Giáo án Lớp 2 Tuần 25 - GV: Đoàn Nam Giang

MÔN: KỂ CHUYỆN

Tiết: SƠN TINH, THỦY TINH

I. Mục tiêu

1Kiến thức: Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng trình tự câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

2Kỹ năng: Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên, biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt cho phù hợp.

3Thái độ: Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.

II. Chuẩn bị

- GV: 3 tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK (phóng to, nếu có thể).

- HS: SGK.

III. Các hoạt động

 

doc37 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 829 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 25 - GV: Đoàn Nam Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài tập đọc Dự báo thời tiết. Qua bài tập đọc này các con sẽ biết rõ hơn về một bản tin dự báo thời tiết và biết tác dụng của việc dự báo thời tiết đối với cuộc sống của chúng ta. 
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc 
a) Đọc mẫu 
GV đọc mẫu lần 1, chú ý đọc chậm và rõ ràng.
b) Luyện phát âm
Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ: 
+ Tìm các từ có âm đầu l/n, r,  trong bài. (MB)
+ Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã, có âm cuối n, ng, (MN)
Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này. (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm)
Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn
GV nêu gương đọc chung của toàn bài, sau đó nêu yêu cầu đọc đoạn và hướng dẫn HS chia bài tập đọc thành 7 đoạn, mỗi đoạn là một vùng được dự báo thời tiết.
Yêu cầu 7 HS đọc nối tiếp nhau. Mỗi HS đọc một đoạn của bài. Đọc từ đầu cho đến hết.
Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 7 HS và yêu cầu luyện đọc trong nhóm.
d) Thi đọc
Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
Nhận xét, cho điểm.
e) Cả lớp đọc đồng thanh
Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
Hãy kể tên các vùng được dự báo thời tiết trong bản tin.
Nơi con ở thuộc vùng nào? Bản tin nói về thời tiết vùng ra sao?
Con sẽ làm gì nếu biết trước ngày mai trời sẽ nắng/ trời sẽ mưa?
Vậy dự báo thời tiết có lợi ích gì đối với cuộc sống của chúng ta?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 1 HS đọc lại bài tập đọc.
Nhận xét giờ học và yêu cầu HS về nhà đọc lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Bé nhìn biển.
Hát
3 HS lên bảng đọc bài, mỗi HS đọc một đoạn và trả lời câu hỏi cuối bài.
Theo dõi GV đọc mẫu. 1 HS khá đọc mẫu lần 2.
Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV:
+ Các từ đó là: nắng, mưa rào rải rác, Đà Nẵng, tây nam, Hà Nội,
+ Các từ đó là: tỉnh, rải rác, Đà Nẵng,
5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
HS dùng bút chì viết dấu gạch (/) để phân cách các đoạn với nhau.
7 HS đọc bài theo hình thức nối tiếp.
Luyện đọc theo nhóm.
Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh một đoạn trong bài.
HS thảo luận cặp đôi với bạn bên cạnh. Các HS đọc tên vùng và chỉ vùng được minh hoạ trong lược đồ của SGK.
Một số cặp lên trình bày trên bảng lớp, một HS đọc tên vùng, còn HS kia chỉ vị trí vùng đó trên lược đồ.
HS trả lời.
HS nối tiếp nhau trả lời, mỗi HS chỉ cần trả lời một dự định nào đó. Ví dụ: 
+ Nếu ngày mai trời nắng, con sẽ: mặc áo cộc tay./ đội mũ rộng vành./ mang nước đi học./ đi tắm mát./
+ Nếu ngày mai trời mưa, con sẽ: chuẩn bị sẵn áo mưa, ô, trước khi ra khỏi nhà./ mặc áo dày hơn một chút để khỏi lạnh./ Thu quần áo ở đây phơi ngoài sân trước khi đi vắng./ Hoãn đi chơi./
- Dự báo thời tiết giúp chúng ta biết cách ăn mặc và sắp xếp công việc cho hợp lí. Dự phòng trước được những thiệt hại do thời tiết gây ra
Thứ ngày tháng năm 200
MÔN: TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS:
Học thuộc lòng bảng chia 5 
2Kỹ năng: 
Rèn luyện kỹ năng vận dụng bảng chia đã học
Củng cố biểu tượng về 1/5
3Thái độ:Ham thích học Toán
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ.
HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Một phần năm
GV vẽ trước lên bảng một số hình học và yêu cầu HS nhận biết các hình đã tô màu 1/5 hình
GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Luyện tập.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: HS tính nhẩm. Chẳng hạn:
10 : 5 = 2	30 : 5 = 6
Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 5.
Bài 2: Lần lượt thực hiện tính theo từng cột, 
chẳng hạn:
	5 x 2 = 10
	10 : 2 = 5
	10 : 5 = 2
Hỏi: Một bạn nói: “Khi biết kết quả của 5 x 2 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả của 10 : 2 = 5 và10 : 5 mà không cần tính”. Theo em bạn đó nói đúng hay sai? Vì sao?
v Hoạt động 2: Aùp dụng bảng chia 5 để giải các bài tập có liên quan. 
 Bài 3:
Gọi 1 HS đọc đề bài
Có tất cả bao nhiêu quyển vở?
Chia đều cho 5 bạn nghĩa là chia ntn?
HS chọn phép tính và tính 35 : 5 = 7
Trình bày:
Bài giải
Số quyển vở của mỗi bạn nhận được là:
35: 5 = 7 (quyển vở)
	Đáp số: 7 quyển vở
Bài 4: 
Gọi 1 HS đọc đề bài 
HS chọn phép tính và tính 25 : 5 = 5
Trình bày
Bài giải
Số đĩa cam là:
25 : 5 = 5 (đĩa cam)
	Đáp số: 5 đĩa cam
v Hoạt động 3: Thi đua
 Bài 5: HS quan sát tranh vẽ rồi trả lời:
Hình ở phần a) có 1/5 số con voi được khoanh vào.
Nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
HS cả lớp quan sát hình và giơ tay phát biểu ý kiến.
1 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
2 HS đọc thuộc lòng bảng chia 5 trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét 
4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cột tính trong bài.
Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bạn đó nói đúng vì 2 phép chia
10 : 2 = 5 và10 : 5 là các phép chia được lập ra từ phép nhân 5 x 2 = 10. Khi lập các phép chia từ 1 phép tính nhân nào đó, nếu ta lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được kết quả là thừa số kia.
1 HS đọc đề bài
Có tất cả 35 quyển vở
Nghĩa là chia thành 5 phần bằng nhau, mỗi bạn nhận được một phần.
1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
1 HS đọc đề bài
 HS cả lớp tự làm bài vào vở bài tập.
2 dãy HS thi đua. Đội nào nhanh sẽ thắng.
Thứ ngày tháng năm 200
MÔN: LUYỆN TỪ
Tiết: TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN - ĐẶT VÀ TLCH VÌ SAO? 
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về sông biển.
2Kỹ năng: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi với cụm từ: Vì sao?
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập 3. Bài tập 2 viết vào 2 tờ giấy, 2 bút màu. 
HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Từ ngử về loài thú. Dấu chấm, dấu phẩy
Kiểm tra 4 HS.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Từ ngữ về sông biển, biết sử dụng cụm từ “Vì sao?” để đặt câu.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy yêu cầu các em thảo luận với nhau để tìm từ theo yêu cầu của bài.
Nhận xét tuyên dương các nhóm tìm được nhiều từ.
Bài 2
Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài vào Vở bài tập. Đáp án: sông; suối; hồ
Nhận xét và cho điểm HS.
v Hoạt động 2: giúp HS trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi với cụm từ: Vì sao?
 Bài 3
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ để đặt câu hỏi theo yêu cầu của bài.
Kết luận: Trong câu văn “Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy.” thì phần được in đậm là lí do cho việc “Không được bơi ở đoạn sông này”, khi đặt câu hỏi cho lí do của một sự việc nào đó ta dùng cụm từ “Vì sao?” để đặt câu hỏi. Câu hỏi đúng cho bài tập này là: “Vì sao chúng ta không được bơi ở đoạn sông này?”
 Bài 4
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành hỏi đáp với nhau theo từng câu hỏi.
Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy
Hát
2 HS làm bài tập 1, 1 HS làm bài tập 2, 1 HS làm bài tập 3 của tiết Luyện từ và câu tuần trước.
Đọc yêu cầu.
Thảo luận theo yêu cầu, sau đó một số HS đưa ra kết quả bài làm: tàu biển, cá biển, tôm biển, chim biển, sóng biển, bão biển, lốc biển, mặt biển, rong biển, bờ biển, ; biển cả, biển khơi, biển xanh, biển lớn, biển hồ, biển biếc,
Bài yêu cầu chúng ta tìm từ theo nghĩa tương ứng cho trước.
HS tự làm bài sau đó phát biểu ý kiến. 
Đặt câu hỏi cho phần in đậm trong câu sau: Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy.
HS suy nghĩ, sau đó nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
Nghe hướng dẫn và đọc câu hỏi: “Vì sao chúng ta không được bơi ở đoạn sông này?”
Bài tập yêu cầu chúng ta dựa vào nội dung của bài tập đọc Sơn Tinh, Thủy Tinh để trả lời câu hỏi.
Thảo luận cặp đôi, sau đó một số cặp HS trình bày trước lớp.
a) Vì sao Sơn Tinh lấy được Mị Nương?
Sơn Tinh lấy được Mị Nương vì chàng là người mang lễ vật đến trước.
b) Vì sao Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh?
Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh vì chàng không lấy được Mị Nương.
c) Vì sao ở nước ta có nạn lụt?
Hằng năm, ở nước ta có nạn lụt vì Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh.
Thứ ngày tháng năm 200
MÔN: TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS rèn luyện kỹ năng:
Thực hiện các phép tính (từ trái sang phải) trong một biểu thức có hai phép tính (nhân và chia hoặc chia và nhân)
2Kỹ năng: 
Nhận biết một phần mấy.
Giải bài toán có phép nhân
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ
HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập
Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng chia 5 và làm bài tập 3, 4.
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Luyện tập chung
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Hướng dẫn HS tính theo mẫu:
Tính 3 x 4 = 12 Viết	 3 x 4 : 2 = 12 : 2
	 12 : 2 = 6= 6
Viết:
5 x 6 : 3 	= 30 : 3	= 10
b) 6 : 3 x 5 	= 2 x 5	= 10
c) 2 x 2 x 2 x 2	= 4 x 2	= 8
Bài 2: HS cần phân biệt tìm một số hạng trong một tổng và tìm một thừa số trong một tích.
a) 	X + 2 	= 6	X x 2	= 6
	X = 6 - 2	X = 6 : 2
	X = 4	X = 3
b) 	3 + X	 = 15	3 x 5 = 15
	X = 15 –3	X = 15 : 3
	X = 5	X = 5
Bài 3: Hình đã được tô màu:
½ số ô vuông là hình C
	¼ số ô vuông là hình D
1/3 số ô vuông là hình A
1/5 số ô vuông là hình B
v Hoạt động 2: Giúp HS giải bài toán có phép nhân
 Bài 4:
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Chọn phép tính và tính 5 x 4 = 20
Trình bày:
Bài giải
Số con thỏ có tất cả là:
5 x 4 = 20 (con)
	Đáp số 20 con thỏ.
Hỏi: Tại sao để tìm số con thỏ trong 4 chuồng, em lại thực hiện phép nhân 5 x 4?
Bài 5: Tổ chức cho HS thi xếp hình 
GV tổ chức cho HS thi xếp hình cá nhân.
GV tuyên dương HS xếp hình nhanh trước lớp. 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: Giờ, phút.
Hát
HS đọc thuộc lòng bảng chia 5
HS giải bài tập 3, 4. Bạn nhận xét 
HS tính theo mẫu các bài còn lại
HS làm bài vào vở bài tập. 
HS sửa bài.
2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
Nhận xét bài làm đúng/ sai của bạn.
1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
HS sửa bài.
HS đọc đề bài. 
1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Vì có tất cả 4 chuồng thỏ như nhau, mỗi chuồng có 5 con thỏ, như vậy nghĩa là 5 con thỏ được lấy 4 lần, nên ta thực hiện phép nhân 4 x 5.
Cả lớp cùng thi xếp hình. HS nào xếp hình nhanh, có nhiều cách xếp được tuyên dương trước lớp.
Thứ ngày tháng năm 200
MÔN: KỂ CHUYỆN
Tiết: SƠN TINH, THỦY TINH 
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng trình tự câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
2Kỹ năng: Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên, biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt cho phù hợp.
3Thái độ: Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị
GV: 3 tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK (phóng to, nếu có thể). 
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Quả tim khỉ
Gọi 3 HS lên bảng kể lại theo câu chuyện Quả tim khỉ theo hình thức nối tiếp. Mỗi HS kể lại một đoạn.
Nhận xét và cho điểm HS. 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Trong tiết kể chuyện này, các con sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Ghi tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
Treo tranh và cho HS quan sát tranh.
Hỏi: Bức tranh 1 minh hoạ điều gì?
Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện?
Hỏi: Bức tranh 2 vẽ cảnh gì?
Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện?
Hãy nêu nội dung của bức tranh thứ 3.
Hãy sắp lại thứ tự cho các bức tranh theo đúng nội dung truyện.
v Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ nội dung truyện
GV chia HS thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có 3 HS và giao nhiệm vụ cho các em tập kể lại truyện trong nhóm: Các nhóm kể chuyện theo hình thức nối tiếp. Mỗi HS kể một đoạn truyện tương ứng với nội dung của mỗi bức tranh.
Tổ chức cho các nhóm thi kể.
Nhận xét và tuyên dương các nhóm kể tốt.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Em hãy nêu ý nghĩa câu chuyện?
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe 
Chuẩn bị bài sau: Tôm Càng và Cá Con.
Hát
3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
Theo dõi và mở SGK trang 62.
Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Quan sát tranh.
Bức tranh 1 minh hoạ trận đánh của hai vị thần. Thủy Tinh đang hô mưa, gọi gió, dâng nước, Sơn Tinh bốc từng quả đồi chặn đứng dòng nước lũ.
Đây là nội dung cuối cùng của câu chuyện.
Bức tranh 2 vẽ cảnh Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và đón được Mị Nương.
Đây là nội dung thứ hai của câu chuyện.
Hai vị thần đến cầu hôn Mị Nương.
1 HS lên bảng sắp xếp lại thứ tự các bức tranh: 3, 2, 1.
HS tập kể chuyện trong nhóm.
Các nhóm thi kể theo hai hình thức kể trên.
HS nêu.
Thứ ngày tháng năm 200
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: BÉ NHÌN BIỂN 
I. Mục tiêu
1Kiến thức: 
Đọc đúng các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Ngắt đúng nhịp thơ.
Biết đọc bài với giọng vui tươi, nhí nhảnh.
2Kỹ năng: 
Hiểu được ý nghĩa các từ mới: bễ, còng, sóng lừng,
Hiểu được nội dung của bài văn: Bài thơ thể hiện sự vui tươi, thích thú của em bé khi được đi tắm biển.
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần luyện đọc.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Dự báo thời tiết
Gọi 3 HS lên bảng đọc bài Dự báo thời tiết và trả lời câu hỏi về nội dung của bài.
Nhận xét, cho điểm HS. 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Hỏi: Trong lớp chúng ta, con nào đã được đi tắm biển? Khi được đi biển, các con có suy nghĩ, tình cảm gì? Hãy kể lại những điều đó với cả lớp.
Giới thiệu: Trong bài tập đọc hôm nay, chúng ta sẽ được nhìn biển qua con mắt của một bạn nhỏ.
Lần đầu được bố cho ra biển, bạn nhỏ có những tình cảm, suy nghĩ gì? Chúng ta cùng học bài hôm nay để biết được điều này nhé.
Viết tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc 
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu toàn bài lần 1. Chú ý: Giọng vui tươi, thích thú.
b) Luyện phát âm
Yêu cầu HS tìm các từ cần chú ý phát âm: 
+ HS phía Bắc: Tìm những tiếng trong bài có âm đầu l, n, ?
+ HS phía Nam: Tìm các tiếng trong bài có thanh hỏi/ ngã, âm cuối là n, c, t?
(HS trả lời, GV ghi các từ này lên bảng)
Đọc mẫu, sau đó gọi HS đọc các từ này. (Tập trung vào các HS mắc lỗi phát âm)
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
c) Luyện đọc đoạn 
Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trước lớp.
Tổ chức cho HS luyện đọc bài theo nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có 4 HS.
d) Thi đọc giữa các nhóm
Tổ chức cho HS thi đọc từng khổ thơ, đọc cả bài.
e) Đọc đồng thanh 
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
Gọi 1 HS đọc chú giải.
Hỏi: Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng.
Những hình ảnh nào cho thấy biển giống như trẻ con?
Em thích khổ thơ nào nhất, vì sao?
v Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ
GV treo bảng phụ đã chép sẵn bài thơ, yêu cầu HS đọc đồng thanh bài thơ, sau đó xoá dần bài thơ trên bảng cho HS học thuộc lòng.
Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét giờ học, dặn HS về nhà đọc lại bài 
Chuẩn bị bài sau: Tôm Càng và Cá Con.
Hát
3 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
Một số HS trả lời.
HS đọc lại tên bài.
Nghe GV đọc, theo dõi và đọc thầm theo.
sông lớn, bãi giằng, chơi trò, giơ gọng, sóng lừng, lon ta lon ton, lớn,
Biển, nghỉ hè, tưởng rằng, nhỏ, bãi giằng, bễ, vẫn, trẻ,
3 đến 5 HS đọc cá nhân, HS đọc theo tổ, đồng thanh.
Đọc bài nối tiếp. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu. Đọc từ đầu cho đến hết bài.
Tiếp nối nhau đọc hết bài.
Lần lượt từng HS đọc trong nhóm. Mỗi HS đọc 1 khổ thơ cho đến hết bài.
Mỗi nhóm cử 2 HS thi đọc.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi trang SGK.
HS thảo luận cặp đôi và phát biểu ý kiến: 
Những câu thơ cho thấy biển rất rộng là: 
Tưởng rằng biển nhỏ 
Mà to bằng trời
Như con sông lớn
Chỉ có một bờ
Biển to lớn thế
Những câu thơ cho thấy biển giống như trẻ con đó là: 
Bãi giằng với sóng
Chơi trò kéo co
Lon ta lon ton
HS cả lớp đọc lại bài và trả lời:
+ Em thích khổ thơ 1, vì khổ thơ cho em thấy biển rất rộng.
+ Em thích khổ thơ thứ 2, vì biển cũng như em, rất trẻ con và rất thích chơi kéo co.
+ Em thích khổ thơ thứ 3, vì khổ thơ này tả biển rất thật và sinh động.
+ Em thích khổ thơ 4, vì em thích những con sóng đang chạy lon ton vui đùa trên biển.
Học thuộc lòng bài thơ.
Các nhóm thi đọc theo nhóm, cá nhân thi đọc cá nhân.
Thứ ngày tháng năm 200
MÔN: CHÍNH TẢ
Tiết: BÉ NHÌN BIỂN
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Nghe và viết lại chính xác bài thơ Bé nhìn biển.
2Kỹ năng: Củng cố quy tắc chính tả ch/tr, thanh hỏi/thanh ngã.
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh vẽ minh hoạ bài thơ (nếu có). Bảng phụ ghi các quy tắc chính tả.
HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Gọi 3 HS lên bảng viết các từ sau

File đính kèm:

  • docTUAN 25.doc