Giáo án Lớp 4 - Tuần 11

- Làm bài cá nhân.

- 3 HS lên bảng làm: Mỗi em xếp 1 nhóm.

VD: Nhóm thương người như thể thương thân: lòng thương người, lòng nhân ái, tình thương mến, yêu quý, .

- Đọc nội dung bài tập.

- Làm vở và bảng phụ.

+ Từ láy: vui vẻ, vui vầy, vui vui, đẹp đẽ. đèm đẹp.

+ Từ ghép: Các từ còn lại.

- Đọc nội dung bài.

- Thảo luận cặp và đại diện một số cặp trả lời :

a) Tên riêng : Công -–xtăng - tin Xi- ôn –cốp-xki, Bạch Thái Bưởi.

Cách viết tên riêng:.

b) + Câu a: Dẫn lời nói trực tiếp.Dấu ngoặc kép

+ Câu b: Đánh dấu cách nói đặc biệt.

 

doc26 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2063 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t 52):
Tính chất kết hợp của phép nhân
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân.
- Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính toán.
- GD HS kĩ năng: lắng nghe tích cực, tự nhận thức, hợp tác, tìm kiếm và xử lý thông tin, II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ kẻ sẵn phần b SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Tính tích theo cách thuận tiện nhất:
5 x 745 x 2 =( 5 x 2 ) x 745 
 = 10 x 745 = 7450
5 x 789 x 200 = ( 5 x 200 ) x 789
 = 1000 x 789 = 789 000
- NX chốt KQ đúng, cho điểm.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài
HĐ2. Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân: 
a) So sánh giá trị của các biểu thức:
- 2 HS làm bảng lớp, lớp làm nháp.
- GV viết bảng: (2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4)
- YC tính giá trị của hai biểu thức và so sánh giá trị của hai biểu thức với nhau.
- 2 em lên bảng tính , lớp làm nháp.
(2 x 3) x 4 
= 6 x 4 
= 24
2 x (3 x 4) 
= 2 x 12 
= 24
 2 biểu thức đó như thế nào?
* GV làm tương tự với các cặp biểu thức khác:
(5 x 2) x 4 và 5 x (2 x 4)
(4 x 5) x 6 và 4 x (5 x 6)
- Bằng nhau: (2 x 3) x 4 = 2 x (3 x 4) 
- Tính giá trị biểu thức và nêu:
(5 x 2) x 4 = 5 x (2 x 4)
(4 x 5) x 6 = 4 x (5 x 6)
b) Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân:
- GV treo bảng bảng số (như SGK)
- YC thực hiện giá trị của các biểu thức
 (a x b) x c và a x (b x c) để điền vào bảng.
- 3 HS lên bảng làm: mỗi HS làm một dòng trong bảng.
- Lớp theo dõi chốt KQ đúng (như SGK)
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức 
(a x b) x c với giá trị của biểu thức 
a x ( b x c ) khi a = 3, b = 4, c = 5 ?
+ Giá trị của hai biểu thức đều bằng 60.
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức 
(a x b) x c với giá trị của biểu thức 
a x ( b x c ) khi a = 5, b = 2, c = 3 ?
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức 
(a x b) x c với giá trị của biểu thức 
a x (b x c) khi a = 4, b = 6, c = 2 ?
+ Giá trị của hai biểu thức đều bằng 30
+ Giá trị của hai biểu thức đều bằng 48
=> Kết luận: (a x b) x c = a x (b x c)
- (a x b) x c gọi là một tích nhân với một số. 
- a x (b x c) gọi là một số nhân với một tích.
=> ghi nhớ: (SGK)
- 2, 3 HS đọc ghi nhớ.
=> a x b x c = (a x b) x c = a x (b x c).
HĐ3. Luyện tập, thực hành:
 Bài 1a: Làm cá nhân.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- HD mẫu: 2 x 5 x 4 = ?
(như SGK )
- YC HS tính giá trị của BT theo hai cách.
- NX chốt KQ đúng.
Cách 1: 4 x 5 x 3 = (4 x 5 ) x 3 
 = 20 x 3 = 60
Cách 2: 4 x 5 x 3 = 4 x (5 x 3)
 = 4 x 15 = 60
- HS làm bảng con và bảng phụ.
Cách 1: 3 x 5 x 6 = (3 x 5) x 6
 = 15 x 6 = 90
Cách 2: 3 x 5 x 6 = 3 x (5 x 6)
 = 3 x 30 = 90 
Bài 2a: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Đọc yêu cầu bài.
- YC HS tính theo hai cách.
- 2 em lên bảng, cả lớp làm vào nháp.
a) 13 x 5 x 2	= 13 x (5 x 2) 
	= 13 x 10 
	= 130
5 x 2 x 34	= (5 x 2) x 34
	= 10 x 34 
	= 340	
- NX cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống kiến thức bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
Kể chuyện:
Bàn chân kỳ diệu
I. Mục tiêu:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS kể lại được từng đoạn , kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện “Bàn chân kỳ diệu”.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký giàu nghi lực, có trí vươn lên trong học tập và rèn luyện.
- Chăm chú nghe GV kể chuyện, nhớ câu chuyện.
- Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
- Giáo dục HS kĩ năng: tự nhận thức, hợp tác, lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin, …
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa truyện, SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. GV kể chuyện: (2 – 3 lần)
- Nghe giảng.
- Quan sát tranh minh họa, đọc thầm các yêu cầu của bài kể chuyện trong SGK.
- GV kể mẫu (2 - 3 lần).
+ Lần 1: GV kể kết hợp giới thiệu về ông Nguyễn Ngọc Kí.
- Theo dõi.
+ Lần 2: GV kể, chỉ tranh minh họa.
- Nghe kết hợp nhìn tranh, đọc lời dưới mỗi tranh.
+ Lần 3: GV kể (nếu cần).
 - Theo dõi.
HĐ3. HD HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- Nối tiếp nhau đọc các yêu cầu của bài tập.
a. Kể chuyện theo cặp:
- HS kể theo cặp hoặc theo nhóm 3, sau đó mỗi em kể toàn chuyện, trao đổi về điều em học được ở anh Nguyễn Ngọc Kí.
b. Thi kể trước lớp:
- Một vài tốp HS thi kể từng đoạn.
- Một vài em thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Mỗi nhóm kể xong đều nói về điều các em đã học được ở anh Nguyễn Ngọc Kí.
VD: Quyết tâm vươn lên trở thành người có ích. Anh Kí là 1 người giàu nghị lực, biết vượt khó để đạt được điều mình mong muốn.
c) Tìm hiểu ý nghĩa truyện:
- Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
+ Câu chuyện khuyên chúng ta hãy kiên trì, nhẫn nại, … vượt lên mọi khó khăn thì sẽ đạt được mong ước của mình.
- Qua tấm gương anh Kí, em thấy mình cần phải làm gì?
- Mình phải cố gắng hơn nhiều.
- GV và cả lớp NX cho điểm
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập kể cho mọi người nghe.
Khoa học (tiết 21):
Ba thể của nước
I. Mục tiêu:
- Sau bài học sinh biết nước tồn tại ở ba thể: Lỏng, khí, rắn. Nhận ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở ba thể.
- Thực hành nước chuyển từ thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
- Nêu cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
- Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước.
- Giáo dục HS kĩ năng: tự nhận thức, lắng nghe tích cực, hợp tác, …
II. Chuẩn bị: 
- Hình trang 44, 45, chai lọ…
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
 - Nước có những tính chất gì?
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
- 2 HS trả lời
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài
HĐ2. Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại:
Bước 1: Làm việc cả lớp.
+ Nêu 1 số ví dụ về nước ở thể lỏng?
- Nước mưa, nước sông, nước biển, nước suối…
+ Dùng rẻ lau ướt lau lên bảng và cho 1 em lên sờ tay vào.
+ Liệu mặt bảng có ướt mãi như vậy không? Nếu mặt bảng khô thì nước biến đi đâu?
- Làm thí nghiệm như hình 3 trang 44 SGK theo nhóm.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
=> Kết luận: Hơi nước không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hơi nước là nước ở thể khí. 
HĐ3. Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS.
+ Nước ở thể lỏng trong khay đã biến thành thể gì?
+ Nhận xét nước ở thể này?
- Đọc và quan sát hình 4, 5 trang 45 và trả lời câu hỏi.
- Nước ở thể rắn.
- Có hình dạng nhất định.
+ Hiện tượng nước trong khay chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là gì?
- Gọi là sự đông đặc.
+Quan sát hiện tượng nước đá ở ngoài tủ lạnh xem điều gì đã sảy ra và nói tên hiện tượng đó? 
- Nước chảy ra thành nước ở thể lỏng. Hiện tượng đó gọi là sự nóng chảy.
- GV kết luận SGK.
HĐ4. Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước:
+ Nước tồn tại ở những thể nào?
+ Nêu tính chất của nước?
- HS làm việc cá nhân theo cặp, HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước vào vở và trình bày.
- GV nhận xét, gọi HS lên nêu lại.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Buổi chiều:
Toán:
Ôn luyện
I.Mục tiêu:
Giúp HS củng cố:
- Nhân với số có một chữ số.
- Tính chất giao hoán của phép nhân.
- Nhân nhẩm với 10, 100, 100.
- Giáo dục HS kĩ năng: quản lí thời gian, đặt mục tiêu, tư duy, …
II. Chuẩn bị: 
- Sách bài tập toán , bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra:
+ Nêu cách nhân , chia nhẩm với 10, 100, 1000?
- 1, 2 HS trả lời.
- NX cho điểm.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài
HĐ2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 80 ( trang 17 ):
- Gọi HS đọc YC bài.
- Nghe giảng.
- 1 HS đọc: Đặt tính rồi tính.
- YC HS tự làm bài và nêu cách tính.
Bài 84 (trang 17): Tính nhẩm.
- Làm bảng con và bảng phụ:
- Nêu YC bài.
- YC HS nêu cách tính nhẩm với 10, 100, 1000.
- Nêu cách tính.
- Làm PBT và nối tiếp nêu KQ.
Bài 87 (trang 18):
- Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Nêu YC bài.
- YC HS tự làm bài.
- Làm nháp và bảng lớp.
Bài 83 ( trang 17):
 Tóm tắt
Khối Bốn : 318 học sinh
Mỗi HS : 8 quyển
Khối Năm : 297 học sinh
- HS đọc bài và phân tích bài.
- Làm vở và chữa bài:
 Bài giải
 Khối lớp Bốn mua số vở là:
Mỗi HS : 9 quyển 
Cả hai khối: ... quyển vở?
 8 x 318 = 2544 (quyển)
 Khối lớp Năm mua số vở là:
 9 x 297 = 2673 (quyển)
 Cả hai khối lớp đó mua số vở là:
 2544 + 2673 = 5217 (quyển)
 Đáp số: 5217 quyển vở.
- Chấm bài và chốt KQ đúng.
3.Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống kiến thức bài học.
- Nhận xét giờ.
- VN ôn kiến thức đã học.
Tiếng Việt:
Ôn luyện
I. Mục tiêu:
- Củng cố các từ ngữ , thành ngữ, tục ngữ về 3 chủ điểm Thương người như thể hương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ.
- Chia được các từ ghép, từ láy thành các nhóm.
- Giáo dục HS kĩ năng: quản lí thời gian, đặt mục tiêu, tư duy, …
II. Chuẩn bị:
- Sách Tiếng Việt nâng cao, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Kết hợp trong giờ học.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1 (trang 93): Xếp các thành ngữ, tục ngữ thành 3 nhóm , tương ứng với 3 chủ điểm đã học.
- Đọc YC bài.
- YC HS làm PBT.
- Làm bài cá nhân.
- GV cùng lớp NX chốt KQ đúng.
- 3 HS lên bảng làm: Mỗi em xếp 1 nhóm.
VD: Nhóm thương người như thể thương thân: lòng thương người, lòng nhân ái, tình thương mến, yêu quý, ...
Bài 2 (trang 93): Chia các từ phức dưới đây thành hai nhóm từ ghép và từ láy.
- Đọc nội dung bài tập.
- Chấm một số bài và chữa bài.
- Làm vở và bảng phụ.
+ Từ láy: vui vẻ, vui vầy, vui vui, đẹp đẽ. đèm đẹp.
+ Từ ghép: Các từ còn lại.
Bài 3 (trang 93):
- Đọc nội dung bài.
- YC HS tự làm bài.
- GV cùng lớp NX chốt lời giải đúng.
- Thảo luận cặp và đại diện một số cặp trả lời :
a) Tên riêng : Công -–xtăng - tin Xi- ôn –cốp-xki, Bạch Thái Bưởi.
Cách viết tên riêng:...
b) + Câu a: Dẫn lời nói trực tiếp.Dấu ngoặc kép 
+ Câu b: Đánh dấu cách nói đặc biệt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống kiến thức bài học.
- Nhận xét giờ học.
- VN luyện làm lại các bài tập đã học.
Ngày soạn: 6 / 11 / 2013
Ngày dạy: Thứ tư ngày 13 tháng 11 năm 2013
Tập đọc:
Có chí thì nên
I. Mục tiêu:
- Đọc từng câu tục ngữ với giọng đọc khuyên bảo, nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu được lời khuyên của các câu tục ngữ : Cần có ý trí giữ vững mục tiêu đã chọn, khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn.
- Học thuộc lòng các câu tục ngữ.
- Giáo dục HS kĩ năng: lắng nghe tích cực, tự nhận thức, kiểm soát cảm xúc, …
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài tập đọc, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- YC đọc bài Ông Trạng thả diều. và TLCH.
- NX cho điểm.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. Hướng dẫn HS luyện đọc :
- 2 em đọc bài
- Nghe giảng.
- Gọi 1 HS khá đọc bài.
- 1 HS đọc cả bài, lớp theo dõi.
- Nối nhau đọc từng câu tục ngữ (2 - 3 lượt).
- GV nghe, sửa phát âm sai cho HS. 
- HD HS ngắt, nghỉ hơi đúng các câu (bảng phụ)
- Nêu cách đọc ngắt nghỉ hơi và luyện đọc.
- 1 HS đọc mục chú giải.
- NX cho điểm.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Theo dõi.
HĐ3. Tìm hiểu bài:
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 - YC xếp 7 câu tục ngữ vào 3 nhóm (SGK)
- GV cùng lớp NX chốt ý kiến đúng.
- Thảo luận cặp, một cặp làm bảng phụ.
a) Câu 1 và câu 4.
b) Câu 2 và câu 5.
c) Câu 3, câu 6 và câu 7.
+ Gọi HS đọc câu hỏi 2 - SGK và nêu cách chọn.
- 1 HS đọc câu hỏi .
- Chọn câu c: Ngắn gọn, có hình ảnh, có vần điệu.
- Theo em HS phải rèn luyện ý chí gì? Lấy ví dụ về những biểu hiện của một HS không có ý chí?
- Bài tập đọc khuyên chúng ta điều gì?
- Suy nghĩ phát biểu.
+ HS phải rèn luyện ý chí vượt khó.
+ Vượt sự lười biếng của bản thân, khắc phục những thói quen xấu…
+ Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòngkhi gặp khó khăn.
HĐ4. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và thuộc lòng:
- GV đọc mẫu toàn bài: HD cách đọc diễn cảm.
- HD HS học thuộc lòng cả bài.
- Theo dõi.
- Luyện đọc theo cặp.
- Một vài em thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhẩm học thuộc lòng 7 câu tục ngữ.
- Thi học thuộc lòng từng câu.
- GV và cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất: NX cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu ý nghĩa bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc lòng bài.
Toán (tiết 53):
Nhân với số có tận cùng là chữ số 0
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
- GD HS KN: lắng nghe tích cực, tự nhận thức, hợp tác, tìm kiếm và xử lý thông tin, …
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Tính bằng cách thuận tiện nhất:
124 + 789 + 876 + 211
= (124 + 876) + (789 + 211)
= 1000 + 1000 = 1000
-NX chi điểm.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. Phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0:
- 2 HS làm bảng lớp, lớp làm nháp.
125 x 5 x 2 x 8 = (125 x 2) x (5 x 8)
 = 250 x 40
 = 10 000
- Nghe giảng.
a) Phép nhân 1324 x 20:
- GV ghi bảng: 1324 x 20 = ?
- Có thể nhân 1324 với 20 như thế nào? Có thể nhân với 10 được không?
- Có thể nhân với 10, sau đó nhân với 2, vì:	 20 = 2 x 10.
1324 x 20 = 1324 x (2 x 10)
= (1324 x 2) x 10
= 2648 x 10
= 26480
Vậy ta có: 1324 x 20 = 26480
 2648 là tích của những số nào?
 NX gì về số 2648 và 26480?
- Số 20 có mấy chữ số 0 ở tận cùng?
- GV: Khi thực hiện nhân 1234 x 20 chúng ta chỉ việc thực hiện 1324 x 2 rồi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải tích 1324 x 2.
- YC hãy đặt tính và thực hiện tính 
1324 x 20.
+ 2648 là tích của 1324 x 2.
+ 26480 chính là 2648 thêm một chữ số 0 vào bên phải.
+ Có một chữ số 0 tận cùng.
- Nghe giảng.
- 1 HS làm bảng, lớp làm nháp và nêu cách thực hiện phép nhân của mình.
+ 2 x 4 = 8, viết 8 vào bên trái 0.
+ 2 x 2 = 4, viết 4 vào bên trái 8.
+ 2 x 3 = 6, viết 6 vào bên trái 4.
+ 2 x 1 = 2, viết 2 vào bên trái 6.
- GV nêu lại cách nhân ( như SGK)
- Theo dõi.
b) Phép nhân 230 x 70:
- GV ghi lên bảng: 230 x 70 = ?
- YC HS tách số 230 và 70 thành tích của một số nhân với 10.
- GV: Ta có 230 x 70 = (23 x 10) x (7 x 10)
-YC HS sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính giá trị biểu thức
 (23 x 10) x (7 x 10)
- 161 là tích các số nào?
- Nhận xét gì về số 161 và 16100?
- Số 230 có mấy chữ số 0 ở tận cùng? Số70 có mấy chữ số 0 ở tận cùng?
- HD: Khi nhân 230 x 70 ta chỉ cần nhân 23 x 7 rồi viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải tích 23 x 7.
- YC đặt tính và tính: 230 x 70.
- Nêu cách thực hiện?
+ Nêu: 230 = 23 x 10; 70 = 7 x 10.
-1 HS làm bảng, lớp làm nháp (như SGK)
- 161 là tích của 23 x 7.
- 16100 chính là 161 thêm hai chữ số 0 vào bên phải.
+ Có một chữ số 0 ở tận cùng.
- Nghe giảng.
- Làm bảng lớp và nháp (như SGK)
- Nêu cách làm.
HĐ3. Thực hành:
Bài 1: Làm cá nhân.
-YC HS tự làm bài và nêu cách tính.
- Đọc yêu cầu.
- Làm bảng con và bảng phụ:
 Bài 2: Tính.
- NX chốt KQ điúng.
- Đọc yêu cầu và tự làm.
- 1 HS lên bảng làm. Lớp làm nháp.
1326 x 300 = 397800
3450 x 20 = 690000
1450 x 800 = 1160000
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống kiến thức bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Tập làm văn:
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
I. Mục tiêu:
- Biết xác định đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề bài trong SGK. 
- Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, đạt mục đích đặt ra.
- Giáo dục HS kĩ năng: tư duy sáng tạo, giao tiếp, tự nhận thức, quản lí thời gian…
II. Chuẩn bị:
- Sách truyện đọc lớp 4.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị SGK, VBT của HS.
2. Dạy bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. Hướng dẫn HS phân tích đề
- Nghe giảng.
a. Hướng dẫn HS phân tích đề bài:
- 1 em đọc đề bài.
GV: Đây là cuộc trao đổi giữa em với người thân trong gia đình , do đó phải đóng vai khi trao đổi trong íơp học: 1 bên là em, 1 bạn đóng vai bố, mẹ, ông, bà, ...của em.
- Nghe giảng.
b. Hướng dẫn HS thực hiện cuộc trao đổi:
* Gợi ý 1:
- Đọc gợi ý 1 (Tìm đề tài trao đổi).
- GV treo bảng phụ viết sẵn tên một số nhân vật trong sách, truyện.
+ Nhân vật trong các bài của SGK:
Nguyễn Hiền, Lê - ô - nác- đô đa Vin-xi, Cao Bá Quát, Bạch Thái Bưởi, Lê Duy ứng, Nguyễn Ngọc Ký…
+ Nhân vật trong sách truyện đọc lớp 4:
Niu – tơn, Ben, Kỉ Xương, Rô - bin - xơn, Hốc – kinh, Trần Nguyên Thái, Va-len-tin Di – cun.
- Một số em lần lượt nói nhân vật mình chọn.
* Gợi ý 2: 
- Đọc gợi ý 2.
- Một HS giỏi làm mẫu và nói nhân vật mình chọn, trao đổi và sơ lược về nội dung trao đổi theo gợi ý trong SGK.
+ Hoàn cảnh sống của nhân vật:
+ Nghị lưc vượt khó:
+ Sự thành đạt:
- Từ 1 cậu bé mồ côi cha, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong, ông Bạch Thái Bưởi đã trở thành “Vua tàu thuỷ”.
- Ông Bạch Thái Bưởi kinh doanh đủ nghề, có lúc mất trắng tay vẫn không nản chí.
- Ông Bưởi đã chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với các chủ tàu người Hoa, Pháp thống lĩnh toàn bộ ngành tàu thuỷ. Ông được gọi là “1 bậc anh hùng kinh tế”.
* Gợi ý 3:
- Đọc gợi ý 3.
- Một em làm mẫu, trả lời các câu hỏi theo gợi ý SGK.
c. Từng cặp HS thực hành trao đổi:
- Chọn bạn tham gia trao đổi.
- Đổi vai cho nhau.
d. Từng cặp HS thi đóng vai trao đổi trước lớp.
- NX cho điểm.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung, bình chọn nhóm kể hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại bài trao đổi vào vở.
Kĩ thuật (tiết 11):
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột (tiết 2)
 I. Mục tiêu:
 - Học sinh biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột thưa 
 hoặc đột mau.
 - Gấp được mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột 
 mau đúng quy trình kỹ thuật.
- Giáo dục HS kĩ năng: Quản lí thời gian, đạt mục tiêu, …
 II. Chuẩn bị:
 GV: Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước lớn 
 và một số sản phẩm đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hay may bằng 
 máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải...)
 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
HS: Đồ dùng học tập.
 III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu của học sinh.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
HĐ1.Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. Thực hành khâu viền đường gấp mép vải.
- Nghe giảng.
- Nêu các thao tác gấp mép vải?
- Nêu các bước khâu viền đường gấp mép vải?
- Vạch dấu
- Gấp theo đường vạch dấu.
+ Gấp mép vải.
+ Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- GV nhắc nhở HS thêm một số điểm cần 
lưu ý.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- HS để vật liệu lên mặt bàn.
- Cho HS thực hành.
- Quan sát hướng dẫn, uốn nắm thao tác chưa đúng và chỉ dẫn cho HS còn lúng túng.
- Nhắc nhở HS các mũi khâu sao cho chỉ không bị phồng hoặc kéo chặt tay quá làm bị dúm.
- HS thực hành trên vải.
- HS thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột.
HĐ3. Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Tổ chức HS trưng bày sản phẩm.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá
- GV nhận xét đánh giá
- HS trưng bày theo nhóm.
- HS tự đánh giá sản phẩm thực hành
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- VN chuẩn bị tiết học sau.
Thể dục (tiết 21):
ôn 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung
trò chơi “nhảy ô tiếp sức”
I. Mục tiêu:
- Ôn 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện đúng động tác.
- Tiếp tục trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”.
- Giáo dục HS kĩ năng: hợp tác, ứng phó với căng thẳng, …
II. Địa điểm, phương tiện:
- Vệ sinh sân tập , còi,…
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu:
- ổn định tổ chức
4-5’
- Nhận lớp , phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Tập hợp , điểm số, báo cáo sĩ số.
- Khởi động các khớp.
- Tổ chức HS khởi động
- Tập luyện.
2. Phần cơ bản: 
24-26’
a. Ôn bài thể dục phát triển chung:
- Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Nêu nội dung luyện tập.
- Tổ chức HS tập luyện:
+ Lần 1: GV vừa hô vừa làm mẫu.
+ Lần 2: GV hô và quan sát để sửa sai cho HS.
+ Lần 3 + 4: Cán sự hô cho cả lớp tập.
- GV quan sát sửa sai.
- NX,đánh giá kết quả luyện tập.
- Tập theo.
- Tự tập.
- Tập theo sự chỉ huy của cán sự.
- Tập theo nhóm do tổ trưởng nhóm điều khiển.
- Thi đua giữa các nhóm.
b. Trò chơi vận động: “Nhảy ô tiếp sức”.
- GV nêu

File đính kèm:

  • docTuan 11D.doc