Giáo án Lớp Lá - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông - Môn: Làm quen chữ cái - Đề tài: Chữ cái g- y

* Hoạt động 2: Cùng chơi đuổi hình bắt chữ

- Ngay sau đây chúng ta đến với đoạn phim đầu tiên trong chương trình “Đuổi hình bắt chữ” với chủ đề Phương tiện giao thông.

- Cho trẻ xem phim.

- Trong đoạn phim các con vừa xem có các loại ptgt đường gì? PTGT đường bộ, PTGT đường sắt, PTGT đường hàng không, PTGT đường thủy.

- Khi tham gia giao thông thì các con phải như thế nào? Chấp hành đúng luật giao thông, đi phía bên phải, đi bộ trên vỉa hè, đến ngã tư đường phố thì phải chấp hành đèn tín hiệu, khi qua đường phải có người lớn dắt.

- Cô cũng có hình thuyền thúng.

- Thuyền thúng là ptgt đường gì? Ptgt đường thủy.

- Để chỉ hình thuyền thúng, cô có từ “thuyền thúng”

- Cô cho lớp đọc từ “thuyền thúng”

 

doc4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 4441 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông - Môn: Làm quen chữ cái - Đề tài: Chữ cái g- y, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
Chủ đề nhánh : Phương tiện giao thông
Môn : Làm quen chữ cái
Đề tài : Chữ cái g- y
Người dạy : Hồ Thị Thanh Trang
Ngày dạy : 11/03/2015
Lớp dạy : Lá 3
I. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, phân biệt và phát âm đúng âm chữ cái g – y.
- Trẻ nhận ra chữ cái g – y trong từ trọn vẹn.
- Qua một số trò chơi trẻ nhận biết chữ cái mới học và đã học.
- Củng cố cho trẻ một số kiến thức về phương tiện giao thông.
* Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng ghép và chơi trò chơi với chữ cái g – y.
- Trẻ biết sử dụng kỹ năng của các môn học khác để phát triển khả năng nhận biết và phát âm chữ g – y.
* Thái độ:
- Trẻ hứng thú, vui thích khi học môn chữ cái.
- Giáo dục trẻ biết về một số phương tiện giao thông phổ biến, biết một số luật lệ giao thông cơ bản khi tham gia giao thông.
II. Chuẩn bị:
- Không gian trong lớp học sạch, thoáng.
- Chỗ ngồi chữ U tạo tư thế thoải mái cho trẻ.
- Powerpoint về các phương tiện giao thông có các từ có chứa chữ cái g – y.
- 2 ngôi nhà, các toa tàu cho trẻ chơi trò chơi.
- Giấy, bút màu, đất nặn, cát màu cho trẻ chơi trò chơi.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Trò chuyện dẫn dắt vào bài
- Xin chào các bạn, hôm nay cô sẽ tổ chức cho các bạn một chương trình rất hay có tên “Đuổi hình bắt chữ”, tới dự chương trình của chúng ta hôm nay cô xin giới thiệu với các con có các cô của trường mầm non Hoa Thiên Lý.
- Tham gia trong chương trình “Đuổi hình bắt chữ” hôm nay có các bạn lớp Lá 3 của trường MN Hoa Thiên Lý.
- Các bạn hãy cho 1 tràng pháo tay để chào đón các cô và các bạn tham gia chương trình.
- Người dẫn chương trình hôm nay là cô Hồ Thị Thanh Trang.
- Trước khi bắt đầu chương trình cô mời các con hát bài “Em tập lái ô tô”
+ Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát “Em tập lái ô tô”
+ Trong bài hát “Em tập lái ô tô” có phương tiện gì? Ô tô.
+ Ô tô là ptgt đường gì? PTGT đường bộ
+ Ngoài ra còn có những phương tiện nào tham gia giao thông nữa? Tàu thủy, máy bay
+ Ptgt thì có rất nhiều loại ptgt và “Phương tiện giao thông” đó chính là chủ đề của chương trình “Đuổi hình bắt chữ” hôm nay. 
* Hoạt động 2: Cùng chơi đuổi hình bắt chữ
- Ngay sau đây chúng ta đến với đoạn phim đầu tiên trong chương trình “Đuổi hình bắt chữ” với chủ đề Phương tiện giao thông.
- Cho trẻ xem phim.
- Trong đoạn phim các con vừa xem có các loại ptgt đường gì? PTGT đường bộ, PTGT đường sắt, PTGT đường hàng không, PTGT đường thủy.
- Khi tham gia giao thông thì các con phải như thế nào? Chấp hành đúng luật giao thông, đi phía bên phải, đi bộ trên vỉa hè, đến ngã tư đường phố thì phải chấp hành đèn tín hiệu, khi qua đường phải có người lớn dắt...
- Cô cũng có hình thuyền thúng. 
- Thuyền thúng là ptgt đường gì? Ptgt đường thủy.
- Để chỉ hình thuyền thúng, cô có từ “thuyền thúng”
- Cô cho lớp đọc từ “thuyền thúng”
- Vậy ai cho cô biết từ “thuyền thúng” có mấy tiếng? (có hai tiếng, cho lớp nói)
- Trong từ “thuyền thúng” có những chữ cái nào các con đã học rồi?
- Mời một trẻ đứng lên click chuột vào chữ cái đã học và đọc. (t, h, u, ê, n) Cho lớp nhận xét.
- Vậy còn lại mấy chữ con? Con có biết chữ gì không? Chữ g và chữ y có một số bạn đã biết rồi vì ở nhà ba mẹ các bạn dạy rồi và có một số bạn chưa biết thì hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu kỹ hơn với 2 chữ cái này nhé. (chữ g, y)
*Chữ g
- Cô chỉ chữ g và cho trẻ phát âm “g”
- Cô dạy cách phát âm.Vậy khi phát âm chữ g miệng các con như thế nào? (Khi phát âm “g” miệng mở ra vừa phải cho luồng khí thoát ra g) 
- Cô lần lượt cho tổ, nhóm, cá nhân phát âm “g” (cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Vậy con có nhận xét gì về đặc điểm của chữ g? (Cô gợi ý cho trẻ trả lời, có một nét cong tròn khép kín ở bên trái và một nét móc dưới ở bên phía phải của nét cong) đây là chữ g in thường.
- Cô chiếu powerpoint cho trẻ xem nét chữ.
- Cô gợi hỏi trẻ ngoài chữ g in thường các con còn biết có chữ g gì nữa?
- Cô mở rộng cho cháu biết ngoài chữ g in thường còn có chữ g viết thường, chữ g in hoa, g viết hoa (cho lớp đọc): cô trình chiếu powerpoint.
- Tuy cách viết khác nhau nhưng đều phát âm là “g”
- Cô cho cả lớp phát âm lại một lần “g”
*Chữ y
- Cô chỉ chữ y và cho trẻ phát âm “y”
- Cô dạy cách phát âm.Vậy khi phát âm chữ y miệng các con như thế nào? (Khi phát âm “y” miệng mở vừa phải và đưa hàm răng dưới lên phát âm y).
- Cô lần lượt cho tổ, nhóm, cá nhân phát âm “y” (cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Vậy con có nhận xét gì về đặc điểm của chữ y? (Cô gợi ý cho trẻ trả lời, có một nét xiên ngắn ở bên trái và một nét xiên dài bên phải) đây là chữ y in thường.
- Cô chiếu powerpoint cho trẻ xem nét chữ.
- Cô gợi hỏi trẻ ngoài chữ y in thường các con còn biết có chữ y gì nữa?
- Cô mở rộng cho cháu biết ngoài chữ y in thường còn có chữ y viết thường, chữ y in hoa, y viết hoa (cho lớp đọc): cô trình chiếu powerpoint.
- Tuy cách viết khác nhau nhưng đều phát âm là “y”
- So sánh chữ “i” ngắn và chữ “y” dài.
- Cô cho cả lớp phát âm lại một lần “y”
- Cô chiếu chữ g và chữ y cho trẻ đọc lại một lần nữa.
* Bây giờ sẽ đến phần chơi dành cho khán giả, khán giả nào làm đúng thì sẽ có phần thưởng, trò chơi có tên “Tìm chữ” (Kiểm tra, sửa sai)
- Trên đây có các loại ptgt dưới mỗi phương tiện có từ chỉ tên gọi của phương tiện đó, nhiệm vụ của các con là lên tìm 2 chữ cái g – y vừa được học có trong từ.
- Cô mời 1 – 2 trẻ lên thực hiện (lớp nhận xét)
* Tiếp theo là trò chơi dành cho các đội đó là Trò chơi: Đuổi hình bắt chữ siêu tốc (cả lớp luyện tập)
- Trong rổ của các con có chữ cái và nét chữ, bây giờ các con hãy giúp cô tìm chữ cái và những nét nào ghép lại với nhau để tạo thành chữ g hay chữ y mà cô yêu cầu, sau đó cho trẻ phát âm.
- Cho cả lớp làm theo yêu cầu của cô, cho cả lớp cùng nhận xét.
- Vậy trong phần chơi này các đội chơi rất giỏi.
* Hoạt động 3: Và sau đây sẽ đến phần chơi đồng đội có tên “Tìm hình bắt chữ”
+ Cách chơi: Cô có 2 nhà ga mỗi nhà ga có một chữ cái các con vừa học. Mỗi bạn có một toa tàu mang chữ cái g hoặc chữ cái y, vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh tàu về ga thì chạy nhanh về nhà ga có chữ cái tương ứng với toa tàu của mình và đứng thành một đoàn tàu.
+ Luật chơi: Bạn nào về nhầm ga thì phải nhảy lò cò về đúng ga của mình.
- Cho 2 đội cùng chơi. Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
* Và trò cuối cùng trong chương trình hôm nay đó là trò chơi “Hoa khéo tay”.
- Cô chia trẻ làm 3 tổ:
+ Tổ màu vàng: Tìm và tô màu cát chữ cái g – y.
+ Tổ màu xanh: Tìm và tô màu chữ cái g – y có trong bài thơ “Cô dạy con”.
+ Tổ màu đỏ: Nặn chữ cái g – y.
- Cô giao nhiệm vụ cho từng tổ. Trong khi trẻ thực hiện cô mở một bài nhạc theo chủ điểm, nhiệm vụ của trẻ sẽ phải thực hiện thật nhanh sản phẩm của tổ mình, khi cô tắt nhạc thì các con dừng tay và 3 tổ trưởng sẽ cầm sản phẩm của tổ mình lên cho cả lớp cùng nhận xét. (Cô động viên khuyến khích trẻ hoàn thành xong sản phẩm một cách nhanh, gọn).
* Kết thúc: Cô tuyên dương trẻ
- Chương trình “Đuổi hình bắt chữ” với chủ đề “Phương Tiện Giao Thông” đến đây là kết thúc.
- Giáo dục trẻ khi đi trên các phương tiện giao thông và đi trên đường chúng ta phải chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông để được an toàn. Đặc biệt năm nay là năm an toàn giao thông nên chúng ta phải chấp hành nghiêm túc hơn nữa. Và về nhà khi các con đọc truyện tranh nếu các con thấy chữ cái g – y thì các con lấy bút chì gạch chân và chỉ cho bố mẹ mình xem. Nếu bạn nào làm được điều đó thì bố mẹ các con rất là vui lòng và tự hào vì con mình đã thuộc chữ cái rất giỏi.

File đính kèm:

  • doclam_quen_chu_cai_g_y.doc