Giáo án lớp 5 - Môn Giáo dục An toàn giao thông - Bài 1: biển báo hiệu giao thông đường bộ

+ Nắm được đường phố có điều kiện an toàn và chưa an toàn để lựa chọn đường đi an toàn.

 + Biết lựa chọn con đường an toàn để đến trường.

 + Có ý thức và tuyên truyền tham gia giao thông an toàn.

II. Đồ dùng dạy học:

 + Tranh ảnh về đường giao thông an toàn.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc7 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 8744 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Môn Giáo dục An toàn giao thông - Bài 1: biển báo hiệu giao thông đường bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo dục An toàn giao thông 
Bài 1: biển báo hiệu giao thông đường bộ
I. Mục tiêu:
 + Nhớ được 6 nhóm biển báo hiệu giao thông.
 + Hiểu ND và sự cần thiết của một số biển báo hiệu giao thông thường gặp.
 + Mô tả lại các biển báo hiệu bằng lời.
 + Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người cùng làm theo biển báo giao thông vào tham gia giao thông an toàn.
II. Đồ dùng dạy học:
 + Hai bộ biển báo giao thông, phiếu học tập.
 + Quan sát biển báo giao thông nơi em ở.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
 A. Giơí thiệu bài.
 B. Bài mới: 
*Hoạt động1: 
+ GV phân công HS đóng vai phóng viên 
+ ND phóng viên cần làm như sau: Hỏi các ND của từng câu hỏi đã được nghiên cứu
- HS nhận xét, bổ xung.
- GV tóm tắt - HS nhắc lại và ghi bảng
*Hoạt động 2: 
- HĐ theo nhóm 4:
- Tổ chức trò chơi: gắn biển báo giao thông và nêu tên biển báo giao thông đã gắn
- GV nhận xét tuyên dương.
*Hoạt động 3:
+ Bước 1: Nhận dạng biển báo hiệu :
Biển báo cấm.
Biển báo nguy hiểm.
Biển chỉ dẫn
+ GV viết tên 6 nhóm biển báo - HS nhận dạng về đặc điểm, nội dung, ý nghĩa 1 số biển báo hiệu giao thông. 
+ Đại diện từng nhóm trả lời.
+ HS căn cứ vào màu sắc, hình dáng gắn từng biển vào từng nhóm.
Bước 2: Tìm hiểu tác dụng của các biển báo hiệu:
+ HS quan sát, so sánh 2 biển báo cấm:
+ Biển này thường đặt ở đâu?
*Hoạt động 4:
+ HS gắn và nêu đúng tên biển.
+ HS làm phiếu bài tập.
+ NX chữa bài.
*Hoạt động 5:
 + Chia lớp thành 6 nhóm
+ GV phổ biến luật chơi: Thi gắn đúng, nhanh các biển báo giao thông
III. Củng cố- Dặn dò:
+ Nêu tên các nhóm biển báo hiệu giao thông
+ Chuẩn bị: Bài 2
1. Trò chơi phóng viên:
2. Các nhóm biển báo hiệu giao thông
 - Biển báo cấm.
- Biển báo nguy hiểm.
- Biển chỉ dẫn
- Biển phụ
- Biển hiệu lệnh
- Vạch kẻ đường
3. Trò chơi.
Thi gắn đúng, nhanh các biển báo giao thông
Giáo dục An toàn giao thông
Bài 2: đi xe đạp an toàn trên đường
I. Mục tiêu:
 + Nắm được những điều cần biết trước khi tham gia giao thông bằng xe đạp và đối với người đi xe đạp trên đường.
 + Biết cách lên, xuống xe và dừng đỗ xe an toàn trên đường.
 + HS thể hiện đúng cách điều khiển xe an toàn.
 + Có ý thức điều khiển xe an toàn.
II. Đồ dùng dạy học:
 + Một số hình ảnh đúng và chưa đúng khi tham gia giao thông.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
 A. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu tên 1 số biển báo hiệu thường gặp ?
 B. Bài mới: 
*Hoạt động 1: 
+ HS thảo luận nhóm đôi:
? Khi đi xe đạp trên đường, em cần tuân thủ những gì?
+ HS các nhóm nêu ý kiến, cách đi xe đạp với các tình huống khác nhau.
+ GV yêu cầu HS ghi nhớ ND 
*Hoạt động 2:.
+ HS làm bài tập trong tài liệu.
+ HS nêu đáp án của mình.
+ GV chốt đáp án đúng.
? Theo em thế nào được gọi là đi xe đạp an toàn trên đường?
+ HS quan sát và nhận xét một số hình ảnh đúng và chưa đúng khi tham gia giao thông bằng xe đạp. 
* Hoạt động 3:
- HS làm bài tập trang 12 trong tài liệu.
- HS nêu những điều không nên làm khi đi xe đạp.
- GV chốt.
- HS liên hệ bản thân và xung quanh.
C. Củng cố- Dặn dò:
+ Tai sao phải giơ tay xin đương khi muốn chuyển làn đường?
+ Khi đi xe đạp ta phải đi ở bên phải , vì sao?
+ Chuẩn bị: Bài 3
1. Những điều cần biết khi đi xe đạp trên đường: 
- Lên xe từ phía tay phải.
- Đi đúng làn đường của mình.
2. Những điều cần biết trước khi tham gia giao thông bằng xe đạp:
- Xe đạp phải phù hợp , chắc chắn, có phanh tốt.
- Nắm vững quy định về an toàn giao thông đối với người đi xe đạp trên đường.
3. Những điều cấm khi đi xe đạp:
- Đi vào làn đường của xe cơ giới.
- Đi vào đường cấm.
- Đi xe bỏ hai tay, lạng lách, đánh võng.
..
Giáo dục An toàn giao thông
Bài 3: đường giao thông an toàn
I. Mục tiêu:
 + Nắm được đường phố có điều kiện an toàn và chưa an toàn để lựa chọn đường đi an toàn.
 + Biết lựa chọn con đường an toàn để đến trường.
 + Có ý thức và tuyên truyền tham gia giao thông an toàn.
II. Đồ dùng dạy học:
 + Tranh ảnh về đường giao thông an toàn.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
 A . Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu những điều cần biết khi đi xe đạp trên đường?
+ GV nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới: 
*Hoạt động 1:
+ HS quan sát hình tr. 13:
? Đường phố có những điều kiện an toàn là những đường phố như thế nào?
+ HS làm bài tập ở mục tương ứng trong tài liệu.
+ HS liên hệ những con đường an toàn ở địa phương em.
 + GV chốt HĐ1
*Hoạt động 2: 
+ HS làm việc cá nhân: Theo em, thế nào là đường không an toàn?
? ở địa phương em có những con đường nào là không an toàn?
? Nêu một vài biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông những chỗ chưa an toàn?
+ GV đánh giá mức độ an toàn giao thông và không an toàn giao thông.
*Hoạt động 3: 
+ HS quan sát sơ đồ trang 15 và thực hiện theo yêu cầu.
? Từ nhà em đến trường, có con đường đi nào an toàn nhất?
+ HS lập phương án con đường đi an toàn đến trường. 
GV chốt hoạt động 3.
C. Củng cố- Dặn dò:
+ HS đọc ghi nhớ trong SGK.
+ CB: Bài 4.
1. Những đường phố an toàn và chưa an toàn:
*An toàn: Đường trải nhựa hoặc bê tông, đường rộng,có dải phân cách, có đèn chiếu sáng,.
* Không an toàn: Đường không phẳng, quanh co, hẹp , không có đèn tín hiệu,
2. Lựa chọn con đường an toàn đến trường:
Cần chú ý lựa chọn con đường đủ an toàn để đi.
Giáo dục An toàn giao thông
Bài 4: tai nạn giao thông 
I. Mục tiêu:
 + Hiểu các nguyên nhân khác nhau gây ra TNGT.
 + Đánh giá các hành vi an toàn không an toàn của người tham gia giao thông .
 + Có ý thức chấp hành đúng luật GTĐB để tránh TNGT.
 + Vận động mọi người cùng thực hiện GTĐB để đảm bảo ATGT
II. Đồ dùng dạy học:
 + Chuẩn bị nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
 A . Kiểm tra bài cũ:
+ Tại sao phải chọn đường đi an toàn?
B. Bài mới: 
*Hoạt động 1: 
+ HS quan sát hình trong trang 16:
? Em hãy cho biết những nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông? 
+ HS tập phân tích hiện tượng, địa điểm, thời gian xẩy ra tai nạn giao thông và nguyên nhân chủ yếu ở các hình trong trang 17.
+ HS làm bài tập trang 18.
+ HS tiếp nhau nêu đáp án mình đã chọn.
+ HS kể một số vụ TNGT mà em chứng kiến. 
+ Nêu nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn đó 
+ GV chốt một số nguyên nhân chính thường gây tai nạn giao thông.
*Hoạt động 2:
 + GV cho HS : đi bộ, chạy, đi xe đạp với mệnh lệnh “khởi hành “ và “ dừng lại”. 
+ HS nhận xét là đi như thế nào thì có thể dừng lại ngay.
+ HS làm bài tập trang 19 trong tài liệu.
+ GV chốt một số cách phòng tránh tai nạn giao thông.
C. Củng cố- Dặn dò:
+ HS đọc ghi nhớ . 
+ Chuẩn bị: Bài 5
1. Nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
+ Nguyên nhân chính là do con người điều khiển phương tiện 
+ Do chất lượng đường giao thông, thời tiết, phương tiện giao thông.
2. Cách phòng tránh tai nạn giao thông :
+ Luôn tập trung chú ý điều khiển phương tiện.
+ Có ý thức chấp hành Luật giao thông.
+ Kiểm tra các phương tiện trước khi tham gia giao thông.
Giáo dục An toàn giao thông
Bài 5: an toàn giao thông đường bộ 
I. Mục tiêu:
 + Hiểu nhiệm vụ phòng tránh tai nạn giao thông là trách nhiệm của mọi người.
 + Biết thực hiện một số điểm quy định trong luật GTĐB.
 + Tham gia các hoạt động của Đội TNTP, lớp về công tác đảm bảo ATGT.
II. Đồ dùng dạy học:
 + Chuẩn bị nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
 A . Kiểm tra bài cũ:
+ Có những nguyên nhân nào dẫn đến TNGT?
+ Nêu một vài biện pháp để phòng tránh tai nạn giao thông?
B. Bài mới: 
*Hoạt động 1: 
+ GV tổ chức cho HS tuyên truyền về ATGT cho mọi người.
+ Cho HS các nhóm thi đua, đại diện trình bày.
+ HS làm bài tập trong mục 1.
+ HS nêu đáp án của mình.
+ GV chốt hoạt động 1.
 *Hoạt động 2:
Bước 1: Lập phương án thực hiện an toàn giao thông hoặc sáng tác tiểu phẩm có liên quan đến an toàn giao thông và giáo dục an toàn giao thông đường bộ. GV chia lớp thành 3 nhóm : 
N1: Đi xe đạp an toàn.
N2: Ngồi trên xe máy an toàn
N3: Con đường đi đến trường an toàn
Bước 2: Cử đại diện trình bầy phương án.
+ Các nhóm nhận xét, tuyên dương.
* HS có thể vẽ tranh cổ động về an toàn giao thông.
C. Củng cố- Dặn dò:
+ HS đọc ghi nhớ. 
+ Dặn các em thực hiện ATGTĐB.
+ Chuẩn bị bài 6.
1. Phòng tránh tai nạn giao thông là trách nhiệm của mọi người.
2. Một số hoạt động phòng tránh tai nạn giao thông.
- Đi xe đạp an toàn.
- Ngồi trên xe máy an toàn
- Con đường đi đến trường an toàn
Giáo dục An toàn giao thông
Bài 6: an toàn giao thông đường thủy
I. Mục tiêu:
 + Hiểu được thế nào là giao thông đường thủy.
 + Hiểu được một số biển báo hiệu thông báo chỉ dẫn giao thông đường thủy.
 + Nắm được những điều cần biết khi tham gia giao thông đường thủy.
 + Có ý thức tham gia và tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện an toàn khi tham gia giao thông đường thủy.
II. Đồ dùng dạy học:
 + Một số biển báo hiệu chỉ dẫn giao thông đường thủy thường gặp.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
 A . Kiểm tra bài cũ:
+ Để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, mỗi chúng ta cần làm gì?
+ Em đã làm gì để thực hiện an toàn giao thông đường bộ?
B. Bài mới: 
*Hoạt động 1: 
? Theo em đường thủy là đường như thế nào?
+ GV chốt: Đường thủy là đường đi lại trên sông nước bằng tàu thuyền như biển, sông, hồ, kênh,.
+GV giới thiệu một số biển báo hiệu thông báo chỉ dẫn giao thông đường thủy.
? Khi tham gia giao thông đường thủy, gạp biển báo em sẽ làm gì?
+ GV lần lượt thay chỗ chấm bằng một biển báo cụ thể để HS hiểu nội dung các biển báo đó.
? ở địa phương em có các con đường giao thông đường thủy nào?
? Trên các con đường đó em đã gặp biển báo hiệu hay biển chỉ dẫn nào?
+ GV chốt hoạt động 1.
 *Hoạt động 2:
+ HS hoạt động nhóm đôi:
Bước 1: Lập phương án thực hiện an toàn giao thông hoặc sáng tác tiểu phẩm có liên quan đến an toàn giao thông và giáo dục an toàn giao thông đường thủy. 
+ Các nhóm lập phương án.
Bước 2: Cử đại diện trình bầy phương án.
+ Các nhóm nhận xét, tuyên dương.
? Khi tham gia giao thông đường thủy, mọi người cần chú ý gì?
? Nếu/ đã có dịp tham gia giao thông đường thủy, em làm gì để góp phần đảm bảo an toàn giao thông đường thủy?
* HS có thể liên hệ khi đi tham quan các khu du lịch trên mặt nước.
C. Củng cố- Dặn dò:
+ HS đọc ghi nhớ. 
+ Dặn các em thực hiện ATGT đường thủy.
+ GV nhận xét giờ học.
1. Một sốbiển báo hiệu thông báo chỉ dẫn giao thông đường thủy:
+Biển cấm: cấm thả neo, cấm buộc tàu thuyền, cấm bơi lội, cấm lướt ván,.
+ Biển chỉ dẫn: Sắp đến ngã ba nơi gặp sông rộng,
2. Những điều cần biết khi tham gia giao thông đường thủy:
+ Mặc áo phao khi đi tàu thuyền
+ Khi ngồi trên tàu thuyền cần ngồi ngay ngắn, không cười đùa, chạy nhảy..
+ Không tự ý bơi thuyền khi không có người lớn đi cùng.

File đính kèm:

  • docAn toan giao thong lop 5.doc