Giáo án lớp 5 - Tuần 1

I.MỤC TIÊU::

 - Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.

 Kĩ năng: Tự tin, thực hành, hợp tác.

 KT:Thực hiện bài 1,2/8,9 vbtth.

II.CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ bài 1

- 2 băng giấy bài 2

- SGK/3- VBTTH/3

III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 

doc24 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 982 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bác Hồ dạy lên bảng
Þ Củng cố lại nội dung 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng
-	Mỗi học sinh đọc 1 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng
-	Hoạt động nhóm : Chia 5 nhóm mỗi nhóm 1 điều
-	Thảo luận ghi phiếu
-	Đại diện nhóm trình bày 
-	Lớp nhận xét bổ sung
d. Hướng dẫn thực hành :
	Ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
-	Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh, truyện về Bác Hồ và Bác Hồ với thiếu nhi.
-	Sưu tầm các gương cháu ngoan Bác Hồ.
3. Củng cố dặn dò:
- Lắng nghe,ghi nhớ, thực hiện
TUẦN 1: Thứ ba ngày 26 tháng 8 năm 2014 
TOÁN: CỘNG TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( không nhớ)
I.MỤC TIÊU : 
 - Giúp HS biết cách thính cộng, trừ các số có 3 chữ số ( không nhớ) và giải toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn.
 Kĩ năng: Tư duy, tự tin, thực hành.
 KT: Đọc ôn các số từ 0 đến10.
II.CHUẨN BỊ:
 - Bảng phụ
 - Sgk/4- VBTTH/4 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
GV
HS
1.Bài cũ 
- Gọi hs làm bài tập sgk
 (nhận xét ghi điểm)
2.Bài mới :
 - Giới thiệu bài- ghi đề: Cộng trừ các số có ba chữ số 
*HD HS thực hành.
 Bài 1: Tính nhẩm:
 - Hd hs làm bài
 Nhận xét chữa bài
 Bài 2: Đặt tính rồi tính
 - Yêu cầu HS làm bài
 - Nhận xét chữa bài, cho HS nhắc lại cách tính và đặt tính.
 Bài 3:
- Yêu cầu HS làm BT. 
- Giúp HS nắp vững yêu cầu. 
Nhận xét chữa bài
 Bài 4:
 - Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS lên bảng lớp VBT
- Nhận xét chữa bài, ghi điểm
3 Củng cố, dặn dò:
 Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Về nhà làm BT 1- 4/4 sgk
- 2 HS lên bảng làm bài 1/3
- 2 HS làm bài 3/3
- Nhắc lại đề bài.
- Nêu yêu cầu.
- 3 HS lên bảng lớp VBT ( cột a,b).
 Nhận xét, sửa sai.
- Nêu yêu cầu
- 4 HS lên bảng làm, cả lớp ( BC).
- Nhận xét
- HS đọc đề bài.
- HS lên bảng giải – cả lớp làm VBT.
 Bài giải
 Số HS nữ trường Thắng Lợi là:
 350 + 4 = 354 ( HS)
 ĐS: 354 HS nữ
 Nhận xét,sửa sai,hỏi đáp
- Đọc đề bài
- Bài toán cho biết giá tiền 1 tem thư là 800 đồng, 1 phong bì ít hơn 1 tem thư là 600 đồng
- Hỏi giá tiền 1 phong bì?
- 1 HS lên bảng làm bài (VBT)
 Bài giải
 Giá tiền 1 phong bì là:
 800- 600 = 200 ( đồng)
 ĐS: 200 đồng
- Nhận xét ,sửa sai, hỏi đáp. 
- Ghi nhớ, thực hiện.
CHÍNH TẢ (tập chép): CẬU BÉ THÔNG MINH
I.MỤC TIÊU: 
 - Chép lại chính xác và trình bày đúng quy định bài CT ; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
 - Làm đúng bài tập2/ a (b) ; điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng (BT3)
 Kĩ năng: Tự tin,thực hành, làm việc đồng đội.
 KT: Nhìn chép một đoạn của bài trên.
II.CHUẨN BỊ::
-	Bảng lớp viết sẵn đoạn văn học sinh cần chép - Nội dung bài tập 2b.
-	Bảng phụ kẻ bảng bài 3/6.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GV
HS
1.Bài cũ:
- Kiểm tra sách vở của hs
- Nhắc lưu ý giờ học Chính tả.
2.Bài mới : 
 Giới thiệu bài- ghi đề: Cậu bé thông minh. 
	Hướng dẫn học sinh tập chép
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị :
- Cả lớp.
- Lắng nghe,thực hiện, chuẩn bị đồ dùng
- Nhắc lại đề.
-	Đọc đoạn chép bảng
- Quan sát lắng nghe.
-	2 học sinh nhìn bảng đọc lại
- Đoạn này chép từ bài nào?
-	... Cậu bé thông minh
-	Đoạn chép có mấy câu ?
-	3 câu
-	Lời nói của cậu bé được đặt sau những dấu câu nào ?
-	Dấu hai chấm (:)
-	Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ?
Chữ đầu câu và tên riêng.
-	Những từ nào hay viết nhầm lẫn
-	Học sinh phát hiện : bảo, mâm cỗ, sắc, xẻ.
-	Gạch dưới từ khó 
-	Phân tích từ khó
-	Đọc lại từ khó 
-	Lớp viết bảng con từ khó,1 em lên bảng.
b. Chép bài vở :
-Hs chép bài vào vở
 Theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi
c. Chấm, chữa bài:
- Tự soát lỗi
- Thu chấm, nhận xét
Hướng dẫn hs làm bài tập:
- Đổi vở chấm bài
- 5- 7 em.
* Bài 2b 
:
- Đọc yêu cầu
-	1 hs lên bảng làm,lớp làm vào vở
-	Nhận xét , chữa bài
- Vài hs đọc lại bài
Bài 3:Viết chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau
- Đọc yêu cầu
1 hs làm mẫu:ă-á
1 hs lên bảng làm,cả lớp làm vào vở
Chữa bài
1 số hs đọc chữ và Tên chữ
HTL 10 chữ và tên chữ tại lớp
3.Củng cố- dặn dò
- Nhận xét tiết học
Nhắc nhở hs viết sai về nhà viết lại
- Lắng nghe, thực hiện.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: 	HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP
I.MỤC TIÊU:
 Sau bài học, học sinh có khả năng :
- Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp
- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ
.-Biết được hoạt động thở diễn ra liên tục. Nếu bị ngừng thở từ 3 đến 5 phút người ta sẽ chết.
Kĩ năng: Tự tin, thực hành,làm việc đồng đội.
II.CHUẨN BỊ:
- 	Các hình trong SGK trang 4, 5.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GV
HS
1.Bài cũ: 
 - Kiểm tra sách vở hs
2.Bài mới :
 Giới thiệu bài-ghi đề: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp.
* Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu
- Cả lớp.
- Nhắc lại đề.
Mục tiêu : Học sinh biết sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
Bước 1 : Trò chơi
	Cả lớp thực hiện động tác : "Bịt mũi nín thở".
+ Cách tiến hành :
-	Cảm giác của các em sau khi nín thở lâu.
® Thở gấp hơn, sâu hơn bình thường 
-	Bước 2 : 1 học sinh lên thực hiện động tác thở sâu (H1/4 SGK)
-	Cả lớp đứng tại chỗ đặt tay lên ngực thực hiện.
- Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào sâu và thở ra.
- Nêu ý kiến,nhận xét, bổ sung.
-	So sánh lồng ngực khi hít vào, thở ra bình thường và khi thở sâu.
-	Nêu lợi ích của việc thở sâu
® Nhận xét,kết luận SHD/20.
- Đọc lại kl trong sgk
* Hoạt động 2 : Làm việc SGK
+ Mục tiêu : Chỉ sơ đồ nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
-	Chỉ sơ đồ nói đường đi của không khí khi hít vào thở ra.
-	Hiểu vai trò của hoạt động thở đối với sự sống con người.
+ Cách tiến hành : 
- HD thảo luận theo cặp
Bước 1 : Làm việc cặp
-	Quan sát SGK, quan sát H2/5, người hỏi, người trả lời :
-	Gọi một số cặp lên hỏi, đáp
+ HS A : Chỉ hình nói bộ phận cơ quan hô hấp.
+ HS B : Chỉ đường đi không khí hình 2/5
+ HS A : Mũi để làm gì ?
+ HS B : Phổi có chức năng gì ?
-	Bước 2 : Làm việc cả lớp
-	KK đội trả lời sáng tạo
-	Hỏi: Cơ quan hô hấp là gì ? Chức năng từng bộ phận của cơ quan hô hấp ?
® Rút ra kết luận
-	Đọc đồng thanh, nội dung cần biết SGK.
-	Học sinh hiểu cơ quan hô hấp là gì và chức năng từng bộ phận của cơ quan hô hấp.
® Kết luận cuối SGK/5
3. Củng cố - Dặn dò :
- Liên hệ thực tế : không để dị vật như thức ăn, nước uống, vật nhỏ... rơi vào đường thở.
	: Điều gì xảy ra nếu có dị vật làm tắc đường thở ?
 Nhận xét- dặn dò.
- Lắng nghe 
- trả lời, nhận xét, bổ sung.
Thủ công: GẤP TÀU THUỶ HAI ỐNG KHÓI (TIẾT 1)
I.MỤC TIÊU: 
- 	Học sinh biết cách gấp tàu thủy hai ống khói.
-	Gấp được tàu thủy hai ống khói các nếp gấp tương đối thẳng phẳng.
-	Tàu thủy tương đối cân đối ( Đối với HS khá giỏi cân đối và thẳng phẳng).
Kĩ năng: Tự tin, làm việc đồng đội,thực hành.
II. CHUẨN BỊ :
-	Mẫu tàu thủy kích thước lớn.
-	Tranh quy trình gấp tàu thủy 2 ống khói.
-	Giấy nháp, giấy thủ công.
-	Bút màu, kéo thủ công.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GV
HS
1.Bài cũ:
 - Kiểm tra đồ dùng học tập của hs
2.Bài mới : 	TIẾT 1
 Giới thiệu bài-ghi đề: Gấp tàu thủy hai ống khói
 Hd hs làm bài
* Hoạt động 1 : 
- Cả lớp.
- Nhắc lại đề.
-	Giới thiệu mẫu
-	Quan sát và nhận xét 
-	Giải thích : Hình mẫu là đồ chơi giống tàu thủy thực tế làm bằng sắt thép.
-1 học sinh lên bảng tháo mẫu. Suy nghĩ, tìm hướng gấp.
* Hoạt động 2 :
-	Hướng dẫn :
	+ Bước 1 : Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
-	Theo dõi, thực hiện
1 học sinh thực hiện.
+ Bước 2 : Gấp lấy điểm giữa và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông.
	+ Bước 3 : Gấp thành tàu thủy 2 ống khói.
	* Đặt tờ giấy hình vuông lên bàn, gấp 4 đỉnh tiếp giáp nhau ở điểm O.
	* Lật sau tương tự gấp lần lượt 4 đỉnh vào ô.
	* Lật mặt sau tương tự gấp 4 đỉnh.
	* Lật mặt sau tương tự gấp.
	* Gấp kéo 2 ống khói.
	* Kéo 2 ô vuông còn lại ra 2 phía.
-	Mỗi lần gấp cần miết kỹ.
-	Gọi 2 học sinh lên bảng thao tác.
-	Lớp quan sát.
* Hoạt động 3 
- Thực hành trên giấy nháp
-	Học sinh gấp bằng giấy nháp.
 - Giáo viên sửa, uốn nắn.
3.Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét tiết học, dặn dò
- Lắng nghe,thực hiện.
TUẦN 1: Thứ tư ngày 27 tháng 8 năm 2014 .
TẬP ĐỌC: HAI BÀN TAY EM
I. MỤC TIÊU:
 - Đọc đúng rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ giữa các khổ thơ
 - Hiểu nội dung từng câu thơ và ý nghĩa của bài thơ : Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích và đáng yêu.( trả lời được các CH trong SGK ) ; thuộc 2-3 khổ thơ trong bài (HS khá , giỏi thuộc cả bài thơ ).
 Kĩ năng: Tư duy, thực hành, làm việc đồng đội.
 K: Đọc một đoạn trong bài.
II.CHUẨN BỊ:
- 	Tranh minh họa bài học SGK.
-	Bảng phụ viết 3 khổ thơ cuối.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Bài cũ :
- Gọi hs đọc- trả lời câu hỏi bài: Cậu bé thông minh. 	
2.Bài mới :
- Giới thiệu bài – ghi đề: Hai bàn tay em.
Luyện đọc :
a. Đọc mẫu bài thơ
- 3 em đọc nối tiếp bài "Cậu bé thông minh".
- Nhắc lại đề.
- Quan sát ,lắng nghe.
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc, giải nghĩa từ.
-	Theo dõi sửa học sinh đọc từ sai.
-	Hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi, truyền cảm.
-	Đọc từng dòng thơ, mỗi em đọc 2 dòng nối tiếp.
-	Nối tiếp đọc 5 khổ thơ (2 lượt)
Cho HS đọc chú giải cuối bài
Cho HS luyện đọc từng khổ thơ
-	Đọc từng khổ thơ trong nhóm :
+ Luyện đọc nhóm đôi
+ Cả lớp đọc đồng thanh
 Hướng dẫn tìm hiểu bài
+ Đọc thầm khổ 1
-	Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?
-	... những nụ hoa hồng, ngón tay xinh như những cánh hoa.
+ Đọc thầm các khổ còn lại
-	Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào ?
-	Buổi tối : 2 hoa ngủ cùng bé
-	Sáng : Tay... đánh răng, chải tóc
-	Khi học : ... hoa nở trên giấy
-	Một mình tâm sự với bàn tay
-	Em thích khổ nào ? Vì sao ?
-	cá nhân tự phát biểu và nêu được Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích , rất đáng yêu
4. Học thuộc lòng bài thơ :
-	Treo bảng phụ 3 khổ sau
-	Đọc đồng thanh
-	Xóa dần từ, cụm từ
- Luyện đọc thuộc từng khổ thơ
Cho HS khá , giỏi thi đọc thuộc cả bài
3.Củng cố, dặn dò :
- Vài học sinh xung phong học thuộc
 Học sinh về học thuộc lòng cả bài thơ.
- Đọc thuộc lòng bài thơ cho người thân nghe.
- Đọc nối tiếp khổ thơ theo tổ
- Thi học thuộc từng khổ thơ, cả bài thơ
- Cá nhân
- Lắng nghe, thực hiện.
TOÁN:	LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU: 
- Biết cộng, trừ các số có ba chữ số.(không nhớ)
- Biết giải bài toán về "tìm x". Giải toán có lời văn (có một phép trừ).
Kĩ năng: Tư duy, hợp tác, hực hành.
KT: Thực hành viết các chữ số từ 1 đến10.
II.CHUẨN BỊ:
 - Bảng phụ ghi bài1/ 5 vbtth
 -SGK?$_ VBTH/5.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Bài cũ : 
	- Gọi hs làm bài 2,3/4 sgk	
 ( nhận xét, sửa sai, ghi điểm)
2.Bài mới :
 Giới thiệu bài – ghi đề: Luyện tập. 
Hướng dẫn làm bài: VBTTH/5	
* Bài 1 :vbt
-	Yêu cầu học sinh tự làm bài tập.
-	Chữa bài, hỏi cách đặt và thực hiện phép tính.
- 1 em giải bài 2/4.
- 1 em giải bài 3/4.
- Nhắc lại đề.
- Cá nhân vở- 1 em bảng phụ
- Nhận xét, sửa sai, hỏi đáp.
-	1 học sinh đọc yêu cầu đề.
-	Học sinh làm bài vào vở, 2 hs lên bảng
Bài 2 :vbt
-	Yêu cầu học sinh tự làm bài tập.
-	1 em đọc yêu cầu đề.
-	Lớp giải bảng con- 1 em bảng lớp 
-	Hỏi củng cố bài tìm số bị trừ, số hạng.
-	Cá nhân, nhắc lại.
* Bài 3 :vbt
-	HD đọc đề., tìm hiểu bài
-	Đội đồng diễn thể dục có bao nhiêu người ?
-	Trong đó có bao nhiêu nam ?
-	Vậy muốn tính số nữ ta phải làm gì ?
- HD hs làm bài
-	Chữa bài, ghi điểm.
-Bài 4: vbt(Dành cho hs khá , giỏi)
3.Củng cố- dặn dò : 
- Nhận xét tiết học- dặn dò
 chuẩn bị bài sau.
-BTVN: 2,3/4 sgk
-	1em – lớp
- 1 em lên bảng, lớp làm vào vở.
	Bài giải
 Số nữ trong đội là :
	 285 - 140 = 145 (người)
	 Đáp số : 145 người
-	Chấm chéo 
- HS kg
- Lắng nghe, thực hiện.
TUẦN 1: Thứ năm ngày 28 tháng 8 năm 2014 .
.
TOÁN: 	 CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (có nhớ 1 lần)
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh :
- Biết cách thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc hàng trăm ).
-Tính được độ dài đường gấp khúc.
Kĩ năng: Tư duy,tụ tin, thực hành.
II>CHUẨN BỊ:
 - Bảng phụ ghi bài 3/6 vbtth.
 - Sgk/5- Vbtth/6
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ : 	
- Gọi hs làm bài 2,3/4 sgk.	
 Nhận xét,ghi điểm
2.Bài mới :
 Giới thiệu bài- ghi đề: Cộng các số có ba chữ số( có nhớ một lần)
Giới thiệu phép cộng : 435 + 127 
- 1 em giải bài 2/4; 1 em giải bài ¾
 Nhận xét, hỏi đáp
-	Ghi bang và nêu phép tính: 435 + 127
-	Hướng dẫn học sinh tính từng bước :
+ Ta bắt đầu tính từ hàng nào ?
+ Hãy thực hiện cộng các đơn vị với nhau.
+ Tương tự đối với hàng chục, hàng trăm.
- Đọc phép tính
-	Suy nghĩ, tự thực hiện
-	1 em bảng lớp- lớp làm bc đặt ,tính : 	 
 435
	 127
	 562 
-	Tính từ hàng đơn vị.
-	5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1...
-	2 em đọc lại cách thực hiện.
. Giới thiệu phép cộng :
	256 + 162
	Thực hiện tương tự phần 1
 Thực hành : Vbtth/6
+ Bài 1 : 
-	Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài toán, yêu cầu Nhận xét,chữa bài.
- Lớp làm bảng con.- 3 hs lên bảng
+ Bài 2 : Yêu cầu HS tự làm bài tập.
(nhận xét, sửa sai, ghi điểm)
- Học sinh làm vbt,1 hs bảng lớp
 ( Đổi vở chấm bài)
+ Bài 3: 
- Bài yêu cầu ta làm gì ?
- 	Cần chú ý điều gì khi đặt tính ?
- Thu chấm ,nhận xét, sửa sai
-	Đặt tính và tính.
-	Đặt thẳng hàng đơn vị với hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm.-	
Tự làm vở.-	Chữa bài.
- 5- 7 em
+ Bài 4vbt : Củng cố tính độ dài đgk
-Muốn tính độ dài đgk ta làm thế nào ?
- 1 em đọc đề bài 4.
- Cá nhân, nhắc lại
-	Lớp giải vào vở, 1em blớp
 Bài giải
	Độ dài đường gấp khúc là :
	126 + 137 = 263 (cm)
 ĐS: 263 cm
+ Bài 5vbt : Yêu cầu học sinh tự nhẩm và trả lời(dành cho HS khá , giỏi thực hiện)
3.Củng cố- dặn dò : 
- Nhận xét tiết học- 
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
 BTVN: 3,4,5/5 sgk
-	HS tính nhẩm và nêu kết quả 
- Lắng nghe, thực hiện.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT - SO SÁNH
I.MỤC TIÊU: 
- Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật (BT1 )
-Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn , câu thơ (BT2)
- Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lý do vì sao thích hình ảnh đó(BT3)
Kĩ năng: Tư duy, làm việc đồng đội, thực hành.
II.CHUẨN BỊ:
 - Bảng phụ bài 1 .
 - Viết bảng lớp bài 2 
.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ:
- Kiểm trâcs vở của hs
2.Bài mới :
 Giới thiệu bài – ghi đề:Ôn về từ chỉ sự vật – so sánh.
. Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
 Bài 1 : Treo bảng phụ 
Lưu ý : người hay bộ phận cơ thể người cũng là sự vật.
 Nhẫnets, chốt lời giải đúng.
- Cả lớp
- Nhắc lại đề
-	1 em đọc yêu cầu đề
-	Lớp đọc thầm
-	1 em làm mẫu dòng thơ 1
-	Lớp nhận xét
-	Lớp làm vở
-	3 HS lên bảng làm, mỗi HS 1 dòng
-	Lớp nhận xét, chữa bài
Bài 2 : 
Gợi ý : Hai bàn tay của bé được so sánh với gì ?
- HD làm bài
- Hỏi HS vì sao tác giả so sánh như vậy?
-	... hoa đầu cành
-	Trao đổi nhóm đôi.
-	3 em làm bài bảng, gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau.
-	Nhận xét bài trên bảng
-	Cá nhân trả lời, bổ sung
® chốt lời giải đúng.
.
Hai bàn tay em 	- Hoa đầu cành
-...Vì hai bàn tay của bé nhỏ,xinh như một bông hoa
	Mặt biển 	- Tấm thảm khổng lồ
-...Vì nó đều phẳng, êm và đẹp
	Cánh diều 	- Dấu á
-...Vì cánh diều hình cong cong,võng xuống,giống hệt một dấu á
	Dấu hỏi 	- Vành tai nhỏ 
-...Vì dấu hỏi cong cong,nở rộng ở phía trên rồi nhỏ dần
. Bài tập 3 :
 Nhận xét, sửa sai
3. Củng cố- dặn dò :	
 - Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò:về quan sát các vật xung quanh có thể so sánh chúng với gì ?
-	1em đọc yêu cầu đề bài
-	Cá nhân nối tiếp tự do phát biểu
- Lắng nghe,thực hiện
TỤ NHIÊN XÃ HỘI:	 NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO ?
I.MỤC TIÊU:
 Sau bài học, học sinh có khả năng :
-	Hiểu được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khỏe.
- Biết được khi hít vào, khí ô- xi có trong không khí sẽ thấm vào máu ở phổi để đi nuôi cơ thể; khi thở ra khí các-bô-nic có trong máu được thải ra ngoài qua phổi.
Kĩ năng: Thực hành,hợp tác,làm việc đồng đội.
II.CHUẨN BỊ:
- 	Các hình trong SGK trang 6, 7
-	Gương soi nhỏ đủ cho các nhóm.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GV
HS
1. Ổn định
2. Bài cũ: Gọi hs trả lời :
- Chỉ trên sơ đồ nói được tên bộ phận cơ quan hô hấp.
- Cơ quan hô hấp làm nhiệm vụ gì ?
3.Bài mới :
- giới thiệu bài – ghi đề: Nên thở như thế nào?
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- 2 em.
- Đọc lại đề bài
Mục tiêu : Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi không nên thở bằng miệng.
+ Cách tiến hành
-,Học sinh lấy gương soi quan sát trong lỗ mũi mình
Các em nhìn thấy gì trong mũi ?
- 	Nhóm đôi quan sát mũi bạn
-	Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra trong lỗ mũi ?
-	Học sinh trả lời
-	Hằng ngày, dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì ?
-	Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng ?
® Nhận xét ,rút ra kết luận
-	Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khỏe.
* Hoạt động 2 : Làm việc SGK
+ Mục tiêu : Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí cho nhiều khói bụi đối với sức khỏe.
+ Cách tiến hành :
* Bước 1 : Làm việc theo cặp
-	Quan sát H3, 4, 5/7 thảo luận
- 	Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi ?
-	Khi được thở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào ?
-	Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói bụi ?
* Bước 2 : Làm việc cả lớp
-	Một số học sinh trình bày kết quả thảo luận theo cặp trước lớp
-	Thở không khí trong lành có lợi gì ?
-	Thở không khí có nhiều khói, bụi có hại gì ?
® Rút ra kết luận
-	Đọc KLSHD/23
3.Củng cố- dặn dò:
	- Nhận xét tiết học
 Dặn dò
- Lắng nghe, thực hiện
Tập viết: ÔN CHỮ HOA A
I.MỤC TIÊU: 
-	Viết đúng chữ hoa A (1dong) ,V ,D (1dong) ; Viết đúng tên riêng Vừ A Dính (1dong) và câu ứng dụng: Anh em......... đõ đần(1lan) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng ; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa và chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
 Kĩ năng: Thực hành
 KT: Nhìn vở tập viết viết như các bạn trong lớp
II.CHUẨN BỊ:
-	Mẫu chữ viết hoa A.
-	Tên riêng Vừ A Dính và câu tục ngữ vào dòng ô li.
-	Vở Tập viết 3 - T1, phấn, bảng con.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
GV
HS
1.Bài cũ:
- Kiểm tra vở của hs
- Nêu yêu cầu tiết Tập Viết 3
2.Bài mới :
 Giới thiệu bài- ghi đề 
 Hướng dẫn học sinh luyện viết:
a. Luyện chữ viết hoa :
- Cả lớp
- Lắng nghe.
A	V	D
+ Dán mẫu chữ viết hoa A.
-	Cô có mẫu chữ gì ?
-	Chữ viết hoa A
-	Chữ viết hoa A có độ cao ?
-	Có mấy nét ? Là nét nào ? 
	(giảng cấu tạo)
-	2,5 đơn vị - 2,5 dòng li
-	Cá nhân trả lời,bổ sung,nhắc lại
-	Vừa viết vừa giảng cách viết
-	1 em lên bảng viết -lớp viết bảng con. 
+ Trong bài còn có chữ cái nào viết hoa?
-	Trả lời : V, D
-	Dính mẫu chữ V, D.
- Viết mẫu hd cách viết
- Quan sát
1 em lên bảng viêt
- Lớp viết bc
b. Từ ứng dụng:
	Vừ A Dính
 Vừ A Dính
-	Học sinh đọc từ ứng dụng
 -	Vì sao viết hoa ?
- Danh từ riêng
Giảng giới thiệu nội dung tên
Hd cách viết
- Lắng nghe
- Lớp viết bảng con
c. Luyện viết câu ứng dụng :
 Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần.
-	Đcâu ứng dụng
-	Hiểu gì về câu tục ngữ này ?
-	Cá nhân, nhận xét,bổ sung.
-	Liên hệ.
-	Nhận xét cách viết câu ... chữ hoa ?
-	Hướngdẫn viết 2 từ viết hoa Anh, Rách
-	Lớp viết bảng con : Anh, Rách.
-	Học sinh xem giáo viên viết mẫu 
3. Hướng dẫn viết vở Tập Viết :
-	Cả lớp viết vở 
-	Nêu yêu cầu viết bài
-	Nhắc tư thế ngồi, cầm viết
 Thu vở chấm, chữa bài :
- 5 - 7 bài
Nhận xét lớp rút kinh nghiệm 
3. Củng cố- dặn dò :
-	Về viết tiếp
-	Viết phần luyện thêm
- Lắng nghe, thực hiện.
-	Học thuộc câu ứng dụng.
TUẦN 1: Thứ sáu ngày 29 tháng 8 năm 2014 .
Tập Làm Văn: NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I.MỤC TIÊU: 
 -Trình bày được 1 số thông tin về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.(BT1)
 - Biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách(BT2)
Kĩ năng: Hợp tác, làm việc đồng đội.
II.CHUẨN BỊ:
- Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách (VBT)
III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GV
HS
1.Bài cũ: 
- Ktra sách vở dụng cụ họctaapj của hs.
2.Bài mới :
Giới thiệu bài- ghi đề: Nói về Đội Thiếu Niên Tiền Phong- Điền vào giấy tờ in sẵn. 
 Hướng dẫn làm bài tập :
 Bài tập 1 :
- HD TL nhóm đôi
- Cả lớp
- Đọc lại đề

File đính kèm:

  • docTuan 1.doc