Giáo án Lớp 5 Tuần 3 - Trường IPS Đồng Nai

TUẦN 03 TẬP LÀM VĂN

Tiết 06 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH

 Ngày soạn: 30/06/2015 - Ngày dạy: ./07/2015

I. MỤC TIÊU:

- Nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn một đoạn để hoàn chỉnh theo y/c của BT1. HS khá, giỏi biết hoàn chỉnh cả đoạn văn ở BT1 và chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn miêu tả khá sinh động.

- Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước, viết một đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lý (BT2).

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- GV: SGK; bảng phụ viết nội dung chính của 4 đoạn văn tả cơn mưa.

- HS: SGK; vở BTTV5 tập 1; giấy A3, bút dạ.

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM :

 

doc50 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 3 - Trường IPS Đồng Nai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan sát cơn mưa của tác giả ? 
 + Cách dùng từ trong khi miêu tả của tác giả có gì hay ? 
 + Tác giả quan sát cơn mưa theo trình tự thời gian : lúc trời sắp mưa -> mưa -> tạnh hẳn. Tác giả quan sát mọi cảnh vật rất chi tiết và tinh tế. 
 + Tác giả dùng nhiều từ láy, nhiều từ gợi tả khiến ta hình dung được cơn mưa ở vùng nông thôn rất chân thực.
- GV giảng
HĐ 2: Bài tập 2. ( 12 phút)
MT: Lập dược dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.
Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Gọi HS đọc bản ghi chép về một cơn mưa mà em đã quan sát.
- GV nêu : Từ những kết quả quan sát đó, em hãy lập thành dàn ý bài văn tả cơn mưa; chú ý cách dùng từ, quan sát, chỉ ghi lại những cảnh vật, con vật tiêu biểu, ấn tượng. 
- GV hướng dẫn : 
 + Phần mở bài cần nêu những gì ? 
 + Em miêu tả cơn mưa theo trình tự nào ? 
- GV giảng.
- GV hỏi: 
 + Những cảnh vật nào chúng ta thường gặp trong cơn mưa ? 
 + Phần kết bài em nêu những gì ? 
- Yêu cầu HS tự lập dàn ý. 
- 1 HS đọc thành tiếng cho HS cả lớp nghe.
- 3 HS đọc thành tiếng bài của mình trước lớp. 
- Lắng nghe.
- HS tiếp nối nhau trả lời.
 + Phần mở bài giới thiệu điểm mình quan sát cơn mưa hay những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến.
 + Em miêu tả cơn mưa theo trình tự thời gian: miêu tả từng cảnh vật trong cơn mưa. 
+ Cảnh vật thường có trong mưa : mây, gió, bầu trời, mưa, con vật, cây cối, con người, chim muông, 
+ Phần kết bài có thể nêu cảm xúc của mình hoặc cảnh vật tươi sáng sau cơn mưa. 
- 2 HS lập dàn ý vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở.
- Giải 
- Sau khi HS lập xong dàn ý. GV gọi 2 HS dán phiếu lên bảng. GV cùng HS dưới lớp nhận xét, bổ sung về cách dùng từ, quan sát, miêu tả, GV ghi nhanh lên bảng để có 1 dàn ý chi tiết. 
- Nhận xét, khen ngợi. 
4.- Củng cố: (5phút)
- Cho HS bình chọn dàn ý viết hay nhất đọc lại cho cả lớp cùng nghe.
- GD thái độ: Giáo dục HS yêu thích làm văn; bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp. GDBVMT (Trực tiếp): Cảm nhận vẻ đẹp của môi trường tự nhiên; ý thức bảo vệ môi trường.
- Nhận xét tiết học.
 5.- Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
 - Dặn HS về nhà hoàn thành dàn ý bài văn tả cơn mưa, mượn dàn ý của những bạn khác để tham khảo và chuẩn bị bài sau. 
V. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 03 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 06 LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
 Ngày soạn: 30/06/2015 - Ngày dạy: .../07/2015
I. MỤC TIÊU:
 - Biết Sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT1); hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ (BT2).
- Dựa theo ý 1 khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết được một đoạn văm miêu tả sự vật có sử dụng 1,2 từ đồng nghĩa (BT3).
 	 - Giáo dục HS ý thức sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp khi viết văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK; Bảng phụ chép sẵn BT 1. 
- HS: SGK; Vở BT TV5 tập 1; giấy A3, bút dạ.
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM :
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui.
 2.- KT bài cũ: (5 phút) - 2 HS làm lại BT 2, 4 tiết trước.
 - GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
 3.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1: Bài tập 1. ( 7 phút)
MT: Biết Sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT1).
Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp. GV đánh số thứ tự vào các ô trống và yêu cầu HS tìm từ trong ngoặc phù hợp với từng ô trống đó.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. 
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 33 SGK để thấy rõ từng từ điền là phù hợp
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
- GV hỏi để HS nhớ nghĩa của mỗi từ trong nhóm: 
 + Các từ: xách, đeo, khiêng, kẹp, vác cùng có nghĩa chung là gì ? 
 + Tại sao chúng ta không nói : Bạn Lệ vác trên vai chiếc ba lô con cóc ? 
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh. 
HĐ 2: Bài tập 2. ( 7 phút)
MT: hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ (BT2).
Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài tập trong nhóm theo hướng dẫn sau : 
 + Đọc kĩ từng câu tục ngữ.
 + Xác định nghĩa của từng câu tục ngữ. 
 + Đặt câu hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng với từng câu tục ngữ đó. 
- Gọi các nhóm trình bày kết quả làm bài. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS đặt câu với các câu tục ngữ.
- Nhận xét, khen ngợi HS biết sử dụng những câu tục ngữ trong khi nói. 
HĐ 3: Bài tập 3. ( 8 phút)
MT: Dựa theo ý 1 khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết được một đoạn văm miêu tả sự vật có sử dụng 1,2 từ đồng nghĩa (BT3).
Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ Sắc màu em yêu.
- Hỏi : Em chọn khổ thơ nào trong bài thơ để miêu tả. Khổ thơ đó có những màu sắc và sự vật nào ? 
- Yêu cầu HS tự viết đoạn văn. 
- Gọi 2 HS viết vào giấy khổ to dán bài lên bảng, đọc đoạn văn. GV cùng HS nhận xét, chữa từng đoạn văn. 
- Nhận xét và cho điểm HS viết đạt yêu cầu. 
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình. HS khác theo dõi, ghi lại các từ đồng nghĩa bạn đã sử dụng .
- Nhận xét và ghi nhận HS viết đạt yêu cầu. 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi , thảo luận, làm bài. 1 HS làm trên bảng lớp, chỉ cần ghi như sau: 
Ô thứ
Từ cần điền
1 -
2 -
3 -
4 -
5 -
đeo
xách
vác
khiêng
kẹp
- Nhận xét .
- Quan sát tranh. 1 HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh. 1 HS nhìn tranh nói về hoạt động của từng bạn. 
- HS nối tiêp nhau nêu ý nghĩa.
 + Các từ : xách, đeo, khiêng, kẹp, vác cùng có nghĩa chung là mang một vật nào đó đến nơi khác. 
 + Vì : đeo nghĩa là mang vật nào đó kiểu dễ tháo cởi, vác nghĩa là chuyển vật nặng hoặc cồng kềnh bằng cách đặt lên vai. Chiếc ba lô con cóc nhỏ và nhẹ nên dùng từ đeo là phù hợp. 
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp cùng nghe. 
- 1 HS đọc thành tiếng. 
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm cùng trao đỏi thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- 1 nhóm nêu nghĩa chung của 3 câu tục ngữ: gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên. 
- Tiếp nối nhau đặt câu. 
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 8 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng từng khổ thơ. 
- Tiếp nối nhau phát biểu. Ví dụ : 
 + Em thích khổ thơ thứ hai, ở đây có rất nhiều sự vật có màu xanh : cánh đồng, rừng núi, nước biển, bầu trời.
 + Em thích khổ thơ thứ bảy. Em rất yêu màu nâu với những sự vật: áo mẹ, đất đai, gỗ rừng
- 2 HS viết vào giấy khổ to, cả lớp viết vào vở.
 - 2 HS lần lượt đọc bài của mình, cả lớp theo dõi, sau đó nêu ý kiến nhận xét. 
- 3 đến 5 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình. Sau mỗi HS đọc, 1 HS đọc các từ đồng nghĩa mà bạn đã sử dụng. 
4.- Củng cố: (5phút)
- GV đọc cho HS bình chọn đoạn văn viết hay nhất đọc lại cho cả lớp cùng nghe.
- GD thái độ: Giáo dục HS ý thức sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp khi viết văn.
- Nhận xét tiết học.
 5.- Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn nếu chưa đạt yêu cầu, mượn đoạn văn của những bạn HS khá để đọc và chuẩn bị bài sau. 
V. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 03 	 TẬP LÀM VĂN
Tiết 06 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
 	 Ngày soạn: 30/06/2015 - Ngày dạy: .../07/2015
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn một đoạn để hoàn chỉnh theo y/c của BT1. HS khá, giỏi biết hoàn chỉnh cả đoạn văn ở BT1 và chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn miêu tả khá sinh động.
- Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước, viết một đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lý (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK; bảng phụ viết nội dung chính của 4 đoạn văn tả cơn mưa.
- HS: SGK; vở BTTV5 tập 1; giấy A3, bút dạ.
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM :
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui.
2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- 3 HS lần lượt đọc đoạn văn đã làm lại ở tiết trước.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
3.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1: Bài tập 1. ( 10 phút)
MT: Nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn một đoạn để hoàn chỉnh theo y/c của BT1. HS khá, giỏi biết hoàn chỉnh cả đoạn văn ở BT1 và chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn miêu tả khá sinh động.
Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- GV hỏi: Đề văn mà bạn Quỳnh Liên làm là gì ? 
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận để xác định nội dung chính của mỗi đoạn. 
- Gọi HS phát biểu ý kiến. 
- Nhận xét, kết luận. 
- Hỏi : Em có thể viết thêm những gì vào đoạn văn của bạn Quỳnh Liên ? 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Nhắc HS : Đây là bài văn tả quang cảnh sau cơn mưa có 4 đoạn. Mỗi đoạn có một nội dung khác nhau. Do vậy không nên viết quá dài, thêm nhiều chi tiết, cảnh vật. 
- Khi HS viết xong, GV yêu cầu 4 HS làm trên phiếu dán bài lên bảng, đọc đoạn văn. GV cùng HS nhận xét, sửa chữa để rút kinh nghiệm. 
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- Nhận xét và ghi nhận HS viết đạt yêu cầu.
HĐ 2: Bài tập 2. ( 12 phút)
MT: Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước, viết một đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lý (BT2).
Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- GV hỏi : Em chọn đoạn văn nào để viết?
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gợi ý HS đọc lại dàn ý bài văn tả cơn mưa mình đã lập để viết. 
- Sau khi HS viết xong, gọi 2 HS viết bài lên bảng giấy khổ to dán lên bảng, đọc đoạn văn của mình. GV cùng HS nhận xét, sửa chữa bài.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình. 
- Nhận xét và cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu, 5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn chưa hoàn chỉnh. 
- HS nêu : Tả quang cảnh sau cơn mưa. 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi , thảo luận, trả lời câu hỏi. 
- Tiếp nối nhau phát biểu.
 + Đoạn 1 : Giới thiệu cơn mưa rào, ào ạt tới rồi tạnh ngay.
 + Đoạn 2 : Ánh nắng và các con vật sau cơn mưa.
 + Đoạn 3 : Cây cối sau cơn mưa.
 + Đoạn 4 : Đường phố và con người sau cơn mưa. 
- Trả lời :
 + Đoạn 1 : Viết thêm câu tả cơn mưa.
 + Đoạn 2 : Viết thêm các chi tiết, hình ảnh miêu tả chị gà mái mơ, đàn gà con, chú mèo khoang sau cơn mưa.
 + Đoạn 3 : Viết thêm các câu văn miêu tả một số cây, hoa sau cơn mưa.
 + Đoạn 4 : Viết thêm câu tả hoạt động của con người trên đường phố. 
- 4 HS làm vào giấy khổ to, HS cả lớp viết vào vở
- 4 HS đọc bài, cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến cho từng đoạn. 
- 8 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài văn. 
- 1 HS đọc thành tiếng cho HS cả lớp nghe. 
- HS nối tiếp nhau nêu ý kiến. 
 + Em viết đoạn văn tả quang cảnh trước khi cơn mưa đến.
 + Em viết đoạn văn tả cơn mưa. 
 + Em tả hoạt động của con người. 
- 2 HS viết đoạn văn vào giấy khổ to. HS cả lớp viết vào vở. 
- 2 HS lần lượt đọc bài. HS cả lớp phát biểu ý kiến để sửa chữa cho từng bạn. 
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn mình viết. 
4.- Củng cố: (5phút)
- Cho HS nhắc lại ghi nhớ về hai cách lập bảng thống kê.
- GD thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.
- Nhận xét tiết học.
 5.- Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
- Dặn dò: Về nhà hoàn chỉnh dàn ý.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
TUẦN 03 	 TOÁN
Tiết 11 LUYỆN TẬP
 Ngày soạn: 30/06/2015 - Ngày dạy: .../07/2015
I. MỤC TIÊU:
- Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số.
- Biết so sánh các hỗn số.
- Giáo dục tính chính xác, cẩn thận và suy luận lôgic trong học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK.
- HS: SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM :
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui.
 2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút) – 3 HS làm lại BT 1, 2, 3 tiết trước.
 - GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
 3.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV hướng dẫn HS tự làm lần lược các bài tập trong vở bài tập rồi chữa bài
HĐ 1: Bài tập 1. ( 8 phút)
MT: Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số.
Cách tiến hành:
Khi chữa bài nên cho HS nêu cách chuyển hỗn số thành phân số , cách thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia hai phân số.
HĐ 2: Bài tập 2, 3. ( 14 phút)
MT: Biết so sánh các hỗn số.
Cách tiến hành:
Bài 2 : GV cho HS tự nêu cách so sánh hai hỗn số rồi làm bài và chữa bài. 
Chú ý : chỉ yêu cầu HS chuyển các hỗn số thành phân số rồi so sánh các phân số (như trên) để viết dấu thích hợp vào chỗ chấm. Không yêu cầu làm theo cách khác.
Bài 3 :Chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính
a.) 1
b.) 
c.) 
d.) 
HS tự làm bài rồi chữa bài.
HS có thể trình bày bài làm như sau :
 > 2
HS nêu yêu cầu của bài rồi làm và chữa bài.
4.- Củng cố: (5phút)
- Cho HS thi đua giải một số BT về cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và so sánh các hỗn số do GV tự ra đề.
- GD thái độ: Giáo dục tính chính xác, cẩn thận và suy luận lôgic trong học toán.
- Nhận xét tiết học.
 5.- Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
- Dặn dò.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................TUẦN 03 	 TOÁN
Tiết 12 LUYỆN TẬP CHUNG
 Ngày soạn: 30/06/2015 - Ngày dạy: .../07/2015
I. MỤC TIÊU:
- Biết chuyển phân số thành phân số thập phân; biết chuyển hỗn số thành phân số.
- Biết chuyển số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn , số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị đo.
- Giáo dục tính chính xác, cẩn thận và suy luận lôgic trong học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK.
- HS: SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM :
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui.
 2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút) – 3 HS làm lại bài 1, 2, 3 tiết trước.
 - GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
 3.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV hướng dẫn HS tự làm các bài tập trong vở bài tập rồi chữa bài. (Ưu tiên làm và chữa các bài 1,2,3,5 phần a).
HĐ 1: Bài tập 1. ( 6 phút)
MT: Biết chuyển phân số thành phân số thập phân.
Cách tiến hành:
Cho HS tự làm rồi chữa bài.Chẳng hạn :
HĐ 2: Bài tập 2. ( 6 phút)
MT: Biết chuyển hỗn số thành phân số.
Cách tiến hành:
Cho HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa bài nên cho gọi HS nêu cách chuyển hỗn số thành phân số.
HĐ 3: Bài tập 3, 4. ( 10phút)
MT: Biết chuyển số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn , số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị đo.
Cách tiến hành:
Bài 3 : G cho h làm các phần a) b) c) rồi chữa bài, hướng dẫn tương tự như trong SGK
Bài 5 :cho HS làm bài rồi chữa bài 
Chẳng hạn :
3m 27cm =300cm +27 cm = 327 cm 
3m 27cm = 30 dm +2 dm +7 cm =32 dm +dm
	=32dm
3m 27 cm= 3m+m=3m
Khi chữa bài HS nên trao đổi ý kiến để chọn cách làm hợp lí nhất.
Bài 4 :GV hướng dẫn HS làm bài mẫu rồi cho HS tự làm bài theo mẫu , khi HS chữa bài , GV nên cho HS nhận xét rằng : có thể viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo dưới dạng hỗn số với tên một đơn vị đo .
Chẳng hạn :2m 3dm = 2m + m =2m
4.- Củng cố: (5phút)
- Cho HS khá, giỏi thi đua giải bài 5
- GD thái độ: Giáo dục tính chính xác, cẩn thận và suy luận lôgic trong học toán.
- Nhận xét tiết học.
 5.- Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
- Dặn dò.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................TUẦN 03 	 TOÁN
Tiết 13 LUYỆN TẬP CHUNG
 Ngày soạn: 30/06/2015 - Ngày dạy: .../07/2015
I. MỤC TIÊU:
- Biết cộng, trừ các phân số, hỗn số; biết chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo.
- Giải bài toán tìm một số khi biết giá trị một phân số của số đó.
- Giáo dục tính chính xác, cẩn thận và suy luận lôgic trong học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK.
- HS: SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM :
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui.
 2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút) – 3 HS lên bảng làm lại bài 1, 2, 3 tiết trước.
 - GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
 3.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1: Bài tập 1, 2,3. ( 10 phút)
MT: Biết cộng, trừ các phân số, hỗn số.
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của hoạt động.
a)
c) 
-HS tính nháp hoặc tính nhẩm rồi trả lời miệng chẳng hạn : khoanh vào C
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.
HĐ 2: Bài tập 4. ( 6 phút)
MT: biết chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo.
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của hoạt động.
- Giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.
HĐ 3: Bài tập 5. ( 6 phút)
MT: Giải bài toán tìm một số khi biết giá trị một phân số của số đó.
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của hoạt động.
Bài 5 : Bài giải 
quãng đường AB là :
12 : 3 = 4 ( km )
Quãng đường AB dài là :
4x10 = 40( km)
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.
- 1 HS đọc yêu cầu BT trong SGK.
- Tự làm bài vào vở. HS TB, yếu làm bài 1(a, b), 2(a,b); HS khá, giỏi làm cả 2 bài.
- 1 HS lên bảng chữa bài. 
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu BT trong SGK.
- Tự làm bài vào vở. HS TB, yếu làm (3 số đo 1,3,4) HS khá, giỏi làm cả bài.
- 1 HS lên bảng chữa bài. 
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu BT trong SGK.
- Tự làm bài vào vở. 
- 1 HS lên bảng chữa bài. 
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
4.- Củng cố: (5phút)
- Cho HS khá, giỏi thi đua giải bài 5.
- GD thái độ: Giáo dục tính chính xác, cẩn thận và suy luận lôgic trong học toán.
- Nhận xét tiết học.
 5.- Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
- Dặn dò.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctuan_3_day_du.doc