Giáo án Lớp 4 - Thứ 3 Tuần 3

Đạo đức

VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (tiết 1)

I/ Muïc tieâu:

- Nêu được ví dụ về sự vượt khó học tập .

- Biết vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ .

- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập .

- Yêu mến , noi theo những tấm gương học sinh nghèo vượt khó .

 HS khá, giỏi: Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập.

 

doc12 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Thứ 3 Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba, ngày 4 tháng 9 năm 2012
Chính tả
CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
I/ Mục tiêu:
Nghe-viết và trình bày CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dịng thơ lục bát, các khổ thơ. 
Làm đúng bài tập 2a (chấm 2a).
II/ Đồ dùng dạy học:
Bài tập 2a viết sẵn.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Mười năm cõng bạn đi học
B: Y/c hs lấy bảng con.
Nhận xét.
B/ Dạy-học bài mới:
Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay, các em nghe – viết bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà và làm bài tập chính tả phân biệt .
HD viết chính tả:
* Tìm hiểu nội dung bài thơ:
- GV đọc bài thơ
- Y/c 1 hs đọc lại bài thơ
-Bài thơ nói lên điều gì? 
* HD viết từ khó:
- GV Y/c hs phát hiện từ khó, dễ lẫn trong bài.
+ gặp: 2 người nhìn thấy nhau và trao đổi với nhau 1 vấn đề nào đó
+ dẫn: chỉ và đưa họ đến nơi cần đến
+ bỗng: trường hợp bất ngờ xảy ra.
 – phân tích – viết Bc.
- Em hãy cho biết cách trình bày bài thơ lục bát?
* Viết chính tả:
Gv đọc từng cụm từ, câu 
GV đọc toàn bài.
* HD chữa lỗi và chấm bài:
Chấm 10 bài.
HD làm BT chính tả:
- 2a: Gọi hs đọc y/c
Y/c hs tự làm
- Dán bảng chuẩn bị sẵn, gọi lần lượt hs lên điền 
- Chốt lại lời giải đúng: tre-chịu-trúc-cháy-tre-tre-chí-chiến-tre
- Gọi 1 hs đọc đoạn văn hoàn chỉnh
- Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng em hiểu nghĩa là gì?
- Đoạn văn muốn nói với chúng ta điều gì?
Củng cố, dặn dò:
- Y/c đại diện 2 dãy lên bảng viết thi nhau tìm các từ chỉ tên con vật bắt đầu bằng tr/ch 
- Tuyên dương bạn nào tìm nhiều, đúng.
- Về nhà xem lại bài, tìm tiếp các từ chỉ tên con vật bắt đầu bằng tr/ch và đồ dùng trong nhà có mang thanh hỏi/thanh ngã.
- Nhận xét tiết học.
HS viết Bc: xuất sắc, xôn xao, lăng xăng, lăn tăn.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc. (TB,Y)
- Tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình. (K,G)
- HS phân tích + viết B :mỏi, lạc, bỗng, , gặp, dẫn. (TB,K)
- Dòng 6 chữ viết lùi vào 2 ô, dòng 8 chữ viết lùi vào 1 ô, giữa 2 khổ thơ để cách 1 dòng. (K,G)
HS viết vào vở.
HS soát bài.
HS đổi vở cho nhau soát lỗi.
- 1 hs đọc y/c.
- HS tự làm bài.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi, chữa bài.
- 1 hs đọc. (TB,K)
- Cây trúc, cây tre thân có nhiều đốt dù bị đốt nó vẫn có dáng thẳng.
Ca ngợi cây tre thẳng thắng, bất khuất là bạn của con người.
trâu, trê, chích, chim,  (TB,K)
- Lắng nghe.
Luyện từ và câu
TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I/ Mục tiêu:
Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, Phân biệt được từ đơn và từ phức. (ND ghi nhớ)
- Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III); bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2, BT3)
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - Bảng lớp viết sẵn câu ở phần nhận xét/27
 - Từ điển Tiếng việt. (pô tô vài trang cho hs)
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Dấu hai chấm
Gọi hs lên bảng và TL:
+ Dấu hai chấm có tác dụng gì?
+ Nêu cách dùng dấu hai chấm?
+ Hãy viết 1 câu có dùng dấu hai chấm?
Nhận xét, cho điểm.
B/ Dạy-học bài mới:
Giới thiệu bài:
- Viết lên bảng: đi, đi học, hợp tác xã
- Em có nhận xét gì về số lượng tiếng của 3 từ này?
- Từ 1 tiếng gọi là từ đơn, từ gồm nhiều tiếng gọi là từ phức. Tiếng dùng để làm gì? Từ dùng để làm gì? Các em cùng tìm hiểu qua bài “Từ đơn và từ phức”
Vào bài:
Tìm hiểu ví dụ.
- Y/c hs đọc câu văn trên bảng
- Mỗi từ được phân cách bằng 1 dấu gạch. Câu văn có bao nhiêu từ?
- Em có nhận xét gì về các từ trong câu văn trên?
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs thảo luận nhóm đôi để hoàn thành bài tập . 
- Gọi nhóm nêu kết quả
Chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: 
+ Từ gồm có mấy tiếng?
+ Tiếng dùng để làm gì?
+ Từ dùng để làm gì?
+ Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức?
- Và đó là nội dung bài học hôm nay.
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/28
2) Luyện tập:
Bài tập 1: Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs tự làm bài 
- Gọi 1 hs lên bảng làm
- Gọi hs nhận xét
Những từ nào là từ đơn?
Những từ nào là từ phức?
Bài tập 2 : Gọi hs đọc y/c
- Đưa quyển Từ điển TV và nói: Từ điển TV là sách tập hợp các từ TV và giải thích nghĩa của từng từ. Từ đó có thể là từ đơn hoặc từ phức.
- Y/c hs làm việc trong nhóm đôi để tìm từ đơn, từ phức .
- Y/c đại diện nhóm lên dán kết quả.
- Nhận xét.
Bài 3: Gọi hs đọc y/c và mẫu
- Y/c hs tự làm bài
- Gọi hs đọc câu mình đặt
3/ Củng cố, dặn dò:
- Trò chơi: Ai nhanh hơn?
GV giải thích cách chơi: Trong vòng 1 phút, ai tìm nhiều từ ( từ đơn, từ phức) hơn thì em đó thắng.
- Tuyên dương bạn nào tìm được nhiều từ đúng.
- Về nhà xem lại bài. Bài sau: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - đoàn kết
Nhận xét tiết học.
2 hs lần lượt lên bảng.
+ Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. (TB,K)
+ Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng. (TB,Y)
+ HS tự viết. (K,G)
- Theo dõi.
- Từ đi có 1 tiếng, từ đi học có 2 tiếng, từ hợp tác xã gồm 3 tiếng. (K,G)
- Lắng nghe.
- 2 hs đọc.
Nhờ/bạn/ giúp đỡ/ lại/ có/ chí /học hành/ nhiều /năm/ liền /Hanh/ là/ học sinh /tiên tiến.
- 14 từ. (TB,Y)
- Có những từ gồm 1 tiếng , có những từ gồm 2 tiếng. (TB,K)
- 1 hs đọc.
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm đọc kết quả thảo luận
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ Từ đơn: nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là.
+ Từ phức: giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến. (TB,K)
+ Từ gồm 1 tiếng hay nhiều tiếng.
+ Tiếng dùng để cấu tạo nên từ.
+ Từ dùng để đặt câu và biểu thị sự vật, hoạt động, đặc điểm  (K,G)
+ Từ đơn là từ gồm 1 tiếng, từ phức là từ gồm 2 hay nhiều tiếng. (TB,K)
- 3 hs đọc ghi nhớ. (TB,Y)
- 1 hs đọc y/c.
- HS tự làm bài vào VBT.
- 1 hs lên bảng.
 Rất /công bằng/ rất/thông minh.
Vừa/độ lượng/lại/đatình/đa mang./
+ rất, vừa, lại. (TB,K)
+ công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang. (TB,K)
1 hs đọc
Lắng nghe
- HS tìm trong nhóm đôi
- Đại diện nhóm lên dán và đọc kết quả 
+ Từ đơn: vui, buồn, ngủ, xem, gió
+ Từ phức: ác độc, nhân hậu, đoàn kết,
(TB,K)
- 1 hs đọc.
- HS làm vào VBT
HS nối tiếp nhau nêu từ mình chọn và đặt câu
- HS khác nhận xét, sửa sai
+ Em rất vui vì được điểm tốt.
+ Bọn nhện thật độc ác.
+ Bà em rất nhân hậu.
+ Em bé đang ngủ. (Nộp vở)
- Đại diện 2 dãy lên thực hiện.
- HS nhận xét.
Toán
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
Đọc, viết được các số đến lớp triệu 
Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. 
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - SGK, bảng con, bảng con.
IIi/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
1/ KTBC: Gọi hs lên bảng trả lời:
- Nêu tên các hàng đã học.
- Nêu tên các lớp đã học, mỗi lớp có mấy hàng?
- Các số đến lớp triệu có thể có mấy chữ số?
- Hãy viết một số có đến hàng chục triệu, trăm triệu.
Nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Trong tiết toán hôm nay, các em sẽ luyện tập về đọc, viết số, thứ tự số các số có nhiều chữ số.
b/ Thực hành: 
Bài 1: Y/c hs tự làm bài vào SGK
- Y/c đổi vở cho nhau để kiểm tra
Bài 2: Viết lần lượt từng số lên bảng, gọi hs đọc
Bài 3: Cho hs viết và làm bài vào vở
- Y/c hs đổi vở để kiểm tra bài của nhau.
- Chấm bài, nhận xét.
Bài 4: Viết số lên bảng, gọi hs nêu giá trị của chữ số 5.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi 2 hs lên thi viết số: Viết số đến hàng nghìn, hàng trăm nghìn, hàng triệu, hàng chục triệu. (em nào viết đúng, nhanh hơn sẽ thắng)
- Về nhà đọc, viết lại các số trong SGK.
- Bài sau: Luyện tập
Nhận xét tiết học.
- Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, chục nghìn, trăm nghìn, triệu, chục triệu, trăm triệu. (TB,K)
- Lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu. Mỗi lớp có 3 hàng. (TB,K)
- 7,8 hoặc 9 chữ số.
- HS thực hiện theo y/c
- Lắng nghe.
- Cả lớp làm bài vào SGK.
- HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
- HS lần lượt đọc.
- HS làm vào vở.
- HS đổi vở để kiểm tra.
- Sửa bài.
613.000.000, 131.405.000 , 512 326 103, 
86 004 702, 800 004 720.
+ 571 638: chữ số 5 thuộc hàng trăm nghìn, nên giá trị của nó là năm trăm nghìn. (TB,K)
+ 715 638: Chữ số 5 thuộc hàng nghìn, giá trị của nó là 5 nghìn.
+ 836 571: chữ số 5 thuộc hàng trăm, giá trị của nó là năm trăm. (TB,K)
- Cả lớp nhận xét.
Đạo đức
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (tiết 1)
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được ví dụ về sự vượt khĩ học tập .
- Biết vượt khĩ trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ .
- Cĩ ý thức vượt khĩ vươn lên trong học tập .
- Yêu mến , noi theo những tấm gương học sinh nghèo vượt khĩ .
HS khá, giỏi: Biết thế nào là vượt khĩ trong học tập và vì sao phải vượt khĩ trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Giấy khổ to, bảng phụ ghi 5 tình huống, giấy màu xanh,đỏ cho hs
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
1/ Giới thiệu bài: Trong cuộc sống ai cũng có thể gặp những khó khăn, rủi ro. Điều quan trọng là chúng ta cần phải biết vượt qua. Chúng ta hãy xem bạn Thảo trong truyện Một học sinh nghèo vượt khó gặp những khó khăn gì và đã qua như thế nào?
2/ Vào bài:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện "Một hs nghèo vượt khó"
 - GV kể chuyện.
- Gọi hs kể + tóm tắt lại câu chuyện.
- Y/c hs thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi: + Thảo gặp phải những khó khăn gì?
+ Thảo đã khắc phục như thế nào?
+ Kết quả học tập của bạn ra sao?
- Gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nếu bạn Thảo không khắc phục được khó khăn thì chuyện gì sẽ xảy ra?
- Nói: Nếu Thảo bỏ học sẽ không tốt, cha mẹ sẽ buồn, cô giáo và lớp học sẽ rất buồn.
Vậy: Trong cuộc sống, chúng ta đều có những khó khăn riêng, khi chúng ta gặp khó khăn trong học tập chúng ta nên làm gì?
- Khắc phục khó khăn trong học tập có tác dụng gì?
Kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vươn lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn.
* Hoạt động 2: Em sẽ làm gì?
- Y/c hs thảo luận nhóm đôi để TLCH: Nếu ở trong hoàn cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ làm gì?
- Treo bảng ghi 5 tình huống. Tình huống nào đồng tình thì giơ thẻ đỏ, không đồng tình thì giơ màu xanh. 
 - Khi gặp khó khăn trong học tập, em sẽ làm gì?
Kết luận: Khi gặp khó khăn, chúng ta hãy tự mình tìm cách khắc phục để vượt qua hoặc có thể hỏi người khác cách giải quyết chứ không dựa dẫm vào người khác.
* Hoạt động 3: Liên hệ bản thân
- Y/c hs hoạt động nhóm đôi: 1 bạn nêu khó khăn và cách giải quyết, bạn kia nhận xét và ngược lại.
- Gọi 1 vài hs nêu lên khó khăn và cách giải quyết.
kết luận: Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng. Để học tốt, chúng ta cần cố gắng, kiên trì vượt qua. Tục ngữ có câu khuyên rằng:"Có chí thì nên" - và đó là nội dung của bài học hôm nay.
- Gọi hs đọc ghi nhớ.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Trước khó khăn của bạn bè, chúng ta có thể làm gì?
- Về nhà tìm những câu chuyện, truyện kể về những tấm gương vượt khó, tìm hiểu xung quanh mình những tấm gương bạn bè vượt khó trong học tập.
- Cố gắng thực hiện những biện pháp đã đề ra. Tìm hiểu, động viên, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn.
Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- 2 hs đọc và tóm tắt: Nhà bạn Thảo rất nghèo nhưng Thảo vẫn cố gắng vượt khó để học tập.Từ lớp 1-3 năm nào bạn ấy cũng đạt hs giỏi. (K,G)
- Đại diện nhóm trình bày.
+ Thảo gặp nhiều khó khăn trong học tập như: nhà nghèo, bố mẹ bạn luôn đau yếu, nhà bạn xa trường.
+ Thảo vẫn cố gắng đến trường, vừa học vừa làm giúp đỡ bố mẹ. (TB,K)
+ Kết quả học tập của bạn rất tốt, bạn đạt kết quả cao, năm nào bạn cũng là HS giỏi. (TB,Y)
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bạn có thể bỏ học.
- Chúng ta tìm cách khắc phục khó khăn để tiếp tục đi học. (TB,K)
- Giúp ta tiếp tục học và đạt được kết quả tốt. 
- Lắng nghe.
- HS làm việc nhóm đôi và đại diện trả lời: Em sẽ giống như bạn Thảo, cố gắng tìm mọi cách khắc phục khó khăn để được tiếp tục đi học.
- HS giơ thẻ sau mỗi tình huống và chất vấn lẫn nhau vì sao bạn không đồng tình với tình huống đó? (a,b,đ là cách giải quyết đúng)
- Em sẽ tìm cách khắc phục hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác như không dựa dẫm vào người khác.
- Lắng nghe
- HS làm việc nhóm cặp.
- HS khác nhận xét và có thể cho cách giải quyết khác (nếu có).
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- 3 hs đọc ghi nhớ SGK/6: Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng. để học tập tốt, chúng ta cần cố gắng, kiên trì vượt qua những khó khăn.
 Có chí thì nên.
 (TB,Y)
- Có thể giúp đỡ bạn, động viên bạn như không giải quyết dùm bạn.
- Lắng nghe
Lịch sử
NƯỚC VĂN LANG
I/ Mục tiêu:
- Nắm được một số sự kiện và nhà nước Văn Lang :Thời gian ra đời , những nét chính về đời sống vật
chất và tinh thần của người Việt cổ .
+ Khoảng 700 TCN nước Văn Lang , nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta ra đời . 
+ Người Lạc Việt biết làm ruộng ươm tơ , dệt lụa, đức đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất . 
+ Người Lạc Việt ở nhà sàn , họp nhau thành làng bản . 
+ Người Lạc Việt có tục nhuộm răng ăn trầu ; ngày lễ hội thường đua thuyền , đấu vật . 
II/ Đồ dùng dạyhọc:
- Phiếu học tập, lược đồ Bắc Bộ và Trung Bộ.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung gợi ý cho các hoạt động.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
1/ Giới thiệu bài:
- Đọc câu ca dao:
 Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3.
- Ngày giỗ tổ trong câu ca dao nhắc đến là ngày giỗ của ai?
- Em biết gì về các vua Hùng?
- Các vua Hùng là người đầu tiên gây dựng nên đất nước ta. Nhà nước đầu tiên của dân tộc ta có tên là gì? ra đời vào khoảng thời gian nào? Để biết được điều đó chúng ta cùng tìm hiểu qua bài đầu tiên trong chương trình LS lớp 4, bài "Nhà nước Văn Lang".
2/ Vào bài:
* Hoạt động 1: Thời gian hình thành và địa phận của nước Văn Lang
- Treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Hãy thảo luận nhóm đôi, đọc SGK/11,12, xem lược đồ để hoàn thành các nội dung sau: (treo bảng phụ viết sẵn y/c)
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Hãy chỉ trên lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ khu vực hình thành của nước Văn Lang.
Kết luận: Nhà nước đầu tiên trong LS nước ta là nuớc Văn Lang. Nước Văn Lang ra đời vào khoảng năm 700 TCN trên khu vực sông Hồng, sông mã, sông cả, đây là nơi người Lạc Việt sinh sống.
* Hoạt động 2: Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang
- Hãy đọc SGK thảo luận nhóm đôi để điền tên các tầng lớp trong xã hội Văn Lang vào sơ đồ. (vẽ sẵn sơ đồ trên bảng phụ)
- Gọi đại diện nhóm dán kết quả.
- Xã hội Văn Lang có mấy tầng lớp? Đó là những tầng lớp nào?
- Người đứng đầu trong nhà nước Văn lang là ai?
- Tầng lớp sau vua là ai? họ có nhiệm vụ gì?
- Người dân thường trong xã hội Văn Lang gọi là gì?
- Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội Văn Lang là tầng lớp nào? Họ làm gì trong xã hội.
Kết luận: Xã hội Văn Lang có 4 tầng lớp: Hùng Vương , Lạc hầu và Lạc tướng, Lạc dân, nô tì.
 Hoạt động 3: Đời sống vật chất, tinh thần của người Lạc Việt
- Y/c hs quan sát các hình trong SGK, GV giới thiệu từng hình, Y/c hs làm việc nhóm 4 để hoàn thành phiếu 
- Gọi đại dịện nhóm lên dán phiếu và trình bày 1 nội dung trước lớp.
- Dựa vào bảng, hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt bằng lời của em.
Nhận xét, tuyên dương hs trình bày tốt.
 Hoạt động 4: Phong tục của người Lạc Việt.
- Hãy kể tên một số câu chuyện cổ tích, truyền thuyết nói về các phong tục của người Lạc Việt mà em biết.
- Địa phương chúng ta còn lưu giữ các phong tục nào của người Lạc Việt?
- Khen ngợi những hs nêu được nhiều phong tục.
- Kết luận: Nhà nước đầu tiên của ta ra đời vào khoảng năm 700 TCN tên là nước Văn Lang, đứng đầu là Hùng Vương, người Lạc Việt biết làm rất nhiều việc, cuộc sống của họ rất vui tươi và có nhiều phong tục riêng
- Gọi hs đọc ghi nhớ.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Trong một lần đến thăm Đền Hùng Bác Hồ nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta hãy cùng nhau giữ lấy nước". Em có suy nghĩ gì về câu nói của Bác Hồ. 
- Giáo dục: Yêu quê hương, yêu sự thanh bình của đất nước
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Nước Âu lạc
- Là ngày giỗ tổ các vua Hùng.
(TB,K)
- Các vua Hùng là người có công dựng nước. (TB,K)
- Lắng nghe.
Vua hùng
Lạc tường, lạc hầu
Lạc dân
Nô tì
- HS làm việc nhóm đôi.
- Đại diện nhóm lên dán phiếu và trình bày, nhóm khác nhận xét.
1/ Xác định thời gian ra đời của nước Văn Lang
2. Điền thông tin thích hợp vào bảng:
Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt
Tên nước
Văn Lang
Thời điểm ra đời
Khoảng năm 700 TCN
Khu vực h.thành
Sông Hồng, sông Mã, sông cả
- HS lên bảng chỉ. (K,G)
- Lắng nghe.
- HS làm việc nhóm đôi.
- Có 4 tầng lớp: Vua Hùng, Lạc tướng và Lạc Hầu, Lạc dân, nô tì. (TB,K)
- Vua, gọi là Hùng Vương.
- Lạc tướng, Lạc hầu, có nhiệm vụ giúp vua cai quản đất nước . (TB,K)
- Gọi là Lạc dân (TB,Y)
- Nô tì, họ hầu hạ trong các gia đình giàu phong kiến.
- Lắng nghe.
- HS quan sát, thảo luận và hoàn thành phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày.
- lần lượt 3 hs trình bày.
- Sự tích bánh chưng bánh dày, Sự tích Mai An Tiêm, ... (TB.K)
- Tục ăn trầu, trồng khoai, tổ chức lễ hội vào mùa xuân, làm bánh chưng, bánh dày. 
- Lắng nghe.
- 3 hs đọc ghi nhớ. (TB,Y)
- HS nêu suy nghĩ .
- Lắng nghe.

File đính kèm:

  • doc3-3.doc