Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: “Nước và Hiện tượng tự nhiên” - Đề tài: Dạy vận động: “Cho tôi đi làm mưa với” (Hoàng Hà)

1. Ổn định tổ chức:

- Cô cho trẻ xem một đoạn video có hình ảnh đoàn tàu.

- Cô cùng trẻ trò chuyện về đoạn video vừa xem:

+ Các con vừa được xem gì?

+ Tàu hỏa là phương tiện giao thông đường gì?

+ Vậy nếu khi được đi tàu thì chúng mình phải như thế nào?

- Cô giáo dục trẻ: khi ngồi trên tàu xe thì các bé nhớ ngồi ngoan và không được thò đầu, thò tay ra ngoài để đảm bảo an toàn nhé.

+ Giới thiệu bài hát “Đi tàu lửa”

2. Nội dung chính:

* Hoạt động 1: Dạy hát bài “Đi tàu lửa” (Nội dung trọng tâm)

- Cô giới thiệu tên bài hát: “Đi tàu lửa”

 * Cô hát mẫu:

- Lần 1: Cô hát cùng nhạc

 

doc4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 7368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: “Nước và Hiện tượng tự nhiên” - Đề tài: Dạy vận động: “Cho tôi đi làm mưa với” (Hoàng Hà), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
 TRƯỜNG MẦM NON TÂN HỘI
Giáo án: Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Hoạt động: Giáo dục âm nhạc
Chủ đề: “Nước và Hiện tượng tự nhiên”
Đề tài: NDTT: - Dạy vận động: “Cho tôi đi làm mưa với” (Hoàng Hà)
 NDKH: - Nghe nhạc: “Bé yêu biển lắm” – Nhạc sĩ: Vũ Hoàng
 - Trò chơi âm nhạc: “Khúc nhạc vui nhộn
”
Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ
Số lượng trẻ: 20- 25 trẻ
Thời gian: 25- 30 phút
Ngày thực hiện:28/03/2015
Lớp: 4 Tuổi B1
Giáo viên: Nguyễn Thu Trang
 Đông Thị Huyền
Năm học 2014- 2015
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát: “Đi tàu lửa”.
- Trẻ thuộc lời bài hát, hiểu nội dung bài hát “Đi tàu lửa” nói về niềm vui của các bạn nhỏ khi cùng nhau đi trên một chuyến tàu lửa đi chơi ở khắp mọi nơi. 
- Trẻ biết bài hát có giai điệu vui tươi, nhí nhảnh.
- Trẻ biết cách hát nâng cao: hát đệm, hát nối tiếp.
- Trẻ cảm nhận được giai điệu của bản nhạc “Nơi đảo xa”. Biết bản nhạc “Nơi đảo xa” của nhạc sĩ Thế Song. Biết ý nghĩa của bản nhạc: Tình yêu quê hương của những người lính biển gắn bó với những con tàu trên biển cả mênh mông để bảo vệ biển đảo và vùng trời của Tổ quốc
- Trẻ biết tên trò chơi: “Những khúc nhạc vui nhộn”
2. Kỹ năng: 
- Trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu và biết thể hiện sắc thái vui tươi của bài hát: “Đi tàu lửa”
- Trẻ thể hiện được bài hát “Đi tàu lửa” qua cách hát đệm, hát nối tiếp.
- Trẻ chú ý, lắng nghe nhạc “Nơi đảo xa”.
- Trẻ biết chơi trò chơi đúng yêu cầu của cô. 
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
- Giáo dục trẻ khi tham ngồi trên tàu xe phải ngồi ngoan, không thò đầu thò tay ra ngoài.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô: 
+ Giáo án điện tử, máy tính, máy chiếu, máy chiếu H
+ Video đoàn tàu hỏa, video nhạc “Nơi đảo xa”.
+ Đàn, nhạc bài hát: “Đi tàu lửa”, “Nơi đảo xa”. 
+ Nhạc cho trẻ chơi trò chơi.
2. Đồ dùng của trẻ: Dụng cụ âm nhạc cho trẻ khi trẻ biểu diễn.
3. Địa điểm tổ chức: Phòng âm nhạc
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức:
- Cô cho trẻ xem một đoạn video có hình ảnh đoàn tàu.
- Cô cùng trẻ trò chuyện về đoạn video vừa xem:
+ Các con vừa được xem gì?
+ Tàu hỏa là phương tiện giao thông đường gì?
+ Vậy nếu khi được đi tàu thì chúng mình phải như thế nào?
- Cô giáo dục trẻ: khi ngồi trên tàu xe thì các bé nhớ ngồi ngoan và không được thò đầu, thò tay ra ngoài để đảm bảo an toàn nhé.
+ Giới thiệu bài hát “Đi tàu lửa”
2. Nội dung chính:
* Hoạt động 1: Dạy hát bài “Đi tàu lửa” (Nội dung trọng tâm)
- Cô giới thiệu tên bài hát: “Đi tàu lửa”
 * Cô hát mẫu:
- Lần 1: Cô hát cùng nhạc
+ Cô cừa hát cho các con nghe bài hát bài hát gì?
+ Các con thấy giai điệu của bài hát như thế nào? 
- Lần 2: Cô hát cùng nhạc
+ Cô vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về điều gì? 
Bài hát “Đi tàu lửa”: nói về niềm vui của các bạn nhỏ khi cùng nhau đi trên một chuyến tàu lửa đi chơi ở khắp mọi nơi. 
* Cô dạy trẻ hát: 
- Lần 1: Cô cho trẻ hát cùng cô 1-2 lần (Không nhạc)
- Lần2: Cô cho trẻ đứng thành hình vòng tròn hát với nhạc chậm. 
- Lần 3: Cô cho 2 trẻ quay mặt vào nhau hát cho nhau nghe (Nhạc bình thường)
- Trong khi trẻ hát cô lắng nghe và sửa sai cho trẻ
Cách sửa: 	
+ Nếu trẻ hát sai về giai điệu: Cô hát mẫu trọn vẹn câu hát đó rồi bắt giọng cho trẻ hát.
+ Nếu trẻ hát sai lời ca: Cô có thể đọc lại lời kết hợp hát mẫu rồi bắt giọng lại câu hát sai đến hết bài.
- Cô mời từng tổ hát
- Cô mời từng nhóm trẻ, song ca.
* Hát nâng cao:
- Cô cho trẻ nhắc lại cách hát đệm và hát nối tiếp.	
- Cô cho trẻ hát theo các hình thức khác nhau: hát nối tiếp.
(Cô động viên, khen gợi trẻ)
* Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc “Những khúc nhạc vui nhộn” (Nôi dung kết hợp)
Cách chơi: Cô sẽ bật nhạc cho các bé nghe, các bé chú ý:
Khi nhạc nhanh – chúng mình làm động tác nhanh.
Khi nhạc chậm – chúng mình làm động tác chậm.
Khi nhạc dừng – chúng mình dừng lại và tạo dáng nhé 
- Luật chơi: Nếu bạn nào chơi chưa đúng theo nhạc sẽ phải lắng tai nghe nhạc và làm lại cho đúng nhé.
- Cô cho trẻ chơi lần 1: Trẻ nghe nhạc và làm theo ý thích.
- Cô cho trẻ chơi lần 2: Trẻ nghe nhạc và làm theo yêu cầu của cô ( Cô nói tên các PTGT trẻ sẽ làm động tác mô phỏng tốc độ của các PTGT)
- Cô cho trẻ chơi trò chơi
- Cô bao quát trẻ chơi
* Hoạt động 3: Nghe nhạc “Nơi đảo xa” (Nội dung kết hợp)
- Cô giới thiệu tên bản nhạc “Nơi đảo xa” của nhạc sĩ Thế Song
- Lần 1: Cô cho trẻ nghe nhạc kết hợp với xem video.
+ Hỏi trẻ tên bản nhạc? Tên nhạc sĩ?
+ Cô giới thiệu nội dung: Bản nhạc “Nơi đảo xa” nói về tình yêu quê hương của những người lính biển gắn bó với những con tàu trên biển cả mênh mông để bảo vệ biển đảo và vùng trời của Tổ quốc
- Lần 2: Cô cho trẻ nghe nhạc kết hợp xem cô vẽ qua máy chiếu H.
- Cô và trẻ lên tàu ra biển tặng tranh cho các chú hải quân.
3. Kết thúc
- Cô nhận xét, động viên, khích lệ trẻ.
- Cô chuyển hoạt động. 
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe cô hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe cô hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ đứng hình vòng tròn hát
- Hai bạn quay mặt vào nhau hát
- Trẻ lên biểu diễn
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát đệm, hát nối tiếp.
- Trẻ nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe nhạc và xem cô vẽ tranh
- Trẻ lên tàu và hát bài hát “Đi tàu lửa”
Tân Hội, ngày 13 tháng 3 năm 2015
Giáo viên
 Nguyễn Thị Thư

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhacchu_de_nuoc_va_mua_he.doc
Giáo án liên quan