Giáo án Lớp 4 - Thứ 5 Tuần 7

Tập làm văn

 Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện

I/ Mục tiêu:

- Dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện).

II/ Đồ dùng dạy-học:

- Bảng ghi sẵn các sự việc chính của bài 1.

- Phiếu ghi sẵn nội dung từng đoạn, có phần . để hs viết, mỗi phiếu ghi một đoạn.

 

doc11 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Thứ 5 Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ.., ngày. tháng.. năm 20
Tốn
BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ SỐ
I.Mục tiêu:
 - Nhận biết được biểu thức có chứa ba chữ , giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.
 - Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản chứa ba chữ. (HS làm Bài 1, 2)
II. Đồ dùng dạy học:
 - Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ hoặc trên băng giấy.
 - GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột).
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 2b và 3b của tiết 33, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
a.Giới thiệu bài:
- Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với biểu thức có chứa ba chữ và thực hiện tính giá trị của biểu thức cĩ ba chứ số. 
b. Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ :
* Biểu thức có chứa ba chữ 
- GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ.
- GV hỏi: Muốn biết cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào ?
- GV treo bảng số và hỏi: Nếu An câu được 2 con cá, Bình câu được 3 con cá, Cường câu được 4 con cá thì cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ?
- GV nghe HS trả lời và viết 2 vào cột Số cá của An, viết 3 vào cột Số cá của Bình, viết 4 vào cột Số cá của Cường, viết 2 + 3 + 4 vào cột Số cá của cả ba người.
- GV làm tương tự với các trường hợp khác.
- GV nêu vấn đề: Nếu An câu được a con cá, Bình câu được b con cá, Cường câu được c con cá thì cả ba người câu được bao nhiêu con cá ?
 - GV giới thiệu: a + b + c được gọi là biểu thức có chứa ba chữ.
- GV có thể yêu cầu HS nhận xét để thấy biểu thức có chứa ba chữ gồm luôn có dấu tính và ba chữ (ngoài ra còn có thể có hoặc không có phần số).
* Giá trị của biểu thức chứa ba chữ
- GV hỏi và viết lên bảng: Nếu a = 2, b = 3 và c = 4 thì a + b + c bằng bao nhiêu ?
- GV nêu: Khi đó ta nói 9 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
- GV làm tương tự với các trường hợp còn lại.
- Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được gì ?
C. Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
- GV: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS đọc biểu thức trong bài, sau đó làm bài.
- GV viết 2 biểu thức lên bảng lớp: Nếu a = 5, b = 7, c = 10 thì giá trị của biểu thức a + b + c là bao nhiêu ?
- Nếu a = 12, b = 15, c = 9 thì giá trị của biểu thức a + b + c là bao nhiêu ?
- Gọi 2 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, hướng dẫn mẫu như SGK sau đó tự làm bài.
- GV hướng dẫn mẫu.
- Yêu cầu HS làm vào vở tốn.
- GV chấm.
 Bài 3
-GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
- GV yêu cầu HS về nhà làm.
 Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS.
- GV: Muốn tính chu vi của một hình tam giác ta làm thế nào ?
- Vậy nếu các cạnh của tam giác là a, b, c thì chu vi của tam giác là gì ?
 - GV yêu cầu HS về nhà làm.
4.Củng cố- Dặn dò:
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập 4, 5 và chuẩn bị bài sau: Tính chất kết hợp của phép cộng.
- Hát.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
(K,G)
- HS nghe GV giới thiệu bài.
-HS đọc.
-Ta thực hiện phép tính cộng số con cá của ba bạn với nhau.
-Cả ba bạn câu được 2 + 3 + 4 con cá.
(TB,Y)
-HS nêu tổng số cá của cả ba người trong mỗi trường hợp để có bảng số nội dung như SGK
-Cả ba người câu được a + b + c con cá.
(TB,Y)
-HS: Nếu a = 2, b = 3 và c = 4 
thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9.
(K,G)
-HS tìm giá trị của biểu thức a + b + c trong từng trường hợp.
-Ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c.
-Tính giá trị của biểu thức.
-Biểu thức a + b + c.
-Nếu a = 5, b = 7 và c = 10 thì giá trị của biểu thức a + b + c là 22. (TB,Y)
-Nếu a = 12, b = 15, c = 9 thì giá trị của biểu thức a + b + c là 36. (TB,Y)
- 2 HS làm bảng lớp, cịn lại làm vào nháp. (TB,Y)
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
-Đều bằng 0.
-Tính được một giá trị của biểu thức a x b x c.
- 1 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một ý, HS cả lớp làm bài vào vở.
-HS đọc.
-Ta lấy ba cạnh của tam giác cộng với nhau.
-Là a + b + c.
Đáp án:
a) P = 5 + 4 + 3 = 12 (cm)
b) P = 10 + 10 + 5 = 25 (cm)
-HS cả lớp lắng nghe.
Thứ.., ngày. tháng.. năm 20
Luyện từ và câu
 Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam
I/ Mục tiêu:
 - Vận dụng được những hiểu biết về qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí VN để viết đúng một số tên riêng VN. Trong BT1; viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu BT2.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- SGK.
- Bản đồ địa lí VN, Giấy khổ to và kẻ 4 hàng ngang.
III/ các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A. KTBC: Gọi hs lên bảng trả lời
- Hãy nêu qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí VN?
- Gọi 1 hs lên bảng viết tên và địa chỉ của gia đình em, 1 hs viết tên các danh lam thắng cảnh mà em biết.
B. Dạy-học bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Tiết LTVC hôm nay, các em vận dụng những hiểu biết về qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí VN để viết đúng một số tên riêng VN
2. HD HS làm bài tập:
Bài 1: Gọi hs đọc nội dung và yêu cầu, phần chú giải.
- Nêu yêu cầu của bài: Bài ca dao có một số tên riêng viết không đúng quy tắc chính tả. Các em đọc thầm lại bài, viết lại cho đúng các tên riêng đó.
- Y/c HS làm vào vở bài tập, gạch chân dưới những tên riêng viết sai và vietá lại.
- Gọi HS đọc kết quả bài làm trước lớp.
- Gọi hs nhận xét, chữa bài.
- Cho hs xem tranh minh họa và hỏi: Bài ca dao cho em biết điều gì?
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Treo bản đồ địa lí VN lên bảng.
- GVõ tổ chức cho các em chơi trò chơi "Đi du lịch", các em sẽ đi du lịch trên khắp mọi miền đất nước.
- GV chia làm 2 đội chơi. Đội nào liệt kê được nhiều tỉnh – thành phố của nước ta nhiều nhất thì sẽ thắng.
- Cùng hs nhận xét, tìm ra nhóm đi được nhiều nơi nhất.
- Y/c hs viết tên các địa danh vào VBT.
3. Củng cố, dặn dò:
- Tên người và tên địa lí VN cần được viết như thế nào?
- Về nhà ghi nhớ tên địa danh vừa tìm được và tìm hiểu tên, thủ đô của 10 nước trên thế giới chuẩn bị cho bài sau: Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Nhận xét tiết học.
- 1 hs lên bảng trả lời
- Khi viết tên người, tên địa lí VN, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. (TB,Y)
- 2 hs lên bảng viết.
- Lắng nghe
- 1 hs đọc to trước lớp (TB,Y)
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- 3 hs làm trên phiếu, cả lớp làm vào VBT
- HS đọc.
- Nhận xét, chữa bài.
- Bài ca dao giới thiệu cho em biết tên 36 những phố cổ của Hà Nội. (TB,K)
- 1 hs đọc thành tiếng.
- HS quan sát.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- HS chơi.
- Cả lớp nhận xét.
- Cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. (TB,K)
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ.., ngày. tháng.. năm 20
Tập làm văn
 Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I/ Mục tiêu:
- Dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng ghi sẵn các sự việc chính của bài 1.
- Phiếu ghi sẵn nội dung từng đoạn, có phần ... để hs viết, mỗi phiếu ghi một đoạn.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A./ KTBC: 
- Gọi 1 hs kể toàn truyện
Nhận xét, cho điểm 
B. Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Treo tranh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Mọi công việc bắt đầu từ việc nhỏ nhất, mọi thiên tài đều bắt đầu từ trẻ em. Cô bé Va-li-a đã làm gì để đạt được niềm mơ ước của mình? Hôm nay, các em dựa vào cốt truyện để viết những đoạn văn kể chuyện.
2. HD hs làm bài tập:
Bài 1: Gọi hs đọc cốt truyện
- Các em hãy đọc thầm suy nghĩ tìm ra sự việc chính của từng đoạn. Mỗi đoạn là một lần xuống dòng.
- Y/c các em làm vào vở bài tập TV.
- Y/c HS đọc trước lớp.
Bài 2: Gọi hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của truyện
- Y/c ù các em làm vào VBT.
- Nhắc hs: viết đoạn nào, em phải xem kĩ cốt truyện của đoạn đó (ở BT 1) để hoàn chỉnh đoạn đúng với cốt truyện cho sẵn .
- Mời thêm hs đọc kết quả bài làm của mình.
- Kết luận , khen ngợi những hs hoàn chỉnh đoạn văn hay.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà viết lại 4 đoạn văn theo cốt truyện vào nghề vào vở
- Bài sau: Luyện tập phát triển câu chuyện
- Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng thực hiện theo y/c.
- 1 hs kể toàn truyện.
(K,G)
- Vẽ cảnh một em bé dọn vệ sinh chuồng ngựa đang trò chuyện, âu yếm chú ngựa, phía sau có 1 người đang nhìn bé. (K,G)
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc to trước lớp
- HS lần lượt trả lời:
+ Sự việc 1: Va-li-a ước mơ trở thành diễn viên xiếc. (TB,Y)
+ Sự việc 2: Va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc và nhận nhiệm vụ quét dọn chuồng ngựa. (K,G)
+ Sự việc 3: Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn.(TB,Y)
+ Sự việc 4: Va-li-a đã trở thành một diễn viên. (K,G).
- 1 hs đọc thành tiếng.
- HS hoạt động trong nhóm 4.
- Lắng nghe.
4 hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của truyện.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS khác đọc bài làm của mình.
- HS lắng nghe.
Thứ.., ngày. tháng.. năm 20
 Khoa học
Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa
I/ Mục tiêu: 
- Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này.
- Nêu nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.
KNS: Kĩ năng tự nhận thức.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Các hình minh họa trong SGK/30,31
- Một số tờ giấy A 3
III/ các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A. KTBC: Phòng bệnh béo phì
 Gọi hs lên bảng trả lời
- Nêu nguyên nhân và tác hại của bệnh béo phì?
- Nêu các cách đề phòng bệnh béo phì?
Nhận xét, cho điểm
B. Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Hãy kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hóa? 
- Tiêu chảy, tả lị, thương hàn là một số bệnh lây qua đường tiêu hóa thường gặp. Những bệnh này có nguyên nhân từ đâu và cách phònh bệnh như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
2. Tiến trình hoạt động: 
* Hoạt động 1: Tác hại của các bệnh lây qua đường tiêu hóa
* Mục tiêu: Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hĩa và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này.
* Cách tiến hành:
- 2 HS ngồi cùng bàn hỏi nhau về cảm giác khi bị đau bụng, tiêu chảy, tả, lị... và tác hại của một số bệnh đó.
- Gọi 3 hs nêu trước lớp.
- Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hóa cần phải làm gì? 
- Giảng: Tiêu chảy: đi phân lòng nhiều nước từ 3 hay nhiều lân trong 1 ngày, cơ thể bị mất nhiều nước và muối.
+ Tả gây ra ỉa chảy nặng, nôn mửa, mất nước và truỵ tim mạch. Nếu không phát hiện và ngăn chặn kịp thời bệnh tả có thể lây lan nhanh chóng trong gia đình và cộng đồng thành dịch rất nguy hiểm
+ Lị : triệu chứng chính là đau bụng quặn chủ yếu ở vùng bụng dưới, mót rặn nhiều, đi ngoài nhiều lần, phân lẫn máu và mũi nhầy.
 - Các bệnh như tiêu chảy, tả, lị ... đều rất nguy hiểm đều có thể gây ra chết người nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách. Khi mắc các bệnh về đường tiêu hóa phải đi bác sĩ khám và điều trị ngay.
* Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách phìng bệnh lây qua đường tiêu hóa
* Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách đề phịng một số bệnh lây qua đường tiêu hĩa.
* Cách tiến hành:
- Các em hãy quan sát các hình trong SGK để TLCH:
+ Các bạn trong hình đang làm gì?
- Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hóa?Tại sao?
- Việc làm nào của các bạn trong hình có thể đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa?
- Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hóa?
- Chúng ta cần phải làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa?
Kết luận: Nguyên nhân gây nên các bệnh lây qua đường tiêu hóa là do vệ sinh ăn uống, vệ sinh các nhân, VSMT kém. Do vậy chúng ta cần giữ vệ sinh cá nhân và môi trường tốt để đề phòng bênh lây qua đường tiêu hóa.
- Điều này đã được đúc rút trong mục Bạn cần biết /31 - gọi hs đọc.
* Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động
* Mục tiêu: Cĩ ý thức giữ gìn vệ sinh phịng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.
* Cách tiến hành:
- Các em hãy vẽ tranh trong nhóm 4 chọn 1 trong 3 nội dung sau: Giữ VS ăn uống, giữ VS cá nhân, giữ VS môi trường nhằm tuyên truyền cho mọi người có ý thức đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.
- Gọi các nhóm lên trình bày sản phẩm của mình.
- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Tuyên dương nhóm có ý tưởng, nội dung hay và vẽ đẹp, trình bày lưu loát.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hãy nêu các cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa?
- Các em phải có ý thức giữ gìn vệ sinh để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?
- Nguyên nhân: ăn quá nhiều chất dinh dưỡng, lười vận động nên mỡ tích nhiều dưới da, do bị rối loạn nội tiết. Tác hại: Gây ra các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao. (K,G)
- Thường xuyên vận động, tập thể dục, thể thao. Khi đã béo phì cần: điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho hợp lí (TB,Y)
+ Đi khám bác sĩ ngay
+ Năng vận động, thường xuyên tập thể dục, thể thao.
- Tiêu chảy, tả lị, thương hàn. (TB,K)
- Lắng nghe
- Thảo luận cặp đôi
- HS 1: Bạn đã bị tiêu chảy bao giờ chưa?
- HS 2: Tơi bị rồi.
- HS 1: Bạn cảm thấy thế nào khi bị tiêu chảy?
- HS 2: Mình cảm thấy rất mệt, đau bụng dữ dội, đi ngoài liên tục, khát nước, không muốn ăn hay làm gì cả.
- HS 1: Bạn có biết tác hại của bệnh tiêu chảy không?
- HS 2: Bị tiêu chảy làm cho cơ thể mất nước, mệt không ăn được. Nếu để lâu không chữa sẽ dẫn đến tử vong. (K,G).
- Cần đi khám bác sĩ và điều trị ngay. Đặc biệt nêu là bệnh lây lan phải báo ngay cho cơ quan y tế.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS quan sát hình trong SGK.
- Hình 1, 2 các bạn uống nước lã ăn quà vặt ở vỉa hè.
 Hình 3 - Uống nước sạch đun sôi
 Hình 4 - Rửa tay, chân sạch sẽ
Hình 5: Đổ bỏ thức ăn ôi thiu
Hình 6: Chôn lấp kĩ rác thải
- Uống nước lã và ăn quà vặt ở vỉa hè, vì nước lã bên đường chưa tiệt trùng, thức ăn kém vệ sinh sẽ có nhiều vi khuẩn gây bệnh. (TB,Y)
- Rửa tay, chân sạch sẽ, đổ bỏ thức ăn ôi thiu, chôn kĩ rác thải. (TB,Y)
- Do ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xung quanh bẩn, uống nước không đun sôi, tay chân bẩn... (TB,Y)
- Chúng ta cần: thực hiện ăn uống sạch, hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đại tiện, giữ vệ sinh môi trường xung quanh. (TB,Y)
- Lắng nghe.
- 3 hs đọc to trước lớp.
- Chọn nội dung và vẽ tranh.
- 1 hs đại diện trình bày ý tưởng của nhóm mình.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS nêu.
- Lắng nghe, thực hiện.

File đính kèm:

  • docthu 5- 7.doc