Giáo án Lớp Chồi - Hoạt động phát triển nhận thức - Chủ đề: Thế giới thực vật - Đề tài: Khám phá một số loại cây trong sân trường

* Trẻ quan sát cây xoài

- Các bé có biết đây là cây gì không?

- Ai có nhận xét về cây xoài nào? Cây xoài có những đặc điểm gì?

- Các bé thử đoán xem cây xoài có hoa không nhỉ?

- À đúng rồi cây xoài còn có cả hoa nữa đấy. Hoa của cây xoài rất nhỏ có màu trắng nó mọc thành từng chùm và từ những bông hoa đó nó sẽ kết thành quả đấy.

- Thế các bé đã bạn nào được ăn quả xoài chưa? Vị của nó như thế nào?

- Cây xoài giúp ích gì cho con người chúng ta?

 

doc8 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 6122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Hoạt động phát triển nhận thức - Chủ đề: Thế giới thực vật - Đề tài: Khám phá một số loại cây trong sân trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN MỸ ĐỨC
TRƯỜNG MẦM NON PHÚC LÂM
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Chủ đề :Thế giới thực vật
 Đề tài: Khám phá một số loại cây trong sân trường
Lứa tuổi: 4-5 tuổi 
Số lượng: 30 trẻ 
Thời gian: 25-30 phút
Ngày dạy: 12 -2 -2015
Giáo viên : Nguyễn Thị Thúy Trang – Tạ Thị Thu Hiền
NĂM HỌC 2014- 2015 
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU 
1- Kiến Thức :
- Trẻ biết tên gọi và đặc điểm nổi bật của một số loại cây (cây xoài ,cây phượng, cây thiết mộc lan).
- Trẻ biết lợi ích của một số loại cây.	
- Trẻ biết chơi trò chơi ,hiểu cách chơi và tuân thủ luật chơi.
2- Kỹ Năng:
- Trẻ nói được một số đặc điểm nổi bật của một số loại cây (cây xoài, cây phượng, cây thiết mộc lan).
-Trẻ biết so sánh và phân biệt một số đặc điểm nổi bật của 1 số loại cây: cây ăn quả, cây cho bóng mát, cây làm cảnh.
- Rèn kỹ năng hợp tác làm việc theo nhóm.
- Trẻ trả lời đủ câu rõ ràng, mạch lạc.
3-Thái độ : 
- Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học.
- Trẻ biết chăm sóc, bảo vệ các loại cây có ở trong trường, ở nhà hay ở những nơi công cộng.
II. Chuẩn bị 
1. Địa điểm: 
- Tại lớp học b2.
- Lớp học sạch sẽ,thoáng mát,môi trường lớp trang trí chủ đề: “Tết và mùa xuân”.
2. Đội hình dạy trẻ:
- Trẻ ngồi theo hình chữ U .
3. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn nhạc bài hát: Em yêu cây xanh
- Tivi có hình ảnh một số loại cây như: Cây xoài, cây na, cây bưởi, cây quýt, cây táo, cây phượng, cây bằng lăng, cây bàng, cây thiết mộc lan, cây xanh, cây ngũ da bì, cây si, cây tùng
4. Chuẩn bị của trẻ:
- Mỗi trẻ 1 bức tranh các loại hoa để trẻ tô màu.
- Lô tô các loại cây để trẻ chơi trò chơi.
- Bút mầu.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức. ( 3 – 5 phút)
- Chào mừng các bé đến với giờ học: “Tìm hiểu và khám phá” ngày hôm nay.
- Về dự với giờ học: “Tìm hiểu và khám phá” có các cô giáo trong trường về dự với chúng mình đấy. Các con hãy nổ 1 tràng vỗ tay để chào đón các cô nào!
- Để mở đầu cho giờ học ngày hôm nay cả lớp hát cùng cô bài hát: “Em yêu cây xanh” nào.
- Cô và cả lớp vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về ai?
- Bạn nhỏ thích làm gì?
- À ước mơ của bạn nhỏ là trồng được thật nhiều cây xanh đấy. Vậy các con có biết trồng cây xanh để làm gì không?
- Trồng nhiều cây xanh để cho môi trường của chúng mình luôn xanh - sạch - đẹp đấy các con ạ. Trong thiên nhiên có rất nhiều cây xanh, cây thì cho ta bóng mát, cây thì làm cảnh, cây thì cho ta hoa thơm trái ngọt để ăn. Chính vì vậy mà cô rất yêu cây xanh, từ tình yêu đó mà giờ học hôm nay cô sẽ cho các con cùng tìm hiểu về một số loại cây nhé!
 2. Nội dung chính. ( 20 -22 phút )
Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại.
* Trẻ quan sát cây xoài
- Các bé có biết đây là cây gì không?
- Ai có nhận xét về cây xoài nào? Cây xoài có những đặc điểm gì?
- Các bé thử đoán xem cây xoài có hoa không nhỉ?
- À đúng rồi cây xoài còn có cả hoa nữa đấy. Hoa của cây xoài rất nhỏ có màu trắng nó mọc thành từng chùm và từ những bông hoa đó nó sẽ kết thành quả đấy.
- Thế các bé đã bạn nào được ăn quả xoài chưa? Vị của nó như thế nào?
- Cây xoài giúp ích gì cho con người chúng ta?
- Cây xoài sống được là nhờ gì nhỉ?
- Cô chốt lại: À đúng rồi! Cây xoài là loại cây ăn quả, cây sống được là nhờ có bộ rễ ăn sâu dưới lòng đất để hút các chất dinh dưỡng nuôi cây, cây sống được là nhờ nước, không khí, ánh sáng. Cây xoài còn có thân, có lá, hoa và quả. Quả xoài khi xanh nó sẽ có vị chua và khi chín sẽ có vị ngọt đấy.
- Ngoài cây xoài các bé còn biết những cây nào là cây ăn quả nữa?
* Mở rộng: Cô cho trẻ xem một số cây ăn quả như: Cây na, cây bưởi, cây quýt, cây táo.
* Trẻ quan sát cây thiết mộc lan.
- Các con đoán cùng cô xem đây là cây gì nào?
- Bạn nào có nhận xét gì về cây thiết mộc lan?
- Cây thiết mộc lan có những bộ phận nào?
- Thân cây và lá cây của nó như thế nào?
- À thiết mộc lan là loại cây thân thẳng, lá to và dài, có hoa thành chùm, màu trắng và có mùi thơm.
- Cây thiết mộc lan trồng để làm gì?
- Cây sống được là nhờ đâu?
- Cô chốt lại: Cây thiết mộc lan là cây làm cảnh, có rễ, thân, lá, hoa. Cây sống được là nhờ có bộ rễ ăn sâu dưới lòng đất để hút các chất dinh dưỡng nuôi cây, cây sống được là nhờ nước, không khí, ánh sáng.
- Ngoài cây thiết mộc lan làm cảnh ra các bé còn biết những cây gì làm cảnh nữa nào?
* Mở rộng: Cô cho trẻ xem một số hình ảnh cây làm cảnh như: Cây xanh, cây ngũ da bì, cây tùng, cây si.
* Trẻ quan sát cây phượng .
- Cô đố cô đố:
 Cây gì mọc ở sân trường
 Cùng em năm tháng thân thương bạn bè
 Nấp trong cành lá tiếng ve
 Sắc hoa đỏ rực gọi hè đến mau.
 Là cây gì?
- Các bé hãy nhìn lên đây và cho cô biết cây phượng có những đặc điểm gì nào?
- Hoa phượng màu gì?
- Hoa phượng nở vào mùa nào?
(Nếu trẻ không trả lời được cô dùng câu hỏi phụ).
- Đố các con biết cây phượng có quả không?
- À cây phượng cũng có quả đấy nhưng quả của cây phượng không ăn được đâu các con ạ. Quả phượng dài có màu vàng sẫm.
- Khi mùa hè mà chúng mình ra ngoài trời các bé ngồi dưới bóng cây các bé thấy như thế nào?
- Vậy cây phượng có ích lợi gì cho con người chúng ta nào?
=>Cô chốt lại: Cây phượng có rễ, thân, cành, lá, hoa và có quả nữa đấy. Rễ của cây phượng cũng ăn sâu dưới lòng đất để hút các chất dinh dưỡng nuôi cây, cây sống được là nhờ nước, không khí, ánh sáng. Cây phượng là loại cây cho bóng mát. 
- Ngoài cây phượng là loại cây cho bóng mát ra thì các con có biết cây nào cho bóng mát nữa không?
* Mở rộng: Cô cho trẻ xem một số hình ảnh cây như: Cây bàng, cây bằng lăng.
Hoạt động 2: So sánh cây xoài và cây phượng
- Cây xoài và cây phượng có đặc điểm gì giống và khác nhau ?
- Đúng rồi cây xoài và cây phượng đều có các bộ phận như rễ, thân, cành, lá và hoa, quả.
- Khác nhau: Chúng khác nhau về tên gọi. Cây xoài là loại cây ăn quả còn cây phượng cho bóng mát, cây phượng cũng có quả nhưng quả không ăn được.
- Muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải làm gì?
=> Giáo dục: À chúng ta phải trồng thật nhiều cây xanh đúng không nào. Chúng mình chăm sóc cây bằng cách hãy tưới nước cho cây và không được bẻ cành ngắt lá ơ trường ở nhà hay ở những nơi công cộng các con đã nhớ chưa nào.
Hoạt động 3: Trò chơi
*Trò chơi 1: “Thi xem đội nào nhanh”
Cô chia lớp mình thành 3 đội. Nhiệm vụ của 3 đội như sau 3 đội cùng phải đi qua 1 đoạn đường dích dắc sau đó lên phân loại cây theo yêu cầu của cô:
 Đội 1: Tìm cho cô những loại cây ăn quả.
 Đội 2: Tìm cho cô những loại cây cho bóng mát.
 Đội 3: Tìm cho cô những loại cây làm cảnh.
 Thời gian cho trò chơi là 1 bản nhạc đội nào chọn nhanh và đúng theo yêu cầu của cô đội đó giành chiến thắng.
.*Trò chơi 2: “Nhanh và đúng”
- Cô phát cho mỗi trẻ một bức tranh và cô yêu cầu các con sẽ phải khoang tròn cho cô những loại cây cùng nhóm với nhau. Thời gian dành cho các bé là 1 bản nhạc.
- Cô kiểm tra kết quả.
3.Kết thúc ( 2- 3 phút )
Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ vỗ tay.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- 2-3 trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời.
- 2-3 trẻ trả lời.
- 2-3 trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời.
- 2-3 trẻ trả lời.
- 2-3 trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- 2-3 trẻ trả lời.
- 2-3 trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- 2-3 trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- 2-3 trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát
- 2-3 trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe và chơi trò chơi.

File đính kèm:

  • docgiao_an.doc
Giáo án liên quan