Giáo án Lớp Lá - Chủ đề 8: Thế giới động vật - Nhánh 4: Động vật sống trong rừng

HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

Đề tài: BẬT TÁCH KHÉP CHÂN QUA 7 Ô

Trò chơi vận động: Ném còn

I/ YÊU CẦU:

- Dạy cháu biết bật tách khép chân qua 7 ô

- Khi bật không chạm chân vào ô, biết bật luân phiên giữa tách và khép chân, giữ thăng bằng khi bật.

- Giáo dục cháu biết tuân thủ theo hiệu lệnh của cô.

II/ CHUẨN BỊ:

- 14 vòng tròn hoặc cô vẽ 14 ô vuông, chia làm 2 hàng dọc

 

doc18 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1744 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề 8: Thế giới động vật - Nhánh 4: Động vật sống trong rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh.
- Bổ sung tập toán.
4
Hoạt động ngoài trời
Thứ hai
13/04/2015
- Quan sát: Tranh chủ đề.
- Hoạt động tập thể: 
 Trò chơi dân gian: Câu ếch
Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. 
- Nhặt lá rụng.
- Chăm sóc góc thiên nhiên.
Thứ ba
14/04/2015
- Quan sát: Tranh động vật sống trong rừng
- Hoạt động tập thể: 
 Trò chơi vận động: Cáo ơi ngủ à?
Thứ tư
15/04/2015
- Trò chuyện: Về số động vật hiền, dữ sống trong rừng
- Hoạt động tập thể: 
 Trò chơi vận động: Cáo ơi ngủ à? 
Thứ năm
16/04/2015
- Quan sát: Hình ảnh động vật sống trong rừng (tranh nhỏ)
- Hoạt động tập thể: 
Trò chơi vận động: Cáo ơi ngủ à? 
Thứ sáu
17/04/2015
- Quan sát: Bầu trời.
- Hoạt động tập thể: 
Trò chơi dân gian: Câu ếch
5
Vệ sinh
Ăn trưa
*Trước khi ăn:
- Cô chuẩn bị chén, muỗng, dĩa đựng cơm rơi, dĩa đựng khăn lau tay.
- Chuẩn bị bàn, ghế cho trẻ ngồi.
- Trước khi chia thức ăn cô rửa tay sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, đeo khẩu trang. Cho trẻ rửa tay, lau tay và ngồi vào bàn ăn
- Cô chia thức ăn và mang đến từng bàn cho trẻ.
*Trong khi ăn:
- Cô giới thiệu món ăn và lợi ích của các món ăn.
- Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn, cô theo dõi và động viên trẻ ăn hết suất.
*Sau khi ăn:
- Ăn xong cho trẻ đi đánh răng, rửa mặt, lau mặt và đi vệ sinh.
6 
Ngủ trưa 
- Cô chuẩn bị nơi ngủ sạch sẽ, ánh sáng vừa phải.
- Có đủ nệm gối cho trẻ.
- Cô có mặt suốt trong quá trình trẻ ngủ.
- Chú ý đến tốc độ quạt.
- Giữ yên lặng trong quá trình trẻ ngủ.
- Cho trẻ thức dậy từ từ sau đó làm vệ sinh sạch sẽ nơi ngủ của trẻ.
7 
Vệ sinh-Ăn xế 
- Cho trẻ làm một vài động tác nhẹ nhàng.
- Trẻ đi vệ sinh, cô cho trẻ thay quần áo và chải đầu tóc gọn gàng cho trẻ.
- Tiến hành cho trẻ ăn xế.
8
Sinh hoạt chiều
(tăng cường tiếng Việt cho trẻ
Thứ hai
- Cung cấp từ mới: Voi/ Con voi có cái vòi dài; Thỏ/ Con thỏ có đôi tai to; Khỉ/ Con khỉ rất thích leo trèo.
- Làm quen với trò chơi dân gian: “Câu ếch”
- Làm quen với kĩ năng: Bật tách khép chân qua 7 ô.
- Ôn kiến thức cũ
Thứ ba
- Cung cấp từ mới: Hổ/ Con Hổ có bộ long vằn; Sư tử/ Sư tử có cái bờm to/ Cáo/ Con cáo rất thích ăn thịt thỏ.
- Cho trẻ chơi Kidsmart
- Làm quen với kĩ năng: Nhận biết khối vuông, khối chữ nhật.
- Chơi vận động: “Cáo ơi ngủ à?” 
- Ôn kiến thức cũ
Thứ tư
- Cung cấp từ mới: Nhím/ Con nhím có bộ lông bằng gai; Sóc/ Con sóc có cái đuôi rất to; Quạ/ Con quạ có bộ lông màu đen.
- Trò chơi học tập: “Bịt mắt nghe tiếng” 
- Làm quen với bài hát: Chú voi con ở bản Đôn
- Ôn kiến thức cũ
Thứ năm
- Cung cấp từ mới: Hươu/ Con hươu cao cổ; Nai/ Con nai có 2 cái sừng như nhánh cây; Cong/ Con cong có bộ lông sặc sỡ.
- Cho trẻ chơi Kidsmart
- Làm quen với nội Làm quen i-t-c 
- Ôn kiến thức cũ
Thứ sáu
- Cung cấp từ mới: Báo/ Con báo có nhiều chấm đen trên lưng; Gấu/ Con gấu đen; Chó/ Con chó sói.
- Trò chơi dân gian: “Câu ếch” 
- Trò chuyện về đề tài: Đất nước mến yêu
- Ôn kiến thức cũ
9
Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ 
- Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ.
- Cho trẻ đi vệ sinh.
*Nêu gương cuối ngày.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
- Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh.
- Trước khi về cô kiểm tra điện nước và khóa cửa cẩn thận.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ hai ngày 13 tháng 04 năm 2015
HỌP MẶT ĐẦU TUẦN
I/ YÊU CẦU:
 - Cháu biết kể lại việc làm 2 ngày nghĩ.
 - Nắm được tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần
 - Biết được chủ đề mới trong tuần mình sắp học.
II/ TIẾN HÀNH:
- Trẻ kể lại việc làm của 2 ngày nghĩ, cô nhận xét.
- Cô giáo dục nhẹ cháu làm những công việc nhỏ giúp cha mẹ.
- Nhắc trẻ những việc trẻ không nên làm.
- Đọc thơ : “Cháu hứa với cô”
- Trẻ đoán thời tiết trong ngày?
- Hỏi trẻ hôm nay thứ mấy?
- Hát bài “sáng thứ hai”
- Cô nêu tiêu chuẩn bé ngoan:
 + Đi học đều, đúng giờ.
 + Móng tay chân cắt ngắn, chà sạch.
 + Không xả rác trong lớp và ngoài sân.
 + Chú ý lên cô. Không nói leo.
 + Trả lời to, rõ, tròn câu.
 + Biết đoàn kết nhóm chơi. Chơi không làm ồn
 + Biết lấy cất đồ dùng đúng chỗ.
- Hát “Chú voi con ở Bản Đôn”.
- Cô giới thiệu chủ đề nhánh mới: “Một số động vật sống trong rừng”
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC 
Đề tài : MỘT SỐ ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG
I/ YÊU CẦU:
- Trẻ biết tên gọi, một số đặc điểm của các con vật sống trong rừng
- So sánh được sự giống nhau và khác nhau. Biết phân biệt được các con vật thuộc nhóm hiền – dữ.
- Giáo dục cháu biết các con vật sống trong rừng đa số là loài quý hiếm, cần được con người bảo tồn.
II/ CHUẨN BỊ
- Giáo án trình chiếu.
- Tích hợp: Văn học, âm nhạc.
III/ TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định- gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài “Ta đi vào rừng xanh”
- Các con vừa hát bài hát nói về con gì?
- Nai và Voi là những con vật sống ở đâu?
- Ngoài ra còn có các con vật nào sống trong rừng nữa?
- Các con vật đó có gì đặc biệt? Thức ăn của chúng là gì? Bây giờ cô và các con cùng tìm hiểu về các con vật sống trong rừng nhe!
HOẠT ĐỘNG 2: Trò chuyện về một số con vật sống trong rừng
“Lông vằn lông vện mắt xanh
Dáng đi uyển chuyển nhe nanh tìm mồi
Thỏ nai gặp phải hỡi ơi
Muôn thú khiếp sợ tên ngôi chúa rừng”
Đố là con gì?
- Các con xem cô có tranh gì đây?
 + Con thấy con hổ có những bộ phận gì?
 + Ở đầu con hổ có gì?
 + Mình hổ có gì?
 + Lông hổ thế nào? 
 + Con hổ thích ăn gì?
 + Hổ đẻ ra gì? Và nuôi con thế nào?
 Con hổ khi đói nó sẽ đi săn mồi, những con thú yếu hơn sẽ bị nó ăn thịt, nó đẻ ra con và nuôi con bằng sữa. Khi đi xem sở thú các con nhớ đừng chọc phá nó rất nguy hiểm, hổ được xếp vào nhóm “thú dữ”
- Nhìn xem cô có tranh gì đây?
 + Sư tử có những bộ phận nào?
 + Đầu sư tử có gì? Mình sư tử có gì?
 + Sư tử đi bằng mấy chân?
 +Sư tử thích ăn gì?
 + Nó đẻ ra gì? Và nuôi con thế nào?
 Sư tử chuyên săn bắt những con thú yếu hơn nó để ăn, nó đẻ ra con và nuôi con bằng sữa, sư tử được xếp vào nhóm thú dữ. Khi đi xem sở thú các con nhớ cẩn thận đừng đến chọc phá nó nhe!
- Ngoài hổ, sư tử còn có các con vật nào được xếp vào nhóm thú dữ nữa?
- Ngoài ra còn có linh cẩu, chó sói, cáo cũng được xếp vào nhóm “thú dữ”
** So sánh: Sư tử - hổ
- Giống: đều là động vật sống trong rừng, thú dữ, 4 chân, đẻ con nuôi con bằng sữa
- Khác: + Sư tử có lông một màu
 + Hổ có bộ lông vằn vện
Voi vỏi vòi voi
Cái vòi đi trước
Hai chân trước đi trước
Hai chân sau đi sau
Còn cái đuôi đi sau chót
- Con gì vậy các con?
 + Voi có những bộ phận nào?
 + Đầu voi có gì? Mình voi có gì?
 + Nó đi bằng mấy chân? Chân voi như thế nào?
 + Cái vòi để làm gì?
 + Thức ăn của voi là gì?
 + Voi đẻ ra gì? Nuôi con thế nào?
 Voi rất có ích cho các người dân ở miền núi kéo gỗ, chở người và chở hàng hóa nữa. Vì vậy, voi được xếp vào nhóm “thú hiền”. Ngoài ra, người ta còn thuần hóa voi để làm xiếc...
“Con gì trông giống như người
Bốn chân cầm nắm như mười ngón tay”
Đố các con là con gì?
- Các con xem cô có tranh gì đây?
 + Con khỉ có những bộ phận nào?
 + Khỉ ăn gì để sống?
 + Khỉ đẻ ra gì? Và nuôi con thế nào?
 + Cô đố các con khỉ là con vật dữ hay hiền? vì sao?
 Con khỉ ăn trái cây, đẻ con nuôi con bằng sữa mẹ gần gũi với con người nên được xếp vào nhóm “thú hiền”
- Cô có tranh con gì đây?
 + Ngựa có những bộ phận nào?
 + Ngựa ăn gì để sống? 
 + Ngựa đẻ ra gì? Và nuôi con thế nào?
 + Vậy ngựa là thú hiền hay dữ? vì sao?
 Ngựa giúp con người: kéo xe chở người, chở hàng và xiếc rất đẹp, các con có thể gần gũi với chúng
- Ngoài ra còn có các con vật nào thuộc nhóm “thú hiền” nữa?
** So sánh: Sư tử - khỉ
- Giống: đều là động vật sống trong rừng, đẻ con nuôi con bằng sữa.
- Khác: +Sư tử ăn thịt sống, là loại thú dữ
 +Khỉ ăn trái cây, là loại thú hiền
- Cho trẻ phân nhóm con vật dữ - con vật hiền.
HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi củng cố “Con gì biến mất” 
- Để thư giãn sau giờ học mệt mỏi, cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Con gì biến mất”. Bạn nào còn nhớ cách chơi nhắc lại cho và các bạn cùng nghe nào!
- Cô bổ sung cách chơi cho trẻ: Cô có các con vật, cho trẻ nhắm mắt cô cất 1 con vật, trẻ mở mắt và đoán xem con vật nào biến mất.
- Trẻ chơi vài lần cô nhận xét trẻ.
*Giáo dục: Cô vừa cho các con tìm hiểu về các con vật sống trong rừng, chúng phải tự kiếm ăn để sống nên rất cần chúng ta bảo vệ. Vì thế khi đi chơi sở thú các con đừng ném đá chọc phá chúng nhe!
- Trẻ hát và vận động cùng cô
- Trẻ trả lời
- Con hổ
- Con hổ
 + Đầu, mình, đuôi
 + Miệng, 2 mắt, 2 tai, 2 mũi
 + Lông
 + Vằn
 + Thịt sống
 + Trẻ trả lời
- Sư tử
 + Đầu, mình, đuôi 
 + Mắt, mũi,
 + 4 chân
 + Thịt sống
 + Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Con voi
 + Đầu, mình, đuôi
 + Trẻ trả lời.
 + Lá cây, cỏ
 + Trẻ trả lời
- Con khỉ
- Con khỉ 
 + Đầu, mình, chân
 + Trái cây
 + Trẻ trả lời
 + Hiền,
- Con ngựa
 + Đầu, mình, chân
 + Cỏ
 + Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhắc lại cách chơi
- Trẻ chơi 
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Hát đi chơi đến góc đọc sách xem tranh về gia đình.
Thứ ba ngày 14 tháng 04 năm 2015
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đề tài: BẬT TÁCH KHÉP CHÂN QUA 7 Ô
Trò chơi vận động: Ném còn
I/ YÊU CẦU:
- Dạy cháu biết bật tách khép chân qua 7 ô
- Khi bật không chạm chân vào ô, biết bật luân phiên giữa tách và khép chân, giữ thăng bằng khi bật.
- Giáo dục cháu biết tuân thủ theo hiệu lệnh của cô.
II/ CHUẨN BỊ:
- 14 vòng tròn hoặc cô vẽ 14 ô vuông, chia làm 2 hàng dọc
 X X X X X X X X X X X X X X
 X X X X X X X X X X X X X X
- Cột ném.
- 6 quả còn làm bằng vải
- Nhạc thể dục mp3..
- Sân rộng thoáng mát. 
- Tích hợp: Âm nhạc.
III/TIẾN HÀNH:	
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động.
- Cô mở băng.
- Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy) rồi di chuyển thành 3 hàng ngang dãn cách đều.
HOẠT ĐỘNG 2: Trọng động.
*Bài tập phát triển chung:
- Tay - vai 3 : Đánh xoay tròn 2 cánh tay (cuộn len) (2x8)
- Lưng- bụng 1 : Đứng cúi về trước (3x8) 
- Chân 1: Khuỵu gối (2x8) 
- Bật: Bật tách chân, khép chân (3x8)
 Cô dùng khẩu lệnh cho trẻ tách 3 hàng thành 2 hàng ngang đối diện.
*Vận động cơ bản:“Bật tách khép chân qua 7 ô”
- Các con nhìn xem, cô có gì đây?
- Đố các con cô dùng các ô này để làm gì? 
- Muốn biết chúng dùng để làm gì các con xem cô thực hiện sẽ rõ nhé!
- Cô làm mẫu lần 1.
- Đố các con cô vừa làm gì?
- Lần 2 phân tích: 
+ Tư thế chuẩn bị: Cô đứng trước vạch chuẩn, 2 tay chống hông.
+ Thực hiện: Khi có hiệu lệnh cô sẽ bật chụm 2 chân vào ô thứ nhất, tách 2 chân vào ô thứ 2... Tiếp tục thực hiện như thế đến hết ô cuối cùng cô sẽ bật nhẹ nhàng ra khỏi ô và về chỗ ngồi.
- Cô mời 1-2 trẻ khá thực hiện cho lớp xem 
- Cho lần lượt cả lớp thực hiện (mỗi lần 2 cháu).
- Cô bao quát, động viên, sửa sai.
- Mời trẻ yếu, trẻ khá tập lại.
- Giáo dục trẻ: Uống nhiều nước sau khi luyện tập thể dục, thể thao, trong lúc trời nắng nóng
* Trò chơi vận động: “Ném còn?”
- Cô cho cháu chơi trò chơi “Ném còn”
- Cô nêu cách chơi: Trẻ có thể chơi theo nhóm , đứng cách cột từ 2-2.5m . Rồi lần lượt từng trẻ ném còn vào vòng treo ở cột ( mỗi lần , mỗi trẻ ném 3 quả) Nhóm nào ném nhiều quả qua vòng nhất, nhóm đó thắng.
- Cho cháu chơi vài lần.
HOẠT ĐỘNG 3: Hồi tĩnh.
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở sâu.
- Cháu đọc bài thơ “xếp hàng”
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Trẻ tập theo cô.
- Ô
- Trẻ tự kể
- Trẻ xem cô làm mẫu.
- “Bật tách khép chân qua 7 ô”.
- Trẻ nhắc lại tên bài.
- Trẻ khá thực hiện cho bạn xem.
- Trẻ thực hiện.
- Cháu chơi theo yêu cầu của cô.
- Trẻ đi nhe nhàng về chỗ ngồi.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Làm các chủ thỏ nhảy đi chơi.
Thứ tư ngày 15 tháng 04 năm 2015
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài : NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT KHỐI VUÔNG, 
KHỐI CHỮ NHẬT
I/ YÊU CẦU
- Trẻ nhận biết phân biệt, gọi đúng tên khối vuông, khối chữ nhật.
- Nhận dạng được các khối qua đồ vật, đồ chơi.
- Phát triển óc sáng tạo nhanh nhẹn. Lấy cất gọn gàng.
II/ CHUẨN BỊ
- Khối vuông, khối chữ nhật.
- Mô hình xây dựng ngôi nhà.
- Mỗi trẻ 1 rổ đựng: Khối vuông, khối chữ nhật - 1 hình vuông to bằng 1 mặt của khối vuông, 3 hình chữ nhật có chiều rộng và dài như các mặt của hình chữ nhật.
- Một số đồ dùng, đồ chơi xung quanh lớp có dạng khối vuông, khối chữ nhật: Hộp sữa, cái hộp....
- Tích hợp: Âm nhạc, xung quanh, tạo hình.
III/ TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Nhận biết khối vuông – khối chữ nhật.
- Cho cháu vận động “Trời nắng trời mưa”
- Các con vừa hát bài hát nói về con gì?
- Các con ơi! Chú thỏ con nhảy đi khắp mọi nơi, chú tìm được một mô hình xây dựng ngôi nhà, mời các con cùng đến đó xem nhé!
- Làm các chú thỏ nhảy đến công trình
- Đến nơi rồi, trong mô hình này có gì vậy các con?
- Công trình này được xây dựng bằng những khối gì? 
HOẠT ĐỘNG 2: Phân biệt khối vuông- khối chữ nhật.
- Cô thấy các con rất ngoan nên tặng mỗi bạn 1 cái rổ. 
- Nhìn xem trong rổ các con có gì ?
- Hôm nay chúng ta sẽ làm những chú công nhân xây dựng những công trình vững chắc, thật đẹp nhé! Nhưng trước khi thực hiện các con hãy giúp cô làm việc này nhé!
- Giúp cô! Giúp cô!...
- Cho cháu chơi “tìm khối” theo yêu cầu của cô. 
 Cách chơi: Cô nói tên khối – cháu chọn khối giơ lên, nói tên khối.
 Chơi 2-3 lần.
- Khối vuông của con đâu?
- Đếm xem khối vuông có bao nhiêu mặt?
- Bây giờ con hãy đặt lên sàn nhà xem các mặt của khối vuông có đứng được không nhé!
- Vì sao các mặt của khối vuông đều đứng được?
- Bây giờ con hãy lấy hình vuông trong rổ ra ướm thử xem các mặt của khối vuông như thế nào với nhau.
- Các con thấy thế nào?
- À, đúng rồi khối vuông có 6 mặt đều là 6 hình vuông bằng nhau và bất kể khối hay đồ dùng nào có 6 mặt đều là 6 hình vuông bằng nhau đều gọi là khối vuông.
- Con hãy tìm quanh lớp những đồ dùng nào có dạng giống khối vuông.
- Bây giờ con còn khối gì? Hình gì trong rổ?
- Con đếm xem khối chữ nhật có bao nhiêu mặt?
- Con lấy hình chữ nhật ra ướm thử xem các mặt của khối chữ nhật như thế nào nhé!
- Các mặt của khối chữ nhật có bằng nhau không? Mà nó như thế nào?
- À, khối chữ nhật chỉ có 2 mặt đối diện bằng nhau thôi, còn các mặt kề nhau thì không bằng nhau.
- Các mặt của khối chữ nhật có đứng được không?
- Con tìm quanh lớp mình xem có đồ dùng nào giống khối chữ nhật.
- Ngoài khối chữ nhật có 6 mặt đều là hình chữ nhật ra, con xem cô có gì nữa nè?
- Con thấy khối chữ nhật này có gì khác biệt ?
- Cô đố, cô đố!... 
 Con thử quan sát 2 khối này có điểm nào giống và khác nhau?
 + Khối vuông – khối chữ nhật có gì giống nhau?
 +Khối vuông – khối chữ nhật có gì khác nhau?
 Cô tóm ý.	
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Chơi “Tìm đồ dùng đồ chơi có dạng khối vừa hoc”
- Chơi “ Chú công nhân tài giỏi”
 Cách chơi: Cô cho trẻ chia làm 3 nhóm theo tổ, cháu lấy các khối vừa học xây nên 1 công trình theo ý thích, thời gian thi là 1 bài hát.
- Cô nhận xét, công bố kết quả.
- Cháu hát cùng cô.
- Con thỏ 
- Cháu thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Trẻ đi tham quan cùng cô.
- Hàng rào xây bằng các khối chữ nhật, cột nhà xây bằng khối vuông.
- Trẻ đi lấy đồ dùng.
- Khối vuông, khối chữ nhật.
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
- Trẻ tìm khối vuông giơ lên.
- có 6 mặt.
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Vì 6 mặt của khối vuông đều là mặt phẳng nên đứng được.
- Trẻ thực hiện.
-có 6 mặt bằng nhau
- Trẻ tìm.
- Khối chữ nhật, hình chữ nhật.
- có 6 mặtđều là hình chữ nhật.
- Trẻ thực hiện.
- không bằng nhau.
- Được.
- Trẻ tìm.
- Khối chữ nhật đặc biệt.
- Có 2 mặt là hình vuông.
- Đều có 6 mặt, đứng được.
- Khối vuông có 6 mặt là hình vuông – Khối chữ nhật có 6 mặt là hình chữ nhật
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Cho cháu đi đến góc nghệ thuật nặn khối vuông, khối chữ nhật. 
- Đến góc xây dựng xây công trình mà trẻ thích.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 16 tháng 04 năm 2015
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Đề tài : DẠY HÁT “CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN”
Trò chơi âm nhạc: Sol - mi
Nghe hát: Nhạc rừng
I/ YÊU CẦU
- Cháu thuộc và hát nhịp nhàng theo lời bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn”
- Cháu mạnh dạn, tự tin thể hiện bài hát. Cháu thích nghe bài hát cô hát cháu nghe. Biết cách chơi trò chơi.
- Rèn khả năng phát triển tai nghe cho trẻ.
II/ CHUẨN BỊ
- Tranh 1 số con vật sống trong rừng.
- Tích hợp: Văn học, xung quanh.
III/ TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định, giới thiệu bài
- Cháu ngồi hình chữ u, đứng lên vận động cùng cô theo bài thơ:
 Voi vỏi vòi voi
 Cái vòi đi trước
 Hai chân trước đi trước
 Hai chân sau đi sau
 Còn cái đuôi đi sau chót
 Tôi xin kể nốt
 Cái chuyện con voi
- Các con vừa vận động bài thơ nói về con gì?
- Voi là con vật sống ở đâu vậy các con?
- Ngoài ra còn có các con vật nào sống trong rừng nữa?
HOẠT ĐỘNG 2: Dạy hát “Chú voi con ở Bản Đôn” – Huy Du.
- Cô có một bài hát nói về con voi rất dễ thương, các con lắng nghe cô hát nhe!
- Cô hát lần 1, hỏi tên bài hát và nhạc và lời
? (Chú voi con ở Bản Đôn của Huy Du) 
- Cô hát lần 2
 + Hỏi trẻ về nội dung bài? (bài hát nói lên điều gì?)
 + Cô nêu nội dung: Bài hát nói về sự gần gũi của chú voi con, thích giúp đỡ mọi người
- Lớp hát cùng cô 1- 2 lần.
- Mời tổ, nhóm, cá nhân hát xen kẽ (cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Cả lớp hát lần 3, hát luân phiên theo tổ.
- Bài hát này khi hát lên kết hợp với vận động thì càng thú vị, bây giờ ai giỏi lên vừa hát, vừa vận động cho cô và các bạn xem nào?
- Cô mời lớp vận động 1 lần theo nhịp.
HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi âm nhạc “ sol-mi ”
- Cô cho cháu chơi trò chơi “ sol-mi “
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
- Cho cháu chơi 4-5 lần.
(Nhận xét tuyên dương cháu.)
HOẠT ĐỘNG 4: Nghe hát “ Nhạc rừng”
- Nhìn xem cô có tranh vẽ gì nào? Các con đoán xem các con vật này hàng ngày thường làm gì trong rừng?
- Các con có trí tưởng tượng rất hay, cô sẽ hát tặng các con 1 bài hát, các con chú ý lắng nghe xem cuộc sống của các con vật trong rừng hàng ngày có thêm gì mới mẽ không nhé !
- Cô hát lần 1. Hỏi nội dung bài.
- Cô nêu nội dung bài (  )
- Cô hát lần 2 + minh họa. (lần 3)
- Con voi
- Sống trong rừng
- Trẻ trả lời
- Cả lớp nhắc lại tên bài hát và nhạc và lời: Chú voi con ở Bản Đôn của Huy Du
 + Trẻ trả lời tự do theo ý thích
- Tổ, nhóm, cá nhân hát xen kẽ nhau
- 1-2 trẻ vận động.
- Cháu chơi theo yêu cầu của cô.
- Tranh vẽ các con vật sống trong rừng.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 
Cùng cô vào góc nghệ thuật nặn con vật sông trong rừng..
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 17 tháng 04 năm 2015
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài : LÀM QUEN i – t – c 
I/ YÊU CẦU:
- Cháu nhận biết và phát âm đúng chữ cái i – t – c 
- Trẻ nhận biết chữ cái i – t – c in hoa, in thường, viết thường. Luyện kỹ năng nhận biết và phát âm cho trẻ.
- Giáo dục cháu yêu quý động vật sống trong rừng.
II/ CHUẨN BỊ:
- Giáo án trình chiếu.
- 1 số thẻ chữ cái: i– t – c, g– y cho trẻ chọn.
- Nhóm chữ cái to i– t – c gắn trên 3 bảng cài. 3 ngôi nhà xung quanh lớp có gắn chữ cái i– t – c.
- 3 cái bì thư có chứa chữ cái đang học	
- Tích hợp: Âm nhạc, văn học, xung quanh.
III/ TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Ốn định - gây hứng thú
- Cho trẻ vận động bài thơ “Con vỏi con voi”
- Các con vừa vận động bài thơ nói về con gì?
- Voi là con vật sống ở đâu vậy các con?
- Ngoài ra còn có các con vật nào sống trong rừng nữa?
- Cô tóm ý, giáo dục cháu yêu quý động vật sống trong rừng.
HOẠT ĐỘNG 2: Làm quen với nhóm chữ cái 
i – t - c
*Làm quen chữ cái i:
- Nhìn xem cô có hình ảnh gì đây?
- Con voi trên hình ảnh đang làm gì thế! 
- Phía dưới cô có từ “Con voi ”
- Cô ghép từ, đọc từ 1- 2 lần.
- Trong từ “Con voi” bạn nào giỏi lên tìm giúp cho cô chữ cái đã học rồi?
- Đây là chữ cái i hôm nay cô sẽ cho các con làm quen.
- Cô có chữ cái i to hơn để các con dễ nhìn.
- Cô phát âm 2 lần.
- Chữ cái i có nét gì ? 
- Đây là chữ cái I in hoa, đây là chữ cái i in thường và đây là chữ cái i viết thường.
- Cho lớp phát âm lại
*Làm quen chữ cái t:

File đính kèm:

  • docDong_vat_song_trong_rungTuan_30.doc