Giáo án lớp 4 tuần 9 chi tiết

Tập đọc

 Điều ước của vua Mi- đát

I.Mục đích yêu cầu:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó đọc : Mi –đát, Đi- ô-ni-dốt,pác-tôn, sung sướng,khủng khiếp.

- Đọc trôi chảy toàn bài,ngắt nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm,giữa các cụm từ

- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp vớ nội dung bài và nhân vật

- Hiểu các từ ngữ: Phép màu,quả nhiên, khủng khiếp, phán

- Hiểu các nội dung: Những ước muốn tham lam không bao giờ mang lại hạnh phúc cho con người

II.Đồ dùng dạy - học

- Tranh minh hoạ trang 90 SGK

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn luyện đọc

 

doc43 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1084 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 9 chi tiết, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giỏi. Em nói: Chúc cậu ước sao được vậy.
+ Cậu chỉ toàn ước của trái mùa, bây giờ làm gì có loại rau ấy chứ.
+ Cậu hãy yên tâm học võ đi, đừng đứng núi này trông núi nọ kẻo hỏng hết đấy.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Toán
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. Mục tiêu
+ Giúp HS biết sử dụng thước thẳng và ê ke để vẽ một đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước. 
+ Biết vẽ đường cao của tam giác. 
II. Đồ dùng dạy học.
+Thước thẳng và ê ke .
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập hướng dẫn thêm ở tiết trước và kiểm tra vở bài tập ở nhà của 1 số HS khác.
+ GV chữa bài và ghi điểm cho HS 
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn vẽ 2 đường thẳng đi qua 1 điểm và vuông góc với 1 đường thẳng cho trước.
+ GV thực hiện các bước vẽ như SGK vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ cho HS quan sát.
+ Đặt 1 cạnh góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng AB 
+ Chuyển ê ke trượt theo đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ 2 của ê ke gặp điểm E. Vạch 1 đường thẳng theo cạnh đó thì được đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với AB 
+ Điểm E nằm trên đường thẳng AB.
* GV tổ chức cho HS thực hành vẽ.
HĐ2: Hứơng dẫn vẽ đường cao của tam giác.
+ GV vẽ lên bảng tam giác ABC.
+ GV yêu cầu HS đọc tên tam giác.
+ GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua điểm A và vuông góc với cạnh BC của tam giác ABC.
* GV nêu: qua đỉnh A của tam giác ABC ta vẽ đường thẳng vuông góc với cạnh BC, cắt cạnh BC tại diểm H. Ta gọi đoạn thẳng AH là đường cao của tam giác ABC .
+ GV nhắc lại: Đường cao của hình tam giác chính là đoạn thẳng đi qua 1 đỉnh và vuông góc với cạnh đối diện của đỉnh đó.
+ GV yêu cầu HS vẽ đường cao hạ từ đỉnh B đỉnh C của hình tam giác ABC.
H: 1 hình tam giác có mấy đường cao? 
HĐ3: Hướng dẫn thực hành
Bài 1: 
+ Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó vẽ hình.
+ Yêu cầu HS nhận xét bài vẽ của bạn trên bảng và lần lượt nêu cách thực hiện vẽ đường thẳng AB của mình 
Bài 2: 
H: bài tập yêu cầu làm gì? 
H: Đường cao AH của hình tam giác ABC là đường thẳng đi qua diểm nào của tam giác ABC, vuông góc với cạnh nào của tam giác ABC? 
+ GV yêu cầu HS vẽ hình.
+ Yêu cầu HS nhận xét hình vẽ của các bạn trên bảng, sau đó HS lần lượt nêu cách thực hiện vẽ đường cao AH của mình.
+ GV nhận xét.
Bài 3:
+ Yêu cầu HS đọc đề bài và vẽ đường thẳng đi qua E, vuông góc với DC tại G.
H: Hãy nêu tên các hình chữ nhật có trong hình?
H: Những cạnh nào vuông góc với EG?
H: Các cạnh AB và DC như thế nào với nhau?
H: Những cạnh nào vuông góc với AB?
H: Các cạnh AD, EG, BC như thế nào với nhau?
3. Củng cố, dặn dò:
+ GV nhận xét tiết học.
+ Hướng dẫn HS làm luyện thêm về nhà.
+ 2 HS lên bảng thực hành, lớp theo dỡi nhận xét.
+ HS lắng nghe và nhắc lại đề bài.
+ Theo dõi thao tác của GV.
 C
E
 A 	B
 D 
 A
 B H C 
+ HS dùng ê ke để vẽ.
+ 1 hình tam giác có 3 đường cao.
+ 1 HS đọc sau đó 3 HS lên bảng vẽ 
+ HS nêu cách vẽ 
+ HS trả lới.
+ Đường cao AH là đường thẳng đi qua điểm A của tam giác ABC và vuông góc với cạnh BC của tam giác ABC tại điểm H .
+ 3 HS lên bảng vẽ hình, mỗi HS vẽ đường cao AH trong 1 trường hợp, cả lớp thực hiện vẽ.
+ HS nêu các bước vẽ.
- HS vẽ hình vào vở. 
 A 	 E B
 D G C
- HS nêu: ABCD, AEGH, EBCG.
- Các cạnh vuông góc với EG là: AB và DC.
- Các cạnh AB và DC song song với nhau.
- Các cạnh vuông góc với AB là: AD, EG, BC.
- Các cạnh AD, EG, BC. Song song với nhau.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Ngày soạn: 31/10
Ngày dạy : Thứ tư, ngày 2/11/2005.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục đích yêu cầu
+ Biết cách chuyển thể từ lời đối thoại trực tiếp sang lời văn kể chuyện.
+ Dựa vào đoạn kịch Yết Kiêu để kể lại câu chuyện theo trình tự không gian.
+ Biết dùng từ ngữ chính xác, sáng tạo, lời kể hấp dẫn, sinh động.
II. Đồ dùng dạy – học
+ Tranh minh hoạ SGK.
+ Ý chính 3 đoạn viết sẵn vào bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi HS lể lại chuyện Ở Vương quốc Tương Lai theo trình tự thời gian và không gian.
+ Gọi 1 em nêu sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện theo trình tự không gian và thời gian.
* GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Cho HS quan sát tranh minh hoạ và nêu những hiểu biết của em về câu chuyện Yết Kiêu .
* GV: Câu chuyện kể về tải trí và lòng dũng cảm của Yết Kiêu, một danh tướng thời Trần, có tài bơi lặn, từng đánh đắm nhiều thuyền chiến của giặc Nguyên
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
+ Gọi HS đọc doạn trích theo phân vai. 1 em dẫn chuyện.
* Chú ý giọng đọc của từng nhân vật.
H: Cảnh 1 có những nhân vật nào?
H: cảnh 2 có những nhân vật nào?
H: Yết Kiêu xin cha điều gì? 
H: Yết Kiêu là người như thế nào?
H: Cha Yết có đức tính gì đáng quý?
H: những sự việc trong hai cảnh của vở kịch được diễn ra theo trình tự nào?
Bài 2 :
+ Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
H: Câu chuyện Yết Kiêu kể như gợi ý SGK là kể theo trình tự nào?
* GV: khi kể chuyện theo trình tự không gian chúng ta có thể đảo lộn trật tự thời gian mà không làm cho câu chuyện bớt hấp dẫn.
H: muốn giữ lại những lời đối thoại quan trọng ta làm như thế nào?
H: theo em, nên giữ lại lời đối thoại nào khi kể chuyện này?
* Yêu cầu HS chuyển mẫu văn bản kịch sang lời kể chuyện.
* GV chuyển mẫu 1 câu đoạn 2:
+ văn bản kịch:
- Nhà vua:Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí.
+ Chuyển thành lời kể:
- Cách 1: ( có lời dẫn gián tiếp): Thấy Yết Kiêu xin đi đánh giặc, nhà vua rất mừng, bảo chàng nhận một loại binh khí mà chàng ưa thích.
- Cách 2: ( có lời dẫn trực tiếp): Nhà vua rất hài lòng trước quyết tâm diệt giặc của Yết Kiêu, bèn bảo:”Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí”
HĐ2:Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- Gọi HS kể từng đoạn chuyện.
- Yêu cầu 3 HS thi kể toàn chuyện
* Nhận xét bình chọn và ghi điểm.
3. củng cố, dặn dò:
+ GV nhận xét tiết học.
+ kể lại câu chuyện đã chuyển thể vào vớ.
- 2 HS kể chuyện, lớp theo dõi và nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
+ Yết Kiêu một chàng trai khoẻ mạnh, yêu nước, quyết tâm giết giặc cứu nước.
+ HS lắng nghe.
- HS đọc teo phân vai.
- Nhân vật: Người cha và Yết Kiêu.
- Nhân vật Yết Kiêu và nhà Vua.
- Yết Kiêu xin cha đi đánh giặc.
- Có lòng căm thù giặc sâu sắc.
- Ông có lòng yêu nước, động viên con đi đánh giặc.
- Diễn ra theo trình tự thời gian.
+ Giặc Nguyên sang sâm lược nước ta, Yết Kiêu xin cha lên đường giết giặc. Sau khi cha đồng ý, yết Kiêu đến kinh đô thăng long yết kiến vua Trần Nhân tông.
- 1 HS đọc.
- Trình tự không gian.
- HS lắng nghe.
+ Đặt lời đối thoại sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép.
+ Giữ lai các lời đối thoại:
- Con đi giết giặc d0ây, cha ạ!
- Cha ơi! Nước mất thì nhà tan,
- Để thần dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.
- Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy.
+ Ví dụ: Câu Yết Kiêu nói với cha:
* Con đi giết giặc đây, cha ạ!
- Thấy giặc Nguyên hống hách, đem quân sang cướp nước ta. Yết Kiêu rất căm giận và chàng quyết định xin cha đi đánh giặc.
- giặc Nguyên sang xâm lược nước ta. Căm thù giặc Yết Kiêu quyết định nói với cha:”Con đi giết giặc đây, cha ạ”
- Mỗi HS kể một đoạn.
- 3 HS lên thi kể chuyện.
- HS nhận xét bạn kể.
Địa lí và lịch sử
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN
	(Tiếp theo)
I.Mục tiêu:
+ HS biết và trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên: khai thác sức nước và khai thác rừng.
+ Rèn luyện kĩ năng xem , phân tích bản đồ, tranh ảnh.
+ Nêu được các quy trình làm ra sản phẩm gỗ.
+ Biết được mối uan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
+ Có ý thức bảo vệ ngưừ«n nước và bảo vệ rừng.
II. Đồ dùng dạy – học
+ Lược đồ các sông chính ở Tây nguyên.
+ Bản Đồ địa lí tự nhiên Việt nam.
+ Một số tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện, rừng ở Tây Nguyên.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
+ GV gọi 2 HS lên bảng . 1 em vẽ sơ đồ về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên. 1 em nêu bài học.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Khai thác sức nước.
+ GV cho HS quan sát lược đồ các sông chính ở Tây Nguyên,và trả lời câu hỏi:
H: Nêu tên và chỉ 1 số con sông chính ở TN trên bản đồ?
H: Đặc điểm dòng chảy của các con sông ở đây như thế nào?
* GV nhận xét câu trả lời của HS.
H: Em biết những nhà máy thuỷ điện nổi tiếng nào ở TN?
H: Lên chỉ nhà máy điện Y-a-li trên lược đồ hình 4 và cho biết nó nằm trên con sông nào?
* GV nhận xét và mô tả thêm vị trí của nhà máy thuỷ điện Y- a- li. 
* GV kết luận: TN là nơi bắt nguồn của nhiều con sông. Địa hình với nhiều cao nguyên xếp tầng đã khiến cho các lòng sông lắm thác ghềnh, là điều kiện để khai thác nguồn nước, sức nước của các nhà máy thuỷ điện, trong đó phải kể đến nhà máy thuỷ điện Y- a- li.
Hoạt động 2: Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên.
+ Yêu cầu HS thảo luận nhóm: Mỗi nhóm 1 câu.
1. Rừng TN có mấy loại? Tại sao lại có sự phân chia như vậy?
2. Rừng TN cho ta những sản vật gì? Quan sát hình 8, 9, 10. Hãy nêu quy trình sản xuất ra đồ gỗ?
3. Việc khai thác rừng hiện nay như thế nào?
4. Những nguyên nhân chính nào ảnh hưởng đến rừng?
H: Quan sát hình 6; 7 SGK mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp?
H: Thế nào là du canh, du cư? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng?
H: Có những biện pháp nào để giữ rừng?
* GV kêùt luận:TN có 2 mùa mưa, khô rõ rệt nên cũng có 2 loại rừng đặc trưng. Rừng TN cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗTuy nhiên việc khai thác rừng bừa bãi với nhiều nguyên nhân khác nhau đã và đang ảnh hưởng tới môi trường và con người.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Yêu cầu 2HS nêu mục bài học.
+ GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà hpc5 bài và chuẩn bị bài tiếp.
- 2 HS làn lượt lên bảng. Lớp theo dõi và nhận xét.
- HS quan sát và trả lời:
- Sông: Xê xan, Ba, Đồng Nai.
- Các sông chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác nhiều ghềnh. Người ta đã lợi dụng sức nước chảy để chạy tua bin sản xuất ra điện, phục vụ đời sống con người.
- HS lên chỉ trên lược đồ. Nhà máy thuỷ điện Y-a –li nằm trên sông Xê xan.
- HS lắng nghe.
 2HS nhắc lại.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến:
+ Có 2 loại: Rừng râïm nhiệt đới và rừng khộp vào mùa khô.Vì điều đó phụ thuộc vào đặc điểm khí hậu của TN có 2 mùa mưa và khô rõ rệt.
+ Rừng cho nhiều gỗ quý, mây, che nứa vvcác loại cây làm thuốc và nhiều thú quý.QT sản xuất ra đồ gỗ:Gỗ được khai thác đưa đến xưởng để sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ.
+ HS suy nghĩ trả lời.
- HS trả lời theo ý hiểu của mình.
- HS có thể trả lời: 
+ Khai thác hợp lí.
+ Tạo điều kiện để đồng bào định canh định cư.
+ Không đốt phá rừng.
+ Mở rộng diện tích trồng cây CN hợp lí.
- 2 HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Lao động kĩ thuật
CẮT KHÂU TÚI RÚT DÂY
I. Mục tiêu
- HS thực hành , hoàn thành sản phẩm.
- Trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Giáo dục tính cẩn thận và ý thức tự phục vụ.
II. đồ dùng dạy – học
- Mẫu vật.
- Dụng cụ để thực hành.
III. Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
+ GV kiểm tra dụng cụ và kết quả làm ở tiết trước của HS.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS.
+ GV tổ chúc cho HS trưng bày sản phẩm thực hành ( trưng bày theo nhóm ).
* GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
- đường cắt vải thẳng. Đường gấp mép vải thẳng, phẳng.
- Khâu phần thân túi và phần luồn dây đúng kĩ thuật.
- Mũi khâu tương đối đều. Đường khâu không bị dúm, không bị tuột chỉ.
- Túi sử dụng được ( đựng dụng cụ học tập như, tẩy, phấn ).
- Hoàn thành sản phẩm đúng nơi quy định.
+ Yêu cầu HS tự đánh giá sản phẩm.
* GV nhận xét , đánh giá sản phẩm của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận tiết học, dặn HS chuẩn bị dụng cụ tiết sau.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện trưng bày theo nhóm.
- HS lắng nghe và đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn.
- Các nhóm nhận xét đánh giá sản phẩm.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Toán
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. Mục tiêu
+ Giúp HS nhận biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau.
+ Biết được hai dường thẳng vuông góc với nhau tạo ra bốn góc vuông có chung đỉnh.
+ Biết dùng ê ke để vẽ và kiểm tra hai đường thẳng vuông góc.
II. Đồ dùng dạy – học
+ Ê ke, thước thẳng.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 2 HS lên bảng làm bài hướng dẫn làm thêm ở tiết trước và kiểm tra bài tập ở nhà của vài em khác.
* GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc.
+ GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD 
H: Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì?
H: Các góc A, B, C, D.của hình chữ nhật ABCD là góc gì?( góc nhọn, góc vuông, góc tù, hay góc bẹt)
+ GV vừa thực hiện thao tác vừa nêu: Ta kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM, keó dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳngDM và BN vuông góc với nhau tại điểm C.
H: Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì?
H: Các góc này có chung đỉnh nào?
* GV: Như vậy hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C
+ GV yêu cầu HS quan sát các đồ dùng học tập của mình, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế cuộc sống.
+ GV hướng dẫn HS vẽ 2 đường thẳng vuông góc: Chúng ta có thể dùng ê ke để vẽ 2 đường thẳng vuông góc với nhau, chẳng hạn ta muốn vẽ đường thẳng AB vuông góc với đường thẳng CD ,làm như sau: + Vẽ đường thẳng AB.
 + Đặt 1 cạnh ê ke trùng với đường thẳng AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê ke. Ta được 2 đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau.
* GV yêu cầu cả lớp thực hành vẽ đường thẳng NM vuông góc với đường thẳng PQ tại O.
Hoạt động 2 : Luyện tập
Bài 1: 
+ GV vẽ lên bàng hai hình a, b như bài tập SGK.
H: Bài tập yêu cầu gì?
+ Yêu cầu cả lớp cùng kiểm tra.
+ GV yêu cầu HS nêu ý kiến.
H: Vì sao em nói hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau?
 Bài 2: 
+ GV yêu cầu HS đọc đề bài.
+ GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó yêu cầu HS ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD vào vở.
+ GV kết luận kết quả đúng.
AB và AD; AD và DC; DC và CB; CD và BC; BC và AB.
 Bài 3:
+ GV yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự làm bài
Bài 4: 
+ GV yêu cầu HS tiếp tục tự làm bài vào vở.
+ GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
3. Củng cố, dặn dò:
+ GV nhận xét tiết học và hướng dẫn bài làm ở nhà
- 2 HS lên bảng, lớp theo dõi, nhận xét.
- HS lắng ghe và nhắc lại.
- Hình ABCD là hình chữ nhật.
- Các góc: A; B; C; D của hình chữ nhật ABCD đều là góc vuông.
 A B
D
C M
N
- Là góc vuông.
- Chung đỉnh C.
+ HS nêu ví dụ: hai mép của quyển sách, vở, hai cạnh của cửa lớp học, cửa sổ, hai cạnh của bảng đen.
 C
 º
 A D O B
- 1 HS lên bảng vẽ, lớp vẽ vào giấy nháp.
- Dùng ê ke để kiểm tra 2 đường thẳng có vuông góc với nhau không.
- HS dùng ê ke để kiểm tra , 1 em lên bảng kiểm tra hình vẽ của GV.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS viết các cặp cạnh.
- 2 em nêu các cặp cạnh.
- HS dùng ê ke kiểm tra các hình trong SGK, sau đó ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau.
- Hình ABCDE có: AE và ED; ED và DC.
- Hình MNPQR có: MN và NP; NP và PQ.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
a. AB vuông góc với AD; AD vuông góc với DC.
b. Các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau là: AB và BC; BC và CD.
.
Ngày soạn: 1/11/2005
Ngày dạy : Thứ năm, ngày 3/11/2005
Tập đọc 
 Điều ước của vua Mi- đát 
I.Mục đích yêu cầu:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó đọc : Mi –đát, Đi- ô-ni-dốt,pác-tôn, sung sướng,khủng khiếp.
- Đọc trôi chảy toàn bài,ngắt nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm,giữa các cụm từ 
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp vớ nội dung bài và nhân vật 
- Hiểu các từ ngữ: Phép màu,quả nhiên, khủng khiếp, phán
- Hiểu các nội dung: Những ước muốn tham lam không bao giờ mang lại hạnh phúc cho con người
II.Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ trang 90 SGK
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn luyện đọc 
III.Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài thưa chuyện với mẹ và trả lời câu hỏi trong SGK 
- 1HS đọc toàn bài và nêu đại 
* GV nhận xét –nghi điểm
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài
- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
 H: Tại sao ông vua lại khiếp sơ ïkhi nhìn thấy thức ăn như vậy? Câu chuyện điều ước của vua Mi-đát sẽ cho các em hiểu rõ điều đó.
Hoạt động dạy 
Hoạt đông học
HĐ1: Luyện đọc
Gọi 1 HS đọc toàn bài
Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn của bài ( 3 lượt )
GV theo dõi sửa lỗi phát âm, lưu ý các câu cầu khiến: Xin thần tha tội cho tôi! Xin Người lấy điều ước cho tôi được sống !
- Gọi HS đọc phần chú giải
- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm 
- Gọi 1HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu . chú ý giọng đọc 
 HĐ2: Tìm hiểu bài 
 - Gọi HS đọc đoạn 1
 H: thần Đi- ô- ni- dốt cho vua Mi- đát cái gì ? 
 H: Vua Mi- đát cho thần điều gì ?
H: Theo em , vì sao vua Mi- đát lại ước như vậy ?
H: Đầu tiên , điều ước được thực hiện như thế nào?
H: Nọâi đoạn 1 nói gì ?
* Ý 1:Điều ước của vua Mi- đát được thực hiện 
- 1HS đọc đoạn 2 
H: Khủng khiếp nghĩa là thế nào? 
H: Tại sao vua Mi- đát phải xin thần Đi- ô- ni- dốt lấy lại điều ước?
H: Đoạn 2 nói điều gì?
* ý 2: Vua Mi- đát nhận ra sự khủng khiếp 

File đính kèm:

  • docGA_lop_4_tuan__9_chi_tiet_20150725_095850.doc