Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề nhánh 3: Các loại rau

Môn thể dục

BẬT SÂU 30 CM

I/ Yêu cầu:

 - Trẻ biết tư thế tay, chân khi chuẩn bị & bật rơi xuống sàn nhà.

 - Phối hợp đánh tay & chân nhún khi bật, rơi xuống sàn nhà nhẹ nhàng bằng mũi chân.

 - Có tinh thần tập thể khi tham gia chơi.

II/ Chuẩn bị:

- Bài hát “Em yêu cây xanh”.

- Bài tập vận động, túi cát, cây xanh cao thấp khác nhau

III/ Tổ chức hoạt động:

1) Hoạt động 1: Khởi động

 -Trẻ hát bài: “Em yêu cây xanh”.

 - Cô và trẻ cùng trao đổi nhanh về tên gọi của 1 số loại cây xanh mà trẻ biết.

 - Khởi động: Chúng ta cùng đi vào vườn cây nhé!

 

doc13 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 3360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề nhánh 3: Các loại rau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 rau
- Trò chuyện về cách chế biến một số loại thức ăn được chế biến từ rau củ, quả
- TV: Xem truyện, tranh ảnh về các loại rau ăn củ, rau ăn quả 
-BH: chơi siêu thị bán rau,quả, thực phẩm
- Học tập: Phân loại rau ăn củ, rau ăn quả
-Khám phá: sự hiện diện của gió, nước đối với cây trồng.
MỞ CHỦ ĐỀ
Chủ đề nhánh: Các loại rau
Thời gian thực hiện từ 14/02- 18/02 /2011
1/ CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh về rau ăn lá, ăn củ, ăn quả...
- Tạp trí, họa báo, tranh ảnh về rau ăn lá, ăn củ, ăn quả...
 2/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 * Hoạt động 1: Tạo hứng thú : cô đưa ra câu hỏi
 - Cô cho trẻ đọc thơ “Bác bầu bác bí”
- Nội dung bài hát nói đến gì?
- Con thấy ba mẹ thường cho các con ăn các loại rau gì?
- Ba mẹ các con chăm sóc những loại rau như thế nào? (để trẻ trả lời tự do) 
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu hứng thú những điều trẻ chưa biết
- Thế các con có thể kể cho cô và các bạn nghe con còn biết những loại rau gì nữa, hãy kể cho cô và các bạn biết nào? 2-3 cá nhân kể tên
 - Nếu chăm sóc rau con sẽ làm gì?
 - Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc, tưới nước.
* Hoạt động 3: Tạo môi trường chủ đề 
 + Cô chia trẻ thành 4 nhóm phân công 
 - Tô màu tranh các loại ăn lá
 - Cắt dán, các loại rau ăn củ mà cháu thích.
 - Tô màu nước các loại rau ăn quả.
- Dán tranh do trẻ tự làm vào góc hoạt động và góc chủ điểm chính.
 * Hoạt động 4: Giới thiệu chủ đề mới “Các loại hoa quả”
 - Cô và trẻ cùng trò chuyện về “Các loại hoa quả”
 - Trưng bày một số tranh ảnh về “Các loại hoa quả”
 - Gợi ý cho trẻ về sưu tầm hình ảnh về “Các loại hoa quả” trong sách báo
LỊCH TUẦN 2
Chủ đề nhánh: Các loại rau
Thời gian thực hiện từ 14/02- 18/02 /2011
THỜI ĐIỂM
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
Đón trẻ
TDS
- Trao đổi với PH về tình trạng sức khỏe của 1 số cháu kém ăn, hay ho, cảm
- Nối hình phù hợp với chủ đề
* Bài thể dục sáng : BT số 5
Hoạt động sáng
- Điểm danh: các tổ trưởng điểm danh báo cáo bạn vắng, gắn hình bạn
 vắng, đếm số bạn vắng.
- Giới thiệu sách chữ to: Thơ “Củ cải trắng”
- Trò chuyện với trẻ về việc giữ vs, không vứt rác bừa bãi trong sân trường
Hoạt động chung
HĐKP
Vườn rau
Văn học
Củ cải trắng
Tạo hình
Vẽ vườn rau của bé
Thể dục
Bật sâu 30 cm
Âm nhạc
Qủa gì
HĐNT
QS: Củ cà rốt, Cây hành, Qủa Mướp,Qủa Bầu...
VĐ : Chuyền bóng, Bánh xe quay, chuyển rau, củ, quả...
DG: Chi chi chành chành, lộn cầu vồng.
 chơi tư do với đồ chơi ngoài trời cát nước, bóng nhựa, phấn
HĐG
PV: Siêu thị – bán hàng
KP:
Theo dõi sự lớn lên của quả bầu
XD: Vườn Rau của bé
TV: Xem sách tranh về các loại rau
HT: Ghép tranh các loại rau, nối hình phù hợp các loại rau
ÂN: Hát về thế giới thực vật
PV: Siêu thị – bán hàng
TH: Vẽ, tô màu về các loại rau
XD: Vườn rau của bé.
NT: Vẽ, xé, dán.Tạo tranh về và các loại rau 
HĐC
- Chơi các kidsmart các ngôi nhà: Trydy, Sammy.
- GDMT: Không vứt rác bừa bãi ra sân, hay vứt rác xuống cống.
- Rèn trẻ yếu ngôn ngữ, phát âm còn nói lắp: Khải, Đăng, Thắng...
- Trẻ biết tên các món ăn hàng ngày, giàu những chất vitamin và muối khoáng
- Tập dợt văn nghệ đóng Chủ đề “ Các loại rau”
- Tổng kết chủ đề: hát, muá, đọc thơ
- Trưng bày sản phẩm chủ đề tuần
- Mở chủ đề mới: Các loại hoa, quả. 
 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC GIỜ CHƠI
Chủ đề nhánh : Các loại rau
Thời gian từ 14/02- 18/02/2011
I- Chuẩn bị :
 1.TCĐV: Siêu thị – bán hàng, một số đồ chơi rau, trái cây bằng nhựa
 2.TCXD: Khối bitis, khối gỗ, cỏ, hoa, quả, các nguyên vật liệu mở khác
- Thiết kế sơ đồ: Xây Vườn rau của bé
 3. TCHT: Các bài tập chia nhóm, phân nhóm, bài tập giáo dục môi trường, ghép tranh, nối hình thích hợp.
 4. Thư viện Các loại sách tranh chuyện theo chủ đề, thơ khổ chữ to có hình ảnh đẹp về các loại rau
5. Nghệ thuật : Giấy vẽ. Bút sáp màu, tranh, họa báo, giấy màu, bìa cứng, giấy màu.
 6. Khám phá : Các loại đồ chơi khoa học, Vườn rau có quả bầu, cát, nước, các loại rau, sỏi, bông gòn, nam châm lá, tranh mẫu dán từ lá cây, sò, nghêu.....
II- Phân công :
Thời điểm 
Phân công
1/ Đầu giờ
Hồng Vân
 ( cô A)
Thu Trang
 ( cô B)
chuẩn bị nơi chơi cho các góc , các đồ chơi , bài tập , phương tiện chơi
Tập trung dặn dò nề nếp chơi
sắp xếp đồ chơi phương tiện chơi theo bộ ở các góc chơi để trẻ dễ nhìn,
dễ lấy 
2/Giúp trẻ triển khai các trò chơi 
Bao quát và triển khai khả năng chơi của trẻ ở góc trong tâm trong ngày .
Bao quát và triển khai khả năng chơi của trẻ ở góc khác.
Bao quát và triển khai khả năng chơi của trẻ ở góc trọng tâm trong ngày.
3/Kết thúc trò chơi
Thu dọn đồ dùng thu hút trẻ phụ giúp góc trọng tâm 
-Nhận xét buổi chơi
Thu dọn đồ dùng đồ chơi, phương tiện gợi trẻ phụ giúp .
Tập hợp trẻ để nhận xét cuối buổi chơi.
Thu dọn đồ chơi cùng trẻ.
3/ Nhiệm vụ phương pháp hướng dẫn:
TCĐV:
- Phát triển nội dung trò chơi “ Siêu thị - bán hàng”: Chuẩn bị một số loại rau ăn lá, ăn quả, ăn củ. BPà Gợi ý tình huống: Bán cho tôi 02 củ cà rốt hoặc bán cho tôi 01 cái bắp cải
- Khuyến khích trẻ sử dụng vật thay thế( BPà Tình huống: Sẽ lấy gì làm củ cà rốt được nhỉ?) 
Trọng tâm quan sát: Tình hình chơi ở góc ĐV
 - Trẻ liên kết với nhau như thế nào?
 - Có xưng vai không?
TCXD: 
- Mở rộng mô hình “Vườn hoa xuân”: Thêm các khu vui chơi cho trẻ con (BP: Giúp trẻ thoả thuận bàn bạc trước khi bắt đầu xây: Có gì trongvườn hoa? Xây kiểu nào ? Ai sẽ làm?....
TCHT:
- KP: Nhắc trẻ phân nhóm vật chìm nổi và có ghi nhận.
- Toán: Khuyến khích trẻ ghép tranh hoàn chỉnh và nói nội dung.
4/ TCVĐ : 
Yêu cầu : Tất cả cùng tích cực tham gia
Tiến hành : Tạo dáng nhiều hình dáng khác nhau, mèo bắt chuột, Bánh xe quay và 1 số trò chơi dân gian khác.
+ Trọng tâm quan sát : Nề nếp khi cháu tham gia chơi, thoả thuận phân vai trước khi chơi
HOẠT ĐỘNG ĐIỂM DANH 
 TUẦN 1 - Chủ đề nhánh : Các loại rau
Thời gian thực hiện từ 14/02- 18/02/2011
I-MĐYC:
-Cháu nắm được nội dung mà cô trao đổi trong từng phần
- Vận dụng những hiểu biết của trẻ để tham gia vào các buổi trò chuyện cùng cô.
- Tạo điều kiện thiết lập mối quan hệ các bạn trong lớp, quan tâm đến các bạn.
- Trẻ hoạt động tự nhiên nhẹ nhàng.
 II- Chuẩn bị :
- Các biểu bảng bé đến lớp, quan sát thời tiết, thời gian, lịch 
- Chỗ thoáng mát để trẻ sinh hoạt.
 III- Tổ chức hoạt động:
 * 1- Điểm danh
- Tổ trưởng điểm danh các bạn, quan sát và biết bạn nào vắng mặt hôm nay
- Kiểm tra qua bảng bé vắng, gắn hình bạn vắng.
- Gợi hỏi trẻ nếu bạn bị bệnh hôm sau bạn vào học chúng ta phải làm gì?
- Kiểm tra vệ sinh đầu tuần thứ 2, móng tay, đầu tóc.
 * 2-Trò chuyện về thời gian, thời tiết:
- Cho trẻ làm quen và nói hôm nay là thứ mấy? hôm qua là thứ mấy? Bạn nào thử đoán xem ngày mai là thứ mấy? kết hợp cho trẻ bóc lịch, gắn ký hiệu.
- Trò chuyện về thời tiết hôm nay, cho trẻ tự gắn hình theo suy nghỉ của trẻ.
- Cô cho trẻ biết thời tiết trong tháng này trời hay mưa, nhắc trẻ đi học mặc áo ấm, đem theo áo mưa mặc khi có trời mưa.
 * 3-Trò chuyện về chủ đề tiếp theo trong ngày học môn khám phá xã hội “ Các loại rau”
- Biết gọi tên và các đặc điểm của cây
- So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 loại rau
- Biết tiết kiệm nước
 * Giới thiệu tranh thơ “ Bác bầu, bác bí”
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
TUẦN 1- chủ đề nhánh : Các loại rau
( Từ 14/02/11 – 18/02/11)
I-MĐYC :
Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với không khí trong lành của thiên nhiên và môi trường xung quanh thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ.
Trẻ biết được hạt sương từ đâu có.
Giáo dục trẻ biết ích lợi của nước, tiết kiệm nước
Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo qua trò chơi vận động.
Thỏa mãn nhu cầu vận động, vui chơi cho trẻ.
II- Chuẩn bị : 
 - Địa điểm : sân rộng thoáng mát, sạch sẽ, gọn gàng, đảm bảo an toàn cho trẻ
Đồ chơi : mũ mèo, mũ chuột, vòng,.phấn, lá, trái cầu, xà bông nứơc, bolling, 5-6 quả bóng , đồ chơi cát, khuôn in bánh, cờ, đồ chơi ngoài trời.
Chủ động đưa ra những câu hỏi gợi mở, kích thích trẻ tìm hiểu
III- Tổ chức hoạt động:
* HĐ1- Quan sát : Dây Bầu, quả bầu
Ổn định , gây hứng thú: cô tập trung trẻ lại thành 2 hàng nói nội dung buổi quan sát
Hôm nay, cô cho các con quan sát Dây Bầu, quả bầu nhé!
Dắt cháu ra sân trường, cô chỉ vào các dây leo và đố cháu
Các con có biết đây là dây gì không?
Dây này có các bộ phận nào? Có đặc điểm gì? Cây có ích lợi gì? Qủa như thế nào?
Giáo dục cháu biết chăm sóc, bảo vệ 
* HĐ2- Trò chơi vận động: Chuyền bóng
 Luật chơi: Cháu biết chuyền và nhận bóng, không làm rơi bóng.
 Cách chơi: 
 Chuyền bóng: cháu thành 2 đội, mỗi đội đứng cách đều nhau, cháu đứng đầu hàng cầm bóng = 2 tay , khi có hiệu lệnh chuyền bóng cho bạn kế bên, bạn nhận bóng = 2 tay chuyền tiếp cho bạn... cứ như thế chuyền đến bạn cuối cùng cầm bóng chạy lên trao cho bạn đứng đầu hàng, đội nào chuyền hết trước là đội đó thắng, đội thua sẽ bị phạt. Trò chơi lại tiếp tục
* HĐ3: Trò chơi dân gian : Lộn cầu vồng
 Cách chơi: Tất cả các cháu đứng thành đôi, nắm tay lại đọc bài thơ “ Lộn cầu vồng ” đến câu cuối cùng cháu lộn ngược lại, cứ thế cháu chơi 3 - 4 lần
 * HĐ4: Chơi theo ý thích
Cô theo dõi trẻ khi vào góc chơi phải biết phân công từng vai chơi , không giành nhau, tự chọn đồ chơi và cách chơi phù hợp theo ý thích trẻ, bíêt giử trật tự không làm ảnh hưởng góc chơi khác.
Cháu chơi hoàn chỉnh cho đến khi hết giờ, cháu biết tạo nhiều trò chơi tiếp nối để không nhàm chán bỏ dở giữa chừng.
Nhận xét sau khi chơi
Thứ hai ngày 14 tháng 02năm 2011
1/ ĐÓNG MỞ CHỦ ĐỀ NHÁNH
* CÂU HỎI TẠO HỨNG THÚ:
 - Người ta trồng các loại rau để làm gì?
 - Khi ăn các loại rau ăn lá, ăn quả, ăn củ cho chúng ta các chất gì?
 - Vitamin A có nhiều trong loại rau nào?
 - Nếu không có các loại rau phục vụ trong cuộc sống thì sẽ như thế nào?
* CÂU HỎI TẠO NHU CẦU KHÁM PHÁ:
 - Các con biết những loại rau nào?
 - Tại sao gọi là rau ăn lá, ăn quả, ăn củ?
 - Rau nào dùng để ăn sống? 
 - Rau nào dùng để nấu canh? 
 - Rau nào vừa ăn lá vừa nấu canh?
 2/ TIẾT HỌC KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ NHÁNH 
I/ YÊU CẦU:
- Trẻ gọi tên, phân biệt 1 số loại rau ăn lá, ăn quả, ăn củ.
- Phân nhóm theo vài dấu hiệu: ăn chín, ăn sống, rau ăn lá, ăn quả, ăn củ chất dinh dưỡng trong rau, củ. Đếm số lượng rau.
- Thích chăm sóc vườn rau
II/ CHUẨN BỊ:
 * Cô: - chuẩn bị trước chỗ để hoạt động sạch, an toàn
- Nhiều dụng cụ chăm sóc cây vừa tay trẻ: Leng, bình tưới, xô nhựa, ca múc nước,Vườn rau của bé. 
- 1 bảng , viết, những băng từ tên rau, que gắn băng từ tên rau
 * Trẻ: - Trang phục gọn, nón đội
 - Trò chuyện trước với trẻ về chủ đề các loại rau.
III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
- Quan sát các loại rau trong sân trường: Gợi ý cho trẻ ngắm cảnh trong sân trường
- Trẻ kể tên các loại rau theo kinh nghiệm. Cô đọc tên rau để kiểm tra
- Chơi trò chơi “ về đúng tên loại rau” Trẻ tìm chạy về đứng bên loại rau đó. Gợi hỏi loại rau này ăn lá ( ăn quả hay ăn củ)? Những loại rau khi ăn vào có chất gì? Ăn rau nhiều thì cơ thể chúng ta như thế nào?
- Đọc “ Đồng dao về củ”
- Cho trẻ quan sát vườn rau trước lớp, kể tên rau.
- Gợi hỏi những loại rau này được trồng nở đâu? ( trong đất). Kích thước như thế nào? Rau trồng trong nhà có được không?
- Cho trẻ đem 1 số rau trồng vào chậu và đem vào để trong lớp làm thí nghiệm. Làm bảng để theo dõi
- Trẻ cùng nhau chăm sóc vườn rau trước lớp: chia nhóm nhổ cỏ, tỉa lá vàng, tưới cây, làm bảng tên cây
3. THẾT KẾ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG
Thứ ngày tháng 02 năm 2011
Môn: văn học
CỦ CẢI TRẮNG
I/ Yêu cầu:
-Trẻ hiểu nội dung câu chuyện. Nắm được các chi tiết chính trong nội dung câu chuyện và tính cách của nhân vật.
 	- Trẻ nêu được nội dung tranh phù hợp
	- Hợp tác cùng bạn thực hiện ghép tranh. 
II/ Chuẩn bị: 	 
- Truyện “Cù cải trắng”, tranh truyện trên máy, tranh truyện cắt rời.
- Nhạc, đàn 
III/ Tổ chức hoạt động:
1)Hoạt động 1: Khám phá
 - Cho trẻ khám phá sờ vào túi đoán xem trong túi có gì?
 - Vì sao con biết? Hỏi ý kiến 1 số bạn?
 - Cho trẻ xem có phải củ mà trẻ đón không?
 - Củ gì đây? Có dạng gì? Dùng để làm gì
 - Đây là thức ăn của ai? Ngoài ra còn là thức ăn của ai nữa?
 - Trong những ngày mùa Đông lạnh Thỏ con, Dê con, Hươu con tìm thức ăn, và khi tìm được thì chúng đã chia cho nhau như thế nào, các con hãy lắng nghe cô kể câu truyện “ Củ cải trắng” nhé !
2) Hoạt động 2: Kể chuyện
- Cô kể cho trẻ nghe lần 1 nội dung ngắn gọn.
 + Cô vừa kể chuyện gì? Có ai? Các bạn ấy đã đối xử với nhau như thế nào? Chia sẻ nhau bằng cách nào các bạn hãy nghe và chú ý xem tranh nhé!
- Kể lần 2: Trình tự chi tiết từng tranh đặt câu hỏi gợi ý trẻ trả lời.
 + Thỏ nghĩ đến ai khi tìm được củ cải? ( Tranh 1)
 + Còn dê đã đến nhà ai và đã làm gì? ( Tranh 2)
 + Thỏ đang làm gì khi Hươu đến? ( Tranh 3)	
 + Cuối cùng các bạn đã xử lý những thức ăn đó như thế nào? ( Tranh 4)
3) Hoạt đông 3: Đàm thoại 
- Các bạn vừa nghe chuyện gì? Trong chuyện có ai?
- Thỏ tìm được thức ăn gì?
- Thỏ đem cho ai? Lúc đó Dê con ở đâu?
- Dê con tìm rau gì? Và nhớ đến ai? Dê đã làm gì?
- Còn Hươu thì sao? Hươu đã làm gì khi thấy củ cải? Cuối cùng thì thỏ đã nghĩ ra điều gì?
- Các bạn Thỏ, Dê, Hươu là những người ntn? Nếu là các con thì sao?
4) Hoạt động 4: Thực hiện bài tập
- Mỗi nhóm sẽ ghép 1 tranh trong vòng 1 điệu nhạc nhóm nào ghép đúng nhanh, nêu đúng nội dung tranh thì sẽ được thể hiện vai theo nhân vật trong truyện Củ cải trắng.
Nhận xét - Tuyên dương
* Kế hoạch tiếp theo: Đưa vào HĐG cho cháu đóng kịch
 Đánh giá:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Thứ ngày tháng 02 năm 2011
Môn: Tao hình
VẼ VƯỜN RAU CỦA BÉ
I/ YÊU CẦU:
	- Trẻ hiểu cách vẽ, kết hợp những đường nét cơ bản từng luống rau.
	- Phối hợp các đường nét cơ bản tạo thành luống rau. Kết hợp màu sắc hài hoa khi tô.
	- Cô gắng hoàn thành bài vẽ.
II/ CHUẨN BỊ:
	- Bài vẽ gợi ý, giấy, bút màu, bàn ghế
	- Trò chơi “Con thỏ”, bài hát “Em yêu cây xanh”
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1/ Hoạt động 1: Trò chơi “Con thỏ”
 - Con thỏ thường ăn gì?
 - Củ cải thuộc loại rau ăn gì?
 - Cho trẻ kể tên 1 số loại rau mà trẻ biết?
2/ Hoạt động 2: Quan sát tranh
 - Cho trẻ quan sát tranh.
 - Nêu nhận xét các chi tiết từng tranh?
 - Tranh vẽ gì? Có gì? Cách sắp xếp bố cục như thế nào?
 - Cách tô màu chi tiết?
 - Cách tô màu nền?
 - Từng tranh cô gợi ý cho trẻ diễn đạt bằng ngôn ngữ của trẻ?
 3/ Hoạt động 3: Thực hiện
- Nêu suy nghĩ trẻ sẽ vẽ gì?
- Vẽ như thế nào? Vẽ nhóm rau, củ?
- Chi tiết nào trước? Cách sắp xếp các chi tiết như thế naò?
- Sau đó sẽ làm gì để được hoàn chỉnh bức tranh?
 - Cho vài bạn nêu ý kiến cuả trẻ?
 - Về mỗi nhóm 4 bạn.
 4/ Hoạt động 4: Nhận xét 
 - Nhận xét tranh cuả mình?
 - Bài vẽ nào đẹp?
 - Tại sao đẹp? Chi tiết nào chưa phù hợp? Tại sao?
 - Hát vận động bài hát: “Qủa gì”
Nhận xét - Tuyên dương
* Kế hoạch tiếp theo: Đưa vào HĐG cho cháu thực hiện quyển “ tạo hình”
 Đánh giá:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày tháng 02 năm 2011
Môn thể dục
BẬT SÂU 30 CM
I/ Yêu cầu:
	- Trẻ biết tư thế tay, chân khi chuẩn bị & bật rơi xuống sàn nhà.
 	- Phối hợp đánh tay & chân nhún khi bật, rơi xuống sàn nhà nhẹ nhàng bằng mũi chân.
 	- Có tinh thần tập thể khi tham gia chơi.
II/ Chuẩn bị: 
- Bài hát “Em yêu cây xanh”.
- Bài tập vận động, túi cát, cây xanh cao thấp khác nhau
III/ Tổ chức hoạt động:
1) Hoạt động 1: Khởi động
 -Trẻ hát bài: “Em yêu cây xanh”. 
 - Cô và trẻ cùng trao đổi nhanh về tên gọi của 1 số loại cây xanh mà trẻ biết.
 - Khởi động: Chúng ta cùng đi vào vườn cây nhé!
2) Hoạt động2: Trọng động
 *BTPTC:
+ Động tác tay 5 (2/4 nhịp)
+ Động tác lườn 4 (2/4 nhịp)
+ Động tác chân 4: ( 4/ 4 nhịp)
+ Động tác bật 2 Tại chỗ (4 lần)
 *VĐCB: Cô giới thiệu vận động cơ bản và làm mẫu cho trẻ xem
 + Cô làm mẫu kết hợp giải thích: Cô bước lên ghế thể dục tay đánh từ trước ra sau nhón chân, bật mạnh chạm đất bằng mũi chân rồi đến bàn chân.
 + Cô mời 2 trẻ lên làm mẫu
 + Lần lượt 2 trẻ lên thực hiện - hết lớp
 *Trò chơi: Bật qua chướng ngại vật đến vườn cây nhặt lá vàng đem về làm tổ.
 + Tổ chức trẻ chơi 3 hàng dọc.
3) Hoạt động 3: Hồi tĩnh
-Trẻ đi chậm, hít thở nhẹ nhàng theo giai điệu
Nhận xét - Tuyên dương
* Kế hoạch tiếp theo: Đưa vào HĐC cho cháu thực hiện 
 Đánh giá:
...........................................................................................................................................................................................................................
 Thứ ngày tháng 02 năm 2011
Môn âm nhạc
QUẢ GÌ
I/ YÊU CẦU:
	- Hiểu cách vận động theo phách theo nhịp hoặc động tác minh họa.
	- Lắng nghe giai điệu thể hiện, và nêu được cảm xúc.
	- Hứng thú tham gia vào trò chơi.
II/ CHUẨN BỊ:
	- Động tác múa phù hợp bài hát, đàn, nhạc
	- Tranh bài hát đã học.
III/ TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG:
1/ Hoạt động 1: Trò chơi: “Gieo hạt”
 - Các bạn gieo hạt trồng gì?
 - Ở lớp có vườn cây nào?
 - Còn ở nhà thì sao? Muốn cây mau lớn như thế nào?
 - Để biết vườn cây có quả gì? Hôm nay cô dạy các con hát bài “Qủa gì” nhé!
2/ Hoạt động 2: Vận động vỗ theo nhịp
 - Cho cháu hát? Các bạn đã thuộc bài hát vậy các bạn sẽ làm gì? 
 - Cô hát vận động theo nhạc mẫu lần 1:
 - Lần 2 cho trẻ vận động, nêu thêm phần sáng tạo của trẻ.
 - Vận động cả lớp?
 - Cho trẻ thực hiện nhóm, tổ, cá nhân.
 - Tốp này hát, tốp kia vận động, cá nhân cũng vậy.
3/ Hoạt động 3: Nghe nhạc, nghe hát
 - Mở giai điệu nhạc trẻ lắng nghe thể hiện qua nét mặt
 - Trẻ nêu ý kiến khi nghe giai điệu.
 - Cô giới thiệu bài hát Lý cây bông , dân ca nam bộ
 - Hát 1 lần có minh họa
 - Hát lần 2 trẻ hát vận động theo cô
4/ Trò chơi: Hát theo hình vẽ
 - Đoán tên bài hát qua tranh.
 - Trẻ hát chọn nhạc cụ thực hiện.
Nhận xét - Tuyên dương
* Kế hoạch tiếp theo: Đưa vào HĐG cho cháu biểu diễn văn nghệ
 Đánh giá:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................
 Đóng chủ đề nhánh: Tuần 3 
 Các loại rau ” (Thứ sáu 18/02/11)
1/ Chuẩn bị:
- Sắp xếp bàn ghế.
- Phân công bạn dẫn chương trình tập trước 2 bạn trai.
- Trưng bày các sản phẩm vẽ, nặn, bằng các nguyên vật liệu khác nhau.
- Tập giới thiệu sản phẩm rau, củ trẻ tạo hình.
- Củ làm từ giấy bồi.
 2/ Chương trình:
	1/ Giới thiệu chương trình C mỗi trẻ nói 1 

File đính kèm:

  • docTUAN 3.doc