Giáo án Lớp 2 - Tuần 4

I. MỤC TIÊU:

 - Biết cách gấp máy bay phản lực. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.

Với HS kho tay:

- Gấp được máy bay phản lực. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. Mý bay sử dụng được

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Mẫu gấp máy bay phản lực .

 - Quy trình gấp máy bay phản lực có hình vẽ minh hoạ cho từng bước gấp.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

 1. Bài cũ:

 - Kiểm tra giấy thủ công.

 2. Bài mới :

 Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta học bài “Gấp máy bay phản lực” (tiết 2).

 

doc56 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2147 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 2 - Tuần 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đau lắm không, cho tớ xin lỗi nhé!/ Tớ xin lỗi cậu, tớ vô ý quá!
 + Con xin lỗi mẹ ạ ! / Con xin lỗi mẹ, lần sau con không thế nữa!/
- thành khẩn.
+ Ôi, cháu xin lỗi cụ ạ! / Cháu xin lỗi cụ ạ, cháu lỡ tay! / ÔI, cháu vô ý quá, cháu xin lỗ cụ!/ Cháu xin lỗi cụ, cụ có sao không ạ!
- Hãy nói 3, 4 câu …
- Tranh1: Tranh vẽ một bạn nhỏđang được nhận quà của mẹ ( cô, bác. . . ).
- Bạn phải cảm ơn mẹ (cô, bác . . .).
- HS nói với bạn bên cạnh, sau đó vài HS trình bày trước lớp.
 - HS có thể nói.
 HS khá , giỏi viết lại những câu đã nĩi ở BT3 ,sau đó đọc bài trước lớp. Cả lớp nghe, nhận xét.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Khi nào thì chúng ta cần nói lời cảm ơn, xin lỗi? cần nói với thái độ ntn? 
- Xem lại bài, làm bài trong VBT. 
- Nhớ thực hiện nói lời cảm ơn, xin lỗi trong cuộc sống hằng ngày.
Yêu cầu HS tự nhận xét tiết học.
ĐẠO ĐỨC
BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 - Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
 - Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
 - Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
 -HSG:Biết nhắc bạn bè nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
II.KĨ NĂNG SỐNG:
-Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống mắc lỗi.
-Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm đối với việc làm của bản thân.
III.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Các tấm biển ghi các tình huống và cách ứng xử cho hoạt động 3 
 - Phiếu thảo luận nhóm của Hoạt động 2.
IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
 1. Bài cũ: 
 - Em cần làm gì sau khi mắc lỗi ?
 - Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì ?
 2. Bài mới :
 Giới thiệu bài: Biết nhận lỗi và sửa lỗi (tiết 2)
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
Liên hệ thực tế:
- Mời một số HS lên kể những câu chuyện về mắc lỗi của bản thân em hoặc nghững người trong gia đình em.
- Yêu cầu HS nhận xét những tình huống đưa ra.
- Khen những em trong lớp biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- Nhận xét về sự chuẩn bị bài tập ở nhà của HS cả lớp.
Thảo luận nhóm:
-Yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi sau: Việc làm của các bạn trong mỗi tình huống sau đúng hay sai? Em hãy giúp các bạn đưa ra những cách giải quyết hợp lí.
+ Tình huống 1: Lịch bị đau chân, không xuống tập thể dục cùng cả lớp được. Cuối tuần lớp bị trừ điểm thi đua. Các bạn đã trách Lịch dù Lịch đã nói rõ lí do.
+ Tình huống 2: Do tai kém, lại ngồi bàn cuối nên kết quả các bài viết chính tả của Hải không cao, làm ảnh hưởng đến kết quả thi đua của cả tổ. Hải cũng muốn làm bài tốt hơn nhưng không biết làm thế nào?.
 * Kết luận: Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị các người khác hiểu nhầm.
- Nên lắng nghe để hiểu người khác, tránh trách nhầm lỗi cho bạn.
- Biết thông cảm, hướng dẫn và giúp đỡ bạn bè sửa lỗi mới là bạn tốt.
- Một số HS kể trước lớp.
- HS cả lớp nhận xét xem bạn đưa ra cách sửa lỗi như thế đã đúng chưa.
- Các nhóm HS thảo luận.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Ví dụ:
+ Lịch nên nhờ đến sự can thiệp của cô giáo chủ nhiệm để cô báo với cô Tổng phụ trách không trừ điểm thi đua của lờp vì Lịch bị đau chân.
+ Hải không thể nói với tổ trưởng, nói với cô giáo chủ nhiệm về khó khăn của mình để cô giúp đỡ.
Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm
CỦNG CỐ – DĂN DÒ:
* Trò chơi: Ghép đôi
- GV phổ biến luật chơi:
- GV phát cho hai dãy HS mỗi dãy 5 tấm bìa ghi các tình huống và các cách ứng xử. Dãy HS còn lại cùng với GV làm Ban giám khảo.
- Khi bắt đầu chơi, GV sẽ chỉ bất kì một HS ở dãy cầm tấm bìa ghi tình huống. Khi em đó đứng lên đọc câu tình huống của mình thì đống thời em HS nào cầm tấm bìa ghi cách ứng xử tương ứng phải đọc ngay cách ứng xử.
- Đôi bạn nào ứng xử nhanh và đúng là đôi bạn thắng cuộc.
- GV cho HS chơi thử.
- GV tổ chức cho HS chơi.
- GV nhận xét H S chơi và phát phần thưởng cho các đôi bạn thắng cuộc.
 Tình huống Cách ứng xử
 Mượn vở của bạn và 1 a Nhận lỗi với cô giáo và 
 sơ ý làm rách. làm ngay bài tập.
 Lỡ hẹn đi đá bóng với bạn. 2 b Nhận lỗi với bạn
 Mải chơi với bạn, quên chưa Xin lỗi mẹ và lấy
 quét nhà thì mẹ về. 3 c chổi quét nhà.
 Quên chưa làm bài tập về nhà 4 d Xin lỗi và dán lại trả bạn.
 Sơ ý làm giây mực ra áo bạn. Nhận lỗi với bạn và 
 5 e giải thích lí do.
 Quên chưa học thuộc bài Xin lỗi bạn và xin bố mẹ
 cô giáo giao. 6 g mua đền cho bạn
 Làm gãy thước kẻ của bạn Nhận lỗi với cô giáovà
 7 h học thuộc ngay bài tập
* Đáp án: 1 – d, 2 - e, 3 - c, 4 - a, 5- b, 6- h, 7- g
Hướng dẫn bài về nhà:
- Thực hiện hành động đúng như bài học.
- Chuẩn bị bài: Gọn gàng, ngăn nắp.
Yêu cầu HS tự nhận xét tiết học.
THỦ CÔNG
GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC ( tiết 2 )
I. MỤC TIÊU:
 - Biết cách gấp máy bay phản lực. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
Với HS khéo tay:
- Gấp được máy bay phản lực. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. Mý bay sử dụng được
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Mẫu gấp máy bay phản lực .
 - Quy trình gấp máy bay phản lực có hình vẽ minh hoạ cho từng bước gấp.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
 1. Bài cũ: 
 - Kiểm tra giấy thủ công.
 2. Bài mới :
 Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta học bài “Gấp máy bay phản lực” (tiết 2).
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1 
 2
 3
HS thực hành gấp máy bay phản lực: 
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước gấp máy bay phản lực.
- Yêu cầu HS thao tác gấp máy bay phản lực.
-GV theo dõi , hướng dẫn cho một số HS còn gấp chậm , lúng túng 
- Gợi ý cho HS trang trí
- GV tuyên dương một số em gấp máy bay phản lực đẹp và biết cách trang trí.
Đánh giá sản phẩm của HS:
Tổ chức phóng máy bay:
- Các bước gấp máy bay phản lực là:
 + Bước1: Gấp tạo mũi , thân , cánh máy bay phản lực.
 + Bước2 : Tạo máy bay phản lực và sử dụng .
-HS thực hành gấp máy bay phản lực .
-Trong quá trình gấp cần miết các đường mới gấp cho phẳng.
- Gấp xong có thể trang trí máy bay phản lực như : Vẽ ngôi sao năm cánh hoặc viết chữ Việt Nam lên 2 cánh máy bay. 
- HS gấp xong , trình bày sản phẩm.
- Cả lớp chọn ra những sản phẩm gấp đẹp , trình bày trước lớp .
- Cả lớp tham gia đánh giá.
- Các nhóm tập phóng máy bay , sau đó cử đại diện thi phóng máy bay giữa các nhóm.
- Cả lớp bình chọn cá nhân phóng máy bay đẹp nhất
CỦNG CỐ- DẶN DÒ: 
- Gấp máy bay phản lực , em cần chuẩn bị tờ giấy hình gì?
- Nêu các bước gấp máy bay phản lực?
Hướng dẫn bài về nhà:
-Về nhà gấp và trang trí máy bay phản lực rồi tặng em hoặc bạn nhỏ.
 Yêu cầu HS tự nhận xét tiết học. 
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
LÀM GÌ ĐỂ CƠ VÀ XƯƠNG PHÁT TRIỂN TỐT? 
I. MỤC TIÊU:
 - Biết được tập thể dục hằng ngày , lao động vừa sức , ngồi học đúng cách và ăn uống đầy đủ sẽ giúp cho hệ cơ và xương phát triển tốt 
- Biết đi , đứng , ngồi đúng tư thế và mang vác vừa sức để phịng tránh cong vẹo cột sống . Giải thích tại sao khơng nên mang vác vật quá nặng.
II.KĨ NĂNG SỐNG:
-Kĩ năng ra quyết định: Nên và khơng nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt.
-Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động để xương và cơ phát triển tốt.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :- Tranh phóng to các hình vẽ SGK.
IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
 1.Bài cũ: - Chỉ và nói tên một số cơ của cơ thể ?
 - Chúng ta nên làm gì để cơ được săn chắc ?
 2.Bài mới :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
Làm thế nào để xương và cơ thể phát triển tốt?
Bước 1: Phổ biến nhiệm vụ
- Yêu cầu HS chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm bằng phiếu thảo luận.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
Nhóm 1: Quan sát hình 1 - SGK và cho biết: Muốn cơ và xương phát triển tốt chúng ta phải ăn uống như thế nào? Hằng ngày em ăn uống những gì?
Nhóm 2: Quan sát hình 2 - SGK và cho biết: Bạn HS ngồi học đúng hay sai tư thế? Theo em, vì sao ngồi học đúng tư thế?
Nhóm 3: Quan sát hình 3 - SGK và cho biết: Bơi có tác dụng gì? Chúng ta nên bơi ở đâu? Ngoài bơi chúng ta có thể chơi các môn thể thao gì?
Nhóm 4: Quan sát hình 4 - SGK và cho biết: Bạn nào sử dụng dụng cụ tưới cây vừa sức? Chúng ta nên xách các vật nặng không? Vì sao?
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- Yêu cầu nhóm 1 báo cáo kết quả.
Tiểu kết: Muốn cơ và xương phát triển tốt chúng ta phải ăn uống đủ chất đạm, tinh bột. Vitamin. Các thúc ăn tốt cho xương và cơ: thịt, trứng, cơm, rau, .. .
- Yêu cầu nhóm 2 báo cáo kết quả.
- Hằng ngày em ngồi học như thế nào?
Tiểu kết: Muốn xương và cơ phát triển tốt cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế để tranh cong vẹo cột sống.
- Yêu cầu nhóm 3 báo cáo kết quả.
- Yêu cầu nhóm 4 báo cáo kết quả.
- Hằng ngày em thường giúp bố mẹ làm gì?
Tiểu kết: Làm việc vừa sức cũng giúp cơ và xương phát triển tốt.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận:
- Nên làm gì để cơ và xương phát triển tốt?
- Không nên làm gì?
- Chia thành 4 nhóm, cử nhóm trưởng và thư kí nhận nhiêm vụ.
- Thực hiện thảo luận nhóm và ghi kết quả vào phiếu.
- Aên uống đủ chất. Có đủ thịt, trứng, sữa, cơm (gạo), rau xanh, hoa quả, . . .
- Bạn ngồi học sai tư thế.
- Cần ngồi học đúng tư thế để không bị cong vẹo cột sống.
- Bơi giúp cơ thể khoẻ mạnh, cơ săn chắc, xương phát triển tốt. Nếu có điều kiện, các em nên đi học bơi. Nên bơi ở hồ bơi, nước sạch, có người hướng dẫn.ngoài ra có thể bơi ở biển, hồ nếu có người lớnđi kèm để đảm bảo an toàn. Không tự ý bơi ở những nơi vắng người, hồ ao sâu, ven sông có cát sạt lở, . . .
- Bạn ở tranh 4, sử dụng dụng cụ tướicây vừa sức. Bạn ở tranh 5 dùng xô nước quá nặng. Chúng ta không nên xách các vật nặng làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống.
- Nhóm 1 báo cáo kết quả. Cả lớp lắng nghe ý kiến và bổ sung nếu cần.
- Nhóm 2 báo cáo. Cả lớp lắng nghe ý kiến và bổ sung nếu cần.
- Liên hệ bản thân.
- Nhóm 3 báo cáovà rút ra kết luận: chơi thể thao giúp cơ và xương phát triển tốt.
- Báo cáo kêt quả thảo luận.
- Quét nhà, tưới cây, lau chùi bàn ghế, . . .
- Aên uống đủ chất. Đi, đứng, ngồi . . .đúng tư thế. Luyện tập thể thao. Làm việc vừa sức
- Ăn uống không đủ chất, đi, đứng, leo, trèo không đúng tư thế. Không luyện tập thể thao. Làm việc, xách các vật nặng quá sức
CỦNG CỐ – DĂN DÒ
* Trò chơi: Nhấc một vật nặng
Bước 1: Chuẩn bị
Gvcho cả lớp ra sân xết thành 4 hàng dọc đều nhau
- Trước mỗi hàng, GV vạch 1 vạch “xuất phát” cách ra một khoảng cách bằng nhau vạch tiếp 1 vạch “về đích”.
- Đặt ở vạch “xuất phát” của mỗi nhóm một chậu nước.
Bước 2: GV hướng dẫn cách chơi.
- Khi GV hô “bắt đầu” từng người lần lượt lên nhấc chậu nướcđi nhanh về vạch “về đích” sau đó quay lại đặt chậu nước về chỗ cũ và chạy về cuối hàng.
- Yêu cầu: nhấc lên và đặt chậu nước xuống đúng cách.
- Khi đi không làm té nước ra ngoài.
- Đội nào làm đúng nhất, nhanh nhất, nước té ra ít nhất là thắng cuộc.
Bước 3: GV làm mẫu và lưu ý HS cách nhấc một vật: Khi nhấc một vật, lưng phải thẳng, dùng sức ở hai chân để khi co đầu gối và đứng dậy để nhấc vật. Không đứng thẳng chân và không dùng sức ở lưng sẽ bị đâu lưng.
Bước 4: GV tổ chức cho cả lớp chơi.
Bước 5: Kết thúc trò chơi.
- GV khen ngơi đội có nhiều em làm đúng, nhanh, khéo léo.
- GV mời một vài em làm đúng nhất lên trình diễn cho các bạn xem.
- GV có thể làm mẫu lại cả động tác đúng và động tác sai để các em biết so sánh, phân biệt, sửa sai
Hướng dẫn bài về nhà:
- Làm các bài tập trong vở bài tập TN - XH
-Thực hiện tốt điều đã học .
Nhận xét tiết học.
TOÁN
29 + 5
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết thực hiện phép cộng cĩ nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5.
- Biết số hạng, tổng 
- Biết nối các điểm cho sẵn để cĩ hình vuơng.
- Biết giải bài tốn bằng một phép cộng. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Que tính , bảng gài.
 - Nội dung các bài tập ghi bảng.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
 1. Bài cũ: 
 - HS1 : Tính nhẩm : 9 + 4 + 5 ; 9 + 8 + 1 ;
 - 3 – 4 HS đọc bảng cộng 9 cộng với một số.
 - Cả lớp làm bảng con , đặt tính: 9 + 5 ; 9 + 3 ; 9 + 6
 2. Bài mới :
 Giới thiệu bài: Trong giờ toán hôm nay chúng ta sẽ thực hiện phép cộng có nhớ số có 2 chữ số với số có 1 chữ số dạng 29 + 5
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
Phép cộng 29 + 5.
 * Bước 1 : Giới thiệu.
- Nêu bài toán : Có 29 que tính , thêm 5 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?
* Bước 2: Tìm kết quả
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả. GV sử dụng bảng gài và que tính để hướng dẫn HS tìm kết quả của 29 + 5 như sau:
- Gài 2 bó que tính và 9 que tính lên bảng gài. Nói: có 29 que tính, đồng thời viết 2 chục vào cột chục, 9 vào cột đơn vị như phần bài học trong SGK.
- Gài tiếp 5 que tính xuống dưới 9 que tính rời và viết 5 vào cột đơn vị ở dưới 9 và nói: Thêm 5 que tính.
- Nêu: 9 que tính rời với 1 que tính rời là 10 que tính, bó lại thành 1 chục. 2 chục ban đầu với 1chục là 3 chục với 4 que tính rời là 34 que tính. Vậy 29 + 5 =34.
* Bước 3: Đặt tính rồi tính.
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện và nêu cách tính.
Luyện tập:
Bài 1(cột 1;2;3): 
- Nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài
-Nhận xét .
Bài 2:(a;b) 
- Nêu yêu cầu bài tập
- Muốn tính tổng , ta làm thế nào?
- Nhận xét.
Bài 3: 
- Nêu yêu cầu bài tập
- Muốn có hình vuông ta phải nối mấy điểm với nhau?
- Gọi tên hình vuông?
- Nghe và phân tích đề toán.
- Thực hiện phép cộng 29 + 5
- HS thao tác trên que tính và đưa ra kết quả. 29 que tính thêm 5 que tính , có tất cả 34 que tính.
- Lấy 29 que tính đặt trước mặt.
- Lấy thêm 5 que tính.
- HS làm theo thao tác của GV. Sau đó đọc to: 29 cộng 5 bằng 34
+ Đặt 2 bó que tính và 9 que rời lên bàn. Nói : Có 29 que tính, đồng thời gắn 2 vào cột chục, 9 vào cột đơn vị.
+ Đặt tiếp 5 que tính xuống dưới 9 que tính Nói thêm 5 que tính , đồng thời gắn 5 vào cột dơn vị dưới số 9.
+ Nêu : 9 que tính rời với 1 que tính rời là 10 que tính , bó lại thành 1 chục. 2 chục ban đầu với 1 chục là 3 chục. 3 chục với 4 que rời là 34 que, đồng thới gắn số 3 vào cột chục , số 4 vào cột đơn vị ..
 *Viết 29 rồi viết 5 xuống dưới 9 sao cho 5 thẳng cột với 9 , viết dấu + , kẻ vạch ngang.
 * 9 cộng 5 bằng 14 , viết 4 thẳng với 9 và 5, nhớ 1. 2 thêm 1 là 3 viết 3 vào cột chục. 
 29 - Vậy 29 + 5 =3 3
+ 5
 33
- Tính
- Lần lượt 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm. 
 - Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là:
a. 59 và 6 b. 19 và 7 c. 69 và 8
- Ta làm phép tính cộng, lấy số hạng cộng số hạng.
- Làm vở 
 Kq 65 26 77
- Nối các điểm để có hính vuông.
- Nối 4 điểm.
- 1 HS lên nối bài trên bảng, cả lớp làm bài trong VBT Toán.
- Hình vuông ABCD, hình vuông MNPQ.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Trò chơi : Thi tiếp sức.
- Nhóm trưởng nhận bảng nhóm, mỗi HS trong nhóm ghi một phép tính dạng 29 + 5 vào bảng. Thi sau 2 phút nhóm nào ghi nhiều phép tính và đúng , nhóm đó thắng.
-Về nhà làm bài trong VBT.
- Chuẩn bị bài: 49 + 25
Nhận xét tiết học.
Thứ ngày tháng năm20
TOÁN
49 + 25
I. MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép cộng cĩ nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 25.
- Biết giải bài tốn bằng một phép cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Que tính , bảng gài.
 - Nội dung các bài tập ghi bảng.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
 1. Bài cũ: 
 - HS1 và cả lớp: Tính tổng , biết các số hạng là:
 39 và 6, 79 và 4, 59 và 8.
 - HS2 :Vẽ hình vuông ABCD.
 2. Bài mới :
 Giới thiệu bài: Trong giờ toán hôm nay chúng ta sẽ thực hiện phép cộng có nhớ số có 2 chữ số với số có 2 chữ số dạng 49 + 25
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
Phép cộng 49 + 25.
* Bước 1: Giới thiệu.
- Nêu bài toán : Có 49 que tính , thêm 25 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
* Bước 2: Tìm kết quả
- Yêu cầu HS 
- Sử dụng bảng gài và que tính để hướng dẫn HS tìm kết quả của 49 + 25:
- Theo dõi HS, uốn nắn cho những em thao tác còn luộm thuộm.
* Bước 3: Đặt tính rồi tính.
 - Gọi 1 HS lên bảng thực hiện và nêu cách tính.
Luyện tập:
Bài 1(1,2,3): 
- Nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài
- Theo dõi và nhận xét .
-Nêu cách đặt tính-tính.
Bài 2(CTG): 
- Nêu yêu cầu bài tập
- Muốn tìm tổng ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài
Bài 3: 
- Hướng dẫn HS phân tích đề toán.
 Tóm tắt:
 Lớp 2A : 29 học sinh
 Lớp 2B : 25 học sinh
 Cả hai lớp : … học sinh?
- Yêu cầu HS ghi tóm tắt rồi giải
- Nghe và phân tích đề toán.
- Thực hiện phép cộng 49 + 25
- Sử dụng que tính để tìm kết quả.
- HS thao tác ttrên que tính và đưa ra kết quả. 49 que tính thêm 25 que tính , có tất cả 74 que tính.
- Cùng thực hiện và nói :
 + Đặt 4 bó que tính và 9 que rời lên bàn. Nói: Có 49 que tính, đồng thời gắn 4 vào cột chục, 9 vào cột đơn vị.
 + Đặt tiếp 2 bó que tính và 5 que tính xuống dưới 49 que tính. Nói thêm 25 que tính , đồng thời gắn 2 vào cột chục thẳng dưới số 4, gắn 5 vào cột dơn vị dưới số 9.
 + Nêu : 9 que tính rời với 1 que tính rời là 10 que tính , bó lại thành 1 chục . 4 chục với 2 chục là 6 chục. 6 chục thêm 1 chục là 7 chục với 4 que rời là 74 que, đồng thới gắn số 7 vào cột chục , số 4 vào cột đơn vị .
1 HS lên bảng thực hiện và nêu cách tính.
 * Viết 49 rồi viết 25 xuống dưới sao cho 5 thẳng cột với 9 , 2 thẳng cột với 4, viết dấu+ , kẻ vạch ngang.
* 9 cộng 5 bằng 14 , viết 4 thẳng với 9 và 5, nhớ 1. 4 cộng 2 bằng 6 thêm 1 là 7 viết 7 vào cột chục. Vậy 49 + 25 = 74
 49
 + 5
 54
- Tính
- Lần lượt 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm .
-Chữa bài-nhận xét.
- Viết số thích hợp vào ô trống ( theo mẫu ):
- Lấy số hạng cộng với số hạng.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. 
 Số hạng
 9
 29
 9
 49
59
 Số hạng
 6
 18
 34
 27
29
 Tổng
 15
 47
 43
 76
88
- Lần lượt 2 HS đọc đề toán
- Bài toán cho biết gì?
 + Lớp 2A có 29 học sinh, l7 có 2B có 25 học sinh
- Bài toán hỏi gì?
 + Cả hai lớp có bao nhieu học sinh.
- HS viết tóm tắt và trình bày bài giải
 Bài làm
 Số học sinh cả hai lớp là:
 29 + 25 = 54 ( học sinh )
 Đáp số : 54 học sinh.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép tính cộng
Hướng dẫn bài về nhà
- Về nhà xem lại bài, làm bài trong VBT.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
Yêu cầu HS tự nhận xét tiết học
 TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép cộng dạng 9 + 5, thuộc b

File đính kèm:

  • docTuan 4.doc
Giáo án liên quan