Giáo án Lớp 4 - Nguyễn Thế Kỷ - Tuần 9

Hoạt động1:Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước

- GV thực hiện các bước vẽ như

SGK đã giới thiệu , vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ cho HS cả lớp quan sát .

- GV vẽ đường thẳng aB và lấy 1 điểm E nằm ngoài AB

- GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng MN đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB

- GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua E và vuông góc với MN vừa vẽ

- GV nêu : Gọi tên đường thẳng vừa vẽ là CD , có nhận xét gì về đường thẳng CD và đường thẳng AB ?

- GV kết luận : Vậy chúng ta đã vẽ được đường thẳng đi qua E và song song với đường thẳng AB cho trước

-GV nêu trình tự các bước vẽ đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB như phần bài học trong SGK

 

doc32 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2587 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Nguyễn Thế Kỷ - Tuần 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyên?
- Thế nào là du canh, du cư?
Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng?
4.Củng cố - Dặn dò:
GV yêu cầu HS trình bày tóm tắt hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc có sừng,khai thác sức nước, khai thác rừng) 
Chuẩn bị bài: Đà Lạt
5.Nhận xét tiết học:
2HS trả lời
HS nhận xét
HS quan sát lược đồ hình 4 rồi thảo luận theo nhóm theo các gợi ý của GV
-Xê Xan, sông Ba, Sông Đồng Nai
-Địa hình gồ ghề nhiều núi đồi 
Sản xuất điện 
Tác dụng giữ nước,hạn chế lủ thất thường 
.
HS chỉ 3 con sông (Xê Xan, Đà Rằng, Đồng Nai) & nhà máy thủy điện Ya-li trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
HS quan sát hình 6, 7 & trả lời các câu hỏi 
Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
-Rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp 
-Khí hậu có 2 mùa rõ rệt 
-HS mô tả 
HS đọc mục 2, quan sát hình 8, 9, 10 trong SGK & vốn hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi
-HS nêu 
-Khai thác rừng bừa bãi đốt phá rừng làm nương rấy mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp không hợp lí 
- Du canh: hình thức trồng trọt với kĩ thuật lạc hậu làm cho độ phì của đất chóng cạn kiệt, vì vậy phải luôn luôn thay đổi địa điểm trồng trọt từ nơi này sang nơi khác.
- Du cư: hình thức sinh sống , không có nơi cư trú nhất định
- Ngăn chặn nạn phá rừng trồng lại rừng 
Rút kinh nghiệm:
	............	......
-------------
Kĩ thuật:
KHÂU ĐỘT THƯA (Tiết 2)
I/ Mục tiêu: Như tiế 1.
II/ Đồ dùng dạy học:
Vải trắng 20 x 30cm.
Chỉ màu, kim, kéo, thước, phấn.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
1’
25’
5’
2’
1’
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu lại quy trình khâu đột thưa.
3. Bài mới: 
a Giới thiệu bài: Khâu đột thưa (tiết 2).
b, Hướng dẫn:
+ Hoạt động 1: HS thực hành
- GV nhận xét, củng cố kĩ thuật khâu đột thưa theo 2 cách:
Bước 1: Vạch dấu đường khâu. 
Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nêu thời gian yêu cầu thực hành.
- GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng.
 Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.
- Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
Đường vạch dấu thẳng.
Khâu được các mũi khâu đột thưa theo từng vạch dấu.
Đường khâu tương đối phẳng
Các mũi khâu mặt phải tương đối bằng nhau và đều nhau.
Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
- GV nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Đánh giá kết quả học tập.
- Chuẩn bị bài: Khâu đột mau.
5. Nhận xét tiết học:
- HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác khâu đột thưa.
- HS thực hành khâu các mũi khâu đột thưa.
- HS tự đánh giá sản phẩm.
Rút kinh nghiệm:
	............	......
-------------
Đạo đức :
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( Tiết 1)
I/ Mục tiêu : 
1.Hiểu được: 
	-Thời giờ là cái quý nhất, cần phảitiết kiệm.
	-Cách tiết kiệm thời giờ.
	2.Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm
	3. Các kĩ năng sống cơ bản:
	+ Kĩ năng xác định giá trị của thời gian là vô giá
	+ Kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian có hiệu quả
	+ Kĩ năng quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày
	+ Kĩ năng bình luận và phê phán việc lãng phí thời gian
II/.Phương pháp và phương tiện dạy học:
* Phương pháp: Thảo luận, đóng vai, bày tỏ thái độ
* Phương tiện:
-Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
-Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
III/.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
5’
1’
6’
10’
5’
2’
1’
1.Ổn định tổ chức : 
2.Kiểm tra bài cũ:
+Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào?
+Vì sao cần tiết kiệm tiền của?
+HS chúng ta cần làm gì để tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi trong học tập?
3/Dạy – học bài mới:
a)Giới thiệu bài: 
b)Các hoạt động dạy - Học bài mới: 
Hoạt động 1: Kể chuyện Một phút trong SGK 
-GV kể chuyện hoặc tổ chức cho HS đọc phân vai minh hoạ cho câu chuyện.
-GV cho HS thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK. 
-GV kết luận : Mỗi phút đều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ. 
 Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm (bài tập 2, SGK ) 
-GV chia HS thành nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống. 
 Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 3,SGK)
-Cách tiến hành tương tự như hoạt động 2 tiết 1 , bài 4 
-GV kết luận 
+Ý kiến ( d ) là đúng. 
+Các ý kiến (a), (b), (c) là sai . 
-GV yêu cầu 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 
4.Củng cố - Dặn dò:
-. Dặn HS về nhà học bài. Chuẩn bị bài 5 tiết 2 “ Tiết kiệm thời giờ”.
5. Nhận xét tiết học 
-1, 2 HS trả lời, cả lớp lắng nghe, nhận xét. 
-Lắng nghe.
. 
-Cả lớp thảo luận theo yêu cầu. 
-HS lắng nghe. 
-Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác khác chất vấn, bổ sung ý kiến.
-Lắng nghe. 
HS lần lượt bày tỏ thái độ qua các tấâm bìa
-Lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
	............	......
------------- 
 Thứ tư ngày 22 tháng 10 năm 2014
Tập đọc:
ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI- ĐÁT 
I/ Mục tiêu: 
Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khoan thai. Đổi giọng linh hoạt, phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua Mi- đát . Đọc phân biệt lời các nhân vật ; lời phán bảo oai vệ của thần Đi- ô- ni- dốt. 
Hiểu nghĩa các từ mới .
Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người. 
II/ Đồ dùng dạy học;
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
Bảng phụ có chép đoạn luyện đọc
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
4’
1’
10’
10’
7’
2’
1’
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra 2 HS 
3. Dạy bài mới 
a.Giới thiệu bài 
b.Nội dung bài mới:
Hoạt động1:Luyện đọc 
- GV chia đoạn:3 đoạn
HS nối tiếp nhau đọc 3 lượt
-Yêu cầu HS đọc theo cặp
- GV đọc diễn cảm toàn bài- đọc phân biệt lời các nhân vật
Hoạt động2: Tìm hiểu bài 
+ Vua Mi- đát xin thần Đi- ô- ni- dốt điều gì? 
+ Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào? 
+ Tại sao vua Mi- đát phải xin thần Đi- ô- ni- dốt lấy lại điều ước? 
+ Vua Mi- đát đã hiểu được điều gì? 
- Nêu nội dung của bài?
Hoạt động3: Đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn một tốp 3 HS đọc diễn cảm toàn bài theo cách phân vai 
GV treo bảng phụ có ghi đoạn 2 lên bảng
- GV đọc mẫu
- HS luyện đọc
- HS thi đọc, Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
4.Củng cố - Dặn dò: 
-GV: Câu chuyện giúp các em hiểu ra điều gì? 
- GV yêu cầu HS chọn tiếng “ước“ đứng đầu đặt tên cho câu chuyện theo ý nghĩa 
Xem bài: Ôn tập 
5. Nhận xét tiết học:
- Hát tập thể 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Thưa chuyện với mẹ. Sau đó trả lời câu hỏi về bài đọc trong SGK. 
- HS theo dõi
- HS tiếp nối nhau đọc Lượt1+ luyện phát âm:Mi –đát; Đi-ô-ni-dốt
- Lượt2: luyện đọc câu dài
- Lượt3 Luyện đọc+ chú giải
- HS luyện đọc theo cặp 
-HS theo dõi
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 
+ Vua Mi- đát xin thần làm cho mọi vật mình chạm vào đều biến thành vàng. 
+ Vua bẻ thử một cành sồi, ngắt thử một quả táo, chúng đều biến thành vàng . Nhà vua cảm thấy mình là người sung sướng nhất trên đời. 
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 2 , trả lời câu hỏi 
+ Vì nhà vua đã nhận ra sự khủng khiếp của điều ước : vua không thể ăn uống được gì- tất cả thức ăn, thức uống vua đụng vào đều biến thành vàng.
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi 
+ Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam .
 Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người 
- 3 HS đọc
- HS theo dõi
- HS theo dõi
- HS thi đọc
- HS thi đọc , lớp bình chọn 
- Người nào có lòng tham vô đáy như vua Mi- đát thì không bao giờ hạnh phúc...
- Ước muốn viễn vông, Ước ao dại dột, Ước mơ tham lam , Ước mơ kì quái, …..
Rút kinh nghiệm:
	............	......
-------------
Toán:
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG 
I.Mục tiêu:
-Giúp HS:
Biết dùng thước thẳng và ê ke để vẽ một đường thẳng đi qua một điểm cho trước và song song với một đường thẳng cho trước 
II.Đồ dùng dạy học: 
Thước thẳng , ê – ke ( dùng cho GV và HS ) 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
1’
10’
5’
8’
5’
2’
1’
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS 1 vẽ hai đường thẳng aB và CD vuông góc với nhau tại E , HS 2 vẽ 1 hình tam giác ABC sau đó vẽ đường cao AH của hình tam giác này 
-GV chữa bài , nhận xét và cho điểm HS. 
3.Dạy học bài mới
a.Giới thiệu bài:
b. Nội dung bài mới:
Hoạt động1:Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước 
- GV thực hiện các bước vẽ như
SGK đã giới thiệu , vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ cho HS cả lớp quan sát .
- GV vẽ đường thẳng aB và lấy 1 điểm E nằm ngoài AB 
- GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng MN đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB 
- GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua E và vuông góc với MN vừa vẽ 
- GV nêu : Gọi tên đường thẳng vừa vẽ là CD , có nhận xét gì về đường thẳng CD và đường thẳng AB ? 
- GV kết luận : Vậy chúng ta đã vẽ được đường thẳng đi qua E và song song với đường thẳng AB cho trước 
-GV nêu trình tự các bước vẽ đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB như phần bài học trong SGK 
Hoạt động2:Hướng dẫn thực hàïnh 
Bài 1/53 : 
-GV vẽ lên bảng đường thẳng CD và lấy một điểm M nằm ngoài CD như hình vẽ trong bài tập 1 
- HS tiến hành các bước như hướng dẫn 
Bài 2/53 : 
-GV gọi 1 HS đọc đề bài và vẽ lên trên bảng hình tam giác ABC 
-GV hướng dẫn HS vẽ đường thẳng qua A song song với cạnh BC : 
+Bước 1 : Vẽ đường thẳng AH đi qua A , vuông góc với cạnh BC 
+Bước 2 : Vẽ đường thẳng đi qua A và vuông góc với AH , đó chính là đường thẳng AX cần vẽ 
-GV yêu cầu HS tự vẽ đường thẳng CY song song với cạnh AB 
Bài 3/54 : 
-GV yêu cầu HS đọc bài , sau đó tự vẽ hình 
-GV yêu cầu HS nêu cách vẽ đường thẳng đi qua B và song song với AD 
4.Củng cố - Dặn dò:
- Nêu các bước vẽ hai đường thẳng song song? 
Xem bài: Thực hành vẽ hình chữ nhật
5. Nhận xét tiết học:
-2 HS lên bảng làm . HS cả lớp quan sát nhận xét . 
- Lắng nghe.
- Một vài HS nhắc lại tên bài dạy.
- Theo dõi thao tác GV . 
- 1 HS lên bảng vẽ . HS cả lớp vẽ vào giấy nháp 
- 1 HS lên bảng vẽ . HS cả lớp vẽ vào giấy nháp
- Hai đường thẳng này song song với nhau . 
C
A
N
M
D
B
E
HS thực hành, 1 HS lên bảng vẽ ,Cả lớp vẽ vào vở
-HS đọc đề bài 
-HS vẽ hình theo hướng dẫn GV . 
-HS thực hiện vẽ hình (1 HS vẽ trên bảng lớp, cả lớp vẽ vào VBT)
+Vẽ đường thẳng CG đi qua điểm C và vuông góc với cạnh AB 
+ Vẽ đường thẳng qua điểm C và vuông góc với cạnh CG , đó chính là đường thẳng CY cần vẽ 
+Đặt tên giao điểm của AX và CY là D 
-Các cặp cạnh song song với nhau có trong hình tứ giác ABCD là AD và BC , AB và DC 
B
E
D
A
C
-1 HS lên bảng vẽ , HS cả lớp vẽ vào VBT 
Rút kinh nghiệm:
	............	......
-------------
Thể dục
Giáo viên chuyên dạy
-----------
Tập làm văn
CỦNG CỐ LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục tiêu: 
Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
Có ý thức dùng từ hay, viết câu văn trau chuốt, giàu hình ảnh.
Biết cách phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian ở mức độ đơn giản
Các kĩ năng sống:	+ Có tư duy sáng tạo, phân tích, phán đoán.
+ Thể hiện sự tự tin
+ Xác định giá trị
II. Phương pháp và phương tiện dạy học: 
* Phương pháp:Thảo luận nhóm, đóng vai.
* Phương tiện dạy học:
Tranh minh hoạ Yết Kiêu đang lặn xuống nước.
Bảng phụ ghi sẵn cách chuyển thể một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể
 Bảng phụ ghi sẵn bảng so sánh 2 cách kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng kể một câu chuyện mà em thích nhất.
- Gọi HS nhận xét 
- Nhận xét và cho điểm từng HS .
3. Bài mới:
-2 HS lên bảng kể chuyện.
- HS nhận xét bạn kể.
1’
10’
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn HS làm bài:
 Bài 1:Kể chuyện 
-Gọi HS đọc yêu cầu.
- Câu chuyện Yết Kiêu là lời thoại trực tiếp hay lời kể?
- Gọi 1 HS giỏi kể mẫu lời thoại giữa Yết Kiêu và em bé thứ nhất.
- Nhận xét, tuyên dương HS .
- Treo bảng phụ đã ghi sẵn cách chuyển lời thoại thành lời kể.
- Tổ chức cho HS thi kể từng màn.
- Gọi HS nhận xét bạn theo tiêu chí đã nêu.
- Nhận xét, cho điểm HS.
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
+ Câu chuyện Yết Kiêu là lời thoại trực tiếp của các nhân vật với nhau.
- HS kể trước lớp
-2 HS nối tiếp nhau đọc từng cách. Cả lớp đọc thầm.
- Quan sát tranh, 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, sữa chữa cho nhau.
-3 HS thi kể.
10’
2’
1’
 Bài 2:Viết lại câu chuyện bằng văn xuôi
- Hs tự làm và đọc trước lớp
 4.Củng cố - Dặn đò:
Củng cố và dặn hs chuẩn bị bài sau. 5.Nhận xét tiết học: 
- Tự làm
Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-----------
Khoa học:
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC 
I.MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh (HS): 
Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước.
Nêu được một số điều cần thiết khi đi bơi hoặc tập bơi
Nêu được tác hại của tai nạn sông nước . 
Luôn có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước và vận động các bạn cùng thực hiện . 
Các kĩ năng sống:
Kĩ năng phân tích và phán đoán những tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn đuối nước 
Kĩ năng cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
Các minh hoạ trong trang 36 , 37 SGK .
Câu hỏi thảo luận ghi sẵn trên bảng
Phiếu ghi sẵn nội dung tình huống . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
TG
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1’
5’
1’
8’
8’
8’
3’
1’
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Em hãy cho biết khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống như thế nào ? 
+ Khi người thân bị tiêu chảy em sẽ chăm sóc như thế nào ? 
3.Dạy và học bài mới 
a.Giới thiệu bài: 
b.Hoạt động dạy – học 
Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước .
 + Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ 1, 2 ,3. Theo em việc nào nên làm và không nên làm ? Vì sao? 
+ Theo em chúng ta làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước ?
- Nhận xét , tổng hợp ý kiến của các HS . 
- Gọi 2 HS đọc ý 1 , 2 trong mục Bạn cần biết trước lớp . 
Hoạt động 2 : Những điều cần biết khi đi bơi hoặc tập bơi : 
+ Yêu cầu HS quan sát hình 4 , 5 trang 37 SGK và tiến hành thảo luận và trả lời các câu hỏi sau : 
+ Hình minh hoạ cho em biết điều gì ?
+ Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu ? 
+ Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì?
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ , ý kiến 
- Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm 
- GV đưa ra các tình huống . Yêu cầu các nhóm cùng thảo luận tìm cách giải quyết : Nếu mình ở trong hoàn cảnh đó em sẽ làm gì 
- Nhận xét tuyên dương nhóm thảo luận tốt 
 4.Củng cố :
Để phòng tránh tai nạn đuối nước ta phải làm gì?
5. Dặn dò:-Dặn HS về nhà học bài mục Bạn cần SGK 
-2 HS trả lời , HS cả lớp lắng nghe nhận xét. 
-Tiến hành thảo luận theo cặp , đại diện nhóm trình bày 
- HS dưới lớp nhận xét bổ sung 
- 2 HS đọc to trước lớp . 
- Tiến hành hoạt động nhóm 
- Quan sát 
+ Hình 4 minh hoạ các bạn đang bơi ở bể bơi đông người . Hình 5 minh hoạ các bạn nhỏ đang bơi ở bờ biển 
+ Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở bể bơi có người và phương tiện cứu hộ .-Các nhóm khác lắng nghe nhận xét , bổ sung. 
Tiến hành thảo luận nhóm và nhận phiếu. 
-Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình . 
-Lắng nghe 
Rút kinh nghiệm:
	............	......
Thứ năm ngày 23 tháng 10 năm 2014
Luyện từ và câu:
ĐỘNG TỪ
I. Mục tiêu: 
- Hiểu được ý nghĩa của động từ.
Tìm được động từ trong câu văn, đoạn văn.
Dùng những động từ hay, có ý nghĩa khi nói hoặc viết.
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn ở BT1 phần nhận xét.
Tranh minh hoạ trang 94, SGK (phóng to nếu có điều kiện)
III. Các hoạt động dạy học chuer yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
1’
10’
3’
13’
2’
1’
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
-Gọi HS đọc bài tập đã giao từ tiết trước.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Nội dung:
Hoạt động1:Nhận xét 
-Gọi HS đọc phần nhận xét.
-Yêu cầu HS thảo luận tìm các từ theo yêu cầu.
-Gọi HS phát biểu ý kiến. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-Kết luận lời giải đúng.
-Các từ nêu trên chỉ hoạt động, trạng thái của người, của vật. Đó là động từ.
Vậy động từ là gì?
 c. Hoạt động 2 Ghi nhớ:
-Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
-Vậy từ bẻ, biến thành có là động từ không? Vì sao?
-Yêu cầu HS lấy ví dụ về động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái.
 Hoạt động 3:Luyện tập:
 Bài tập 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Yêu cầu HS thảo luận và tìm từ.
-Kết luận về các từ đúng. Tuyên dương nhóm tìm được nhiều động từ.
 Bài tập 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi. Dùng bút ghi vào vở nháp.
-Gọi HS trình bày, 
-Kết luận lời giải đúng.
Bài 4:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Treo tranh minh hoạ và gọi HS lên bảng chỉ vào tranh để mô tả trò chơi
-Tổ chức cho HS thi biểu diễn kịch câm.
GV đi gợi ý các hoạt động cho từng nhóm.
-Tổ chức cho từng đợt HS thi: 2 nhóm thi, mỗi nhóm 5 HS .
Nhận xét tuyên
 4. Củng cố - dặn dò:
- Động từ là gì? Nêu ví dụ?
Viết vào vở 10 động từ chỉ động tác
5. Nhận xét tiết học.
-2 HS đọc bài.
-2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng từng bài tập.
-2 HS ngồi bàn thảo luận, viết các từ tìm được vào vở nháp.
+Chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoặc của thiếu nhi: nhìn, nghĩ, thấy.
+Chỉ trạng thái của các sự vật.
 Của dòng thác: đổ (đổ xuống)
 Của lá cờ: bay.
-Động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật.
Động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật
-3 HS đọc thành tiếng
-Bẻ, biến thành là động từ. Vì bẻ là từ chỉ hoạt động của người, biến thành là từ chỉ hoạt động của vật.
-HS lấy ví dụ
*Từ chỉ trạng thái: bay là là, lượn vòng. Yên lặng…
-1 HS đọc thành tiếng.
-Hoạt động trong nhóm.
-Viết vào vở bài tập:
Các hoạt động
ở nhà
Các hoạt động
ở trường
Đánh răng, rửa mặt, ăn cơm, uống nươc, …, làm bài tập, xem ti vi, đọc truyện, chơi điện tử…
Học bài, làm bài, nghe giảng, , chào cờ, hát, múa, kể chuyện, tập văn nghệ, diễn kịch…
-2 HS đọc thành tiếng.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi 
-HS trình bày 
a/. đến- Yết kiến- cho- nhận – xin – làm – dùi – có thể- lặn.
b/. mỉm cười- ưng thuận- thử- bẻ- biến thành- ngắt- thành- tưởng- có.
-1 HS đọc thành tiếng.
-2 HS lên bảng mô tả.
*Bạn nam làm động tác cúi gập người xuống. Bạn nữ đoán động tác : Cúi.
+Bạn nữ …là hoạt động Ngủ.
+Từng nhóm 4 HS biểu diễn các hoạt động có thể nhóm bạn làm bằng các cử chỉ, động tác. 
Rút kinh nghiệm:
	............	......
-------------
Toán 
 THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT
I.Mục tiêu:
 Giúp HS
Biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ một hình chữ nhật theo độ dài hai cạnh cho trước.
II.Đồ dùng dạy học:
Thước thẳng và ê ke.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
1’
12’
5’
7’
2’
1’
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Vẽ hai đường thẳng song song.
Nêu các bước vẽ hai đường thẳng song song?
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu: 
b.Nội dung bài mới
Hoạt động1: Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 2 cm.
GV nêu đề bài.
GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau:
+Bước 1: Vẽ đoạn thẳng DC = 4 cm
+Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông 
góc với DC tại D , lấy đoạn thẳng 
DA = 2 cm.
+Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc 
với DC tại C , lấy đoạn thẳng CB = 2 cm.
+Bước 4: Nối A với D . Ta được hình 
chữ nhật ABCD.
Hoạt động 2: Luyện tập 
Bài tập 1/54: HS nêu yêu cầu 
-Cho HS trình bày các bước vẽ 
Cho HS thực hành vẽ hình chữ nhật.
Bài tập 2/54:
- Yêu cầu HS vẽ hình chữ nhật đúng độ dài đề bài cho
- GV cho biết AC, BD là hai đường chéo hình chữ nhật, cho HS đo độ dài hai đoạn thẳng này, ghi kết quả vào ô trống rồi rút ra nhận xét: AC = BD.
4.Củng cố - Dặn đò:
Nhắc lại các bước vẽ 

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tuan 9.doc
Giáo án liên quan