Giáo án Lớp 3 Tuần 32 – GV: Ngô Quang Huấn

Tiết 6: HDTH Toán

ÔN: NHÂN, CHIA SỐ CÓ 5CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ 1CHỮ SỐ.

A-Mục tiêu

- Luyện tập cho HS cách thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có một chữ số ( Trường hợp có số 0 ở thương).

- Củng cố tìm một phần mấy của một số và giải toán.

- Rèn KN thực hiện tính chia và giải toán.

- GD HS chăm học.

B-Đồ dùng

 GV : Bảng phụ- Phiếu HT

 Vở LTT

 HS : SGK

 

doc28 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 32 – GV: Ngô Quang Huấn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Từng em tung và bắt bóng
- Từng đôi một tập theo tổ.
+ 1 nhóm chơi mẫu
- HS chơi thử sau đó chơi chính thức
* Chạy chậm thả lỏng, hít thở sâu.
Tiết 2: Toán
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị( tiếp)
A-Mục tiêu:
- HS biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- Rèn KN giải toán cho HS
- GD HS chăm học toán
B-Đồ dùng:
GV : Bảng phụ- Phiếu HT
HS : SGK
C-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Tổ chức:
2. Dạy- học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. HD giải bài toán: + Treo bảng phụ
- Đọc đề?
- BT cho biết gì? 
- BT hỏi gì?
- Để tính được số can đổ 10 lít mật ong, trước hết ta phải tìm gì?
- Tính số mật ong trong 1 can ta làm ntn?
- Vậy 10 lít mật ong sẽ đựng trong mấy can?
- Yêu cầu HS trình bày bài giải
Tóm tắt
35 l : 7 can
10 l : ... can?
- Trong BT này, bước nào là bước rút về đơn vị?
- Cách giải BT này có gì khác với BT rút về đơn vị đã học?
- GV GT: Giải BT liên quan đến rút về đơn vị gồm 2 Bước:
+ Bước 1: Tìm giá trị của 1 phần
+ Bước 2: Tìm số phần bằng nhau của 1 giá trị
2.3. HD làm bài tập 
* Bài 1:
- Đọc đề?
- BT thuộc dạng toán gì?
- 1 HS làm trên bảng
Tóm tắt
40 kg : 8 túi
15 kg :.. túi?
- Chấm bài, nhận xét
* Bài 2: HD tương tự bài 1
* Bài 3: 
- Đọc đề
- Biểu thức nào đúng? Biểu thức nào sai? Vì sao?
- Nhận xét, cho điểm
3. Củng cố:
- Nêu các bước giải BT liên quan đến rút về đơn vị?
- Dặn dò: Ôn lại bài.
-Hát
- Đọc
- 35 lít mật ong rót đều vào 7 can .
- 10 lít đựng trong mấy can
- Tìm số mật ong đựng trong 1 can
- Thực hiện phép chia: 35 : 7 = 5( l)
- 10 lít mật ong sẽ đựng trong số can là: 
10 : 5 = 2can
Bài giải
 Số mật ong trong mỗi can là:
35 : 7 = 5 ( l)
 Số can cần đựng hết 10 lít mật ong là:
10 : 5 = 2( can)
 Đáp số: 2 can
- Bước tìm số mật ong trong một can
- Bước tính thứ hai không thực hiện phép nhân mà thực hiện phép chia.
- HS đọc
- Đọc
- BT liên quan rút về đơn vị
- Làm vở
Bài giải
 Số đường đựng trong một túi là:
40 : 8 = 5( kg)
 Số túi cần để đựng 15 kg đường là:
15 : 5 = 3( túi)
 Đáp số : 3 túi
- Đọc
- Biểu thức đúng là: a và d. Vì thực hiện đúng thứ tự tính GTBT
- HS nêu
Tiết 3: Chính tả ( nghe- viết)
Ngôi nhà chung
A. Mục tiêu:
+ Rèn kĩ năng viết chính tả :
	- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài Ngôi nhà chung.
	- Điền vào chỗ trống các âm đầu l/n, v/d.
B. Chuẩn bị: * Đồ dùng - GV : Bảng lớp viết các từ BT2.
	 - HS : SGK.
 * Hình thức: Cả lớp, cá nhân.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc : rong ruổi, thong dong, trống giong cờ mở, gánh hàng rong.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
2.2. HD HS nghe - viết.
a. HD HS chuẩn bị
- GV đọc 1 lần bài Ngôi nhà chung.
- Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là gì ?
- Những việc chung mà tất cả các dân tộc phải làm là gì ?
b. GV đọc bài viết
c. Chấm, chữa bài
- GV chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS.
2.3. HD HS làm BT chính tả
* Bài tập 2 / 115
- Nêu yêu cầu BT2a
- GV nhận xét
* Bài tập 3 / 115
- Nêu yêu cầu BT
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con
- Nhận xét.
- 2 HS đọc lại.
- Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là trái đất
- Bảo vệ hoà bình, bảo vệ môi trường, đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật.
- HS đọc lại bài, tự viết những từ dễ sai ra bảng con.
+ HS viết bài.
+ Điền vào chỗ trống l/n.
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở
- Nhận xét
- Lời giải: nương đỗ, nương ngô, lưng đeo gùi.
+ Đọc và chép lại các câu văn
- 1 vài HS đọc trước lớp 2 câu văn
- Từng cặp HS đọc cho nhau viết rồi đổi bài cho nhau.
- Nhận xét giúp bạn hoàn thiện bài làm
3. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Tiết 4: Đạo đức
Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ
A. Mục tiêu:
 - HS có ý thức tự giác tham gia công việc chăm sóc, bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ..
 - Tôn trọng những bạn có ý thức chăm sóc, bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ.
 - Giáo dục ý thức biết ơn thương binh, liệt sĩ.
B. Đồ dùng học tập:
 - Chổi, xô, mo hót rác, cuốc, xẻng
C. Các hoạt động dạy- học:
1. Hoạt động 1: HD, phân công nhiệm vụ.
a. Mục tiêu: HS nắm được ND công việc thực hành, một số biện pháp an toàn khi lao động, biết giữ vệ sinh, tác dụng của môi trường trong lành.
b. Cách tiến hành:
- GV chia nhóm, phân công nhiệm vụ cho các nhóm.
- Nhắc HS về an toàn- vệ sinh khi lao động, cách thực hiện các động tác cho phù hợp, tránh sảy ra tai nạn khi thực hành.
- Theo dõi sự phân công của GV.
- Nêu một số chú ý khi thực hiện.
2. Hoạt động 2: Tổ chức cho HS thực hành.
- GV quan sát, nhắc nhở chung các nhóm.
- Thực hành theo sự phân công trong nhóm.
3. Hoạt động 3: Đánh giá, nhận xét kết quả.
- GV kiểm tra, nhận xét kết quả lao động của mỗi nhóm.
- Nhận xét về ý thức tham gia của HS.
- Tự đánh giá, nhận xét, báo cáo kết quả, ý thức của mỗi bạn trong nhóm.
- Theo dõi nhận xét.
- Vệ sinh cá nhân.
4. Kết luận chung: Các liệt sĩ đã hi sinh thân mình vì non sông đất nước, chúng ta được sống yên vui hạnh ngày nay cần phảI nhớ ơn các liệt sĩ. . Mỗi người phải có ý thức tự giác giữ vệ sinh nghĩa trang sạch sẽ.
Tiết 5: Tự nhiên và xã hội
Ngày và đêm trên trái đất
A. Mục tiêu:
+ Sau bài học HS có khả năng :
	- Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên trái đất ở mức độ đơn giản.
	- Biết thời gian để trái đất quay được 1 vòng quanh mình nó là 1 ngày.
	- Biết 1 ngày có 24 giờ. Thực hành biểu diễn ngày và đêm.
B. Đồ dùng:
	GV : Các hình trong SGK, đèn điện để bàn.
	HS : SGK.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. HĐ 1 : QS tranh theo cặp
* Mục tiêu : Giải thích được vì sao có ngày và đêm
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : HD HS QS H1 và 2
- Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu ?
- Khoảng thời gian phần trái đất được mặt trời chiếu sáng được gọi là gì ?
- Khoảng thời gian phần trái đất không
được mặt trời chiếu sáng được gọi là gì ?
- Khi Hà Nội là ban ngày thì ở La -ha-ba-na là ngày hay đêm ?
+ Bước 2 : 
- GV bổ sung
- HS QS và trả lời
+ 1 số HS trả lời trước lớp
* GVKL : Trái đất của chúng ta hình cầu nên mặt trời chỉ chiếu sáng 1 phần. Khoảng thời gian phần trái đất được mặt trời chiếu sáng là ban ngày, phần còn lại không được chiếu sáng là ban đêm.
2. HĐ2 : Thực hành theo nhóm
* Mục tiêu : Biết khắp mọi nơi trên trái đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng. Biết thực hành biểu diễn ngày và đêm.
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : GV chia nhóm
+ Bước 2 : 
- HS lần lượt làm thực hành
- 1 vài HS lên thực hành trước lớp
- Nhận xét
* GVKL : Do trái đất tự quay quang mình nó, nên mọi nơi trên trái đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng rồi lại vào bóng tối. Vì vậy trên bề mặt trái đất có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng
3. HĐ3 : Thảo luận cả lớp
* Mục tiêu : Biết thời gian để trái đất quay được quanh mình nó là 1 ngày. Biết 1 ngày có 24 giờ
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : GV đánh dấu 1 điểm trên quả địa cầu
- GV quay quả địa cầu 1 vòng theo chiều quay ngược chiều kim đồng hồ, có nghĩa là điểm đánh dấu trở về chỗ cũ.
+ Bước 2 : Vậy 1 ngày có bao nhiêu giờ ?
- Nếu trái đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên trái đất như thế nào ?
- 24 giờ
- Thì 1 phần trái đất luôn luôn được chiếu sáng, ban ngày sẽ kéo dài mãi mãi, còn phần kia sẽ là ban đêm vĩnh viễn
* GVKL : Thời gian để trái đất quay được 1 vòng quanh mình nó là 1 ngày, 1 ngày có 24 giờ.
3. Củng cố, dặn dò.
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Ngày soạn: 20/ 4/2010
Ngày dạy: Thứ tư ngày 21 tháng 4 năm 2010
Tiết 1: Toán
Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Củng cố KN giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- Rèn KN giải toán cho HS
- GD HS chăm học toán
B. Đồ dùng:
GV : Bảng phụ- Phiếu HT
HS : SGK
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Nêu các bước giải BT liên quan đến rút về đơn vị?
- Nhận xét, cho điểm
3.Dạy- học bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. HD làm bài tập:
* Bài 1: - Đọc đề?
- BT cho biết gì? 
- BT hỏi gì?
- Yêu cầu 1 HS trình bày bài giải trên bảng
Tóm tắt
48 đĩa : 8 hộp
30 đĩa : ... hộp?
- Chữâ bài, nhận xét.
* Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
* Bài 3:
- GV tổ chức cho HS nối nhanh biểu thức với kết quả
- GV tuyên dương nhóm nối nhanh và đúng.
4.Củng cố:
- Đánh giá giờ học
- Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
2- 3 HS nêu
- HS khác nhận xét
- Đọc
- Có 48 cái đĩa, xếp đều vào 8 hộp
- 30 cái đĩa xếp vào mấy hộp
- Lớp làm vở
Bài giải
Số đĩa trong một hộp là;
48 : 8 = 6( đĩa)
Số hộp để xếp 30 đĩa là:
30 : 6 = 5( hộp)
 Đáp số : 5 hộp
- Lớp làm nháp
- Đổi nháp- Kiểm tra- Nhận xét
- Lớp chia 2 nhóm, mỗi nhóm 5 em thi nối tiếp sức.
56 : 7 : 2 nối với kết quả là 4
36 : 3 x 3 nối với kết quả là 36
4 x 8 : 4 nối với kết quả là 8
48 : 8 x 2 nối với kết quả là 3
Tiết 2: Tập đọc
Cuốn sổ tay
A. Mục tiêu:
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Chú ý các tên riêng nước ngoài phiên âm : Mô-na-cô, Va-ti-căng, cầm lên, lí thú...
	- Biết đọc bài với giọng vui, hồn nhiên, phân biệt lời các nhân vật
+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
	- Nắm được đặc điểm của một số nước nêu trong bài.
	- Nắm được công dụng của sổ tay. Biết cách ứng sử đúng
B. Chuẩn bị: * Đồ dùng
	 - GV : Bản đồ thế giới, 2, 3 cuốn sổ tay đã có ghi chép.
	 - HS : SGK.
 * Hình thức: Cả lớp, cá nhân, nhóm.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Người đi săn và con vượn.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu ( GV giới thiệu )
2.2. Luyện đọc
a. GV đọc toàn bài
b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu.
- GV kết hợp sửa phát âm cho HS
* Đọc từng đoạn trước lớp
- Giải nghĩa từ chú giải cuối bài
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
2.3. HD HS tìm hiểu bài
- Thanh dùng sổ tay làm gì ?
- Hãy nói 1 vài điều lí thú ghi trong sổ tay của Thanh ?
- Vì sao Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của bạn ?
2.4. Luyện đọc lại
- 4 HS nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
- Nhận xét.
+ HS theo dõi SGK
- HS nối nhau đọc từng câu trong bài.
- HS nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- HS đọc theo nhóm đôi
- 1, 2 HS đọc lại toàn bài.
- Ghi ND cuộc họp, các việc cần làm, những chuyện lí thú.
- Có những điều rất lí thú như tên nước nhỏ nhất, nước lớn nhất, ....
- Sổ tay là tài sản riêng của từng người, người khác không được tự ý sử dụng....
+ HS tự lập nhóm, phân vai đọc.
- 1 vài nhóm thi đọc theo cách phân vai
3. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Về nhà làm sổ tay tập ghi chép những điều thú vị về khoa học, văn hoá, ...
Tiết 3: Tự nhiên và xã hội
Bài 64: Năm, tháng và mùa
A. Mục tiêu:
+ Sau bài học HS biết :
	- Thời gian để trái đất chuyển động được 1 vòng quanh mặt trời là 1 năm.
	- 1 năm thường có 365 ngày và được chia làm 12 tháng.
	- 1 năm thường có 4 mùa.
B. Đồ dùng: GV : Các hình trong SGK. Một số quyển lịch
	 HS : SGK.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Hoạt động1 : Thảo luận theo nhóm
* Mục tiêu : Biết thời gian để trái đất chuyển động được 1 vòng quanh mặt trời là 1 năm, 1 năm có 365 ngày
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : 
- 1 năm thường có bao nhiêu ngày ? Bao nhiêu tháng ?
- Số ngày trong các tháng có bằng nhau không ?
- Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày và 28 hoặc 29 ngày ?
+ Bước 2 : 
- Khi chuyển động được 1 vòng quanh mặt trời trái đất đã tự quay quanh mình nó được bao nhiêu vòng ?
+ Dựa vào vốn hiểu biết và QS lịch thảo luận theo câu hỏi gợi ý.
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả
* GVKL : Thời gian để trái đất chuyển động được 1 vòng quanh mặt trời là 1 năm. 1 năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.
2. Hoạt động 2: làm việc với SGK theo cặp
* Mục tiêu : Biết 1 năm thường có 4 mùa
* Cách tiến hành :
+ Bước 1 : 
+ Bước 2 : 
+ 2 HS làm việc với nhau theo gợi ý.
- 1 số HS lên trả lời câu hỏi trước lớp.
* GVKL : Có 1 số nơi trên trái đất, 1 năm có 4 mùa : Mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông, các mùa ở bắc bán cầu và nam bán cầu trái ngược nhau.
3. Hoạt động 3: Chơi trò chơi : Xuân, Hạ, Thu, Đông.
* Mục tiêu : HS biết đặc điểm khí hậu 4 mùa.
* Cách tiến hành :
+ Bước 1 : Nêu đặc trưng khí hậu 4 mùa ?
+ Bước 2 : GV HD HS cách chơi.
- HS nêu
- HS chơi trò chơi
3. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Tiết 4: Mỹ thuật
Giáo viên chuyên dạy
Tiết 5: HDTH Tiếng Việt 
Luyện viết thêm: Cuốn sổ tay
A. Mục tiêu
	- Nghe - viết đúng chính tả 1 đoạn bài Cuốn sổ tay
	- Làm đúng BT phân biệt các âm dễ lẫn : l/n.
B. Chuẩn bị: * Đồ dùng - GV : Bảng lớp ghi ND BT 2
 - Vở TVTH
	 - HS : SGK.
 * Hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc : Cái lọ lục bình lóng lánh nước men nâu.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD HS nghe viết
a. HD HS chuẩn bị.
- Những từ ngữ nào trong bài phải viết hoa ? Tại sao?
- Những từ phiên âm nước ngoài viết như thế nào?
- HD viết từ khó. 
b. GV đọc bài viết
- GV QS động viên HS
- Đọc soát lỗi.
c. Chấm, chữa bài
- GV chấm bài, nhận xét bài viết của HS
2.1. HD HS làm BT
* Bài tập 2 / 52
- Nêu yêu cầu BT.
- GV treo bảng phụ viét bài tập 2
- GV nhận xét.
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
- Nhận xét.
+ 2 HS đọc cả bài Cuốn sổ tay.
- Cả lớp theo dõi SGK
- HS đọc thầm, tìm những từ viết hoa. Chữ đầu câu, tên riêng.
- Viết hoa chữ cái đầu, các chữ sau có gạch nối .
- HS viết vào bảng con những từ dễ viết sai.
+ HS viết bài.
- Soát lỗi, chữa bằng bút chì.
+ Điền vào chỗ trống l hay n?
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng
- 1 số HS đọc kết quả
- Nhận xét
- Lời giải : là; Lúa; nào; nấy. 
3. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Tiết 6: HDTH Toán
Ôn: Nhân, chia số có 5chữ số với số có 1chữ số.
A-Mục tiêu
- Luyện tập cho HS cách thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có một chữ số ( Trường hợp có số 0 ở thương).
- Củng cố tìm một phần mấy của một số và giải toán.
- Rèn KN thực hiện tính chia và giải toán.
- GD HS chăm học.
B-Đồ dùng
 	GV : Bảng phụ- Phiếu HT
 Vở LTT
	HS : SGK
C-Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Tổ chức:
2/HD làm bài tập:
*Bài 1/55: 
- BT yêu cầu gì?
- Gọi 3 HS làm trên bảng
- Nhận xét, chữa bài.
*Bài 2: HS thực hiện tương tự bài 1
- GV treo bảng phụ.
- 2HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét đánh giá.
*Bài 3: 
- BT cho biết gì?
- BT hỏi gì?
- Gọi 1 HS làm trên bảng
Tóm tắt
Có : 20192m
1 bộ : 3m.
May được nhiều nhất:....bộ?
- Chấm bài nhận xét.
3/Củng cố:
Tổng kết giờ học
Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- Đặt tính rồi tính.
- Lớp làm nháp
- nhận xét bài của bạn. 
- Lớp làm nháp.
- Nhận xét bài trên bảng.
- Có 20192 m vải, mỗi bộ may hết 3 m.
- May được nhiều nhất bao nhiêu bộ ?
Lớp làm vở
Bài giải
Có thể may được nhiều nhất số bộ quần áo là:
20192 : 3 = 673( bộ, dư 2m)
Vậy có thể may đợưc nhiểu nhất 673bộ quần áo.
Tiết 7: Hoạt động NGLL
Giáo viên tổng phụ trách dạy
Ngày soạn: 20/ 4/2010
Ngày dạy: Thứ năm ngày 22 tháng 4 năm 2010
Tiết 1:Thể dục
Bài 64 : Tung và bắt bóng theo nhóm người. Trò chơi : Chuyển đồ vật.
I. Mục tiêu:
	- Tung và bắt bóng theo nhóm 3 người. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng và nâng cao thành tích ( số lần không để bóng rơi )
	- Chơi trò chơi " Chuyển đồ vật. Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia chơi ở mức tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
	Địa điểm : Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ
	Phương tiện : Bóng và sân chơi trò chơi
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
1. Phần mở đầu
2. Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
Thời lượng
3 - 4 '
26 - 28 '
2 - 3 '
Hoạt động của thầy
* GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- GV điều khiển lớp
* Tung và bắt bóng theo nhóm 3 người
- GV chia lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm 3 người
- GV nhắc HS : khi tung và bắt bóng các em cần thực hiện phối hợp toàn thân.
- GV HD HS cách di chuyển để bắt bóng, mới đầu chỉ là tiến lên hay lùi xuống, dần dần di chuyển sang phải hoặc sang trái để bắt bóng. Động tác cần nhanh, khéo léo, tránh vội vàng
+ Chơi trò chơi : Chuyển đồ vật
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi giải thích những trường hợp phạm quy
- GV có thể tăng thêm bóng hoặc mẩu gỗ để mỗi lần thực hiện, các em phải chuyển cùng 1 lúc nhiều đồ vật
* GV tập hợp lớp.
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét chung tiết học
Hoạt động của trò
* Tập bài thể dục phát triển chung
- Chơi TC : Tìm người chỉ huy
- Chạy chậm 1 vòng sân khoảng 150 - 200m
* Từng HS đứng tại chỗ tập tung và bắt bóng 1 số lần
- Từng nhóm đứng theo hình tam giác, thực hiện động tác tung và bắt bóng qua lại cho nhau
- HS thực hiện.
+ HS chơi thử rồi chơi chính thức.
* Đứng thành vòng tròn thả lỏng hít thở sâu
Tiết 2: Toán
Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Củng cố KN giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Tính giá trị biểu thức số. Củng cố KN lập bảng thống kê.
- Rèn KN tính và giải toán cho HS
- GD HS chăm học toán
B. Đồ dùng:
GV : Bảng phụ- Phiếu HT
HS : SGK
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Tổ chức:
2. Dạy- học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. HD làm bài tập:
* Bài 1: +Treo bảng phụ
- Đọc đề?
- BT cho biết gì? 
- BT hỏi gì?
 - 1 HS chữa bài
Tóm tắt
12 phút: 3 km
28 phút:....km?
- Chữa bài, nhận xét
* Bài 2: HD tương tự bài 1
- Gọi 1 HS trên bảng
Tóm tắt
21 kg : 7 túi
15 kg : ...túi?
- Chấm bài, nhận xét
* Bài 3:
- BT yêu cầu gì?
- Gọi 1 HS làm trên bảng
- Chữâ bài, cho điểm
* Bài 4: BT yêu cầu gì?
- Đọc tên các cột và tên các hàng?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và điền số liệu vào bảng
- 1 HS chữa bài.
3. Củng cố:
- Tuyên dương HS chăm học
- Dặn dò: Ôn lại bài.
-Hát
- Đọc
- 12 phút đi được 3 km
- 28 phút đi bao nhiêu km?
Bài giải
Thời gian để đi được 1 km là:
12 : 3 = 4( phút)
Quãng đường đi được trong 28 phút là:
28 : 4 = 7( km)
 Đáp số: 7km
 - Lớp làm vở
Bài giải
Một túi đựng số đường là:
21 : 7 = 3( kg)
Số túi đựng 15 kg đường là:
15 : 3 = 5( túi)
 Đáp số: 5 túi
Điền dấu nhân, chia thích hợp
- Lớp làm phiếu HT
32 : 4 : 2 = 4
24 : 6 : 2 = 2
24 : 6 x 2 = 8
32 : 4 x 2 = 16
- Điền số thích hợp vào bảng
- Nêu
- Làm phiếu HT
 Lớp
HS
3A
3B
3C
3D
Tổng
Giỏi
10
7
9
8
34
Khá
15
20
22
19
76
TB
5
2
1
3
11
Tổng
30
29
32
30
121
Tiết 3: Luyện từ và câu
Đặt và trả lời câu hỏi bằng gì ? Dấu chấm, dấu hai chấm
A. Mục tiêu:
	- Ôn luyện về dấu chấm, bước đầu học cách dùng dấu hai chấm.
	- Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì ?
B. Chuẩn bị: * Đồ dùng
	 - GV : Bảng lớp viết câu văn BT1, BT3. Phiếu viết ND BT3.
	 - HS : SGK.
 * Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp. 
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS làm miệng BT1, 3.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết dạy.
2.2. HD HS làm BT
* Bài tập 1 / 117
- Nêu yêu cầu BT.
- GV nhận xét
* Bài tập 2 / 117.
- Nêu yêu cầu BT.
- GV nhận xét.
* Bài tập 3 / 117.
- Nêu yêu cầu BT.
- GV chấm bài, nhận xét bài làm của HS
- 2 HS lên bảng làm
- Nhận xét.
* Tìm dấu hai chấm. Cho biết mỗi dấu hai chấm dùng để làm gì ?
- 1 HS lên bảng làm mẫu : Khoanh tròn vào dấu hai chấm thứ nhất và cho biết dấu hai chấm đó dùng để làm gì ?
- HS trao đổi theo nhóm.
- Các nhóm cử người trình bày.
- Nhận xét.
+ Ô nào cần dùng dấu chấm, ô nào cần dùng dấu phẩy.
- 1 HS đọc đoạn văn, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào giấy nháp.
- Đổi vở nhận xét bài làm của bạn.
+ Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì?
- 1 HS đọc các câu cần phân tích
- HS làm bài vào vở.
- 3 em lên bảng làm
- Nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Tiết 4: Tập viết
Ôn chữ hoa X
A. Mục tiêu:
+ Củng cố cách viết chữ viết hoa X thông qua BT ứng dụng.
	- Viết tên riêng Đồng Xuân bằng cghữ cỡ nhỏ.
	- Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ.
B. Chuẩn bị: * Đồ dùng
	 - GV : Mẫu chữ viết hoa. Tên riêng và câu tục ngữ trên dòng kẻ ô li.
	 - HS : Vở tập viết.
 * Hình thức: Cả lớp, cá nhân.

File đính kèm:

  • docTuần 32.doc
Giáo án liên quan