Giáo án Lớp 3

I. Mục tiêu :

 

- Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên.

- Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất và lập nên nhà Đinh.

 

II. Đồ dùng dạy học :

- Hình trong SGK (nếu có điều kiện)

- Phiếu học tập của HS.

III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu :

1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ : + Nêu tên hai giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử nước ta, mỗi giai đoạn bắt đầu từ năm nào đến năm nào?

 + Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc?

 

doc47 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1779 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét tiết học	: Về nhà học thuộc ghi nhớ. Trả lời câu hỏi cuối bài. Làm BT. 
- Chuẩn bị bài 	: “Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)”
III. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
	Ngày : / / 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết : 	Tên bài : KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (năm 40)
Tuần 	: 6	
I. Mục tiêu :
- Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. 
- Tường thuật được trên lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa. 
- Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
II. Đồ dùng dạy học :
- Hình trong SGK (nếu có điều kiện)
- Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng( được phóng to hoặc in trong phiếu học tập của học sinh)
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu :
1. Ổn định tổ chức 	: 
2. Kiểm tra bài cũ 	: 	+ Khi đô hộ nước ta các triêøu đại phong kiến phương Bắc đã làm gì?
	+ Nhân dân ta đã phản ứng ra sao?
	+ Nêu vài cuộc khơỉ nghĩa lớn của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc?
3. Bài mới 	: - Giới thiệu bài : “Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)” 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Nguyên nhân của khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Mục tiêu : hs biết vì sao Hai bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV giải thích khái niệm quận Giao Chỉ : Thời nhà Hán đô hộ nước ta, … Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ.
- GV đưa ra vấn đề để các nhóm thảo luận, khi tìm nguyên nhân … , có hai ý kiến : 
+ Do nhân dân ta căm thù … Tô Định.
+ Do Thi Sách, chồng … Tô Định giết.
- 3 hs trả lời.
- hs thảo luận theo nhóm 4.
- Mỗi nhóm ghi kết quả thảo luận ra nháp.
a Theo em ý kiến nào đúng ? Tại sao?
Bước 2 : 
- GV yêu cầu hs trình bày kết quả thảo luận.
- GV và hs nhận xét.
- GV rút ra kết luận.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2 : Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Mục tiêu : HS biết tường thuật được trên bản đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa.
Cách tiến hành : 
Bước 1: 
- GV yêu cầu HS trình bày lại diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa.
- GV giải thích : Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra trên phạm vi … khởi nghĩa.
Bước 2 : 
- GV nhận xét rút ra kết luận.
- hs dựa vào lược đồ và nội dung của bài để trình bày lại diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa.
- hs trình bày, hs khác nhận xét bổ sung.
Hoạt động 3 : Kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 
Mục tiêu : HS hiểu đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn … đô hộ. 
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV đặt vấn đề: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì?
Bước 2 : 
- GV nhận xét – rút ra kết luận.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét tiết học	: Học thuộc ghi nhớ. Làm bài tập trong VBT. 
- Chuẩn bị bài 	: “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938”
III. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
	Ngày : / / 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết : Tên bài : CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (NĂM 938)
Tuần 	: 7	
I. Mục tiêu :
- Vì sao có trận Bạch Đằng. 
- Kể lại diễn biến chính của trận Bạch Đằng. 
- Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học :
- Hình trong SGK phóng to (nếu có điều kiện).
- Bộ tranh vẽ diễn biến trận Bạch Đằng (nếu có).
- Phiếu học tập của hs.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu :
1. Ổn định tổ chức 	: 
2. Kiểm tra bài cũ 	: 	+ Em hãy kể lại cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. (Khởi nghĩa nổ ra trong hoàn cảnh nào? Bắt đầu từ đâu và diễn diến như thế nào? Nêu kết quả của cuộc khởi nghĩa?)
	+ Em hãy nêu một tên phố, tên đường, đền thờ hoặc một địa danh nào đó nhắc ta nhớ đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
3. Bài mới 	: - Giới thiệu bài : “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo” 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về con người Ngô Quyền.
Mục tiêu : HS biết thêm về Ngô Quyền.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu về Ngô Quyền :
+ Ngô Quyền là người ở đâu?
+ Ôâng là người như thế nào?
+ Ông là con rể của ai?
Bước 2 : 
-GV theo dõi nhận xét.
- hs thảo luận theo nhóm 4.
- Mỗi nhóm ghi kết quả thảo luận ra nháp.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
Hoạt động 2 : Trận Bạch Đằng.
Mục tiêu : Kể lại diễn biến chính của trận Bạch Đằng. 
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
GV nêu định hướng :
+ Vì sao có trận Bạch Đằng?
+ Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu? Khi nào?
+ Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc?
+ Kết quả của trận Bạch Đằng?
Bước 2 : 
- GV tổ chức cho 2-3 thi tường thuật lại trận Bạch Đằng.
- GV và HS bình chọn bạn tường thuật hay nhất.
- hs thảo luận theo nhóm 6.
- Mỗi nhóm ghi kết quả thảo luận ra nháp.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Hoạt động 3 : Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng
Mục tiêu : Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc.
Cách tiến hành : 
Bước 1: 
- GV nêu câu hỏi :
+ Sau chiến thắng bạch Đằng, Ngô Quyền Đã làm gì?
+ Theo em, chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?
Bước 2 :
- GV nhận xét rút ra kết luận .
- hs trả lời câu hỏi.
- 2 hs lần lượt đọc ghi nhớ trong SGK.
4. Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét tiết học	: Học thuộc ghi nhớ. Làm bài tập trong VBT. 
- Chuẩn bị bài 	: Ôn tập
III. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày : / / 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết : 	Tên bài : ÔN TẬP 
Tuần 	: 8	
I. Mục tiêu :
- Từ bài một đến bài năm học về giai đoạn lịch sử: Buổi đầu dựng nước và giữ nước;Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập.
- Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì này rồi thể hiện nó trên trục và bảng thời gian.
II. Đồ dùng dạy học :
- Băng và hình vẽ trục thời gian .
- Một số tranh, ảnh, bản đồ phù hợp với yêu cầu của mục 1.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu :
1. Ổn định tổ chức 	: 
2. Kiểm tra bài cũ 	: 	+ Em hãy kể lại trận quân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bặch Đằng.
	+ Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta thời bấy giờ?
3. Bài mới 	: - Giới thiệu bài : “Ôn tập” 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Hai giai đoạn lịch sứ đầu tiên trong lịc sử dân tộc.
Mục tiêu : Nắm được hai giai đoạn đầu tiên của lịch sử dân tộc.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV yêu cầu HS làm bài, GV vẽ băng thời gian lên bảng.
Bước 2 : 
- GV nhận xét và yêu cầu HS nhớ 2 giai đoạn lịch sử trên.
- hs đọc yêu cầu 1 trong SGK/24.
- từng hs vẽ băng thời gian vào vở và điền tên hai giai đoạn lịch sử đã học vào chỗ chấm.
Hoạt động 2 : Các sự kiện lịch sử tiêu biểu. 
Mục tiêu : Giúp HS khắc sâu những sự kiện lịch sử tiêu biểu.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi để thực hiện yêu cầu của bài
Bước 2 :
- GV kết luận về bài làm đúng.
- hs đọc trước lớp.
- hs thảo luận nhóm đôi.
- 1 em đọc yêu cầu 2 SGK
- đại diện nhóm trả lời.
- hs đổi chéo phiếu để kiểm tra bài lẫn nhau.
Hoạt động 3 : Thi hùng biện. 
Mục tiêu : Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì này rồi thể hiện nó trên trục và bảng thời gian.
Cách tiến hành : 
Bước 1:
- GV đặt tên cho nhóm sau đó phổ biến yêu cầu cuộc thi :
+ Nhóm 1 : Kể về đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
+ Nhóm 2 : Kể về khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Nhóm 3 : Kể về chiến thắng Bạch Đằng.
Bước 2 : 
- GV tổ chức cho HS thi nói trước lớp.
- GV yêu cầu ban giám khảo nhận xét, sau đó tuyên dương nhóm nói tốt.
- Chia lớp thành 3 nhóm.
- Các nhóm chuẩn bị theo yêu cầu của GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
4. Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét tiết học	: Học thuộc ghi nhớ. Làm bài tập trong VBT. 
- Chuẩn bị bài 	: “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”
III. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày : / / 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết : 	Tên bài : ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN 
Tuần 	: 9
I. Mục tiêu :
- Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên. 
- Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất và lập nên nhà Đinh.
II. Đồ dùng dạy học :
- Hình trong SGK (nếu có điều kiện)
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu :
1. Ổn định tổ chức 	: 
2. Kiểm tra bài cũ 	: 	+ Nêu tên hai giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử nước ta, mỗi giai đoạn bắt đầu từ năm nào đến năm nào?
	+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc?
	+ Chiến thắng Bạch Đằng xảy ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc?
3. Bài mới 	: - Giới thiệu bài : “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân” 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất.
Mục tiêu : HS hiểu: Sau khi Ngô Quyền mất, đất đai rơi vào cảnh loạn lạc,nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV yêu cầu HS đọc SGK, TLCH :
+ Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào?
Bước 2 : 
- GV rút ra kết luận.
- hs đọc SGK.
- hs trả lời.
Hoạt động 2 : Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
Mục tiêu : Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất và lập nên nhà Đinh.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV đặt câu hỏi :
+ Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh?
+ Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì?
+ Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì?
Bước 2 :
- GV rút ra kết luận.
- GV giải thích :
+ Hoàng là Hoàng đế, ngầm nói vua nước ta ngang hàng với Hoàng đế Trung Hoa.
+ Đại Cồ Việt : nước Việt Lớn.
+ Thái Bình : yên ổn, không có loạn lạc, chiến tranh.
- hs thảo luận theo nhóm đôi từng câu hỏi một.
- hs trình bày.
Hoạt động 3 : Công lao to lớn của Đinh Bộ Lĩnh.
Mục tiêu : Hiểu thêm về công cuộc xây dựng đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước và sau khi được thống nhất.
Bước 2 : 
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét – rút ra kết luận đúng.
- hs thảo luận theo nhóm 6, viết kết quả thảo luận ra nháp.
- Đại diện nhóm trình bày.
- 2 em lần lược đọc.
- 1 em trả lời.
- 1 em lên bảng chỉ trên bản đồ.
4. Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét tiết học	: Học thuộc ghi nhớ. Làm bài tập trong VBT. 
- Chuẩn bị bài 	: “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần I (năm 981)”
III. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
	Ngày : / / 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết : Tên bài : CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC
	LẦN I (Năm 981)
Tuần 	: 10	
I. Mục tiêu :
- Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân. 
- Kể lại được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. 
- Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến.
II. Đồ dùng dạy học :
- Hình trong SGK (nếu có điều kiện)
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu :
1. Ổn định tổ chức 	: 
2. Kiểm tra bài cũ 	: 	+ Em hãy kể lại tình hình của đất nước ta sau khi Ngô Quyền mất?
	+ Em biết gì thêm về thời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh?
	+ Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước?
3. Bài mới 	: - Giới thiệu bài : “Cuộc KC chống quân Tống XL lần I” 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược.
Mục tiêu : HS hiểu: Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV đặt vấn đề :
+ Lê Hoàn lên ngôi vua … hoàn cảnh nào?
+ Việc Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không?
Bước 2 : 
- GV tổ chức cho HS thảo luận để đi đến thống nhất ý kiến.
- hs đọc SGK.
- hs trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- hs thảo luận.
Hoạt động 2 : Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.
Mục tiêu : Kể lại được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV nêu yêu cầu sau :
+ Quân Tống xâm Lược … vào năm nào?
+ Quân Tống tiến vào … những đường nào?
+ Hai trận đánh lớn … diễn ra như thế nào?
+ Quân Tống có thực hiện … chúng không?
Bước 2 :
- GV nhận xét, sau đó trình bày lại diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm Lược lần thứ nhất.
- hs thảo luận theo nhóm 6.
- hs đọc SGK, xem lược đồ và cùng xây dựng diễn biến.
- Đại diện nhóm trình bày.
Hoạt động 3 : Ý nghĩa lịch sử. 
Mục tiêu : HS biết : ýù nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Cách tiến hành : 
Bước 1: 
- GV nêu câu hỏi để HS thảo luận.
+ Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta?
Bước 2 : 
- GV tổ chức cho HS thảo luận để đi đến thống nhất : nền độc lập của nước nhà được giữ vững; nhân dân ta tự hào, tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.
- hs đọc SGK và thảo luận theo nhóm đôi.
- 2 em lần lượt đọc ghi nhớ.
-1 em trình bày.
4. Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét tiết học	: Học thuộc ghi nhớ. Làm bài tập trong VBT. 
- Chuẩn bị bài 	: “Nhà Lý dời đô ra Thăng Long”
III. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
	Ngày : / / 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết : 	Tên bài : NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG 
Tuần 	: 11	
I. Mục tiêu :
- Tiếp theo nhà Lê là nhà Lý. Lý Thái Tổ là ông vua đầu tiên của nhà Lý. Ông cũng là người đầu tiên xây dựng kinh thành Thăng Long (nay là Hà Nội). Sau đó, Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại Việt.
- Kinh đô Thăng Long thời Lý ngày càng phần thịnh.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Phiếu học tập của hs.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu :
1. Ổn định tổ chức 	: 
2. Kiểm tra bài cũ 	: 	+	Em hãy trình bày tình hình nước ta trước khi quân Tống sang xâm lược.
	+ Dựa vào nội dung và hình 2 của bài, hãy trình bày diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
	+ Em hãy trình bày kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược
3. Bài mới 	: - Giới thiệu bài : “Nhà Lý dời đô ra Thăng Long” 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : nhà Lý- Sự tiếp nối của nhà Lê.
Mục tiêu : Nêu được lý do nhà Lý tiếp nối nhà Lê và vai trò của Lý Công Uẩn.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV đặt câu hỏi :
+ Sau khi Lê Đại Hành mất, tình hình đất nước ta như thế nào?
- hs đọc SGK
- hs trả lời
+ Vì sao khi Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua?
+ Vương triều nhà Lý bắt đầu từ năm nào?
4. Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét tiết học	: Học thuộc ghi nhớ. Làm bài tập trong VBT. 
- Chuẩn bị bài 	: “Chùa thời Lý”
III. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
	Ngày : / / 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết : 	Tên bài : CHÙA THỜI LÝ
Tuần 	: 12
I. Mục tiêu :
- Đến thời Lý, đạo Phật phát triển thịnh đạt nhất. 
- Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi. 
- Chùa là công trình kiến trúc đẹp.
II. Đồ dùng dạy học :
- Aûnh chụp phóng to chùa Một Cột, chùa Keo, tượng Phật A-di-đà.
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu :
1. Ổn định tổ chức 	: 
2. Kiểm tra bài cũ 	: 	+ Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
	+ Em biết Thăng Long còn có những tên gọi nào khác?
3. Bài mới 	: - Giới thiệu bài : “Chùa Thời Lý” 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Đạo Phật khuyên làm điều thiện, tránh điều ác.
Mục tiêu : Đến thời Lý, đạo Phật phát triển thịnh đạt nhất.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV đặt câu hỏi : Vì sao nói :” Đến thời Lý, đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất?”
Bước 2 : 
- GV hỏi ý kiến của HS 
- GV rút ra kết luận: Nhiều vua đã từng theo đạo Phật. Nhân dân theo đạo Phật rất đông. Kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa.
- Cả lớp thảo luận – trả lời câu hỏi của GV.
- hs phát biểu.
Hoạt động 2 : Sự phát triển của đạo Phật dưới thời Lý.
Mục tiêu : Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi,
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV đưa ra một số ý phản ánh vai trò, tác dụng của chùa dưới thời nhà Lý. HS điền x vào ô c sau những ý đúng :
+ Chùa là nơi tu hành … các nhà sư. 	c
+ Chùa là nơi tổ chức … của đạo Phật. 	c
+ Chùa là T. Tâm …. của làng, xã. 	c
+ Chùa là nơi tổ chức … nghệ.	c
Bước 2 : 
- GV gọi ý kiến của hs.
- GV rút ra kết luận.
- hs đọc SGK, vận dụng hiểu biết của bản thân để điền.
- hs đọc SGK, làm việc cá nhân, sau đó phát biểu ý kiến.
Hoạt động 3 : Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân. Tìm hiểu về một số ngôi chùa thời Lý.
Mục tiêu : Chùa là công trình kiến trúc đẹp.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV đặt câu hỏi :
+ Chùa gắn với sinh hoạt của nhân dân ta như thế nào?
Bước 2 :
- GV chia thành các tổ, yêu cầu hs các tổ trưng bày các tranh ảnh, tài liệu về các ngôi chùa thời Lý mà tổ mình sưu tầm được.
- GV tổ chức cho các tổ lần lược trình bày trước lớp.
- GV tổng kết, khen ngợi các tổ sưu tầm được nhiều tư liệu, thuyết trình hay.
- hs đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- hs trưng bày tư liệu sưu tầm được.
- Đại diện hs các tổ trình bày.
- 2 hs lần lược đọc SGK.
- 2 hs trả lời.
4. Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét tiết học	: Học thuộc ghi nhớ. Làm bài tập trong VBT. 
- Chuẩn bị bài 	: “Cuộc kháng chiến chống quân Tống XLược Lần II (1075 – 1077)”
III. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày : / / 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết : 	Tên bài : 	CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC 
	LÂN II (1075 – 1077) 
Tuần 	: 13	
I. Mục tiêu :
- Trình bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống dưới thời Lý. 
- Tường thuật sinh động trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Cầu. 
- Ta thắng được quân Tống bởi tinh thần dũng cảm và trí thông minh của quân dân. Người anh hùng tiêu biểu của cuộc kháng chiến này là Lý Thường Kiệt.
II. Đồ dùng dạy học :
- Lược đồ của cuộc kháng chiến chống quâ

File đính kèm:

  • docgiao an lop3(2).doc