Giáo án lớp 4 - Tuần 17

I. MỤC TIÊU :

 - Hiểu nội dung bài Mùa đông trên rẻo cao .

- Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : l / n ; ât / âc .

- GDMT: Giúp HS thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng núi cao trên đất nước ta. Tứ đó, thêm yêu quí môi trường thiên nhiên.

 - II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Một số tờ phiếu viết nội dung BT2a hoặc b , BT3 .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cu : (3) Kéo co .

 3. Bài mới : (27) Mùa đông trên rẻo cao .

 a) Giới thiệu bài :

 b) Các hoạt động :

 

doc52 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1043 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 17, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU :
- Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả , nội dung miêu tả của từng đoạn , dấu hiệu mở đầu đoạn văn (BT1).
- Viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách(BT2,3).
	- Giáo dục HS yêu thích việc viết văn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Một số kiểu , mẫu cặp sách của HS .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật .
 a) Giới thiệu bài :
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Chốt lại lời giải đúng .
Hoạt động lớp .
- 1 em đọc nội dung BT .
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn tả cái cặp , làm bài cá nhân .
- Phát biểu ý kiến , mỗi em có thể trả lời 3 câu hỏi .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện tập (tt) .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Thực hành , giảng giải , đàm thoại .
- Bài 2 : 
+ Nhắc HS chú ý :
@ Đề bài yêu cầu các em chỉ viết 1 đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài chiếc cặp của em hoặc của bạn em . Em nên viết dựa theo các gợi ý a , b , c .
@ Để cho đoạn văn tả cái cặp của em không giống cặp của các bạn khác , em cần chú ý miêu tả những đặc điểm riêng của cái cặp .
+ Nhận xét .
+ Chọn 1 , 2 bài viết tốt , đọc chậm , nêu nhận xét , chấm điểm .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Đọc yêu cầu BT và các gợi ý .
- Đặt trước mặt cặp sách của mình để quan sát và tập viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp lần lượt theo các gợi ý a , b , c .
- Tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập (tt) .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Thực hành , giảng giải , đàm thoại .
- Bài 3 : 
+ Nhắc HS chú ý :
@ Đề bài yêu cầu các em chỉ viết 1 đoạn văn tả bên trong chiếc cặp của em hoặc của bạn em . Em nên viết dựa theo các gợi ý a , b , c .
@ Để cho đoạn văn tả cái cặp của em không giống cặp của các bạn khác , em cần chú ý miêu tả những đặc điểm riêng của cái cặp .
+ Nhận xét .
+ Chọn 1 , 2 bài viết tốt , đọc chậm , nêu nhận xét , chấm điểm .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Đọc yêu cầu BT và các gợi ý .
- Đặt trước mặt cặp sách của mình để quan sát và tập viết đoạn văn tả hình dáng bên trong của chiếc cặp lần lượt theo các gợi ý a , b , c .
- Tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình .
 4. Củng cố : (3’)
	- Thu bài cả lớp , chấm điểm .
	- Giáo dục HS yêu thích việc viết văn .
 5. Dặn dò : (1’) 
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh , viết lại 2 đoạn văn đã thực hành luyện viết trên lớp .
v Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 81)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
	- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.Biết chia cho số có ba chữ số( BT1a, 3a).
	- Thực hành thành thạo phép chia cho số có ba chữ số , giải được toán có lời văn liên quan đến phép chia .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Chia cho số có ba chữ số (tt) .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Củng cố việc thực hiện phép chia cho số có ba chữ số .
MT : Giúp HS thực hành được các phép chia cho số có ba chữ số .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
Hoạt động lớp .
- Đặt tính rồi tính .
a) 54322 : 346 = 157
 25275 : 108 = 234 (dư 3).
 86679 : 214 = 405 (dư 9).
- Thi đua lên bảng sửa bài .
Hoạt động 2 : Củng cố giải toán .
MT : Giúp HS giải được các bài toáa có lời văn .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 3 : 
+ Cho HS nêu lại cách tính chiều rộng hình chữ nhật khi biết diện tích và chiều dài của nó .
Hoạt động lớp .
- Tự nêu tóm tắt bài toán rồi làm bài và chữa bài .
GIẢI
Chiều rộng sân bóng :
 7140 : 105 = 68 (m)
Chu vi sân bóng :
 ( 105 + 68 ) x 2 = 346 (m)
 Đáp số : 68m và 346 m
 4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi đua đặt tính và thực hiện các phép tính ở bảng .
	- Nêu lại cách chia cho số có ba chữ số .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm bài tập 2 .
v Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 82a)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU :
	- Thực hiện được phép nhân, phép chia.Biết đọc thông tin trên bản đồ.
	- Thực hiện thành thạo các bài tập .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập chung .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Củng cố việc thực hiện các phép tính .
MT : Giúp HS thực hiện đúng các phép tính nhân , chia đã học .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
Hoạt động lớp .
- Tính tích của hai số hoặc tìm một thừa số rồi ghi vào vở .
- Tính thương của hai số hoặc tìm số bị chia hay số chia rồi ghi vào vở .
- Đặt tính rồi thực hiện phép chia cho số có 3 chữ số .
- Thi đua lên bảng sửa bài .
Hoạt động 2 : Củng cố giải toán , đọc biểu đồ .
MT : Giúp HS làm được các bài toán có lời văn .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 4 : 
+ Hướng dẫn HS đọc biểu đồ rồi trả lời các câu hỏi .
Hoạt động lớp .
a) Tuần 1 bán ít hơn tuần 4 :
 5500 – 4500 = 1000 (cuốn)
b) Tuần 2 bán nhiều hơn tuần 3 :
 6250 – 5750 = 500 (cuốn)
c) 4 tuần bán được :
 4500 + 6250 + 5750 + 5500 = 22 000 (cuốn)
 Trung bình mỗi tuần bán được :
 22 000 : 4 = 5500 (cuốn)
 4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi đua thực hiện các phép tính ở bảng .
	- Nêu lại các nội dung vừa luyện tập .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm bài tập 3.
v Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 82b)
LUYỆN TẬP CHUNG (tt)
I. MỤC TIÊU :
	- Củng cố về : Giá trị của chữ số theo vị trí của chữ số đó trong một số ; các phép tính với các số tự nhiên ; thu thập một số thông tin từ biểu đồ ; diện tích hình chữ nhật và so sánh các số đo diện tích ; giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó .
	- Thực hiện thành thạo các bài tập .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập chung .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập chung (tt) .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Củng cố về số , các phép tính , biểu thức , biểu đồ .
MT : Giúp HS thực hiện được các bài tập 
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Tự làm bài vào vở .
- Thi đua lên bảng sửa bài : ( Giải thích vì sao khoanh vào chữ đó )
a) Khoanh vào B .
b) Khoanh vào C .
c) Khoanh vào D .
d) Khoanh vào C .
e) Khoanh vào C .
- Tự làm bài vào vở .
- Thi đua lên bảng sửa bài :
a) Thứ năm có mưa nhiều nhất .
b) Thứ sáu có mưa trong 2 giờ .
c) Ngày không có mưa là thứ tư .
Hoạt động 2 : Củng cố giải toán .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 3 : 
Hoạt động lớp .
- Đọc đề , tóm tắt , giải rồi sửa bài .
GIẢI
Hai lần số học sinh nam :
 672 – 92 = 580 (học sinh)
Số học sinh nam của trường :
 580 : 2 = 290 (học sinh)
Số học sinh nữ của trường :
 290 + 92 = 382 (học sinh)
 Đáp số : 290 hs nam ; 382 hs nữ
 4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi đua thực hiện các phép tính ở bảng .
	- Nêu lại các nội dung vừa luyện tập .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập tiết 83 sách BT .
v Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 83)
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2 .
	- Nhận biết số chẵn , số lẻ .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập chung (tt)
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Dấu hiệu chia hết cho 2 .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2 .
MT : Giúp HS tìm ra và nắm dấu hiệu chia hết cho 2 .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Đặt vấn đề : Trong toán học cũng như trong thực tế , ta không nhất thiết phải thực hiện phép chia mà chỉ cần quan sát , dựa vào dấu hiệu nào đó mà biết một số có chia hết cho số khác hay không . Các dấu hiệu đó gọi là dấu hiệu chia hết . Việc tìm ra các dấu hiệu chia hết không khó , cả lớp sẽ cùng nhau tự phát hiện ra các dấu hiệu đó . Trước hết là tìm dấu hiệu chia hết cho 2 .
- Giao nhiệm vụ cho HS : Tự tìm vài số chia hết cho 2 , vài số không chia hết cho 2 .
- Gợi ý cho HS chú ý chữ số tận cùng ở mỗi số .
- Chốt lại : Muốn biết một số có chia hết cho 2 hay không , chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó .
Hoạt động lớp .
- Một số em lên bảng viết kết quả theo 2 cột : chia hết – không chia hết .
- Cả lớp bổ sung .
- Quan sát , đối chiếu , so sánh và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2 . Bàn nhau , tranh luận và dự đoán dấu hiệu .
- Nhận xét : Các số có chữ số tận cùng là 0 , 2 , 4 , 6 , 8 thì chia hết cho 2 . Các số có chữ số tận cùng là 1 , 3, 5 , 7 , 9 thì không chia hết cho 2 .
- Vài em nêu lại kết luận trong bài học .
Hoạt động 2 : Giới thiệu số chẵn , số lẻ .
MT : Giúp HS nhận biết khái niệm số chẵn , số lẻ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Nêu : Các số chia hết cho 2 gọi là số chẵn .
- Chọn ghi lại 5 ví dụ các số có tận cùng là 0 , 2 , 4 , 6 , 8 .
- Nêu : Các số không chia hết cho 2 gọi là số lẻ .
Hoạt động lớp .
- Tự nêu ví dụ về số chẵn .
- Nêu thêm : Các số có chữ số tận cùng là 0 , 2 , 4 , 6 , 8 là các số chẵn .
- Tự nêu ví dụ về số lẻ .
- Nêu thêm : Các số có chữ số tận cùng là 1 , 3 , 5 , 7 , 9 là các số lẻ .
Hoạt động 3 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
Hoạt động lớp .
- Chọn ra các số chia hết cho 2 . Vài em đọc bài làm của mình và giải thích lí do tại sao chọn các số đó .
a) Số chia hết cho 2 là: 98, 1000, 744, 7536,, 5782.
b) Số không chia hết cho 2 là: 35, 867, 84683, 8401.
- Đọc và nêu lại yêu cầu của bài là : Viết 4 số có hai chữ số , mỗi số chia hết cho 2 . Sau đó tự làm bài vào vở . Cả lớp kiểm tra chéo nhau .
 4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi đua xác định số chia hết cho 2 , số không chia hết cho 2 ở bảng .
	- Nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2 .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập 3, 4.
v Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 84)
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5
I. MỤC TIÊU :
	- Biết dấu hiệu chia hết cho 5.
	- Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5.
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Dấu hiệu chia hết cho 2 .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Dấu hiệu chia hết cho 5 .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5 .
MT : Giúp HS nắm dấu hiệu chia hết cho 5 .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Gợi ý HS chú ý đến chữ số tận cùng của các số chia hết cho 5 để tìm ra dấu hiệu .
- Chốt lại : Muốn biết một số có chia hết cho 5 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng bên phải , nếu là 0 hoặc 5 thì số đó chia hết cho 5 , chữ số tận cùng khác 0 và 5 thì số đó không chia hết cho 5 .
Hoạt động lớp .
- Nêu các ví dụ về các số chia hết cho 5 , các số không chia hết cho 5 ; viết thành 2 cột ở bảng .
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 5 : Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc thì chia hết cho 5 .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 4 : 
- Hỏi thêm : Số nào vừa không chia hết cho 2 , vừa không chia hết cho 5 ?
Hoạt động lớp .
- Tự làm bài vào vở .
- Thi đua sửa bài ở bảng .
a) số chia hết cho 5: 35; 660; 3000; 945;.
b) Só không chia hết cho 5: 8; 57; 4674; 5553.
- Cách 1 : Tìm các số chia hết cho 5 trước , sau đó tìm số chia hết cho trong những số đó .
- Cách 2 : Nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2 , cho 5 ; từ đó tìm được dấu hiệu chung để một số chia hết cho cả 2 và 5 phải có chữ số tận cùng là 0 . Từ đó , tự làm bài vào vở .
- Các số có chữ số tận cùng là : 1 , 3 , 7 , 9 .
 4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi đua xác định các số chia hết cho 5 ở bảng .
	- Nêu lại dấu hiệu chia hết cho 5 .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập tiết 85 sách BT .
v Rút kinh nghiệm:
Toán (tiết 85)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
	- Bước đầu biết vận vụng dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5 .
	- Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản.
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Dấu hiệu chia hết cho 5 .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
- Bài 3 : 
+ Khuyến khích HS làm theo cách 2 vì nhanh , gọn hơn .
Hoạt động lớp .
- Tự làm bài vào vở .
- Khi chữa bài , nêu các số đã viết và giải thích vì sao chọn số ấy .
a) 4568; 66814; 3576;.
b) 2050; 900; 2355.
- Tự làm bài , 1 em nêu kết quả , cả lớp phân tích , bổ sung .
a) 780; 568; 766.
b) 255; 750; 875.
- Kiểm tra chéo lẫn nhau .
- Tự làm bài .
- Khi chữa bài , nêu lí do chọn các số đó trong từng phần .
 4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi đua xác định các số chia hết cho 2 , cho 5 ở bảng .
	- Nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2 , cho 5 .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập 4, 5.
v Rút kinh nghiệm:
Khoa học (tiết 33)
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU :
	- Củng cố , hệ thống các kiến thức về : 
	+ Tháp dinh dưỡng cân đối .
	+ Một số tính chất của nước và không khí ; thành phần chính của không khí .
	+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên .
	+ Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt , lao động sản xuất và vui chơi giải trí .
	- Có khả năng vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí .
	- Yêu thích tìm hiểu khoa học .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình vẽ “tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện đủ dùng cho các nhóm .
	- Sưu tầm các tranh , ảnh hoặc đồ chơi về việc sử dụng nước , không khí trong sinh hoạt , lao động sản xuất và vui chơi , giải trí .
	- Giấy khổ to , bút màu đủ dùng cho các nhóm .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Không khí gồm những thành phần nào ?
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Oân tập và kiểm tra học kỳ I .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Trò chơi Ai nhanh , ai đúng ? 
MT : Giúp HS củng cố , hệ thống các kiến thức về : tháp dinh dưỡng cân đối ; một số tính chất của nước và không khí ; thành phần chính của không khí ; vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên .
PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại .
- Chia nhóm , phát hình vẽ Tháp dinh dưỡng cân đối chưa hoàn thiện cho các nhóm .
- Cho điểm toàn nhóm .
- Chuẩn bị sẵn một số phiếu ghi các câu hỏi SGK và thêm một số câu khác .
- Cho điểm cá nhân , công bố nhóm thắng cuộc ( nhiều em được điểm cao ) .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm thi đua hoàn thành Tháp dinh dưỡng cân đối .
- Các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp . Mỗi nhóm cử 1 đại diện làm giám khảo . Ban giám khảo đi chấm , nhóm nào xong trước , trình bày đẹp và đúng là thắng cuộc . 
- Đại diện các nhóm lên bốc thăm ngẫu nhiên và trả lời câu hỏi đó .
Hoạt động 2 : Triển lãm .
MT : Giúp HS củng cố , hệ thống các kiến thức về : vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt , lao động sản xuất và vui chơi giải trí .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Lưu ý : Trình bày sản phẩm sao cho vừa đẹp , vừa khoa học .
- Nhận xét , cho điểm theo nhóm , các cá nhân xuất sắc . 
Hoạt động nhóm .
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đưa những tranh , ảnh , tư liệu sưu tầm được ra lựa chọn để trình bày theo từng chủ đề .
- Các thành viên trong nhóm tập thuyết trình , giải thích về sản phẩm của nhóm .
- Ban giám khảo đánh giá sản phẩm của các nhóm theo các tiêu chí đã thống nhất với GV .
- Cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm , nghe các thành viên trong nhóm trình bày . Ban giám khảo đưa ra câu hỏi .
- Ban giám khảo đánh giá .
Hoạt động 3 : Vẽ tranh cổ động .
MT : Giúp HS có khả năng vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ , đảm bảo rằng mọi HS đều tham gia .
- Nhận xét , đánh giá , cho điểm .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm hội ý về đề tài và đăng kí với lớp , cố gắng đảm bảo vẽ cả hai chủ đề : bảo vệ môi trường nước và bảo vệ môi trường không khí .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như GV đã hướng dẫn .
- Các nhóm treo sản phẩm của mình ở bảng , cử đại diện nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ .
- Các nhóm khác bình luận , góp ý .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK . 
	- Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Xem lại các bài đã ôn tập .
Khoa học (tie

File đính kèm:

  • docTuan 17.doc