Giáo án Lớp Lá - Chủ đề con: Con trùng và các loài chim đáng yêu

HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH:

LQVH:

Truyện: Sẻ con tìm bạn

 1. Kết quả mong đợi:

 a, Kiến thức:

 + Trẻ biết tên truyện và biết tên các nhân vật trong truyện. hiểu và nắm được nội dung truyện.

 b, Kỹ năng:

 + Rèn kỷ năng ghi nhớ và trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc

 c, Thái độ:

 + Giáo dục trẻ biết giúp đỡ người khác khi họ gặp nặn và biết yêu quý những người có đức tính tốt

 2. Chuẩn bị:

 - Tranh minh họa truyện

 - Đàn , đài – Máy tính

 

doc23 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 5484 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề con: Con trùng và các loài chim đáng yêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 + Chim sẽ đã gặp ai và có kết bạn với chuột không?
 + Chim sẻ đa bị gì và được ai cứu?
 + Bướm có giúp chim sẻ không?
 + Các con thấy bạn bướm như thé nào?
 * Giáo dục trẻ: Các con không được chê cười người khác và phải giúp đỡ mọi người lúc gặp hoạn nạn.
CHƠI Ở CÁC GÓC BUỔI SÁNG:
Các góc chơi: - Cửa hàng bán một số loài chim
Góc KH : - Lắp ghép chuông chim
 - Phân loại côn trùng có lợi có hại
- NT :Tô màu các loại côn trùng
1. Kết quả mong đợi :
 + Trẻ biết đóng vai người bán hàng. Biết dùng các miếng ghép để lắp thành các kiểu chuồng chim khác nhau. Biết phân loại tranh lô tô các loại côn trùng. Chọn màu phối màu phù hợp với các côn trùng
 + Rèn kỷ năng giao tiếp, kỷ năng tô màu. Trẻ biết thể hiện vai chơi của mình ở trong nhóm chơi. 
 + Trẻ chơi đoàn kết với các bạn, không tranh dành đồ chơi.
2. Chuẩn bị :
 - Các loại chim- Tranh lô tô
 - Lắp ghép - Tranh, giấy A4
3. Tiến hành :
 - Cô và trẻ cùng hát bài “Con chim non”. Trò chuyện về chủ đề.
+ Bài hát nói về con gì? (Con chim)
+ Trong lớp có gia đình bạn nào nuôi chim? ( Trẻ kể)
+ Nuôi chim để làm gì? Bố mẹ mua chim ở đâu về nuôi? (Cửa hàng)
+ Mua chim về cần có gì để chim ở? (Chuồng chim)
+ Để có chỗ chim ở các con phải làm gì? (Lắp ghép chuồng chim) Con sẽ làm thế nào?
 - Cô giới thiệu nội dung các góc chơi kết hợp khác. Cho trẻ về góc chơi theo ý thích
 - Cô bao quát tạo tình huống chơi cho trẻ.
 - Kết thúc: Cô nhận xét từng góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng
SINH HOẠT CHIỀU:
Hướng dẫn trò chơi mới: “Bắt bướm”
1. Kết quả mong đợi:
 + Trẻ nhớ tên trò chơi, biết cách chơi trò chơi.
 + Rèn luyện phát triển cơ chân
 + Trẻ chơi có tính kỷ luật, không xô đẩy bạn.
2. Chuẩn bị:
 - Một con bướm to buộc vào một sợi dây dài và đầu kia uộc vào một que
3. Tiến hành:
 - Cô cho trẻ đứng xung quanh cô
 - Cô nêu cách chơi và luật chơi cho trẻ hiểu.
 + Cách chơi: Cô cầm que đính con bướm và nói: “Các con xem, cô có con bướm đang bay (Cô giơ lên hạn xuống), bây giờ các con hảy nhảy lên cao, để bắt được bướm”. Cô giơ lên hạ xuống ở nhiều phía khác nhau cho trẻ vừa nhay lên cao, vừa nhảy được xa. Ai chạm vào được con bướm coi như đã bắt được con bướm
 - Cô cho trẻ chơi 3- 4 lần
 * Vệ sinh- trả trẻ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
 .............................................................................................................................
 .............................................................................................................................
 ............................................................................................................................
 ______________________
Thứ ba ngày 07 tháng 01 năm 2014
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Thể dục:
Chuyền bóng qua chân
TCVĐ: Chim bay
 1. Kết quả mong đợi :
 a, Kiến thức: 
 + Trẻ biết tên bài tập vận động “Chuyền bóng qua chân’’. Biết chuyền bóng qua chân cho bạn phía sau mình và đón bóng từ tay bạn.
 b, Kỹ năng: 
 + Rèn kỷ năng khéo léo và phối hợp tay chân nhịp nhàng.
 c, Thái độ: 
 + Trẻ có ý thức rèn luyện cơ thể khỏe mạnh tích cực tham gia vào các hoạt động: .
 2. Chuẩn bị.
 - Bóng của cô và của trẻ
 - Sân bãi sạch sẽ, trang phục cô và trẻ gọn gàng .
 3. Tiến hành:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
 * Ỗn định tổ chức: Đọc bài thơ “Ong và bướm”.
+ Trò chuyện về chủ đề cùng trẻ.
HĐ 1: Khởi động.
 - Cho trẻ vận động theo nhịp bài hát “Chị ong nâu và em bé”. Theo đội hình vòng tròn và kết hợp các kiểu chân.
HĐ 2: Trọng động:
a, Bài tập phát triển chung:
- Tập theo lời bài hát “Con chuồn chuồn”.
 + Động tác tay: 
- Hai tay đưa ra trước và giang ngang,
 + Động tác bụng 
- Hai tay giơ cao sau đó cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân, đầu gối thẳng.
 + Động tác chân 
- Co chân trái, cẳng chân vuông góc với đùi
 + Động tác bật: 
- Bật luân phiên chân trước, chân sau.
 b, Vận động cơ bản: Chuyền bóng qua chân
+ Điểm số
+ Cho trẻ chuyển đội hình về 2 hàng dọc đối diện nhau.
 - Cô giới thiệu tên bài tập: “Chuyền bóng qua chân”.
 - Cô làm mẫu lần 1
 - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích động tác
 TTCB: Cô cho trẻ đứng thành hai hàng. Bạn đầu hàng cầm bóng cúi xuống đưa bóng qua hai chân ra phía sau. Bạn thứ hai cúi đón bóng từ tay bạn và lại chuyển tiếp qua chân cho bạn đứng sau. Tiếp tục cho đến hết hàng. 
- Cho 2 trẻ khá lên thực hiện
- Cho lần lượt từng tổ thực hiện
( cô chú ý sửa sai cho trẻ)
+ Cho 2 tổ thi đua nhau
 - Cô động viên và nhận xét tiết học
 + Cô cho trẻ nhắc lại tên vận động vừa học?
TCVĐ: Chim bay
- Cô nêu luật chơi, cách chơi cho trẻ chơi
 HĐ 3: Hồi tĩnh: 
- Cho trẻ hát bài: “chim mẹ chim con” và đi nhẹ hít thở sâu.
- Trẻ đọc cùng cô
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ hát vận động theo cô kết hợp đi các kiểu chân. đi kiễng gót, đi bằng gót chânchạy nhanh, chạy chậm sau đó chuyển đội hình 3 hàng ngang.
- Trẻ thực hiện 4 lần x 4 nhịp 
- Trẻ thực hiện 4 lần x 4 nhịp 
- Trẻ thực hiện 6 lần x 4 nhịp 
- Trẻ thực hiện 2 lần x 4 nhịp 
- Trẻ chuyển về 2 hàng dọc
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ quan sát và lắng nghe cô giải thích
- 2 trẻ lên thực hiện 
- Lần lượt trẻ thực hiện hết hàng
- 2 tổ thi đua
- Chuyền bóng qua chân
- Trẻ chơi trò chơi
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sâu.
DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI:
HĐCĐ: Quan sát tranh một số loài chim
TCVĐ: Đàn ong - tạo dáng
Chơi theo ý thích ( Sưỡi nắng)
1. Kết quả mong đợi:
 + Trẻ biết gọi tên một số loài chim và biết đặc điểm cấu tạo cơ bản của con chim.
 + Rèn kỷ năng chú ý quan sát. Trẻ trả lời to rõ ràng mạch lạc. 
 + Trẻ biết yêu quý và bảo vệ các loại chim.
2. Chuẩn bị:
 - Địa điểm
 - Tranh về các loại chim
3. Tiến hành:
- Hát bài “Con chim non” và trò chuyện cùng cô
+ Bài hát nói về con gì? Con chiim nó sống ở đâu? (Trong rừng, gia đình)
+ Cho trẻ kể tên một số loài chim mà trẻ biết.
- Giáo dục trẻ yêu quý và bảo vệ các loại chim quý hiếm.
- Cô đọc câu đố: Con gì nho nhỏ cái mỏ xinh xinh
 Chăm nhặt, chăm tìm bắt sâu cho lá
+ Đố các con biết đó là con chim gì? (Chim sâu)
- Cô dẫn trẻ đi xem từng bức tranh.
+ Bạn nào biết tên con chim này? (Chim sâu)
+ Ai có nhận xét về con chim sâu? (Chim có màu xanh, đỏ có cánh, chân, mỏ nhỏ)
(Cô cũng cố các câu hỏi của trẻ và bổ sung thêm cho trẻ)
- Bức tranh này vẽ con chim gì? (Chim cú mèo)
+ Cho trẻ nhận xét về đặc điểm của con chim cú mèo? (Lông màu nâu, chân, tai mèo)
+ Các con thấy con chim cú mèo trông thế nào? ( 2 -3 trẻ Trẻ nói theo ý thích)
(Cô bổ sung thêm: chim cú mèo ban ngày ngũ, còn ban đêm đi kiếm ăn)
- Tương tự các bứac tranh khác.
- TCVĐ: Đàn ong- tạo dáng
- Cô nêu luật chơi cách chơi cho trẻ chơi (Cô bao quát trẻ chơi)
- Chơi theo ý thích ( Sưởi nắng)
CHƠI Ở CÁC GÓC BUỔI SÁNG
Góc chính:Vẽ một số loài côn trùng bé yêu
- Góc KH: Bác sĩ
- đếm các loại chim và côn trùng
- Xây vườn chim nhà bé
- Chăm sóc cây
1. Kết quả mong đợi
 + Trẻ biết vẽ các nét đơn giản để vẽ được một số loài côn trùng mà bé yêu. Biết làm công việc cộng của bác sĩ. Đếm thứ tự từ trái qua phải. Trẻ nhẹn sáng tạo trong vườn chim. biết chăm cây
 + Trẻ biết phân vai chơi, nhận vai chơi và hành động trong khi chơi.
2. Chuẩn bị:
 - Giấy A4 - bút màu
 - Đồ dùng bác sĩ
 - Côn trùng, chim - Vật liệu xây dựng
 3.Tiến hành:
- Cho trẻ bài thơ “Ong và bướm”
+ Bài thơ nói về loại côn trùng gì? (Con ong và bướm)
+ Con con nó giúp ích gì cho mọi người? (Thụ phấn hoa, mật ong)
- Cho trẻ kể tên một số con vật thuộc nhóm côn trùng? (Ong, kiến, bướm bướm)
+ Hỏi trẻ con thích loại côn trùng nào nhất? Vì sao con thích? (Cô giới thiệu góc chơi chính)
+ Cô có bức tranh vẽ con gì? Cô vẽ như thế nào? Tô màu ra sao?
- Bạn nào muốn vẽ con chuồn chuồn giống của cô? Muốn vẽ được bức tranh thật đẹp con sẽ vẽ thế nào? (Cho trẻ mổ phỏng cách vẽ)
 + ở nhà các con có nuôi chim không? + Con chim bay được nhờ cái gì?
+ Nếu chim bị ốm thì các phải làm gì? (Đi khám) + Ai sẽ khám bệnh cho chim?
- Cô giới thiệu nội dung góc chơi kết hợp khác. Cho trẻ chọn góc chơi theo ý thích
- Cho trẻ hát bài: “ con chim non”
- Cô bao quát tạo tình huống chơi cho trẻ, cô động viên, khuyến khích trẻ chơi 
- Kết thúc: Cô nhận xét từng góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi
SINH HOẠT CHIỀU:
Làm quen bài hát “Con chuồn chuồn”.
1. Kết quả mong đợi:
 + Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. hát rõ ràng đúng theo cô từng câu đến hết bài
 + Rèn kỷ năng nghi nhớ có chủ định.
2. Chuẩn bị:
 - Cô thuộc bài hát
 - Đĩa nhạc
3. Tiến hành:
 - Cho trẻ hát bài: “Con chim non”.
+ Trong bài hát nói đến con gì? (Con chim non)
+ Ngoài con chim non ra còn có những loại chim nào?
- Cô giới thiệu tên bài hát “Con chuồn chuồn” tác giả “Vũ Đình Lế”.
- Cô hát 1 lần cho trẻ nghe
- Cho trẻ hát theo cô từng câu 3 - 4 lần đến hết bài
+ Các con vừa nghe cô hát bài hát gì? + Do ai sáng tác?
 - Mời cả lớp hát theo cô 2 -3 lần
 * Giáo dục trẻ: biết yêu quý bảo vệ các các loài chim
 - Chơi tự do (Cô bao quát trẻ chơi)
 * Vệ sinh – trả trẻ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
Thứ Tư ngày 08 tháng 01 năm 2014
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH:
LQVH:
Truyện: Sẻ con tìm bạn
 1. Kết quả mong đợi:
 a, Kiến thức: 
 + Trẻ biết tên truyện và biết tên các nhân vật trong truyện. hiểu và nắm được nội dung truyện.
 b, Kỹ năng: 
 + Rèn kỷ năng ghi nhớ và trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc
 c, Thái độ: 
 + Giáo dục trẻ biết giúp đỡ người khác khi họ gặp nặn và biết yêu quý những người có đức tính tốt
 2. Chuẩn bị:
 - Tranh minh họa truyện
 - Đàn , đài – Máy tính
 3. Tiến hành
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Cho trẻ hát bài hát: “con chim hót trên cành cây”
+ Chúng ta vừa hát bài hát gì?
+ Trong bài hát có những con vật nào?
+ Chim và bướm thuộc nhóm nào?
+ Chim bay được là nhờ có cái gì?
- Cô có một câu chuyện rất hay kể về một chú chim sẻ rất hay. Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe. Đó là chuyện: “Sẻ con tìm bạn”.Do Đặng Thu Quỳnh sáng tác.
- Cô kể lần 1 
+ Cô vừa kể câu chuyện gì?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Cô kể lần 2 kết hợp tranh minh họa 
HĐ 2: Trích dẫn - đàm thoại với trẻ:
+ Vào buổi sáng sớm đẹp trời, sẻ con xin phép mẹ đi đâu?
+ Sẻ con đi chơi đã gặp ai?
+ Sẻ con có kết bạn với chuột nhắt không?
+ Vì sao không kết bạn với chuột nhặt?
+ Lần đi chơi tiếp sẻ con đã gặp ai và chuyện gì đã xảy ra?
+ Sẻ con gọi ai cứa? Bướm đã nói thế nào?
+ Sau đó ai đã nghe tiếng kêu cứa của sẻ con?
+ Chuột đã làm gì để cứa bạn?
+ Sẽ đã nói gì với bạn chuột?
+ Từ đó tình bạn của sẽ và chuột như thế nào?
* GD: không được chê trách người khác và phải biết giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn , hoạn nạn
- Hát bài “Vì sao chim hay hót” đi xem kịch rối.
- Cô kể lần 3 qua rối
* Kết thúc: cô cho trẻ hát bài “Con chim non”.
- Trẻ hát cùng cô
- Con chim hót trên cành cây
- Con chim, con bướm
- Chin thuộc nhóm chim , còn bướm thuộc nhóm côn trùng
- Cánh
- Trẻ lắng nghe
- Sẻ con tìm bạn
- Sẻ mẹ, sẻ con, chuột nhắt, bướm vàng
- Đi dạo chơi khắp vườn hoa và...
- Chuột nhắt
- Không
- Sẻ con chê chuột nhắt không biết bay
- Bướm và đã bị mắc lưới bẫy chim
- Gọi bướm hoa cứa mình với, xin lỗi rồi bay
- Chuột nhắt
- Dùng răng cắm đứt dây cước
- Mình xin lỗi, mình muốn...
- Thân thiết và yêu thương nhau
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát và đi xem
- Trẻ chú ý xem
DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI:
HĐCĐ: Quan sát con bươm bướm - con cào cào - con kiến
TCVĐ: cáo và thỏ - chim bay
Chơi theo ý thích ( Xếp, xé lá khô)
1. Kết quả mong đợi:
 + Trẻ gọi tên một số loài côn trùng, và sự phát triển của con bướm: Từ trứng nở thành sâu, sâu thành kén nhộng, nhộng thành bướm. Biết ích lợi của bướm, làm quen cới một số loài bướm.
 + Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. phát triển khả năng quan sát.
2. Chuẩn bị:
 - Đĩa điểm
 - Máy tính
3.Tiến hành:
- Trò chơi vận động: “Con muỗi”.
+ Con muỗi loại côn trùng có ích hay có hai? (Có hại)
+ Cho trẻ kể tên về một số loại côn trùng mà trẻ đã biết.
- Giáo dục: bảo vệ côn trùng có ích, tránh xa côn trùng có hại.
+ Ai đã nhìn thấy con bướm bướm? Con thấy nó như thế nào? (Đẹp ạ)
 - Cô giới thiệu về ba bức tranh ở ba nơi, chia làm ba nhóm quan sát và cùng nhau thảo luận về bức tranh của nhóm mình.
- Sau đó tập trung trẻ lại lại đi quan sát từng nhóm và một bạn sẽ đại diện cho nhóm để nhận xét về bức tranh của nhóm mình.
+ Cho trẻ kể thêm một số con côn trùng mà trẻ biết.
* Giáo dục trẻ: các con phải biết phân biệt nhóm con trùng có lợi và có hại để bảo vệ, phòng tránh chúng.
* TCVĐ : Cáo và thỏ- chim bay
- Cô nêu cách chơi và luật chơi cho trẻ
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần 
- Chơi theo ý thích ( Xếp, xé lá khô)
CHƠI Ở CÁC GÓC BUỔI SÁNG
Góc chính: Bác sĩ thú y
Góc KH: Lắp ghép chuồng cho chim
- Xé dán con bướm bướm
- Xem tranh về các con vật
- Quan sát con muỗi, con kiến qua kính lúp
1. Kết quả mong đợi :
 + Trẻ biêt đóng vai làm bác sĩ thú y. Trẻ nhanh nhẹn sáng tạo trong lắp ghép chuồng chim. Trẻ biết xé dán các nét đơn giản để tạo thành con bướm. Xem tranh trò chuyện và hiểu nội dung bức tranh. Biết quan sát côn trùng bằng kính lúp.
 + Trẻ biết khám bệnh cho chim với thái độ nhẹ nhàng. Thể hiện được vai chơi của mình ở các góc chơi.
2. Chuẩn bị :
 - Đồ dùng bác sĩ - Lắp ghép
 - Giấy màu, hồ dán - Tranh ảnh
 - Kính lúp- côn trùng
3. Tiến hành :
- Cho trẻ bài ‘‘Vì sao chim hay hót’’ và trò chuyện về chủ đề.
+ Cho trẻ kể tên một số loài chim mà trẻ biết
+ Để chăm sóc các con vật khi bị ốm thì phải nhờ đến ai ? Cô giới thiệu nội dung góc chơi chính. + Bác sĩ thú y thường làm gì ? (Khám bệnh)
- Cô giới thiệu nội dung góc chơi kết hợp.
+ Mùa đông trời lạnh chim không có chuồng để ở các con sẽ làm gì để giúp con chim ? + Con làm chuồng gì cho chim ? làm như thế nào ?
- Cô nhắc lại các góc chơi. cho trẻ chọn góc chơi theo ý thích. 
- Cho trẻ hát bài: “con chuồn chuồn” về góc chơi.
- Cô bao quát và khuyến khích trẻ chơi tốt hơn
- Kết thúc : cô nhận xét các góc chơi và cho trẻ thu gọn đồ chơi gọn gàng
SINH HOẠT CHIỀU:
Ôn cũng các góc
Góc nt: Vẽ một số loại côn trùng
Lắp ghép tổ ong
Phân loại côn trùng có hại và có lợi
Kết quả mong đợi:
+ Trẻ biết vẽ các nét đơn giản để tạo thành côn trùng mà bé yêu. Biết dùng các miếng ghép để tạo thành tổ ong. 
 + Rèn kỷ năng vẽ và nhanh nhẹn sáng tạo trong lắp ghép.
Chuẩn bị:
Giấy A4 - bút màu
Lắp ghép - lô tô
 3. Tiến hành:
 - Cô và trẻ cùng hát bài “Con chuồn chuồn” và trò chuyện về chủ đề.
+ Cô giới thiệu các góc chơi, trẻ về góc theo ý thích.
- Cô gợi ý cho trẻ nào còn yếu ở góc nào thì về góc chơi.
- Cô đi đến từng nhóm kiểm tra và khuyến khích trẻ tạo nên những sản phẩm đẹp
- Kết thúc: cô nhận xét các góc chơi
 * Vệ sinh- trả trẻ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
 Thứ năm ngày 09 tháng 01 năm 2014
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Âm Nhạc :
 Dạy hát : Con chuồn chuồn
Nghe : Chị ong nâu và em bé
TC : Hát theo hình ảnh
 1.Kết quả mong đợi :
 a, Kiến thức : 
 + Trẻ biết tên bài hát và nhớ tên tác giả, trẻ hiểu được nội dung bài hát 
 + Trẻ biết hát đúng lời, đúng giai điệu.
 b, Kĩ năng: 
 + Trẻ biết vận động theo lời bài hát một cách ngộ nghĩnh, phản ứng nhanh nhẹn với hình ảnh qua trò chơi
 c, Thái độ: 
 + Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ các con vật, phòng tránh những con vật có hại.
 2. Chuẩn bị:
 - Một số dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, thanh gõ, trống
 - Hình ảnh các con vật
 3. Tiến hành:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Cho trẻ đọc bài thơ “Ong và bướm”
+ Trong bài thơ nói về con gì?
+ Ngoài côn trùng ong, bướm ra còn có loại côn nào?
+ Con chuồn chuồn thuộc nhóm con trùng ích hay có hại?
Giáo dục trẻ: biết yêu quý các loài côn trùng có ích tránh xa những côn trùng có hại.
- Con chuồn chuồn được nhắc đến trong bài hát nào? Do ai sáng tác?
HĐ 2: Dạy vận động
- Cô và trẻ cùng hát 1 lần.
- Cho cả lớp vận động
- Cho tổ hát vận động luân phiên nhau
(Cô bao quát sửa sai cho trẻ)
 + Ngoài cách vận động vừa rồi còn có cách vận động nào?
 - Cho cả lớp hát vận động 
 - Cho nhóm,cá nhân lên biễu diễn
+ Chúng mình vừa vận động bài hát gì?
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “Ong và bướm”
HĐ 2: Nghe hát
 - Cô giới thiệu bài hát “Chị ong nâu và em bé” của nhạc sỹ.
 - Cô hát lần 1
 + Cô vừa hát bài gì? + Do ai sáng tác?
 - Cô hát lần 2 cho trẻ hưởng ứng cùng cô
 * Trò chơi: “Hát theo hình ảnh”
 - Cô nêu luật chơi,cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng ra sân
- Trẻ đọc cùng cô
- Ong và bướm
- Trẻ kể: Chuồn chuồn, ve ve, bò cạp
- Có ích
- Trẻ lắng nghe
- Con chuồn chuồn - Do Vũ Đình Lê 
- Trẻ hát về ngồi đội hình chữ U
- Cả lớp vận động
- Tổ, nhóm
- Trẻ nêu cách vận động
- Trẻ biễu diễn
- Con chuồn chuồn
- Trẻ đọc lại ngồi gần cô
- Trẻ lắng nghe
- Chị ong nâu và em bé
- Trẻ hưởng ứng cùng cô
- Trẻ hứng thú chơi
- Trẻ đi ra sân
Đọc bài đồng dao “Tu hú là chú bồ nông”.
 TCVĐ: bắt bướm - chim bay
 Chơi theo ý thích (Xếp lá khô)
1. Kết quả mong đợi:
 + Trẻ biết tên bài đồng dao, đọc theo cô từng câu đến hết bài.
 + Rèn kỷ năng ghi nhớ có chủ định.
2. Chuẩn bị:
 - Địa điểm
 - Kiểm tra sức khẻo trẻ
3. Tiến hành:
- Cho trẻ hát bài “Con chim non” và trò chuyện về chủ đề.
+ Hỏi trẻ con biết những loại chim nào?
- Cô giới thiệu tên bài đồng dao “Tu hú là chú bồ nông”.
- Cô đọc cho cả lớp nghe 2 lần
+ Hỏi trẻ cô vừa đọc bài đồng dao gì?
- Cho trẻ đọc theo cô từng câu 3 – 4 lần
+ Hỏi trẻ về nội dung bài đồng dao?
- Cả lớp đọc lại 1 lần nữa
- Giáo dục trẻ yêu quý các con vật, biết ơn bảo vệ động vật
- TCVĐ: bắt bướm - chim bay
(Cô nêu luật chơi cách chơi cho trẻ chơi)
- Chơi theo ý thích (Xếp lá khô)
CHƠI Ở CÁC GÓC BUỔI SÁNG
Góc chính: Làm chuồng cho chim
- Người bán các loài côn trùng
- Xé dán con bướm -con chim
- Pha màu
- Kể chuyển theo tranh
1. Kết quả mong đợi:
 + Trẻ biết dùng lắp ghép để tạo ra nhiều kiểu chuồng chim khác nhau. Biết làm công việc của người bán hàng. Biết cách xé dán những con bướm có nhiều màu sắc. Trẻ biết xem tranh và kể chuyện theo tranh.
 + Trẻ nhập được vai chơi của mình trong nhóm và thể hiện tốt vai chơi của mình.
2. Chuẩn bị:
 - Nguyên vật liệu xây dựng
 - Giấy màu - hồ dán
 - Màu nước - Tranh truyện
 3. Tiến hành:
- Trẻ hát bài hát “Con chim non” và Trò chuyện cùng trẻ về loài con chim.
+ Các con biết có những loại chim nào?
+ Con chim bay được nhờ cái gì? (Đôi cánh)
+ Ở nhà các con có nhà bạn nào nuôi chim? 
+ Nuôi chim ở đâu? (Lồng chim) + Lồng chim thì phải mua ở đâu?
- Ngoài các loại chim ra ai biết về loại côn trùng nào? (Trẻ kể)
+ Con thích nhất là loại chim nào? Vì sao con thích?
+ Các con có muốn cùng cô làm nên các sản phẩm để trưng bày cho lớp học không?
 - Cô giới thiệu nội dung các góc chơi khác
 - Cho trẻ chọn góc chơi theo ý thích
 - Cho trẻ hát bài: “ con chim vành khuyên”
 - Cô bao quát tạo tình huống chơi cho trẻ, cô động viên , khuyến khích trẻ chơi
 - Kết thúc: Cô nhận xét từng góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng
SINH HOẠT CHIỀU:
Ôn cũng cố các góc chơi.
Nhóm 1: Xé dán các loại côn trùng
 Làm chuồng cho chim 
Bác sĩ thú y
1. Kết quả mong đợi;
 + Trẻ biết xé dán các loại côn trùng bé yêu. Biết dùng vật liệu để làm lồng chim.
 + Rèn kỷ năng khéo léo, nhanh nhẹn trong lắp ghép. Nhẹ nhàng với mọi người
	+ Trẻ chơi có tính đoàn kết với các bạn
2. Chuẩn bị;
 - Giấy màu, hồ dán
 - Lắp ghép, đồ dùng bác sĩ
3. Tiến hành:
- Đọc bài thơ “Ong và bướm” và trò chuyện về chủ đề.
- Trong lớp chúng mình có nhũng góc chơi nào?
- Cô giới thiệu nhóm chơi, gợi ý cho trẻ nào còn yếu ở góc nào thì về góc đó chơi.
- Trẻ về góc cô bao quát trẻ chơi tốt hơn.
+ Kết thúc: Cô nhận xét các góc chơi, trẻ thu dọn đồ chơi.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
 Thứ sáu ngày 10 tháng 01 năm 2014
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH:
LQVT:
Phân biệt hình vuông và hình tam giác
1. Kết quả mong đợi:
 a, Kiến thức:
 + Trẻ biết phân biệt hình vuông và hình tam giác.
 b, Kỷ năng:
 + Luyện kỷ năng so sánh hình vuông và hình tam giác. Phát triển nghi nhớ và chủ định.
 c, Giáo dục:
 + Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con vật gần gũi
2. Chuẩn bị:
 - Mỗi trẻ 1 hình vuông - 1 Hình tam giác
 - Một số đồ chơi có dạng hình vuông, tam giác. Đặt xung quanh lớp.
 - Que tính xếp hình 
 - Vỡ toán
3.

File đính kèm:

  • docCD_Cac_Loai_co_Trung.doc
Giáo án liên quan