Giáo án Lớp 2 - Tuần 7 - Năm học 2014-2015

I. Mục tiêu:

- Củng cố cách nhận viết dụng cụ đo khối lượng: cân đĩa, cân đo đồng hồ (cân bàn); làm tính cộng, trừ và giải toán với các số kèm theo đơn vị,

- Rèn kỹ năng thực hành cân, làm phép tính.

- Giáo dục Hs vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.

II. Chuẩn bị:

- GV: Một chiếc cân đồng hồ, 1 túi gạo, 1 chồng sách vở.

- HS: Đồ dùng học tập.

 

doc39 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3030 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 2 - Tuần 7 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HĐCN: 
- Đọc đề bài .
- Bao to nặng 25 kg , bao nhỏ nặng 10 kg .
- Hỏi : Cả 2 bao nặng bao nhiêu kg ?
- Thực hiện phép tính 25 kg + 10 kg .
Bài giải 
Cả hai bao gạo nặng là :
25 + 10 = 35 ( kg )
 Đáp số : 35 kg.
- Nhận xét
- Hai em nhắc lại nội dung bài vừa luyện tập.
 -HS chú ý lắng nghe.
- HS liên hệ thực tế.
- Về học bài và làm các bài tập còn lại .
-------------------------------------------------------
TIẾT 3 TẬP VIẾT
CHỮ HOA : E, Ê
I. Mục tiêu:
	- Biết viết chữ hoa E, Ê; chữ và câu ứng dụng Em và Em yêu trường em.
- Viết đúng 2 dòng chữ E, Ê hoa 1 dòng cỡ chữ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ E hoặc Ê; chữ và câu ứng dụng Em (1 dòng cỡ vừa 1 dòng cỡ nhỏ) Em yêu trường em (3 lần).
- Giáo dục HS có ý thức rèn luyện chữ viết.
II. Chuẩn bị:
- GV: Mẫu chữ hoa E, Ê đặt trong khung chữ; vở tập viết
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Viết vào bảng chữ Đ và chữ Đẹp
- Nhận xét, đánh giá
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi bảng
b.Nội dung
* Quan sát số nét quy trình viết chữ E, Ê:
- Quan sát mẫu và trả lời
- Chữ hoa E, Ê gồm mấy nét? Có những nét nào? 
- Chỉ theo khung hình mẫu và giảng quy trình viết chữ E, Ê cho học sinh như sách giáo khoa .
- Viết lại qui trình viết lần 2 .
* Viết bảng con 
- Viết chữ hoa E, Ê vào không trung và sau đó cho viết vào bảng con .
* Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng 
* Quan sát , nhận xét :
- Nhận xét về độ cao các chữ ?
- Giữa các con chữ phải viết dấu gì? 
* Viết bảng :
- Theo dõi, sửa bài
* Hướng dẫn viết vào vở :
- Theo dõi, chỉnh sửa
 * Chấm chữa bài 
- Chấm từ 5 - 7 bài học sinh .
- Nhận xét
4. Củng cố, dặn dò: 
- Chữ hoa E, Ê hồm có mấy nét? Có những nét nào?
- Củng cố, tổng kết bài
- Nhắc nhở học sinh
- Nhận xét tiết học 
1’
4’
1’
25’
5’
- Lớp hát.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con
- Nhận xét
- Ghi đầu bài
-Lớp theo dõi giới thiệu 
- Quan sát .
- Chữ E gồm 1 nét cong dưới và 2 nét cong trái nối liền nhau.
- 3 HS nhắc lại .
- Quan sát theo giáo viên hướng dẫn.
- Theo dõi và thực hiện viết vào không trung sau đó bảng con.
- Đọc : Em yêu trường em.
- Gồm 4 tiếng: Em, yêu, trường, em .
- Chữ E cao 2,5 li .
- Viết dấu nối .
- Thực hành viết vào bảng .
- Viết vào vở tập viết. 
- Nộp vở từ 5, 7 HS để chấm điểm .
- 2 HS nêu
- Nghe
-----------------------------------------------------------
TIẾT 4 KỂ CHUYỆN
NGƯỜI THẦY CŨ
I. Mục tiêu:
- Xác định được 3 nhân vật trong câu chuyện ( BT1). 
- Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện (BT2); kể lại toàn bộ câu chuyện; phân vai dựng lại đoạn 2 của câu chuyện (BT3). (HS khá – giỏi)
- Giáo dục HS có thái độ kính trọng thầy cô giáo.
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh ảnh minh họa. Ao bộ đội , mũ , kính.
- HS: Đồ dùng dạy học.
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kể lại câu chuyện “ Mẩu giấy vụn”?
- Nhận xét, đánh giá
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Ghi bảng
b. Nội dung
Hoạt động 1. Hướng dẫn kể từng đoạn:
- Bức tranh vẽ cảnh gì ? Ở đâu ?
- Câu chuyện người thầy cũ có những nhân vật nào?
- Ai là nhân vật chính?
- Chú bộ đội xuất hiện trong hoàn cảnh nào?
- Chú bộ đội là ai, đến lớp làm gì ?
- Kể lại đoạn 1, để cho các em kể theo lời của mình .
- Khi gặp thầy giáo chú bộ đội đã làm gì để thể hiện sự kính trọng với thầy?
- Chú đã giới thiệu mình với thầy giáo thế nào?
- Thái độ của thầy giáo ra sao khi gặp lại người trò cũ năm xưa?
- Thầy đã nói gì với bố Dũng?
- Nghe thầy nói vậy chú bộ đội đã trả lời thầy ra sao?
- Kể lại đoạn 2? - Tình cảm của Dũng như thế nào khi bố ra về ?
- Em Dũng đã nghĩ gì?
Hoạt động 2. Kể lại toàn bộ câu chuyện:
- Hướng dẫn lớp bình chọn bạn kể hay nhất .
- Nhận xét, đánh giá
4 Củng cố, dặn dò:
- Hãy nêu nội dung câu chuyện?
- Củng cố, tổng kết nội dung bài.
- Nhắc nhở học sinh
- Nhận xét tiết học
1’
3’
1’
15’
10’
5’
- Lớp hát.
- 4 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện.
- Nhận xét
- Ghi đầu bài
HĐCN
- Bức tranh vẽ 3 người đang đứng nói chuyện trước cửa lớp .
- Dũng , chú bộ đội tên Khánh và thầy giáo.
- Chú bộ đội 
- Giữa cảnh nhộn nhịp của sân trường trong giờ ra chơi .
- Là bố Dũng chú đến để tìm gặp thầy giáo.
- 3 HS kể lại đoạn 1
- Bỏ mũ, lễ phép chào thầy .
- Thưa thầy, em tên là Khánh , đứa học trò năm nào leo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ!
- Lúc đầu ngạc nhiên sau thì cười vui vẻ .
- À Khánh . Thầy nhớ ra rồi . Nhưng hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu ! 
- Vâng thầy không phạt nhưng thầy buồn. Lúc ấy thầy bảo :“ Trước khi làm việc gì , cần phải nghĩ chứ ! Thôi em về đi thầy không phạt em đâu ! “
- 3 HS kể lại đoạn 2 câu chuyện .
- Rất xúc động .
- Bố cũng có lần mắc lỗi thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi . Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa .
- 3 HS tiếp nối nhau kể một đoạn 
- 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện .
- Nhận xét, bình chọn
- 1 HS nêu
- Nghe
====================================
Ngày soạn: 19/10/2014
THỨ TƯ
Ngày giảng: 22/10/2014
TIẾT 1 TẬP ĐỌC
THỜI KHOÁ BIỂU
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng: buổi, sáng, tiếng việt, toán ..; đọc rõ ràng, dứt khoát thời khóa biểu; biết nghỉ hơi sau từng cột, từng dòng. 
 	- Hiểu được tác dụng của thời khóa biểu. 
	- Giáo dục HS vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.
II. Chuẩn bị:
 	- GV: Viết thời khóa biểu ra bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: Người thầy cũ và trả lời câu hỏi
- Nhận xét, đanh giá
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Ghi bảng
b. Nội dung
Hoạt động 1. Luyện đọc
* Đọc mẫu : chú ý đọc to rõ ràng, rành mạch và dõng dạc chú ý ngắt nghĩ đúng các cụm từ .
* Luyện phát âm :
- Giới thiệu các từ cần luyện đọc yêu cầu đọc .
* Đọc từng đoạn :
- Bài tập . ( Thứ - buổi - tiết )
- Đọc theo yêu cầu bài tập 2 (Buổi - tiết - thứ)
- Theo dõi, chỉnh sửa cho học sinh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Đọc những tiết học chính trong thứ hai?
- Thời khóa biểu có ích lợi gì ?
4. Củng cố, dặn dò:
- Hãy nêu nội dung bài?
- Củng cố, tổng kết nội dung bài.
- Nhắc nhở học sinh
- Nhận xét tiết học
1’
3’
1’
15’
10’
5’
- Lớp hát.
- 2 HS đọc
- Nhận xét
- Ghi đầu bài
- Nghe 
- 1 HS khá đọc mẫu lần 2 .
- Luyện đọc từ khó, dễ lẫn. 
- Nối tiếp đọc bài cá nhân sau đó cả lớp đọc đồng thanh các từ Tiếng Việt , nghệ thuật , ngoại ngữ , hoạt động. 
- Đọc nối tiếp theo yêu cầu .
- Đọc thầm bài và trả lời câu hỏi
- SHĐT, tập đọc, tập đọc, toán, đạo đức
- Giúp ta nắm được lịch học để chuẩn bị bài ở nhà, để mang sách , vở và đồ dùng đi học.
- 2 HS nêu nội dung bài.
- Chú ý lắng nghe.
------------------------------------------------------------------
TIẾT 2 MĨ THUẬT
GV CHUYÊN DẠY
----------------------------------------------------------------
TIẾT 3 TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Củng cố cách nhận viết dụng cụ đo khối lượng: cân đĩa, cân đo đồng hồ (cân bàn); làm tính cộng, trừ và giải toán với các số kèm theo đơn vị,…
- Rèn kỹ năng thực hành cân, làm phép tính.
- Giáo dục Hs vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.
II. Chuẩn bị:
- GV: Một chiếc cân đồng hồ, 1 túi gạo, 1 chồng sách vở.
- HS: Đồ dùng học tập.
III. Đồ dùng dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kể tên các đơn vị khối lượng vừa học? Nêu cách viết tắt của ki lô gam?
- Đọc cho HS viết các số đo: 1 kg, 9 kg, 10 kg 
- Nhận xét, đánh giá .
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi bảng
b. Nội dung
Bài 1. (Cá nhân – miệng)
- Giới thiệu cân đồng hồ.
- Cho xem cân đồng hồ và hỏi :
- Cân có mấy đĩa cân ? 
- Giới thiệu về cân đồng hồ và cách cân đồng hồ như sách giáo khoa .
- Thực hành cân .
- Sau mỗi lần cân cho cả lớp đọc số chỉ trên mặt đồng hồ .
Bài 3. Tính (Cá nhân – phiếu)
- HD làm bài
- Nhận xét, đánh giá
Bài 4. (Nhóm đôi – vở)
- HD làm bài
Tóm tắt
Gạo Tẻ và Nếp : 26 kggạo .
 Gạo Tẻ : 16 kg gạo
 Gạo Nếp : ...kg gạo ?
- Nhận xét, chữa bài
4. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố, tổng kết nội dung bài.
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
1’
5’
1’
10’
9’
10’
3’
- Lớp hát.
- 2 HS nêu
- Nhận xét
- Ghi đầu bài 
- 1 HS nêu yêu cầu
- Quan sát và trả lời
- Có 1 đĩa cân
- HS : cân 1 túi gạo 2kg.
- HS2: cân 1 túi đường 1kg.
- HS : cân 1 chồng sách 3kg.
- Lớp đọc to số trên mặt đồng hồ.
- Thảo luận làm bài.
- 1 HS nêu yêu cầu đề 
- 2 HS lên bảng, lớp làm phiếu:
3 kg + 6 kg - 4 k g = 5kg 
15 kg - 10 kg + 7 k g = 12kg 
- Nhận xét
- 1 HS đọc đề bài .
- Thảo luận, trình bày:
Bài giải
Số kg gạo nếp mẹ mua là :
26 - 16 = 10 ( kg)
Đáp số: 10 kg
- Nhận xét
- Nghe
------------------------------------------------------------
TIẾT 4 CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP): 
NGƯỜI THẦY CŨ
I. Mục tiêu:
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi. 
- Làm được BT 2, BT 3 a / b 
- Giáo dục HS có ý thức luyện chữ viết.
II. Chuẩn bị:
	 - GV: Bảng phụ viết nội dung các bài tập chính tả
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ :
- Viết: cái tai, cái tay, cái quai
- Nhận xét, đánh giá
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi bảng 
b. Nội dung
Hoạt động 1. Hướng dẫn tập chép
* Ghi nhớ nội dung đoạn chép:
- Đọc mẫu đoạn văn cần chép.
- Đọan chép này có nội dung từ bài nào?
- Đoạn chép kể về ai?
- Đoạn chép này là suy nghĩ của Dũng về ai?
* Hướng dẫn cách trình bày :
- Đoạn văn có mấy câu?
- Bài chính tả có những chữ nào cần viết hoa?
* Hướng dẫn viết từ khó 
- Nhận xét, sửa chữa
* Chép bài:
- Theo dõi, chỉnh sửa cho học sinh.
* Soát lỗi
- Đọc lại để học sinh dò bài, tự bắt lỗi 
* Chấm bài: 
- Nhận xét
Hoạt động 2. Thực hành
Bài 2. Điền vào chỗ trống ui hay uy ... (Cá nhân – VBT)
- HD làm bài
- Nhận xét bài và chốt lại lời giải đúng.
- Đọc các từ trong bài sau khi điền?
Bài 3. Điền vào chỗ trống (Cá nhân – VBT)
- HD làm bài
- Nhận xét, chữa bài
- Đọc các từ trong bài sau khi điền? .
4. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố, tổng kết nội dung bài.
- LH: Em sẽ như thế nào đối với thầy cô giáo?
- Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài .
- Nhận xét tiết học
1’
4’
1’
22’
4’
5’
3’
- Lớp hát.
- 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con
- Nhận xét.
- Ghi đầu bài
- Nghe .
- 2 HS đọc lại bài
- Bài: Người thầy cũ. 
- Về Dũng .
- Về bố mình và về lần mắc lỗi của bố mình với thầy giáo.
- Đoạn văn có 5 câu 
- Các chữ đầu câu và tên riêng .
- Đọc CN – ĐT
- Viết bảng con
- Nhìn bảng chép bài .
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Nộp bài
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- 1 HS lên bảng, lớp làm vở: bụi phấn , huy hiệu , vui vẻ , tận tụy . 
- 2 HS đọc.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Một em làm trên bảng: giò chả, trả nợ, con trăn, cái chăn, tiếng nói, tiến bộ, lười biếng, biến mất . 
- 1 HS đọc lại 
- 1 HS nêu
- Nghe
----------------------------------------------------------------------------
TIẾT 5 THỦ CÔNG
GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY, KHÔNG MUI (Tiết 1 )
I. Mục tiêu:
- Biết gấp thuyền phẳng đáy không mui. 
- Gấp đuợc thuyền phẳng đáy không mui; các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
- GD HS hứng thú và yêu thích gấp thuyền.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu thuyền phẳng đáy không mui được gấp bằng giấy thủ công khổ A4 . Quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui có hình vẽ minh hoạ cho từng bước. Giấy thủ công và giấy nháp khổ A4 , bút màu.
	- Đồ dùng thực hành.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi bảng
b. Nội dung
Hoạt động1. Quan sát và nhận xét
- Quan sát mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui và đặt câu hỏi về hình dáng, màu sắc, các phần thuyền phẳng đáy không mui . Gợi ý cho học sinh nắm được tác dụng , hình dạng, màu sắc vật liệu làm thuyền trong thực tế 
- Mở dần mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui từng bước cho đến hình dạng ban đầu là tờ giấy hình chữ nhật. Sau đó lần lượt gấp lại từ bước 1 đến khi thành thuyền phẳng đáy không mui như mẫu, nêu câu hỏi về các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui từ đó cho nhận xét về cách gấp thuyền phẳng đáy không mui.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn mẫu
 Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều 
- Gấp đôi tờ giấy HCN theo chiều dọc được H2 miết theo chiều gấp cho phẳng 
- Gấp đôi mặt trước theo đường dấu gấp ở H2 được H3. Lật H3 ra mặt sau , gấp đôi như mặt trước .
Bước 2: Gấp tạo thân và mũi thuyền
- Gấp theo đường dấu gấp ở hình 3 sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài được H4 tương tự gấp theo đường dấu gấp để được H5 . Lật H5 ra mặt sau gấp 2 lần giống như H4 , H5 được H6 .Tương tự gấp theo đường dấu gấp H6 để được H7 . Lật mặt sau hình 7gấp giống như mặt trước được H8
*Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui 
- Lắch hai ngón tay cái vào trong 2 mép giấy , các ngón còn lại cầm ở hai bên phía ngoài , lộn các nếp vừa gấp vào trong lòng thuyền . Miết dọc theo 2 cạnh thuyền vừa lộn cho phẳng sẽ được thuyền phẳng đáy không mui H9 .
- Uốn nắn các thao tác gấp . 
- Tổ chức cho các em tập gấp thử thuyền phẳng đáy không mui bằng giấy nháp .
-Nhận xét, đánh giá, tuyên dương các sản phẩm đẹp 
4. Củng cố, dặn dò:
- Hãy nhắc lại các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui?
- Củng cố, tổng kết nội dung bài.
- Nhắc nhở học sinh
- Nhận xét tiết học
1’
3’
1’
7’
18’
5’
- Lớp hát.
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
- Nhận xét.
- Ghi đầu bài
- Lớp quan sát và nêu nhận xét về các phần thuyền phẳng đáy không mui.
- Thực hành làm theo giáo viên.
- Bước 1 và 2: 
- Gấp tạo mũi và và thân thuyền phẳng đáy không mui 
H2
 H1
 H3
- Bước 3: Tạo thân và mui thuyền phẳng đáy không mui
- 2 HS lên bảng thực hiện thao tác các bước gấp
- Gấp thử
H4
 H5
 H6
 H7 
 H8
 H9
- 2 HS nhắc lại
- Nghe
===============================================
Ngày soạn: 20/10/2014
THỨ NĂM
Ngày giảng: 23/10/2014
TIẾT 1 THỂ DỤC: 
ĐỘNG TÁC NHẢY - TRÒ CHƠI: "BỊT MẮT BẮT DÊ"
I. Mục tiêu:
- Ôn 6 động tác TD phát triển chung đã học. Học động tác nhảy, Chơi trò chơi "Bịt mắt bắt dê". 
- Biết cách thực hiện các động tác Vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân. Bước đầu biết cách thực hiện động tác Nhảy của bài TD phát triển chung. Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi đợc trò chơi "Bịt mắt bắt dê"
- Giáo dục tính tự giác nhanh nhẹn, đoàn kết, kỉ luật.
II. Địa điểm – phương tiện:
- Địa điểm : Tập luyện tại sân trường.
- Phương tiện: GV: Giáo án - còi - SGVTD 2.
 - HS: Trang phục gọn gàng.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
	Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- Cán sự tập trung lớp, chấn chỉnh hàng ngũ, điểm số báo cáo GV
- Giáo viên nhận lớp phổ biến ND yêu cầu giờ học.
* Khởi động:
- Giữ nguyên đội hình và thực hiện các động tác khởi động.
- Vỗ tay và hát
- Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp
+ Ôn 6 động tác TD phát triển chung đã học
- Cán sự điều khiển khiển động.
2. Phần cơ bản:
a. Ôn 6 động tác đã học của bài TD phát triển chung:
- Cán sự điều khiển ôn luyện theo đội hình hàng ngang, cả lớp tập GV quan sát và sửa sai.
- GV có thể làm mẫu lại những động tác khó
b. Học động tác nhảy:
TTCB 1 2 3 +
N1: Bật nhảy lên (tách chân) sau đó rơi xuống hai chân rộng bằng vai, hai tay vỗ vào nhau trước ngực (cao ngang tầm vai).
N2: Bật lên về TTCB.
N3: Bật lên như N1, hai tay vỗ vào nhau trên cao.
N4: Về TTCB
N5, 6, 7 như N1, 2, 3.
+ Ôn 7 động tác TD đã học.
Cán sự cho lớp tập GV quan sát.
c. Trò chơi "Bịt mắt bắt dê".
- GV nêu tên trò chơi. 
- GV nhắc lại luật và nêu qui tắc chơi: ND HS đã được học chơi.
- Cho HS chơi thử
- Chơi chính thức
+ GV điều khiển HS chơi
- GV nhận xét đánh giá kết quả trò chơi
3. Phần kết thúc.
- Cúi người thả lỏng
- Gv cùng hs hệ thống bài
- Gv nhận xét giờ học, giao bài về nhà cho h/s ôn 7 đt bài TDPTC đã học.
6 - 10’
18 - 22’
5 – 7’
* * * * * * *
* * * * * * *
ĐH nhận lớp
* * * * * * *
* * * * * * *
ĐH khởi động
* * * * * * *
* * * * * * *
ĐH ôn luyện bài TD
* * * * * * *
* * * * * * *
ĐH học ĐT nhảy và ôn
ĐH chơi trò chơi
ĐH kết thúc
TIẾT 2 TOÁN
6 CỘNG VỚI MỘT SỐ 6 + 5
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 6 + 5, lập được bảng 6 cộng với một số; nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng; dựa vào bảng cộng 6 cộng với một số để tìm được số thích hợp điền vào ô trống. 
- Rèn kỹ năng dặt tính, thực hiện phép tính.
- Giáo dục HS vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng gài - que tính.
- HS: Que tính.
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Làm bài tập 3 cột 1 tiết trước
- Nhận xét, đánh giá .
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi bảng
b. Nội dung
Hoạt động 1. Giới thiệu phép cộng 6 + 5
- Nêu bài toán: Có 6 que tính thêm 5 que tính nữa . Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?
- Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?
- Sử dụng que tính để tìm kết quả?
- Hướng dẫn thực hiện tính viết .
- Nhận xét .
Hoạt động 3. Lập bảng công thức 6 cộng với một số
- Sử dụng que tính để tính kết quả các phép cộng trong phần bài học.
- Xóa dần các công thức trên bảng yêu cầu học thuộc lòng.
Hoạt động 3. Thực hành
Bài 1. Tính nhẩm (Miệng)
- HD làm bài
- Nhận xét, chữa bài
Bài 2. Tính (Cá nhân – phiếu)
- HD làm bài
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3. (Nhóm đôi – vở)
- Gợi ‎ HS làm bài
- Nhận xét, bổ sung
4. Củng cố, dặn dò:
- Muốn cộng 6 với một số ta làm như thế nào? 
- Củng cố, tổng kết nội dung bài.
- Nhắc nhở học sinh
- Nhận xét tiết học
1’
4’
1’
5’
7’
5’
7’
6’
4’
- Lớp hát.
- 2 HS lên bảng, lớp làm nháp 
- Nhận xét
- Ghi đầu bài
- Quan sát và lắng nghe và phân tích đề toán .
- Thực hiện phép tính 6 + 5 
- Thao tác trên que tính và nêu ; 12 que tính 
 - 6 cộng 5 bằng 11, viết 1 thẳng cột với 6 và 5 , viết 1 vào cột chục .
- 1 HS lên bảng đặt tính và nêu cách đặt tính:
- Tự lập công thức 
- Lần lượt các tổ đọc đồng thanh
- Đọc thuộc lòng bảng công thức 
- 2 HS đọc thuộc lòng
- 1 HS đọc yêu cầu
- Nối tiếp đọc kết quả tính:
6 +6 = 12 6 +7 = 13
6 + 0 = 6 7 + 6 = 13
- Nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu
- 5 HS lên bảng, lớp làm vở:
- Nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu
- 3 em nối tiếp lên bảng, dưới lớp làm vào vở.
6 + 5 = 11 6 + 6 = 12
6 + 7 = 13
- Nhận xét.
- 2 HS nêu
- Nghe
-------------------------------------------------------------
TIẾT 3 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ MÔN HỌC. TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG
I. Mục tiêu:
	- Hiểu và tìm được một số từ ngữ về các môn học và hoạt động của con người (BT1, BT2)
	- Kể được nội dung mỗi tranh bắng 1 câu (BT3); chọn được từ chỉ hoạt động thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu (BT4)
- Giáo dục HS vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh họa bài tập 2. Bảng gài, thẻ từ.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ :
- Đặt câu hỏi cho các bộ phận đựơc gạch chân
- Bạn Nam là học sinh lớp 2.
- Bài hát em thích nhất là bài hát Cho con
- Nhận xét, đanh giá
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Ghi bảng
b. Nội dung
 Bài 1. Hãy kể tên các môn học ở lớp 2? (Cá nhân – vở)
- Treo thời khóa biểu của lớp và yêu cầu đọc .
- Kể tên những môn học chính thức lớp mình?
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2. Các tranh dưới đây vẽ hoạt động của con người …. (Nhóm đôi – Vở BT)
 - Treo bức tranh và hỏi:
- Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Bạn gái đang làm gì?
- Từ chỉ hoạt động của bạn nhỏ là từ nào?
- Bức tranh 2?
- Bức tranh 3?
-Bức tranh 4? 
- Viết các từ học sinh nêu lên bảng 
Bài 3. Kể lại nội dung mỗi tranh bằng 1 câu (Nhóm đôi – VBT)
- HD làm bài
- Nhận xét, chữa bài
Bài 4. Chọn từ chỉ hành động thích hợp …. (Cá nhân – VBT)
 - HD làm bài
-Chữa bài và cho ghi vào vở .
4. Củng cố, dặn dò
- Kể tên các môn học ở lớp 2?
- Củng cố, tổng kết nội dung bài.
- Dặn về nhà học bài xem trước bài
- Nhận xét tiết học
1’
4’
1’
5’
6’
7’
7’
5’

File đính kèm:

  • docTUẦN 7.doc