Giáo án lớp 4 - Tuần 12

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức: Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng đoạn văn Người chiến sĩ giàu nghị lực .

2. Kĩ năng: Làm đúng bài chính tả phương ngữ 2a/ b.

 3. Thái độ: Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 -GV: Bút dạ + 3 , 4 tờ phiếu phóng to nội dung BT2a hoặc 2b .

 - HS :Xem trước đoạn viết.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cu : (3) Nếu chúng mình có phép lạ .

 3. Bài mới : (27) Người chiến sĩ giàu nghị lực .

 a) Giới thiệu bài :

 b) Các hoạt động :

 

doc50 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 827 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại cách nhân một hiệu với một số .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Chuẩn bị: Luỵên tập
TOÁN (T 58)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về tính chất giao hoán , kết hợp của phép nhân và cách nhân một số với một tổng , một hiệu .
	2. Kĩ năng: Vận dụng được tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng (hiệu) trong thực hành tính, tính nhanh.
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	-GV : bảng phụ ghi các bài tập
 - HS : Oân lại cách nhân một số với một tổng , với một hiệu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Nhân một số với một hiệu .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập .
 a) Giới thiệu bài :
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức đã học .
MT : Giúp HS nắm các kiến thức đã học về tính chất của phép nhân .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
Hoạt động lớp .
- Nhắc lại các tính chất giao hoán , kết hợp của phép nhân ; nhân một tổng , một hiệu với một số .
- Viết biểu thức chữ , phát biểu bằng lời :
a x b – b x a 
( a x b ) x c = a x ( b x c )
a x ( b + c ) = a x b + a x c 
a x ( b – c ) = a x b – a x c 
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : Hướng dẫn cách làm .
- Bài 3 : Hướng dẫn cách làm .
- Bài 4 : Giúp HS biết cách giải .
Hoạt động lớp .
- Thực hành tính vào vở .
- Nói cách làm và kết quả .
- Lớp nhận xét .
- Nêu cách tính chu vi , diện tích hình chữ nhật .
- Đọc và tóm tắt bài toán . Nêu cách làm .
- Tự làm vào vở rồi chữa bài .
 4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi đua tính nhanh các biểu thức ở bảng .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- CB: Nhân với số có hai chữ số.
Toán (tiết 59)
NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Giúp HS biết cách nhân với số có hai chữ số .
	2. Kĩ năng: Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số.
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :Bảng phụ 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập .
 3. Bài mới : (27’) Nhân với số có hai chữ số .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Tìm cách tính 36 x 23 .
MT : Giúp HS biết cách thực hiện phép tính nhân 36 x 23 .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Đặt vấn đề : Ta đã biết đặt tính và tính 36 x 3 và 36 x 20 , nhưng chưa học cách tính 36 x 23 . Ta tìm cách tính tích này như thế nào ?
- Giới thiệu cách đọc , viết : Đề-xi-mét vuông viết tắt là dm2 .
Hoạt động lớp .
- Cả lớp đặt tính và tính vào nháp :
36 x 3 và 36 x 20
- 1 em lên bảng tính ;
36 x 23 = 36 x ( 20 + 3 )
 = 36 x 20 + 36 x 3
 = 720 + 108
 = 828
Hoạt động 2 : Giới thiệu cách đặt tính và tính .
MT : Giúp HS nắm cách đặt tính và thực hiện phép tính .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Ghi bảng và hướng dẫn cách đặt tính và tính , viết đến đâu giải thích đến đó . Đặc biệt cần giải thích rõ 
+ 108 là tích của 36 và 3 .
+ 72 là tích của 36 và 2 chục . Vì đây là 72 chục , tức là 720 nên ta viết lùi sang bên trái 1 cột so với 108 .
+ 108 gọi là tích riêng thứ nhất .
+ 72 gọi là tích riêng thứ hai . Tích này được viết lùi sang bên trái 1 cột vì nó là 72 chục , nếu viết đầy đủ phải là 720 . 
Hoạt động lớp .
-HS lắng nghe.
Hoạt động 3 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : Giúp từng em đặt tính và tính .
- Bài 3 : 
Hoạt động lớp .
- Làm từng phép nhân rồi chữa bài .
- Tự giải rồi chữa bài 
Đáp số : 1200 trang .
 4. Củng cố- Dặn dò: (4’)	
- Nêu lại cách nhân với số có hai chữ số .
- CB: Luyện tập
Toán (tiết 60)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Thực hiện cách nhân với số có 2 chữ số .
	2. Kĩ năng: Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có 2 chữ số .
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV:Bảng phụ ghi các bài tập
HS: Xem trườc các bài tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Nhân với số có hai chữ số .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập .
 a) Giới thiệu bài :
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Củng cố cách đặt tính , thực hiện phép tính .
MT : Giúp HS nắm vững cách đặt tính , thực hiện phép tính .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
Hoạt động lớp .
- Tự đặt tính , làm tính rồi chữa bài .
- Tính ở nháp rồi nêu kết quả tính để viết vào ô trống .
Hoạt động 2 : Củng cố giải toán .
MT : Giúp HS giải được các bài toán liên quan đến phép nhân có 2 chữ số .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 3 : 
+ Chữa bài và kết luận chung .
Hoạt động lớp .
- Tự giải bài toán .
GIẢI
Trong 1 giờ tim người đó đập được :
 75 x 60 = 4500 (lần)
Trong 24 giờ , tim người đó đập được :
 4500 x 24 = 108 000 (lần)
 Đáp số : 108 000 lần
 4. Củng cố- dặn dò:(4’)
	- Thi đua làm các phép tính nhanh : 254 x27 : 109 x37
	- Nêu lại cách nhân với số có hai chữ số . BT về nhà: 4, 5.
	- Chuẩn bị: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
Khoa học (tiết 23)
SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC 
TRONG TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
	2. Kĩ năng: Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên : chỉ vào sơ đồ nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
	3. Thái độ: GDMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	-GV: Hình trang 48 , 49 SGK . Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên phóng to .
	- HS : Mỗi em chuẩn bị 1 tờ giấây A4 , bút chì đen và bút màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’)Mây được hình thành như thế nào ? Mưa từ đâu ra ?
 3. Bài mới : (27’) Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên .
 a) Giới thiệu bài :
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hệ thống hóa kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên .
MT : Giúp HS biết chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi , ngưng tụ của nước trong tự nhiên .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Hướng dẫn HS quan sát từ trên xuống dưới , từ trái sang phải để kể những gì em nhìn thấy trong hình và giảng giải.
- Kết luận : 
+ Nước đọng ở hồ , ao , sông , biển  không ngừng bay hơi biến thành hơi nước .
+ Hơi nước bốc lên cao , gặp lạnh , ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ , tạo thành các đám mây .
+ Các giọt nước ở trong các đám mây rơi xuống đất , tạo thành mưa .
Hoạt động lớp .
- Quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên SGK và liệt kê các cảnh được vẽ trong sơ đồ .
- Chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên .
Hoạt động 2 : Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên .
MT : Giúp HS biết vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Giao nhiệm vụ cho HS như yêu cầu ở mục Vẽ SGK .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Hoàn thành bài tập theo yêu cầu .
- Các nhóm trình bày với nhau về kết quả đã làm việc .
- Một số em trình bày sản phẩm của mình trước lớp .
 4. Củng cố-dặn dò(4’)	
 - Nêu ghi nhớ SGK . 
	 - GDMT.
 - Xem trước bài Nước cần cho sự sống .
Khoa học (tiết 24)
NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt.
	2. Kĩ năng: Nêu được một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người , động vật và thực vật . Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp , công nghiệp và vui chơi , giải trí .
	3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu khoa học .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình trang 50 , 51 SGK .
	- Giấy A0 , băng keo , bút dạ đủ dùng cho các nhóm .
	- HS sưu tầm tranh , ảnh , tư liệu về vai trò của nước .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên .
 3. Bài mới : (27’) Nước cần cho sự sống .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò của nước đối với sự sống của con người , động vật và thực vật .
MT : Giúp HS nêu được một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người , động vật và thực vật .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ :
+ Nhóm 1 : Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với cơ thể người .
+ Nhóm 2 : Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với động vật .
+ Nhóm 3 : Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với thực vật .
- Kết luận như nội dung mục Bạn cần biết SGK .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Nộp các tư liệu , tranh , ảnh đã sưu tầm .
- Các nhóm làm việc theo nhiệm vụ đã được giao .
- Cả nhóm cùng nghiên cứu mục Bạn cần biết và các tư liệu được phát rồi cùng nhau bàn cách trình bày .
- Đại diện các nhóm lên trình bày .
- Các nhóm nhận xét , bổ sung cho nhau .
- Cả lớp cùng thảo luận về vai trò của nước đối với sự sống của sinh vật .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp , công nghiệp và vui chơi , giải trí .
MT : Giúp HS nêu được những dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp , công nghiệp và vui chơi , giải trí .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Nêu câu hỏi và lần lượt yêu cầu mỗi em đưa ra một ý kiến về : Con người còn sử dụng nước vào những việc gì khác ?
Hoạt động lớp .
- Thảo luận , phân loại các nhóm ý kiến .
- Lần lượt các nhóm lên trình bày .
 4. Củng cố -dặn dò(4’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Xem trước bài Nước bị ô nhiễm .
LỊCH SỬ
CHÙA THỜI LÝ
I. MỤC TIÊU : 
	1. Kiến thức: Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý: Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật.Thời Lý chùa được xây dựng ở nhiều nơi .Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
	2. Kĩ năng: Trình bày được các nội dung của bài học .
	3. Thái độ: GDMT: Vẻ đẹp của chùa, giáo dục ý thức tôn trọng di sản văn hóa của cha ông, có thái độ hành vi giữ gìn sạch sẽ cảnh quan môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Ảnh phóng to chùa Một Cột , chùa Keo , tượng Phật A-di-đà .
	- Phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Nhà Lý dời đô ra Thăng Long .
 3. Bài mới : (27’) Chùa thời Lý .
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : 
MT : Giúp HS nắm được : Đến thời Lý , đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất .
PP : Giảng giải , trực quan , đàm thoại .
- Hỏi : Vì sao nói “Đến thời Lý , đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất ?” 
Hoạt động lớp .
- Dựa vào SGK , thảo luận đi đến thống nhất : Nhiều vua đã từng theo đạo Phật . Nhân dân theo đạo Phật rất đông . Kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa .
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS nắm vai trò , tác dụng của chùa dưới thời Lý .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Đưa ra một số ý phản ánh vai trò , tác dụng của chùa dưới thời nhà Lý .
Hoạt động cá nhân .
- Đọc SGK và vận dụng hiểu biết của bản thân , điền dấu X vào ô trống sau những ý đúng :
+ Chùa là nơi tu hành của các nhà sư .
+ Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo Phật .
+ Chùa là trung tâm văn hóa của làng xã 
+ Chùa là nơi tổ chức văn nghệ .
Hoạt động 3 : 
MT : Giúp HS mô tả được một số đặc điểm các ngôi chùa lớn thời Lý .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Mô tả chùa Một Cột , chùa Keo , tượng Phật A-di-đà và khẳng định chùa là một công trình kiến trúc đẹp .
Hoạt động lớp .
- Vài em mô tả bằng lời hoặc bằng tranh ngôi chùa mà các em biết .
 4. Củng cố –dặn dò (4’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- GDMT.
	- Nhận xét tiết học .
Đạo đức (tiết 11)
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ , CHA MẸ
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
2. Kĩ năng: Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình.
3. Thái độ: Giáo dục HS kính yêu ông bà , cha mẹ .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Tiết kiệm thời giờ (tt) .
 3. Bài mới : (27’) Hiếu thảo với ông bà cha mẹ .
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Thảo luận tiểu phẩm Phần thưởng .
MT : Giúp HS nắm ý nghĩa của tiểu phẩm được xem .
PP : Thực hành , đàm thoại , giảng giải .
- Phỏng vấn các em vừa đóng tiểu phẩm :
+ Vì sao em lại mời bà ăn những chiếc bánh mà em vừa được thưởng ?
+ Bà cảm thấy thế nào trước việc làm của đứa cháu đối với mình ?
- Kết luận : Hưng kính yêu bà . Hưng là một đứa cháu hiếu thảo .
Hoạt động lớp .
- Cả lớp xem tiểu phẩm Phần thưởng do một số bạn trong lớp đóng .
- Lớp thảo luận , nhận xét về cách ứng xử .
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm .
MT : Giúp HS biết cách giải quyết đúng tình huống nêu ra trong bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Nêu yêu cầu BT1 .
- Kết luận : Việc làm của bạn Loan , Hoài , Nhâm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà , cha mẹ . Việc làm của bạn Sinh và bạn Hoàng là chưa quan tâm đến ông bà , cha mẹ .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm trao đổi .
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm .
MT : Giúp HS biết cách giải quyết tình huống nêu ra trong bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm .
- Kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm đã đặt tên tranh phù hợp .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến .
- Các nhóm khác trao đổi .
 4. Củng cố –dặn dò (4’)
	- Vài em đọc Ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS kính yêu ông bà , cha mẹ .
	- Nhận xét tiết học .
Địa lí (tiết 11)
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của ĐBBB.( HS K, G mô tả ĐBBB, nêu tác dụng của hệ thống đê ở ĐBBB).
	2. Kĩ năng: Nhận biết được vị trí của ĐBBB trên bản đồ tự nhiên VN.Chỉ một số sông chính trên bản đồ: sông Hồng, sông Thía Bình.
	3. Thái độ: GDMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đồng bằng( đất phù sa màu mỡ ở ĐBBB, ĐBNB
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ địa lí Tự nhiên VN .
	- Tranh , ảnh về đồng bằng Bắc Bộ , sông Hồng , đê ven sông .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Oân tập .
 3. Bài mới : (27’) Đồng bằng Bắc Bộ .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Đồng bằng lớn ở miền Bắc .
MT : Giúp HS chỉ đúng vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ .
- Chỉ bản đồ và cho HS biết : Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì , cạnh đáy là đường bờ biển .
Hoạt động lớp .
- Dựa vào kí hiệu , tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ SGK .
- Lên chỉ vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ ở bảng .
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Hướng dẫn quan sát hình 2 để nhận biết đồng bằng có địa hình thấp , bằng phẳng , sông chảy ở đồng bằng thường uốn lượn quanh co . Những nơi có màu sẫm hơn là làng mạc của người dân .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Các nhóm dựa vào ảnh đồng bằng Bắc Bộ và nội dung SGK , trả lời các câu hỏi 
- Trình bày kết quả làm việc .
- Chỉ trên bản đồ vị trí , giới hạn và mô tả tổng hợp về hình dạng , diện tích , sự hình thành và đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ .
Hoạt động 3 : Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ .
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Cho HS liên hệ thực tiễn theo gợi ý : Tại sao sông có tên gọi là “sông Hồng” ?
- Chỉ trên bản đồ sông Hồng , sông Thái Bình ; đồng thời mô tả sơ lược về sông Hồng .
- Nói thêm về hiện tượng lũ lụt của đồng bằng Bắc Bộ khi chưa có đê . ( Nước các sông lên nhanh , cuồn cuộn tràn về làm ngập lụt cả đồng ruộng , cuốn trôi nhà cửa , phá hoại mùa màng , gây thiệt hại cho tính mạng và tài sản của người dân )
Hoạt động lớp .
- Trả lời câu hỏi của mục II , sau đó lên chỉ bản đồ vị trí một số sông của đồng bằng Bắc Bộ .
- Vì có nhiều phù sa nên nước sông quanh năm có màu đỏ , do đó sông có tên là sông Hồng .
- Dựa vào vốn hiểu biết , trả lời câu hỏi : Khi mưa nhiều , nước sông ngòi , ao , hồ thường như thế nào ?
- Dựa vào SGK , trả lời các câu hỏi :
+ Mùa mưa của đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm ?
+ Vào mùa mưa , nước các sông ở đây như thế nào ?
Hoạt động 3 : 
MT : Giúp HS Giúp HS nắm các đặc điểm sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Nói thêm về tác dụng của hệ thống đê , ảnh hưởng của hệ thống đê đối với việc bồi đắp đồng bằng , ( Những vùng đất ở trong đê không được phủ thêm phù sa , nhiều nơi trở thành ô trũng  ) sự cần thiết phải bảo vệ đê ven sông ở đồng bằng Bắc Bộ .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Dựa vào nội dung SGK và vốn hiểu biết của bản thân để thảo luận theo gợi ý :
+ Người dân đồng bằng Bắc Bộ đắp đê ven sông để làm gì ?
+ Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ?
+ Ngoài việc đắp đê , người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất ?
- Các nhóm trình bày kết quả .
- Thảo luận cả lớp để tìm kiến thức đúng 
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục môi trườ

File đính kèm:

  • docTuan 12.doc
Giáo án liên quan