Giáo án Lớp Lá - Chủ đề nhánh Nghề dịch dụ

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

MTXQ

Đề tài: Trò chuyện về nghề dịch vụ

1.Mục đích yêu cầu:

- Phát triển nhận thức: trẻ biết được 1 số nghề dịch vụ: May, mộc, nông, dệt

- Phát triển tình cảm - xã hội: qua tìm hiểu các nghề giáo dục trẻ biết yêu quý các nghề và những người lao động.

- Phát triển ngôn ngữ: trẻ biết dùng câu từ gọi tên 1 số nghề dịch vụ .

- Phát triển vận động: trẻ vận động các ngón tay để chỉ 1 số đồ dùng, đồ chơi của các nghề dịch vụ.

- Phát triển thẩm mỹ: trẻ biết yêu quý các nghề dịch vụ trong xã hội .

2.Chuẩn bị:

 - Tranh vẽ về các nghề dịch vụ: hướng dẫn viên du lịch, thợ cắt tóc, tiệm trang điểm cô dâu,siêu thị

- Một số dụng cụ của các nghề nói trên

 - Giấy, chì màu

 

doc13 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 4381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề nhánh Nghề dịch dụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề nhánh
 NGHỀ DỊCH DỤ
Tuần 4: Từ ngày đến 
MẠNG NỘI DUNG
NGHỀ DỊCH VỤ
- Một số nghề: Bán hàng, chăm sóc sắc đẹp, hướng dẫn du lịch
- Đồ dùng, dụng cụ một số nghề dịch vụ 
- Trang phục
- Ích lợi của nghề đối với xã hội
MẠNG HOẠT ĐỘNG
* Tạo hình:
- Nặn cây cải.
* Âm nhạc:
- Dạy hát: “Bác đưa thư vui tính ”.
 * Làm quen MTXQ
 -Trò chuyện về nghề dịch dụ * Làm quen với toán:
 - Nhận biết chử số 7, số lượng 7
Phát triển thẩm mĩ
Phát triển nhận thức
Nhu cầu gia đình
Phát triển thể chất
Phát triển tình cảm xã hội
Phát triển
ngôn ngữ
*Vận động: 
- Đi theo đường ngoằn ngèo
- Thơ: làm bác sĩ.
- Chơi trò chơi xây dựng: Xây bệnh viện .
- Tham gia các hoạt động và cùng chơi với bạn.
- Cất dọn đồ chơi đúng chỗ sau khi chơi.
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ : NGHỀ NGHIỆP
*********
Tuần 4: NGHỀ DỊCH VỤ .
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ, trò chuyện điểm danh
- Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
- Trò chuyện với trẻ về các món ăn và đồ dùng gia đình.
- Sức khoẻ các thành viên trong gia đình, trò chuyện và chăm sóc.
- Cô hướng dẫn trẻ cát đồ dùng đồ chơi vào nơi quy định.
- Cho trẻ chơi tự do.
TDBS
Tập với nhạc theo chủ đề Gia đình.
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát, cửa hàng mĩ phẩm.
TCVĐ: Kéo co.
- Quan sát tranh gia đình đi du lịch.
TCVĐ: Cáo và thỏ.
- Xếp hình từ lá vàng.
TCVĐ: Ô tô về bến.
- Quan sát thợ cắt tóc .
TCVĐ: Tạo dáng
-Trò chơi dân gian “ Bắt heo‘‘.
Hoạt động có chủ đích
PTTC
Vận động
Đi trong đường ngoằn ngèo.
PTNT
MTXQ : Trò chuện về dịch vụ
PTTM
Tạo hình
Vẽ ô tô
PTTM
Âm nhạc
Hát: Bác đưa thư vui tính.
PTNT
LQVT
Số lượng 7, chử số 7
PTNN
Văn học
Thơ : Làm bác sĩ
Hoạt động góc
- Góc phân vai : Gia đình – Bác sĩ .
- Góc xây dựng: Xây bệnh viện
- Góc thiên nhiên: Chơi với nước, đong nước vào chai.
- Góc học tập: Xem tranh, sách theo chủ đề.
- Góc nghệ thuật: Nặn dụng cụ nghề,làm túi sách đi du lịch,trang trí dụng cụ âm nhạc.
Chơi tập buổi chiều
- Hát bài: Cô giáo em
- Trò chuyện về một số hoạt động trong ngày.
- Xếp Ddgđ từ hột hạt.
- Trò chuyện về những sản phẩm của bé.
- Cho trẻ lập bảng những bức tranh đẹp từ họa báo.
- Đọc trơ: Trên đường.
- Trò chuyện về nội dung bài thơ
- Hát bài Cả tuần đều ngoan.
- Nhận xét bé ngoan.
HOẠT ĐỘNG GÓC
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
Góc phân vai
- Gia đình – bác sĩ .
- Trẻ biết thực hiện được vai chơi của mình.
- Chơi tốt các trò chơi
- Bàn ghế, dụng cụ bác sĩ khám bệnh,dụng cụ nấu ăn trong gia đình.
- Trẻ về góc tự thao tác vai chơi của mình.
- Cô theo dõi và giúp đở trẻ thực hiện tốt vai chơi của mình
Góc xây dựng
- Xây bệnh viện
- Trẻ biết sử dụng một số gạch để xây bệnh viện.
- Trẻ biêt xây một số công trình phụ: trồng cây xanh,
- Gạch, cây xanh,
- Trẻ xây công trình theo sự sáng tạo.
Cô gợi ý giúp đở trẻ khi cần thiết
Góc học tập
- Xem sách truyện theo chủ đề.
- Biết xem tranh và hiểu nội dung câu chuyện, thuộc một số ca dao tục ngữ.
- Tranh loto phục vụ cho chủ đề.
- Tranh ảnh, sách báo truyện về nghề dịch vụ.
- Cô gợi ý cho trẻ xem tranh.
Góc nghệ thuật
- Nặn dụng cụ nghề,làm túi sách đi du lịch,trang trí dụng cụ âm nhạc.
 Trẻ biết nặn dụng cụ nghề,làm túi sách đi du lịch,trang trí dụng cụ âm nhạc.
- Búp sáp màu, tranh cho trẻ tô màu, đất nặn, một số NVL khác. 
- Theo dõi và hướng dẫn trẻ thực hiện đúng thao tác. 
Góc thiên nhiên
- Chơi với nước, đong nước vào chai.
- Trẻ tích cực trong vai chơi, chơi sáng tạo.
- Chai, phiễu, thao nước.
- Cô gợi ý, hướng dẫn trẻ.
************
Thứ hai ngày 24 tháng 11 năm 2014
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ:
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi trong sân trường, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1. Hoạt động 1: Quan sát cửa hàng mĩ phẩm
- Trẻ chú ý quan sát và tích cực trong hoạt động.
- Hiểu và trả lời đúng câu hỏi của cô.
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Kéo co.
- Cô giới thiệu cho trẻ trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển thể chất
Thể dục
Đề tài: Đi theo đường ngoằn ngèo.
1.Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ đi đều chân không chạm vào chướng ngại vật.
- Rèn sự khéo léo và tính kiên trì cho trẻ.
- Giáo dục cho trẻ hàng ngày tập thể dục cho người khoẻ mạnh, đoàn kết với các bạn.
- Giáo dục trẻ chú ý nghe hiệu lệnh của cô.
2.Chuẩn bị:
- Phòng tập thoáng, an toàn, sạch sẽ.
- Các hộp xếp thành đường ngoằn ngèo.
- Xắc xô,máy cát sét, đĩa nhạc có bài hát. 
3. Cách tiến hành:.
* Hoạt động 1: Đến thăm bạn.
 - Hôm nay cô sẽ tổ chức cho lớp chúng ta đi du lịch miền núi.
- Miền núi có rất nhiều vùng ngoằn ngèo.
* Hoạt động 2: Rèn luyện sức khỏe.
- Tay: Hai tay đưa ra trước lên cao (4l x 8n).
- Chân: Ngồi xổm đứng liên tục (4l x 8n).
- Bụng: Đứng gập người về phía trước (2l x 8n)
- Bật 2: Bật tiến về phía trước (4l x 4n).
*Trò chơi: Đi theo đường ngoằn ngèo.
Để đến đi đến miềm núi các con phải vượt qua được con đường rất khó khăn. Bây giờ cc hãy xem bạn Thẳng đi trước để dẫn đường cc đi nhé!
- Thế cc sẽ đi như thế nào?
- Cô mời một trẻ khá lên làm mẫu- Cô nhận xét.
- Cô thực hiện lại cho trẻ xem.
- Cô thực hiện lần 2 kết hợp giảng giải.
- Tổ chức 2 nhóm thi nhau đi xem nhóm nào tới miền núi trước sẽ được cô thưởng.
- Cho trẻ nhận xét kết quả.
- Cô theo dõi kỹ năng sửa cho trẻ.
- Cho trẻ béo phì tập nhiều lần.
Các con đã đến được nhà bạn cô sẽ thưởng cc trò chơi nhé!
 Trò chơi: Ai ném xa hơn.
- Cô phổ biến luật chơi và cách chơi cho trẻ cô cho mỗi trẻ một quả bóng hướng dẫn trẻ cầm bóng ném xa cho trẻ chơi 3-4 phút
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh:
- Vừa rồi cc đi trong đường ngoằn ngèo đến miền núi , giờ chúng ta sẽ cùng nhau đi thăm quan miền núi nhé! Cc nhớ không được ngắt hoa, hái lá nhé!.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MTXQ
Đề tài: Trò chuyện về nghề dịch vụ
1.Mục đích yêu cầu:
- Phát triển nhận thức: trẻ biết được 1 số nghề dịch vụ: May, mộc, nông, dệt
- Phát triển tình cảm - xã hội: qua tìm hiểu các nghề giáo dục trẻ biết yêu quý các nghề và những người lao động.
- Phát triển ngôn ngữ: trẻ biết dùng câu từ gọi tên 1 số nghề dịch vụ .
- Phát triển vận động: trẻ vận động các ngón tay để chỉ 1 số đồ dùng, đồ chơi của các nghề dịch vụ.
- Phát triển thẩm mỹ: trẻ biết yêu quý các nghề dịch vụ trong xã hội .
2.Chuẩn bị:	
 - Tranh vẽ về các nghề dịch vụ: hướng dẫn viên du lịch, thợ cắt tóc, tiệm trang điểm cô dâu,siêu thị
- Một số dụng cụ của các nghề nói trên
 - Giấy, chì màu 
3. TIẾN HÀNH :
 * Hoạt dộng 1: “ siêu thị của bé ”
- Cô tao tình huống cho trẻ đi thăm quan siêu thị vừa đi vừa hát bài : “cháu yêu cô thợ dệt ” 
- Cho trẻ đi kiểng gót, bật qua mương nhỏ,..
* Hoạt động 2: Phần thi: “Thử tài bé yêu ”
- Chia trẻ làm 3 nhóm: Mỗi nhóm cử một đai diện lên chọn tranh. Trẻ tự bàn bạn cử đại diện lên kể, bạn còn lại lắn nghe và bổ sung.
Vd: Nhóm xem tranh 1 cô gợi ý:
+ Tranh vẽ gì?
+ Siêu thị bán gì?
+ Cô chú làm trong siêu thị được gọi là nghề gì ?
+ Lương thực (lúa , Gạo..) được mua từ đâu ?
+ Mỹ phẩm dùng để làm gì ?
+ Khi đi siêu thị thì các con phải như thế nào ?
- Nhóm 2, tương tự trẻ lên kể, cô gợi ý, bạn bổ sung.
 Ngoài Siêu thị ra cac tiệm tạp hóa nhỏ củng gọi là nghề dịch vụ.
- Mua bán ra những nghề nào được gọi là nghề dịch vụ nửa ? 
- Cho trẻ tự kể.
- Muốn cắt người ta đi đến đâu?
- Thợ cắt tóc cần dụng cụ gì ?
GD cháu có rất nhiều nghề dịch vụ trong xã hội nhưng mỗi nghề đều có đồ dùng, dụng cụ riêng để phục vụ cho cho nghề đó.
* Hoạt động 3: “ Chọn dụng cụ theo khẩu lệnh của cô”
- Chia lớp ra thành 3 đội .
- Nhiệm vụ mổi đội đưa tranh vẻ dụng cụ theo yêu cầu cô
TC: “Ghi nhớ hình ảnh”
- Cô mô phỏng dụng cụ và trẻ vẻ lại 
Kết thúc: Cô nhận xét lại phần thi trẻ tham gia, khen ngợi, động viên trẻ.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi.
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động.
3. Tiến hành
- Góc thiên nhiên: Chơi với nước, đong nước vào chai.
- Góc xây dựng: Xây bệnh viện .
- Góc nghệ thuật: Nặn dụng cụ nghề , làm túi sách đi du lịch, trang trí dụng cụ âm nhạc
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Cho trẻ hát bài “cháu yêu cô thợ dệt ”
- trò chuyện về các hoạt động trong ngày.
* Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
***************
Thứ ba ngày 25 tháng 11 năm 2014
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ:
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về các nghề dịch vụ mà trẻ biết
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1. Hoạt động 1: Quan sát tranh gia đình đi du lịch .
- Cho trẻ quan sát tranh gia đình đi du lịch .
- Cho các nhóm thảo luận về nội dung bức tranh.
- Đại diện các nhóm trình bày, quan sát và bổ sung.
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “Cáo và thỏ”.
- Cô giới thiệu cho trẻ trò chơi, cách chơi, luật chơi
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
TẠO HÌNH
Đề tài: Nặn bắp cải
1. YÊU CẦU:
- Trẻ biết dùng những kỹ năng đẫ học để nặn cây cắp cải
- Xoay tròn , vuốt nhọn , ấn bẹp để nặn.
- Giáo dục trẻ biết yêu quí kính trọng người nông dân
2. CHUẨN BỊ :
- Đất nặn, bảng con, 1 số mẫu nặn, tăm.
*Tích hợp: Âm nhạc; LQVH.
3. HƯỚNG DẪN:
* Hoạt động 1: Bé xem hình ảnh
- Cô cho trẻ xem đoạn băng bác nông dân đang trồng hoa màu .
- Đàm thoại cùng với trẻ hình ảnh vừa xem...các con muốn làm được như bác nông dân trước hết chúng ta phải biết nặng cây bắp cải.
- Làm mẫu, hướng dẫn cho trẻ cách nặn.
- Hỏi về ý tưởng của trẻ nặn cây bắp cải như thế nào .
 - Nhắc nhở trẻ khi nặn không được để đát nặn ra ngoài.
- Cho trẻ trở về nhóm và thực hiện.
* Hoạt động 2: Bé làm nông dân
- Cho trẻ về nhóm để nặn, nhắc nhở trẻ biết giữ vệ sinh khi thực hiện.
- Cô quan sát giúp trẻ khi cần thiết.
- Gợi ý nhắc nhở trẻ sáng tạo thêm cho sản phẩm của mình.
- Động viên trẻ yếu hoàn thành sản phẩm.
* Hoạt động 3: Sản phẩm đẹp
- Cho trẻ mang sản phẩm lên.
- Trẻ tự nhận xét sản phẩm của nhau.
- Cô nhận xét sản phẩm đẹp, động viên những sản phẩm chưa hoàn thành.
 - Cho trẻ mang sản phẩm đẹp lên trang trí theo chủ điểm cùng cô 
 * Nhận xét tiết học. 
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi 
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai: Gia đình – Bác sĩ
 - Góc xây dựng: Xây bệnh viện	
- Góc thiên nhiên: Chơi với nước, đong nước vào chai.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Tổ chức cho trẻ xếp dụng cụ nghề bằng hột hạt.
- Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
********************
Thứ tư ngày 26 tháng 11 năm 2014
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ:
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về những người thợ cắt tóc,và trẻ thích cắt kiểu tóc như thế nào
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1. Hoạt động 1: Xếp hình từ lá vàng.
- Cho trẻ nhặt và xếp những chiếc lá vàng theo ý thích.
- Cô gợi ý trẻ sáng tạo nhiều sản phẩm ngộ nghĩnh.
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “ Ô tô về bến”.
- Cô giới thiệu luật chơi cho trẻ hiểu
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do.
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
ÂM NHẠC
Đề tài: Bài hát “ Bác đưa thư vui tính ”
1. Mục đích
- Trẻ biết hát theo cô cả bài hát.
- Biết chú ý nghe và nhận ra giai điệu bài hát.
- GD trẻ có thái độ yêu quí bác đưa thư .
2. Chuẩn bị
 - Trống lắc, phách tre
 - Mũ số 1, 2, 3.
 - Máy tính, tranh nghề dich dụ , nghề đưa thư .
3. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Tên bài hát là gì?
- Cô cho trẻ xem tranh nghề bưu điện .
+ Con có nhận xét gì về bức tranh này?
+ Các cô chú đang làm gì?
+ Làm bưu điện có nhiệm vụ gì ?
+ Có một bài hát nói đến bác đưa thư rất vui tính ,đem niềm vui tinh thần đến cho moi người .
- Cô giới thiệu tên bài hát và tên tác giả Hoàng Hương Giang.
* Hoạt động 2: Ca sĩ nhí .
- Cô hát chậm, to rỏ lời. Sau đó cô cho trẻ hát cùng cô từ 2- 3 lần từ đầu cho đến cuối bài hát.
- Trong lúc trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cho trẻ hát theo tổ, theo nhóm.
TC: Hát theo tay nhạc trưởng.
 - Các nhóm thi hát theo ta nhạc trưởng. Tổ chức theo hình thức: Hát đuổi nhau, hát nối tiếp.
Cho trẻ chọn mũ đồ dùng có số 1, 2, 3 kết nhóm theo số lượng.
Cho trẻ đếm số thành viên trong nhóm.
L1: Cho trẻ thi các nhóm có cùng sở thích.
L2: Các cô chú bưu điện thỏa thuận với nhau tìm hình thức biểu diễn.
* Hoạt động 3: Hát theo hình vẽ.
- Cô chia 3 nhóm, các nhóm lên lật ô số 1, 2, 3 trên màn hình, xem hình và đoán tên bài hát.
- Khi các ô số đã lật hết trẻ đoán hình nền và thể hiện bài hát.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC:
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi 
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai: Gia đình – Bác sĩ
- Góc học tập: Xem tranh truyện theo chủ đề.
- Góc nghệ thuật: Nặn dụng cụ nghề, trang trí dụng cụ âm nhạc , làm túi sách đi du lịch.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Cắt những hình ảnh nghề từ họa báo.
- Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
********************
Thứ năm ngày 29 tháng 11 năm 2012
HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi trong sân trường, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
I. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: Quan sát một số món ăn.
- Cho trẻ quan sát tranh và gọi tên một số món ăn mà trẻ biết.
- Giới thiệu NVL làm nên món ăn đó.
- Trẻ kể các chất dinh dưỡng có trong món ăn.
2. Hoạt động 2: trò chơi dân gian “ Kéo co”.
- Cô giới thiệu luật chơi cho trẻ hiểu
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
II. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
III. HOẠT ĐỘNG GÓC:
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi 
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai: Gia đình – Bác sĩ
- Góc thiên nhiên: Chơi với nước.
- Góc nghệ thuật: Nặn dụng cụ nghề , làm túi sách đi du lich,trang trí cụng cụ âm nhạc
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Làm quen thơ “Trên đường”
- Cô giới thiệu bài thơ, tên tác giả và nội dung câu thơ.
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
********************
Thứ sáu ngày 09 tháng 11 năm 2012
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ:
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về người thân.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1. Hoạt động 2: Trò chơi dân gian “ Bắt heo”.
- Cô giới thiệu luật chơi cho trẻ hiểu
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
2. Hoạt động tự chọn.
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
LQVH
Đề tài: Thơ “Trên đường”
1. Mục đích
- Trẻ nắm được nội dung thơ.
- Rèn luyện khả năng chú ý có chủ định; biết lắng nghe và đọc diển cảm.
2. Chuẩn bị
	- Giáo án điện tử.
3. Tiến hành
Cô tạo tình huống dẫn vào thơ.
Hoạt Động 1: Trò chuyện cùng gấu bông .
Cô tạo tình huống gia đình gấu bông đi du lich.Gấu bông chạy sang lộ không cần người dẫn qua đườngBác gấu đến và dẫn gấu bông về với cha mẹ
Bác gấu dạy cho gấu bông bài thơ và mời lớp chúng ta cùng học. Bài thơ có tên là : Trên Đường của tác giả Hương Mai
Hoạt động 2: “Bé đọc thơ”.
- Cô đọc diễn cãm lần 1.
- Cô đọc lần 2 kết hợp giải thích nội dung bài thơ.
- Cho trẻ đọc 1 lần, đàm thoại.
- Trong bài thơ nói về ai ?
- Ai là người làm nên con đường ?
- Khi ra đường các con phải đi như thế nào ?
- Các con cám ơn người làm ra con đường như thế nào?
Hoạt Động 3: Nghệ sĩ tài hoa.
Cho trẻ theo màu sắc của mũ.
- cho các nhóm đọc bài thơ.
- Cá nhân thể hiện. ( Sửa sai).
- Cho các nhóm đọc theo yêu cầu của cô.
Hoạt động 4:Đóng vai.
Cho trẻ đóng vai cô chú xây dựng cầu đường , và người dân tham gia giao thông.
Kết thúc.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC:
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi 
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai: Gia đình đi mua sắm.
- Góc xây dựng: Xây bênh viện.
- Góc thiên nhiên: Đong nước vào chai.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Hát Cả tuần đều ngoan
- Nhận xét bé ngoan, cấm cờ.
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
BGH KÝ DUYỆT
GIÁO VIÊN SOẠN
Trần Tú Oanh

File đính kèm:

  • docgiao_an_gnhe_nghiep.doc