Giáo án Lớp 3 Tuần 8 – GV: Ngô Quang Huấn

Tiết 3: Tự nhiên và xã hội

BÀI 16: VỆ SINH THẦN KINH ( tiếp theo)

I. Mục tiêu: Sau bài học, h/s có khả năng:

- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.

- Lập được thời gian biểu hàng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi,. một cách hợp lí.

II. Đồ dùng dạy học:

- Các hình trong sgk trang 34- 35

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc34 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 737 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 8 – GV: Ngô Quang Huấn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở
- Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi có nghĩa .......
- 3 em lên bảng
- HS làm bài vào vở nháp
- Đổi vở nhận xét bài bạn
- 1 số HS đọc bài làm của mình
Lời giải : giặt, rát, dọc
IV. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học
	- Nhắc HS viết sai lỗi chính tả về nhà viết lại
Tiết 4:Đạo đức:
Bài 4: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em( T 2)
A. Mục tiêu:
HS hiểu: - Quyền trẻ em có liên quan đến chủ đề bài học
HS biết: - Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.
 - Thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của mình trước những hành vi của mọi người xung quanh.
B.Tài liệu- phương tiện:
-Thẻ giấy( xanh, đỏ, trắng)
- Giấy trắng, bút màu
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy:
Khởi động:
Hoạt động 1: xử lí tình huống:
 a/ MT: HS biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong những tình huống cụ thể.
 b/ TH:
 b.1- Chia nhóm giao BT tình huống đóng vai cho mỗi nhóm.
 b.2/ Tổ chức cho các nhóm thể hiện đóng vai theo TH:
- Tổ chức TL cả lớp cách ứng xử- cảm xúc của mỗi người trong mỗi tình huống.
- KL theo từng TH:
+ TH1: Lan cần khuyên em không được nghịch dại.
+ TH 2: Huy nên dành thời gian đọc báo cho ông nghe.
 3. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
 a. MT: HS hiểu rõ các quyền trẻ em có liên quan đến chủ đề. Biết thực hiện quyền được tham gia của mình tán thành ( không tán thành) với những ý kiến của mọi người .
 b/ TH: - GV nêu từng ý kiến
 c/ KL: - Các ý kiến a,c là đúng, ý kiến b là sai.
 4. Hoạt động 3: Giới thiệu tranh vẽ về các món quà mừng sinh nhật ông bà, cha mẹ, anh chị em.
 a/ MT: Tạo cơ hội cho HS bày tỏ tình cảm của mình đối với người thân trong gia đình.
 b/ TH: -Tổ chức cho HS HĐ nhóm đôi
 - HĐ Cả lớp: 
 c/ KL: Đây là những món quà rất quý vì nó thể hiện tình cảm của các em đối với mọi người.
5. Hoạt động 5: Múa, hát, kể chuyện .
 a/ MT: Củng cố ND bài
 b/ TH: Yêu cầu các nhóm tự điều khiển chương trình của nhóm mình. 
 c/ KLC: Ông bà, cha mẹ, anh chị em là những người thân yêu của em, luôn yêu thương, chăm sóc, Em cũng có bổn phận quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em để .cuộc sống gia đình thêm đầm ấm, hạnh phúc.
Hoạt động học:
- HS hát bài: Ba ngọn nến
- Mở vở BT, TL chuẩn bị đóng vai theo tình huống được giao.
- 1 nhóm thể hiện TH 1.
- Các nhóm khác nhận xét.
- TL về cách ứng xử, cảm xúc của mỗi nhân vật.
- 1 nhóm thể hiện TH 2, các nhóm khác nhận xét.
- TL về cách ứng xử, cảm xúc của mỗi nhân vật.
- Suy nghĩ, bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ giấy.
- Thảo luận, nêu lí do vì sao tán thành (không tán thành, lưỡng lự)
- Giới thiệu với bạn về tranh vẽ các món quà mình muốn tặng mọi người trong gia đình.
- 3- 4 HS giới thiệu trước lớp tranh mình vẽ các món quà.
- Trình bày( đan xen các thể loại)
- Thảo luận về ý nghĩa của các bài thơ, bài hát.
Tiết 3: Tự nhiên và xã hội:
Bài 15: Vệ sinh thần kinh
A. Mục tiêu: Sau bài học, h/s có khả năng:
- Nêu được một số việc nên làm và việc không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.
- Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi và những trạng thái tâm lí có hại đối với cơ quan thần kinh.
- Phát hiện một số thức ăn, đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ có hại đối với cơ quan thần kinh.
B. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong sgk trang 32- 33
- Phiếu học tập
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- Cơ quan thần kinh gồm có những bộ phận nào?
- Não và tuỷ sống có vai trò gì?
- Nhận xét, đánh giá bài h/s.
2. Bài mới:
2.1/ Hoạt động 1:
 a. Mục tiêu: 
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.
 b. Cách tiến hành:
 b.1/ Làm việc theo nhóm:
- Quan sát các hình của bài trong sgk và đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình nhằm nêu rõ nhân vật trong mỗi hình đang làm gì, việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh.
- GV phát phiếu cho các nhóm để các nhóm thảo luận ghi kết quả làm việc của nhóm mình vào phiếu theo mẫu sau:
Hình
Việc làm
Tại sao việc làm có lợi
Tại sao việc làm có hại
..
...
....................
....................................
....................................
b2/ Làm việc cả lớp:
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày, nhóm khác lên bổ sung và trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV kết luận.
2.2/Hoạt động 2:
 a. Mục tiêu: Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh
 b. Cách tiến hành:
 b.1/ Tổ chức 
- Chia lớp làm 4 nhóm, chuẩn bị mỗi nhóm 1 phiếu ghi 4 trạng thái tâm lí khác nhau:
+ Tức giận
 + Lo lắng.
 + Vui vẻ
 + Sợ hãi
 b.2/ Thực hiện
- Hướng dẫn h/s thực hiện
 b.3/ Trình diễn
- Yêu cầu các nhóm lên trình diễn vẻ mặt mình đã được phân công.
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét xem bạn đó có thể hiện đúng hay không, trạng thái đó có lợi hay có hại đối với thần kinh?
- Em rút ra được bài học gì cho hoạt động này?
2.3-Hoạt động 3:
 a. Mục tiêu: Kể tên được những thức ăn đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ bị hại đối với cơ quan thần kinh.
 b. Cách tiến hành:
- Yêu cầu 2 bạn thảo luận theo nội dung hình 9. Nói tên những thức ăn đồ uống sẽ có hại cho thần kinh nếu đưa vào cơ thể.
- GV giảng kĩ tác hại của ma tuý.
3. Củng cố - dặn dò:
 - Những trạng thái tâm lí nào có hại cho thần kinh?
* Dặn dò: Nhắc nhở h/s 
- 2 h/s lên bảng nêu.
- Lớp nhận xét, nhắc lại.
Quan sát và thảo luận
- Các nhóm thực hiện quan sát tranh và thảo luận theo nội dung trên.
- Ghi kết quả thảo luận vào phiếu.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình mỗi nhóm trình bày một câu hỏi đã chẩn bị.
- Nhóm khác bổ sung:
+ H1: Một bạn đang ngủ- có lợi vì khi ngủ cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi.
+ H2:Các bạn đang chơi trên bãi biển- có lợi vì cơ thể được nghỉ ngơi, thần kinh được thư dãn – nhưng nếu phơi nắng quá lâu sẽ bị ốm.
+ H3: Một bạn đang thức đến 11 giờ đêm để đọc sách- Có hại vì thức quá khuya như vậy thần kinh sẽ mệt mỏi.
H4: Chơi trò chơi điện tử – Nếu chỉ chơi ít thì thần kinh sẽ được giải trí- còn nếu chơi lâu thần kinh sẽ bị mệt, nhức mỏi mắt.
+ H5: Xem biểu diễn văn nghệ – Giúp giải trí thần kinh thư giãn.
+ H6: Bố mẹ chăm sóc bạn nhỏ trước khi đi học – khi được chăm sóc thì luôn cảm thấy được an toàn, được che chở, được gia đình thương yêu ...đều có lợi cho thần kinh
+ H7: Một bạn bị bố mẹ hay người thân đánh- Rất có hại vì khi bị đánh trẻ em rất gây thù hằn, oán giận.
Đóng vai
- Các nhóm cử nhóm trưởng.
- Các nhóm trưởng lên nhúp phiếu nhận phần việc của nhóm mình.
- Về triển khai trong nhóm.
- Tập diễn để đạt vẻ mặt của người có trạng thái tâm lí nghi như trong phiếu
+ Mỗi nhóm cử một bạn lên trình diễn 
- Nhóm khác nhận xét.
- Nêu bài học được rút ra qua hoạt động này.
 Làm việc với sgk
- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Vài h/s nêu.
- VN thực hành tránh những thức ăn đồ uống có hại cho cơ quan thần kinh..
Ngày soạn:18/10/2009
Ngày dạy: 21/10/2009 Thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2009
Tiết 1:Toán:
Luyện tập
A- Mục tiêu:
- Củng cố về gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi nhiều lần.
- Rèn KN giải toán cho HS
- GD HS chăm học
B- Đồ dùng:
GV : Bảng phụ- Phiếu HT
HS : SGK
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Muốn giảm một số đi một số lần ta làm như thế nào ?
- Nhận xét, cho điểm
3/ Bài mới
* Bài 1:
- Treo bảng phụ
- 6 gấp 5 lần được bao nhiêu ?
- Viết 30 vào ô trống nào ?
- 30 giảm đi 6 lần được bao nhiêu ?
- Vậy điền 5 vào ô trống nào ?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 2:
- Đọc đề, tóm tắt:
- Buổi sáng bán được bao nhiêu lít dầu?
- Buổi chiều bán được ntn so với buổi sáng ?
 - Muốn tính số dầu buổi chiều ta làm ntn ?
- Chấm bài, chữa bài.
* Bài 3: 
- Đo độ dài đoạn AB?
- Giảm độ dài đoạn AB đi 5 lần thì được mấy cm?
- Vẽ đoạn MN?
- Chấm , chữa bài.
4/ Củng cố:
- Muốn giảm một số đi một số lần ta làm ntn?- Muốn gấp một số lên một số lần ta làm ntn?
* Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- 2, 3 HS nêu
- Nhận xét 
- HS QS 
- Được 30
- Ô trống thứ 2
- Được 5
- Ô trống thứ 3
- HS làm phiếu HT
- 3 HS chữa bài
+ HS đọc đề toán
- 60 lít
- Giảm 3 lần
- Lấy số dầu buổi sáng chia 3
- Làm vở- 1 HS chữa bài
Bài giải
Số dầu bán được buổi chiều là:
60 : 3 = 20( lít)
 Đáp số: 30 lít dầu.
- Làm phiếu HT- 1 HS làm trên bảng
- HS đo đoạn AB là 10cm
- Lấy 10 : 5 = 2cm
Vậy đoạn MN = 2cm
- Vẽ đoạn MN dài 2cm
- HS nêu
Tiết 2: Tậpđọc:
Tiếng ru
A. Mục tiêu:
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Đọc đúng các từ ngữ : làm mật, yêu nước, thân lúa, núi cao, ...
	- Nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ : nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ dài hơn sau mỗi dòng, mỗi câu thơ. Biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, thiết tha.
+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
	- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài ( đồng chí, nhân gian, bồi )
	- Hiểu điều bài thơ muốn nói với em : Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
	- Học thuộc lòng bài thơ.
B. Đồ dùng:
	GV : Tranh minh hoạ bài thơ, tranh minh hoạ đất phù sa bồi ven sông.
	HS : SGK
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại câu chuyện Các em nhỏ và cụ già
- Câu chuyện muốn nói với các em điều gì 
2. Bài mới:
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm bài thơ
( Giọng tha thiết, tình cảm )
b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu thơ
- Kết hợp tìm từ khó
* Đọc từng khổ thơ trước lớp
- GV HD HS nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các dòng thơ ngắn
- Giải nghĩa các từ chú giải trong bài
* Đọc từng khổ thơ trong nhóm
* Đọc đồng thanh bài thơ
3. HD tìm hiểu bài
- Con ong, con cá, con chim yêu những gì ?
- Nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2 ?
- Vì sao núi không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ ?
- Câu lục bát nào trong khổ thơ nói lên ý chính của bài thơ ?
4. Học thuộc lòng bài thơ
- GV đọc diễn cảm bài thơ
- HD HS đọc thuộc khổ thơ 1
- HD HS đọc thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ, cả bài
- 2 HS kể lại câu chuyện
- HS trả lời
- Nhận xét bạn
- HS QS tranh minh hoạ
- HS nối nhau đọc 1 câu ( 2 dòng thơ )
- HS luyện đọc từ khó
- HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ trước lớp
- HS đọc theo nhóm đôi
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
- Cả lớp đọc đồng thanh
- Con ong yêu hoa vì hoa có mật
. Con cá yêu nước vì có nước con cá mới bơi lội được
. Con chim yêu trời vì có trời chim mới thả sức tung cánh hót ca, bay lượn
- HS trả lời
- Núi không chê đất thấp vì núi nhờ có đất bồi mà cao. Biển không chê sông nhỏ vì biển nhờ có nước của muôn dòng sông mà đầy.
- Con người muốn sống, con ơi /
 Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
- HS học thuộc lòng
3. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học
	- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ
Tiết 3: Tự nhiên và xã hội
Bài 16: Vệ sinh thần kinh ( tiếp theo)
I. Mục tiêu: Sau bài học, h/s có khả năng:
- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
- Lập được thời gian biểu hàng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi,......... một cách hợp lí.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong sgk trang 34- 35
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- Những thức ăn nào có hại cho cơ quan thần kinh?
- Nhận xét, đánh giá bài h/s.
2.Bài mới:
Hoạt động 1:
a. Mục tiêu: 
- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
b. Cách tiến hành:
B1: Làm việc theo cặp
- Yêu cầu h/s thảo luận theo các nội dung câu hỏi sau:
+Theo bạn khi ngủ những cơ quan nào được nghỉ ngơi?
+Có khi nào bạn bị mất ngủ không, hãy nêu cảm giác của bạn sau đêm đó?
+Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt?
+Hàng ngày bạn thức dậy và đi ngủ lúc mấy giờ?
+ Bạn đã làm những việc gì trong cả ngày?
B2: Làm việc cả lớp:
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày, nhóm khác lên bổ sung và trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV kết luận.
Hoạt động 2:
a. Mục tiêu: Lập được thời gian biểu hàng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn ngủ học tập và vui chơi... một cách hợp lí.
b, Cách tiến hành:
B1: Hướng dẫn cả lớp
- Hướng dẫn h/s chia thành các cột theo từng mục một theo mẫu sau
Buổi
Thời gian
Công việc làm
Sáng
Trưa
chiều
Tối
B2: Làm việc cá nhân
- Hướng dẫn h/s thực hiện
B3: Làm việc cả lớp
- Trình bày thời gian biểu của mình.
- Bổ sung cho thời gian biểu của h/s hợp lí.
*Kết luận:
Thực hiện thời gian biểu giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học vừa bảo vệ được hệ thần kinh lại giúp ta nâng cao hiệu quả công việc, học tập.
3. Củng cố – dặn dò:
* Củng cố:
 - Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu?
- Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì?
* Dặn dò: Giữ vệ sinh cơ quan thần kinh
- 2 h/s lên bảng nêu.
- Lớp nhận xét, nhắc lại.
Thảo luận
- Các cặp làm việc.
- Mỗi cặp trả lời 1 câu hỏi.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình mỗi nhóm trình bày một câu hỏi đã chẩn bị.
- Nhóm khác bổ sung:
Thực hành lập thời gian biểu trong một ngày
- Từng em lập thời gian biểu cho riêng mình .
- Có thể trao đổi với bạn cho thời gian biểu của mình được hoàn thiện.
- HS lên trình bày thời gian biểu của mình.
- Các bạn khác nhận xét, bổ sung.
- Vài h/s nêu lại kết luận
- HS nêu.
- Vài em nhận xét.
- Cả lớp nêu lại.
Tiết 4: Mỹ thuật
Giáo viên chuyên dạy
Tiết 5: HDTHTiếng Việt
Luyện viết thêm: (nghe viết) Các em nhỏ và cụ già
I. Mục tiêu:
+ Rèn kĩ năng viết chính tả :
	- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 2 của chuyện Các em nhỏ và cụ già.
	- Làm đúng bài tập chính tả chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi ( hoặc có vần uôn/uông ) theo nghĩa đã cho.
II. Đồ dùng: 
 GV : Bảng phụ viết ND BT2
 Vở TVTH
	 HS : Vở chính tả
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc hoen rỉ, nhanh nhẹn, trống rỗng, chống chọi
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD HS nghe - viết
a. HD chuẩn bị
- GV đọc diễn cảm đoạn 2 của chuyện Các em nhỏ và cụ già
- Đoạn này kể chuyện gì ?
- Không kể đầu bài, đoạn văn trên có mấy câu ?
- Những chữ nào trong đoạn viết hoa ?
- Lời đối thoại được đánh dấu bằng những dấu gì ?
- GV đọc từ khó viết, dễ viét sai, lẫn.
b. GV đọc bài
- GV theo dõi, uốn nắn những em viết chưa đẹp
c. Chấm, chữa bài
- GV chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS
3. HD HS làm BT chính tả
* Bài tập 2 ( a )
- Đọc yêu cầu BT
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con
- Nhận xét bạn viết
- HS theo dõi SGK
- trên đường về cấc em nhỏ gặp cụ già ngồi ở ven đường, vẻ mặt mệt mỏi, u buồn. Các em bàn tán, phỏng đoán và quyết định đến hỏi thăm cụ......
- HS đọc thâm, phát biểu.
- Các chữ đầu câu
- Dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng, viết lùi vào 1 chữ.
- HS viết bảng con
- HS nghe, viết bài vào vở
- Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi có nghĩa .......
- 3 em lên bảng
- HS làm bài vào vở nháp
- Đổi vở nhận xét bài bạn
- 1 số HS đọc bài làm của mình
Lời giải : giặt, rát, dọc
IV. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học
	- Nhắc HS viết sai lỗi chính tả về nhà viết lại
Tiết 6: HDTH Toán
Luyện thêm: Giảm đi một số lần
A- Mục tiêu:
- Củng cố cho HS thực hiện giảm một số đi nhiều lần. Vận dụng để giải bài toán có liên quan.
- Rèn KN tính và giải toán.
- GD HS chăm học toán
B- Đồ dùng:
GV : Bảng phụ- Phiếu HT
 Vở LTT
HS : SGK
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Tổ chức:
2/ Kiêm tra:
Muốn giảm một số lần ta làm thế nào?
Cho ví dụ.
3/ Bài mới:
HD học sinh làm bài tập.
* Bài 1: (28-LTT) 
- Đọc tên các cột của bài toán?
- Muốn giảm 1 số đi 7 lần ta làm ntn? 
- Muốn giảm 1 số đi 7 ta làm ntn? 
GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
* Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề:
- Ngày thứ nhất thu hoạch được bao nhiêu kg cà chua?
-Số cà chua ngày hôm sau như thế nào so với ngày hôm trước?
- Vẽ sơ đồ ntn?
- Số cà chua ngày hôm trước là mấy phần bằng nhau? 
- Số cà chua ngày hôm sau là mấy phần bằng nhau?
- Tính số cà chua ngày hôm sau ntn?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 3+4: HD học sinh làm tương tự bài tập 2.
3/ Củng cố:
- Giảm 35m đi 5 lần làm như thế nào ?
- Giảm 42kg đi 7 lần làm như thế nào?
* Dặn dò: Ôn lại bài. 
- HS hát
- HS trả lời, lấy ví dụ.
- HS đọc- Làm phiếu HT
- Lấy số đó chia cho 7 (14 : 7 = 2)
- Lấy số đó chia cho 6 ( 14 – 7 = 7)
 HS chữa bài, lớp nhận xét, đánh giá.
+ HS đọc
- Ngày hôm trước thu hoạch được 64kg.
- Số cà chua ngày hôm sau giảm 2 lần so với ngày hôm trước.
- HS vẽ nháp- 1 HS lên bảng vẽ 
- 2 phần
- 1 phần
- Làm bài cá nhân vào vở
Bài giải
Số cà hua thu hoạch ngày hôm sau là:
64 : 2 = 32( kg)
 Đáp số: 32 kg cà chua.
- HS đọc đề, phân tích đề, tóm tắt và làm bài vào vở.
35 : 5 = 7
42 : 7 = 6
Tiết 7: Hoạt động NGLL
Giáo viên tổng phụ trách dạy
Ngày soạn:19/10/2009
Ngày dạy: 22/10/2009 Thứ năm ngày 22 tháng 10 năm 2009
Tiết 1:Thể dục
Bài 16 : Đi chuyển hướng phải trái
I. Mục tiêu:
	- HS tiếp tục ôn đi chuyển hướng phải trái. 
 - Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác
	- Chơi trò chơi : Chim về tổ
II. Địa điểm, phương tiện:
	Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ
	Phương tiện : Chuẩn bị còi cho trò chơi
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
1. Phần mở đầu
2. Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
Thời lượng
4 - 5 '
18 - 20 '
3 - 5 '
Hoạt động của thầy
+ GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- GV điều khiển lớp
+ Ôn đi chuyển hướng phải trái
- GV biểu dương khen những tôt tập tốt
- Những tổ tập chưa tốt phải chạy 1 vòng xung quanh lớp
+ Chơi trò chơi : Chim về tổ
- GV tăng yêu cầu cho trò chơi them hào hứng, phong phú
- Phối hợp các động tác sau : tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, di chuyển hướng phải trái
+ GV nhận xét giờ học
- Khen những HS học tốt
Hoạt động của trò
+ Cả lớp chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập
- Tại chỗ khởi động các khớp
- Chơi trò chơi : Có chúng em
- HS chia tổ tập luyện
- Cả lớp cùng thực hiện
- Lần 1 : GV điều khiển
- Lần 2 : Lớp trưởng điều khiển
- Lần 3 : các tổ thi đua
- HS chơi trò chơi
+ Đứng tại chỗ vỗ tay hát
Tiết 2:Toán
Tìm số chia
A- Mục tiêu:
- HS biết tìm số chia chưa biết trong phép chia vfa củng cố tên gọi các thành phần của phép chia.
- Rèn KN tính và giải toán.
- GD HS chăm học toán.
B- Đồ dùng: 
GV : Bảng phụ- Phiếu HT
HS : SGK
 Bảng tay
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động học Hoạt động dạy
1/ Tổ chức:
2/ Bài mới:
a) HĐ 1: HD tìm số chia.
- Nêu bài toán 1: Có 6 ô vuông chia thành 2 nhóm. Hỏi mỗi nhóm có bao nhiêu ô vuông? Nêu phép tính tìm số ô vuông ?
- Nêu tên gọi các thành phần của phép chia 6 : 2 = 3?
- Nêu bài toán 2: Có 6 ô vuông, chia đều thành các nhóm, mỗi nhóm có 3 ô vuông, hỏi chia được mấy nhóm?
- Nêu phép tính ? 
- Vậy số nhóm 2 = 6 : 3
- 2 là gì trong phép chia?
* Vậy số chia trong phép chia thì bằng SBC chia cho thương.
- Ghi bảng: 30 : x = 5, x là gì trong phép chia? Nêu cách tìm x?
- HD trình bày bài tìm x:
+ Muốn tìm số chia ta làm ntn?
b) HĐ 2: Thực hành
* Bài 1: Tính nhẩm
- BT yêu cầu gì?
- Nhận xét, cho điểm
* Bài 2:- X là thành phần nào của phép chia?- Nêu cách tìm SBC, số chia?
- Chấm bài, nhận xét
* Bài 3:
- Trong phép chia hết, SBC là 7, thương lớn nhất là mấy?
- 7 chia cho mấy thì được 7?
- Trong phép chia hết, SBC là 7, thương bé nhất là mấy?
- 7 chia cho mấy thì được 1? 3/Củng cố: 
Thi: Ai nhanh hơn?
a) X : 5 = 7; b) 56 : X = 7
- Dặn dò: Ôn lại bài.
- hát
- Mỗi nhóm có 3 ô vuông
 6 : 2 = 3 ( ô vuông)
- 6 là SBC, 2 là SC, 3 là thương
- 2 nhóm
6 : 3 = 2( nhóm)
- Số chia
- HS đọc
- X là số chia
30 : X = 5
 X = 30 : 5
 X = 6
- Lấy SBC chia cho thương
- Làm miệng- Nêu KQ
- Làm phiếu HT
- HS nêu
a) 12 : X = 2 b) 42 : X = 6 
 X = 12 : 2 X = 42 : 6
 X = 6 X = 7
+ Làm miệng
- Là 7
- 7 : 1 = 7
- Là 1
- 7 : 7 = 1
-2HS làm bảng lớp
Tiết 3: Luyện từ và câu
Từ ngữ về cộng đồng. Ôn tập câu Ai là gì ?
A. Mục tiêu:
	- Mở rộng vốn từ về cộng đồng.
	- Ôn kiểu câu Ai làm gì ?
B. Đồ dùng:
	GV : Bảng phụ viết BT1, bảng lớp viết câu văn BT3
	HS : SGK
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Ho

File đính kèm:

  • docTuan 8.doc
Giáo án liên quan