. Bút màu.
 III. Hướng dẫn
 *HĐ 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú cho trẻ và giới thiệu bài:
 Cô cho trẻ làm đoàn tàu “Đi thăm Thủ đô Hà nội” qua một số danh lam thắng cảnh ở Thủ Đô Hà Nội. Khi đến Hồ Gươm cô hỏi:
 + Đây là đâu? Ai đã đến đây rồi?
 + Con thấy ở đó thế nào?
 + Con biết có câu truyện nào kể về Hồ Gươm không?( trẻ kể)
 Đúng rồi! đó chính là câu truyện: Sự tích Hồ Gươm. Do cô Thu Thủy st. Các con hãy lắng nghe cô kể chuyện.
 *HĐ 2: Nghe cô kể chuyện diễn cảm
 - Cô kể chuyện diễn cảm lần 1 trên máy tính sau đó hỏi trẻ tên truyện, tên tác giả ? 
 - Cô kể chuyện diễn cảm lần 2 trên tranh minh họa sau đó đàm thoại với trẻ
 *HĐ 3: Đàm thoại 
 + Các con vừa nghe cô kể câu truyện gì? của tác giả nào?
 + Trong câu truyện có những nhân vật nào?
 + Ai đã cùng nhân dân ta nổi dậy đánh giặc Minh?
 + Ai đã cho Lê Lợi mượn gươm để giết giặc? 
 + Long quân cho Lê Lợi mượn gươm trong trường hợp nào? Ở đâu?
 + Các con hãy thuật lại câu nói đầy ngạc nhiên, sợ sệt của người lính khi kéo được chiếc gươm thần?
 + Vì sao Long quân cho Lê Lợi mượn gươm? Giọng nói của Long Quân ntn? Các con hãy thuật lại lời nói đó?
 + Lê Lợi và nhân dân ta đã đánh giặc Minh ntn?
 + Sau khi Lê lợi chiến thắng giặc Minh, Long Quân đã sai rùa vàng đòi gươm ở đâu?
 + Rùa vàng đã nói gì khi đòi lại gươm? Giọng của Rùa Vàng ntn?
 + Vì sao hồ đó được gọi là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm?
 => Cô chốt lại nội dung truyện. Giáo dục trẻ tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, yêu quý giữ gìn những danh lam thắng cảnh của đất nước.
 *Hoạt động 4: Trò chơi củng cố
 - Tô màu chữ rỗng: “Hồ Gươm”
 - Trò chơi: Cho trẻ kể lại truyện.
 - Hát bài: Yêu Hà nội và kết thúc. 
*Nêu gương cuối ngày: Bình thưởng cờ bé ngoan.	
-------------------******************-----------------
Thứ 4, ngày 22 tháng 4 năm 2015
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
 Đề tài: Xé dán hoa.( Đề tài)
I. Mục đích – yêu cầu
* Kiến thức:
 - Trẻ biết tên sản phẩm: Xé dán hoa.
 - Thể loại tạo hình: Xé dán hoa.
 - Biết đặt tên cho sản phẩm của mình.
* Kĩ năng
 - Trẻ biết xé bấm, xé lượn cung, xé dải để tạo thành những bông hoa đẹp.
 - Rèn cho trẻ đôi bàn tay khéo léo và mắt thẩm mĩ
 - Có kĩ năng xé, dán và bố cục sản phẩm cân đối, đẹp mắt.
 * Thái độ:
 - Trẻ biết yêu quý, giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn
 - Trẻ biết yêu quí các loài hoa, yêu quê hương đất nước.
 - Trẻ hứng thú, tích cực hoạt động.
 II. Chuẩn bị
 - 3 mẫu tranh xé dán hoa. Vở tạo hình.
 - Giấy màu, hồ dán, khăn lau, nơi trưng bày sản phẩm.
 - Bài hát: Màu hoa( Hồng Đăng)
 - Chỗ hoạt động hợp lí. 
III.Hướng dẫn:
 * Hoạt động 1: Ổn định tổ chức- gây hứng thú cho trẻ và giới thiệu bài: 
 Cho trẻ hát cùng cô bài: Màu hoa( Hồng Đăng). Xong cô hỏi về nội dung bài hát. Trò chuyện với trẻ các loài hoa có trên quê hương- đất nước.
 => Cô chốt lại nội dung. Giáo dục trẻ: Trẻ biết yêu quí các loài hoa, yêu quê hương đất nước.
 * Hoạt động 2: Quan sát- phân tích- đàm thoại về mẫu:
 Cô đưa từng bức tranh đã chuẩn bị ra cho trẻ quan sát & đàm thoại với trẻ:
 + Con có nhận xét gì về bức tranh này?
 + Con có biết đây là loài hoa nào không?
 + Đây là hoa cánh tròn? Hay cánh dài?
 + Xé cánh hoa tròn ntn?
 + Các cánh hoa xếp lại ntn? Nhụy hoa giống với hình gì?
 + Cuống hoa giống với nét gì? Xé cuống hoa ntn?
 + Lá hoa giống với hình gì? Xé lá ntn?v.v
 + Con có nhận xét gì về cách xé, xếp, dán và bố cục tranh của cô?
Cô khái quát lại đặc điểm của bức tranh sau đó QS và ĐT tiếp về bức tranh thứ 2, thứ 3.
 Cho 3- 4 trẻ nhắc lại đặc điểm của 3 bức tranh.
 * Hoạt động 3: Trẻ thực hiện:
 - Cô hỏi ý định trẻ xé dán hoa gì? Làm ntn? Dùng màu gì để tạo hình bức tranh xé dán hoa?
 - Cô quan sát, giúp đỡ, động viên khích lệ trẻ. Khuyến khích sự sáng tạo của trẻ.
 * Hoạt động 4: Trưng bày-nhận xét sản phẩm:
 - Cô cho cả lớp trưng bầy sp, gọi 3-4 trẻ lên nx, thích bài nào ?vì sao?
 - Cô nhận xét khen ngợi những bài đẹp: Bố cục, sắp xếp, kỹ năng xé, dán, sử dụng màu hợp lý.
 - Nhận xét những bài chưa đạt, động viên nhắc nhở trẻ giờ sau cố gắng và kết thúc
---------------------
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QSCMĐ: Quan sát tranh Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội
Trò chơi:
 Trò chơi mới: Trong và ngoài
 Trò chơi: Dung dăng dung dẻ
Chơi tự do.
1. Mục đích-yêu cầu. 
* Kiến thức.
- Trẻ biết tên gọi, vị trí địa lý, ý nghĩa lịch sử của Hồ Gươm.
- Nhớ tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Trẻ biết chơi tự do theo ý thích.
* Kĩ năng.
- Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định, trẻ lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
* Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia chơi trò chơi tốt.
- Chơi đoàn kết với bạn.
2. Chuẩn bị : 
- Ghế ngồi, câu hỏi đàm thoại.
- Tranh hồ Hoàn Kiếm
- Sân rộng sạch sẽ , thoáng mát.
- Mũ chóp, vòng, bóng, phấn.
3. Hướng dẫn 
 *HĐ1: Cô cùng trẻ ra sân hít thở không khí trong lành. Cả lớp hát bài “Yêu Hà Nội”. Trò chuyện đàm thoại về nội dung bài hát sau đó dẫn dắt trẻ vào bài.
*HĐ2: Quan sát tranh “hồ Hoàn Kiếm”
- Đàm thoại:
+ Còn đây là địa danh nào?
+ Vì sao gọi là Hồ Gươm? Hồ Gươm có trong câu chuyện nào chúng mình được làm quen?
+ Hồ Gươm còn có tên gọi nào khác?
+ Ở giữa Hồ Gươm có gì?
+ Xung quanh Tháp Rùa có gì?
+ Để qua được bờ hồ bên kia cần có gì?
+ Con thấy cầu Thê Húc thế nào?
+ Bên kia bờ hồ là gì?
+ Xung quanh Hồ Gươm có gì?
+ Trong hồ Gươm có con vật nào sống?(con rùa)
=> Cô chốt lại: Hồ Gươm có mặt nước trong xanh phẳng lặng như gương soi, ở giữa hồ có 1 gò đất, trên đó là Tháp Rùa, có cầu Thê Húc màu đỏ, cong cong dẫn vào Đền Ngọc Sơn, Quanh hồ mát mẻ yên tĩnh nhờ có nhiều cây xanh và du khách rất thích đến đây nghỉ mát.
*HĐ3:Trò chơi
 Cô giới thiệu tên trò chơi mới “Trong và ngoài „; cô nêu luật chơi, cach chơi. Cô chơi mẫu 1 lần, cho 2 trẻ chơi thử sau đó tiến hành cho trẻ chơi 5-6 lần (động viên trẻ).
- Trò chơi: “Dung dăng dung dẻ „ yêu cầu trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi của trò chơi. Sau đó cho trẻ chơi 3-4 lần (khuyến khích trẻ chơi)
*HĐ4: Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi theo nhóm.
-----------------
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Trò chơi: “Trong và ngoài”
Hát các bài trong chủ đề
Nêu gương cuối ngày
 I. Mục đích – yêu cầu
 - Trẻ biết luật chơi, cách chơi và chơi tốt trò chơi
 - Trẻ thuộc các bài hát trong chủ đề	
 - Trẻ hứng thú, tích cực hoạt động.
 - Trẻ nhớ được 3 tiêu chuẩn bé ngoan và tự nhận theo tổ
 II. Chuẩn bị
 - Chỗ chơi, một số bài hát trong chủ đề
 - Chỗ hoạt động hợp lí , xắc xô. 
 - Cờ, bảng bé ngoan, một số tiết mục văn nghệ.
 III. Hướng dẫn
 - Cô nói tên trò chơi, cho trẻ nói lại luật chơi, cách chơi và chơi trò chơi 4-5 lần.
 - Cho trẻ hát cùng cô 
 *Nêu gương cuối ngày: Bình thưởng cờ bé ngoan, vui văn nghệ
-------------------******************-----------------
Thứ 5, ngày 23 tháng 4 năm 2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài: Luyện kĩ năng nhận biết chữ cái, tô màu và nối chữ p q với những chữ cái p q có trong từ.
 I. Mục đích – yêu cầu
 1. Kiến thức
 - Trẻ nhận biết và phát âm chính xác được chữ p q. Nhận ra chữ cái p q trong các tiếng và từ trọn vẹn.
 - Biết được tên địa danh, các sản phẩm, hình ảnh làng quê đặc trưng về quê hương- đất nước
 - Nối đúng chữ cái p q với những chữ cái trong từ.
 - Trẻ biết liên tưởng đến chữ cái p q có trong tên địa danh, sản phẩm, di tích lịch sử của Việt nam.
 2. Kỹ năng
 - Trẻ có kĩ năng sử dụng sách vở, đồ dùng học tập thành thạo. Tô màu đẹp, hợp lý.
 - Rèn cho trẻ kỹ năng qs, phân biệt, ghi nhớ có chủ đích.
 - Rèn luyện và pt ngôn ngữ cho trẻ 
 3. Thái độ 
 - Hăng hái, hứng thú tham gia các hoạt động học tập và vui chơi
 - Có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập
 - Yêu mến người thân, bạn bè, những con người sống trên quê hương- đất nước
 II. Chuẩn bị 
 - Thiết kế bài giảng điện tử, mát tính
 - Vở tập tô, bút chì, bút màu
 - Bài hát: “Quê hương tươi đẹp”. Dân ca Nùng. Bài hát: Hòa bình cho bé.
 - Bộ chữ cái cho cô và trẻ. Bảng gài.
 - Trò chơi:“Tìm về đúng địa danh”. “Chiếc nón kì diệu” 
 - Hệ thống câu hỏi. 
 III. Hướng dẫn
 *HĐ 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu bài-
 Cô cho trẻ hát bài: “Quê hương tươi đẹp”. Dân ca Nùng. Xong cô hỏi về nội dung bài hát. Trò chuyện về chủ đề “Quê hương- đất nước-

File đính kèm:

  • docxQUÊ HƯƠNG- ĐẤT NƯỚC- BÁC HỒ 2 (2).docx
Giáo án liên quan