Giáo án Lớp 1 Tuần 28 đến 35 - Trường tiểu học Khánh Lợi

Tiết 3: TẬP VIẾT

 TÔ CHỮ HOA: S, T

 I. MỤC TIÊU:

 - Tô được các chữ hoa: S, T

 - Viết đúng các vần: ươm, ươp, iêng, yêng; các từ ngữ: lượm lúa, nườm nượp, tiếng chim, con yểng kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập Viết 1, tập hai. (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần).

 - HS khá giỏi: Viết đều nét dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai.

 - Gd ý thức giữ gìn vở sạch đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học.

-Chữ hoa: S đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết)

-Các vần và các từ ngữ (đặt trong khung chữ).

 

doc111 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 870 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 1 Tuần 28 đến 35 - Trường tiểu học Khánh Lợi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể những trò chơi với anh chị mình.
3.Củng cố - dặn dò:
Gọi HS đọc lại toàn bài.
- Bài tập đọc em vừa học là bài gì ?
Các em nhớ: Những lúc rãnh rỗi phải thường xuyên chơi với anh chị mình.
Tập đọc
Hai chị em
Hai chị em đang chơi vui vẻ trước đống đồ chơi. Bỗng cậu em nói:
- Chị đừng động vào con gấu bông của em.
Một lát sau chị lên dây cót chiếc ô tô nhỏ. Em hét lên:
- Chị hãy chơi đồ chơi của chị ấy.
Chị giận bỏ đi học bài. Ngồi chơi một mình, chỉ một lát sau cậu em đã cảm thấy buồn chán.
1. Tìm tiếng trong bài có vần et: hét
2. Tiếng ngoài bài có vần:
+et: mũi tẹt, sấm sét, bánh tét.
+oet: láo toét, đục khoét.
3.Điền et hay oet.
+Ngày Tết, ở miền Nam nhà nào cũng có bánh tét
+Chim gõ kiến khoét thân cây tìm tổ kiến. 
+Cậu em nói: “Chị đừng động vào con gấu bông của em ".
+Cậu em bảo chị hãy chơi dồ chơi của chị ấy.
+Vì không có chị cùng chơi
Nói: Ở nhà em thường chơi với anh, chị những trò chơi gì?
***********************************
Tiết 3: TOÁN
§123: THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU: 
- Biết đọc giờ đúng, vẽ kim đồng hồ chỉ đúng các giờ trong ngày .
- Làm bài : 1, 2, 3, 4 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mô hình mặt đồng hồ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên, học sinh
Nội dung bài
1.Bài cũ:
Xem đồng hồ lúc 6 giờ, 10 giờ, 9 giờ .
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Thực hành:
Bài 1: Viết theo mẫu
- GV yêu cầu HS xem mẫu và làm theo .
+Lúc 1 giờ thì kim dài chỉ vào số mấy ? Kim ngắn chỉ vào số mấy?
Bài 2: Vẽ thêm kim ngắn để đồng hồ chỉ đúng giờ.
- GV chia nhóm 5, mỗi nhóm vẽ 2 đồng hồ
- HS thi đua theo nhóm
- GV hướng dẫn HS vẽ .
Bài 3: Nối tranh với đồng hồ .
- Nối các tranh vẽ chỉ từng hoạt động với mặt đồng hồ chỉ thời điểm tương ứng .
- Cho HS đọc giờ trên 4 mặt đòng hồ
- Yêu cầu HS xem tranh và đọc nội dung bức tranh
Buổi sáng: học ở trường lúc mấy giờ?
- Gọi HS lên bảng nối tranh vẽ đúng với đồng hồ.
Tương tự các bức tranh khác
Bài 4: Đây là "bài toán mở" có nhiều đáp số, - GV khuyến khích HS nêu các lý do phù hợp với vị trí của kim ngắn 
- GV cho HS thảo luận để nêu giờ, sau đó lên vẽ kim ngắn phù hợp.
3.Củng cố - dặn dò:
- Trò chơi: Thi xem nhanh đồng hồ.
- Về nhà tập xem đồng hồ 
3 HS trả lời
Bài 1:
- HS đọc số giờ ứng với từng mặt đồng hồ · ¸ Â Á ¾
1 giờ 2 giờ 12 giờ 11 giờ 8 giờ
Bài 2:
1 giờ, 6 giờ 2 giờ, 7 giờ
3 giờ, 8 giờ 4 giờ, 9 giờ
5 giờ, 10 giờ
Bài 3:
Bài 4: HS khá, giỏi
- HS đọc yêu cầu bài
- Hslam2 vào vở
 Rút kinh nghiệm
Môn Tiếng Việt :..................................................................................................................
Môn Toán : ..........................................................................................................................
Thứ sáu, ngày 5 tháng 4 năm 2013 
Tiết 3: CHÍNH TẢ
KỂ CHO BÉ NGHE
 	I. MỤC TIÊU: 
- Nghe - viết chính xác 8 dòng đầu bài thơ Kể cho bé nghe trong khoảng 10 đến 15 phút .
- Điền đúng các vần ươc, ươt, chữ ng, ngh vào chỗ trống .
- Bài tập: 2, 3 ( SGK )
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bài chính tả viết trên bảng phụ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của Giáo viên, học sinh
Nội dung bài
1.Bài cũ: Viết bảng con. Buổi đầu tiên, con đường, gió mưa .
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn viết bài chính tả:
- GV đọc mẫu.
- Gọi HS đọc lại bài thơ.
- Yêu cầu HS tìm tếng, từ khó dễ viết sai: Gọi HS đọc và phân tích.
- Cho HS viết bảng con và từ khó.
- Cả lớp viết bảng con: vịt bầu, chó vện, dây điện, chăng, quay tròn, xay lúa .
- GV hướng dẫn HS viết vào vở.
- GV đọc từng dòng - HS nghe và viết.
- GV đọc lại bài, để HS soát bài lại.
- GV hướng dẫn HS chữa bài .
- GV thu bài, chấm điểm, nhận xét.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Điền ươc hay ươt.
HS lên bảng làm
- HS giỏi đọc lại
+Tranh vẽ gì?
+Chị có mái tóc như thế nào?
+Bà đang làm gì?
Bài 2: Điền ng hay ngh ?
- HS giỏi đọc bài
- Cả lớp làm vở bài tập
Gọi HS đọc đoạn văn .
Gọi 1 HS lên bảng làm
Gọi HS đọc lại bài văn đã hoàn chỉnh .
3.Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS viết đẹp .
- Cho HS viết lại các chữ sai .
Chính tả
Kể cho bé nghe
Hay nói ầm ĩ
Nà con vịt bầu.
Hay hỏi đâu đau
Là con chó vện.
Hay chăng dây điện 
Là con nhện con.
Ăn no quay tròn
Là cối xay lúa.
Bài 1: 
Mái tóc rất mượt
Dùng thước đo vải.
Bài 2: Điền ng hay ngh ?
Ngày mới đi học. Cao Bá Quát viết chữ rất xấu như gà bới. Sau nhờ kiên trì luyện tập ngày đêm quên cả nghỉ ngơi, ông đã trở thành người nổi tiếng viết chữ đẹp.
*********************************************
Tiết 4: KỂ CHUYỆN
DÊ CON NGHE LỜI MẸ .
 	I. MỤC TIÊU: 
- Kể lại một đoạn câu chuyện theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Dê con do biết nghe lời mẹ nên đã không mắc mưu Sói. 
Sói bị thất bại, tiu nghỉu bỏ đi.
* HS giỏi kể được toàn bộ câu chuyện. -Lắng nghe tích cực 
*KNS: - Xác định giá trị 
 - Ra quyết định 
 - Tư duy phê phán 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
*Kĩ thuật dạy học: - Động não, tưởng tượng 
- Trải nghiệm, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, chia sẻ thông tin, phản hồi tích cực, đóng vai
- Tranh minh hoạ câu chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên, học sinh
Nội dung bài
1/ Bài cũ:
- Gọi HS lên kể chuyện Sói và Sóc.
2/ Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Có một con Sói, muốn ăn thịt đàn Dê con. Liệu Dê con có thoát nạn không? Hôm nay cô sẽ kể cho các em nghe câu chuyện: Dê con nghe lời mẹ.
b. GV kể chuyện:
- GV kể lần 1: Kể diễn cảm, thay đổi theo các nhân vật.
- GV kể lần 2: Kết hợp kèm theo tranh minh hoạ .
c. GV hướng dẫn HS tập kể từng đoạn chuyện theo tranh.
- GV yêu cầu HS dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý để kể 
+Tranh 1 vẽ gì?
- Gọi HS đọc câu hỏi dưới bức tranh
+Trước khi đi, Dê mẹ dặn con thế nào?
+Chuyện gì xảy ra sau đó?
- Gọi 1 HS lên kể
+Tranh 2, 3, 4 tương tự
- GV động viên, khuyến khích HS tập kể .
- Hướng dẫn HS kể trong nhóm
- HS khá đọc
- HS giỏi trả lời
- Kể trong nhóm 4
- Các nhóm kể trước lớp
- HS phân vai: Dê mẹ, Dê con và người dẫn chuyện
d. HS kể toàn câu chuyện:
- GV hướng dẫn HS kể theo phân vai.
 - HS giỏi trả lời
e)Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện:
+Vì sao Sói lại tiu nghỉu, cúp đuôi bỏ đi?
3.Củng cố - dặn dò:
+Cô vừa kể cho các em nghe câu chuyện gì?
+Qua câu chuyện này, các em thấy Dê con có nghe lời mẹ dặn hay không?
+Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (Phải biết vâng lời cha mẹ)
- Về nhà tập kể lại cho ba mẹ nghe.
Kể chuyện
Dê con nghe lời mẹ
 Tranh 1: Dê mẹ ra khỏi nhà quay lại nhắc các con đóng cửa thật chặt, nếu có người lạ gọi cửa không được mở. 
Tranh 2: Sói đến gõ cửa gọi dê con mở cửa nhưng dê con nhất định không mở.
Tranh 3: Đợi mãi dê mẹ đành tiu nghỉu bỏ đi.
Tranh 4: Dê mẹ về, các con thi nhau kể lại chuyện dê mẹ khen các con ngoan biết nghe lời mẹ.
+ Vì Dê con biết nghe lời mẹ, không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại đành tiu nghỉu bỏ đi. Câu truyện khuyên ta cần biết vâng lời người lớn.
 Rút kinh nghiệm
Môn Tiếng Việt :..................................................................................................................
Môn Toán : ..........................................................................................................................
Ký duyệt của Ban giám hiệu
Khánh Lợi, ngày .. tháng .. năm 2013
Trương Công Thành
TUẦN 32
 Ngày soạn: 30. 03. 2013
Ngày dạy: Thứ hai ngày 8 tháng 4 năm 2013
Tiết 2+3: TẬP ĐỌC
HỒ GƯƠM 
	I. MỤC TIÊU: 
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Hồ Gươm là một cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).
- Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Nội dung bài
1.KTBC : Gọi học sinh đọc bài tập đọc “Hai chị em” và trả lời các câu hỏi trong SGK.
3 học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng đọc chậm, trìu mến, ngắt nghỉ rõ sau dấu chấm, dấu phẩy). Tóm tắt nội dung bài:
Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu: khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê.
Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Luyện đọc câu:
Gọi học sinh đọc trơn câu thơ theo cách đọc nối tiếp, học sinh ngồi đầu bàn đọc câu thứ nhất, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại cho đến hết bài văn.
Luyện đọc đoạn và bài: (theo 2 đoạn)
Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau.
Đọc cả bài.
Luyện tập:
Ôn các vần ươm, ươp.
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập1:
Tìm tiếng trong bài có vần ươm?
Bài tập 2:
Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần ươm, ươp ?
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện nói:
Hỏi bài mới học.
Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
? Hồ Gươm là cảnh đẹp ở đâu ?
? Từ trên cao nhìn xuống mặt Hồ Gươm như thế nào ?
Gọi học sinh đọc đoạn 2.
Giới thiệu bức ảnh minh hoạ bài Hồ Gươm.
Gọi học sinh đọc cả bài văn.
Nhìn ảnh tìm câu văn tả cảnh
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.
Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ: Qua tranh giáo viên gợi ý các câu hỏi giúp học sinh tìm câu văn tả cảnh (bức tranh 1, bức tranh 2, bức tranh 3).
Nhận xét chung phần tìm câu văn tả cảnh của học sinh của học sinh.
5.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài Lũy tre.
Tập đọc: Hồ Gươm
 Nhà tôi ở Hà Nội, cách Hồ Gươm không xa. Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh. 
 Cầu Thê Húc màu son, cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính. Tháp xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um.
1. Tìm tiếng trong bài có vần ươm: gươm
2. Nói câu chứa tiếng có vần ươm: Bé ướm thử giầy mới. ươp: Mẹ ướp cá.
- Hà Nội
- Như một chiếc gương bầu dục khổng lồ sáng long lanh.
+ Cảnh trong bức tranh 1:Cầu Thê Húc màu son, ....
+ Cảnh trong bức tranh 2: Mái đèn lấp ló bên gốc đa già,....
+ Cảnh trong bức tranh 3:Tháp Rùa xây trên gò đất... 
*********************************************
Tiết 4: TOÁN
§125: LUYỆN TẬP CHUNG
	I. MỤC TIÊU: 
- Thực hiện được cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số, tính nhẩm; biết đo độ dài, làm tính với số đo độ dài; đọc giờ đúng.
- Bài tập cần làm 1, 2, 3, 4. Thực hiện bài giải.
- Giáo dục ý thức học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Nội dung bài
Ổn định:
Bài cũ:
- Gọi học sinh lên xoay kim đồng hồ được đúng giờ theo hiệu lệnh.
- Nhận xét – ghi điểm.
Bài mới:
a, Giới thiệu: Học bài luyện tập chung.
b, Hoạt động 1: Luyện tập.
Phương pháp: luyện tập, động não.
- Cho học sinh làm vở bài tập trang 57:
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
- Lưu ý đặt tính thẳng cột.
Học sinh làm bài.
Sửa bài ở bảng lớp.
Bài 2: Yêu cầu gì?
Học sinh làm bài.
Sửa bài miệng.
Bài 3: Nêu yêu cầu bài.
- Đo đoạn dài AC, rồi đo đoạn AB.
Bài 4: 
- Các con hãy vẽ theo dấu chấm để được hình lọ hoa.
Củng cố:
- Mỗi tổ nộp 5 vở chấm điểm.
- Tổ nào có nhiều bạn làm đúng sẽ thắng.
- Nhận xét.
Dặn dò:
Làm lại các bài còn sai.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Toán
Luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
37 + 21 47 – 23
52 + 14 56 – 33
Bài 2 : Tính 
23 + 2 + 1 =
40 + 2 + 1 =
90 – 60 – 20 =
Bài 3: Bài giải
Đoạn thẳng AC dài là:
6 + 3 = 9 (cm)
Đáp số: 9 cm
Bài 4:
Rút kinh nghiệm
Môn Tiếng Việt :..................................................................................................................
Môn Toán : ..........................................................................................................................
Thứ ba ngày 9 tháng 4 năm 2013
Tiết 2: CHÍNH TẢ
 HỒ GƯƠM
	I. MỤC TIÊU: 
	-Nhìn sách hoặc bảng, chép lại cho đúng đoạn: "Cầu Thuê Húc màu son... cổ kính.": 20 chữ trong khoảng 8 - 10phút.
 - Điền đúng vần ươm, ươp; chữ c, k vào chỗ trống. Bài tập 2, 3 (SGK).
Làm Bài tập cần làm 1, 2, 3. Thực hiện bài giải tốt.
Giáo dục ý thức làm bài tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung bài thơ cần chép và các bài tập 2, 3.
-Học sinh cần có VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Nội dung bài
1.KTBC : 
Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước.
Gọi 2 học sinh lên bảng viết:
Hay chăng dây điện
Là con nhện con.
Nhận xét chung về bài cũ của học sinh.
2.Bài mới:
GV giới thiệu bài ghi tựa bài.
3.Hướng dẫn học sinh tập chép:
Gọi học sinh nhìn bảng đọc đoạn văn cần chép (giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ).
Hỏi: Trong bài Chính tả có mấy câu? Cuối mỗi câu có dấu gì?
Cả lớp đọc thầm đoạn văn cần chép và tìm những tiếng các em thường viết sai như: lấp ló, xum xuê, cổ kính,  viết vào bảng con.
Giáo viên nhận xét chung về viết bảng con của học sinh.
- Thực hành bài viết (chép chính tả).
Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 2 ô, phải viết hoa chữ cái bắt đầu mỗi câu.
Cho học sinh nhìn bài viết ở bảng từ hoặc SGK để viết.
- Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả:
Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
- Thu bài chấm 1 số em.
4.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt.
Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập.
Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm.
Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
5.Nhận xét, dặn do:
Yêu cầu học sinh về nhà chép lại khổ thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
Chính tả
Hồ Gươm
 Cầu Thê Húc màu son, cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính.
Bài 2: Điền vần ươm hay ươp?
Trò chơi cướp cờ
Những lượm lúa vàng
Bài 3: Điền chữ: c hay k?
Qua cầu gõ kẻng
Tiết 3: TẬP VIẾT
 TÔ CHỮ HOA: S, T
	I. MỤC TIÊU: 
	- Tô được các chữ hoa: S, T
	- Viết đúng các vần: ươm, ươp, iêng, yêng; các từ ngữ: lượm lúa, nườm nượp, tiếng chim, con yểng kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập Viết 1, tập hai. (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần).
	 - HS khá giỏi: Viết đều nét dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai.
 - Gd ý thức giữ gìn vở sạch đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học.
-Chữ hoa: S đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết)
-Các vần và các từ ngữ (đặt trong khung chữ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Nội dung bài
1.KTBC: Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh, chấm điểm 2 bàn học sinh. 
Gọi 4 em lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ: xanh mướt, dòng nước.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung tập viết. Nêu nhiệm vụ của giờ học: Tập tô chữ hoa S, tập viết các vần và từ ngữ ứng dụng đã học trong các bài tập đọc: ươm, ươp, Hồ Gươm, nườm nượp.
Hướng dẫn tô chữ hoa:
Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
Nhận xét về số lượng và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết cho học sinh, vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ S.
Nhận xét học sinh viết bảng con.
Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng:
Giáo viên nêu nhiệm vụ để học sinh thực hiện:
Đọc các vần và từ ngữ cần viết.
Quan sát vần, từ ngữ ứng dụng ở bảng và vở tập viết của học sinh.
Viết bảng con.
3.Thực hành :
Cho HS viết bài vào vở tập viết.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết tại lớp.
4.Củng cố :
Gọi HS đọc lại nội dung bài viết và quy trình tô chữ S.
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò: Viết bài ở nhà phần B, xem bài mới.
Tập viết
Tô chữ hoa: S, T
S
T
ươm
ươp
lượm lúa
nườm nượp
iêng
yêng
tiếng chim
con yểng
******************************************
Tiết 4: TOÁN
§126: LUYỆN TẬP CHUNG
	I. MỤC TIÊU: 
Thực hiện được cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số, so sánh hai số; làm tính với số đo độ dài; giải toán có một phép tính. 
Làm Bài tập cần làm 1, 2, 3. Thực hiện bài giải tốt.
Giáo dục ý thức làm bài tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Nội dung bài
Ổn định:
Bài cũ:
Học sinh làm bài ở bảng lớp:
14 + 2 + 3
52 + 5 + 2
30 – 20 + 50
80 – 50 – 10
Nhận xét – ghi điểm.
Bài mới:
- Giới thiệu: Học bài luyện tập chung.
- Hoạt động 1: Luyện tập.
Phương pháp: luyện tập, động não.
- Cho học sinh làm bài tập trang 169.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
- Khi làm bài, lưu ý gì?
Bài 2: Nêu yêu cầu bài.
 HS giải bài trong vở 
Bài 3: Đọc yêu cầu bài 
HS đọc tóm tắt nêu bài toán dựa vào tóm tắt
HS tự giải bài trong vở
Bài 4: Nêu yêu cầu bài – HS làm bài
Củng cố:
Trò chơi: Ai nhanh hơn.
Chia lớp thành 2 đội thi đua nhau.
Nhận xét.
Dặn dò:
Làm lại các bài còn sai.
Chuẩn bị làm kiểm tra.
Toán
Luyện tập
Bài 1: , = ?
32+7 < 40 32+14 = 14+32
45+4 < 54+5 69-9 < 96-6
55-5 > 40+5 57-1 < 57+1
Bài 2: Bài giải
Thanh gỗ còn lại dài số cm là:
97 – 2 = 95 (cm)
Đáp số: 95 cm
Bài 3: Bài giải
Có tất cả số quả cam là:
48 + 31 = 79 (quả cam)
Đáp số: 79 quả cam
Trên hình dưới đây:
+ Có  đoạn thẳng?
+ Có  hình vuông?
+ Có  hình tam giác?
Rút kinh nghiệm
Chính tả :...............................................................................................................................
Tập viết : ..............................................................................................................................
Môn Toán : ..........................................................................................................................
Thứ tư ngày 10 tháng 4 năm 2013.
Tiết 1+2: TẬP ĐỌC
LUỸ TRE
I. MỤC TIÊU:
	- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: luỹ tre, rì rào, gọng vó, bóng râm. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Vẻ đẹp của luỹ tre vào những lúc khác nhau trong ngày. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).
- Giáo dục ý thức tự học đọc các bài tập đọc ở nhà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK. 
- Bộ chữ của GV và học sinh: THTV2112
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Nội dung bài
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Gọi 2 học sinh đọc bài: “Hồ Gươm” và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài thơ lần 1 (nhấn giọng các từ ngữ: sớm mai, rì rào, cong, kéo, trưa, nắng, nằm, nhai, bần thần, đầy). Tóm tắt nội dung bài.
Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu: Luỹ tre, rì rào, gọng vó, bóng râm.
Học sinh luyện đọc các từ ngữ trên:
Luyện đọc câu:
Gọi em đầu bàn đọc hai dòng thơ (dòng thứ nhất và dòng thứ hai). Các em sau tự đứng dậy đọc các dòng thơ nối tiếp (mỗi em 2 dòng thơ cho trọn 1 ý).
Luyện đọc đoạn và cả bài thơ:
Đọc nối tiếp từng khổ thơ (mỗi em đọc 4 dòng thơ)
Thi đọc cả bài thơ.
Giáo viên đọc diễn cảm lại bài thơ.
Đọc đồng thanh cả bài.
Luyện tập:
Ôn vần iêng:
Giáo viên yêu cầu Bài tập 1: 
Tìm tiếng trong bài có vần iêng ?
Bài tập 2:
Tìm tiếng ngoài bài có vần iêng ?
Bài tập 3: Điền vần iêng hoặc yêng ?
Gọi học sinh đọc 2 câu chưa hoàn thành trong bài
Cho học sinh thi tìm và điền vào chỗ trống vần iêng hoặc yêng để thành các câu hoàn chỉnh.
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
Tiế

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_tuan_2835.doc
Giáo án liên quan