Giáo án liên môn Ngữ văn 7 tiết 30 Văn bản: Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến )

? T/giả gọi bạn là gì? cách xưng hô gọi bạn là "bác" có ý nghĩa gì?

- Sự thân tình gần gũi, quý trọng bạn.

- Chữ bác được nói đến là bạn chí thân ở xa lâu ngày mới gặp nên N.Khuyến vui mừng và cảm động. Đây là cách xưng hô của các bậc cao niên thể hiện sự trang trọng, lịch lãm, thân tình.

TH môn văn "tuyển chọn và giới thiệu Nguyễn Khuyến thơ và đời": Ông đã từng viết cho bạn thân là Dương Khuê :

"Muốn đi lại tuổi già thêm nhác,

Trước 3 năm gặp bác 1 lần,

Cầm tay hỏi hết xa gần

Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can."

 (Khóc Dương Khuê)

? Từ thái độ vui mừng ấy, em hình dung tâm trạng chủ nhà khi có bạn khi có bạn đến chơi như thế nào?

- Với cách xưng hô cho thấy ông rất quý trọng bạn đã lâu không gặp, ở câu 1 là tiếng reo vui thỏa lòng mong ước được gặp bạn

 

doc11 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 4514 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án liên môn Ngữ văn 7 tiết 30 Văn bản: Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:21/9/2014 
 Ngày dạy chiều: 25/9/2014 
 TIẾT 30 Văn bản : BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ 
 ( Nguyễn Khuyến )
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được tình bạn đậm đà thắm thiết của tác giả Nguyễn Khuyến qua một bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.
 - Biết phân tích một bài thơ Nôm Đường Luật.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
* Sau tiết học sinh thấy được:
- Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến.
- Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thuý của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.
- Thấy được tình bạn đậm đà, hồn nhiên của Nguyễn Khuyến thể hiện trong bài thơ.
* Thông qua phần tích hợp các em:
- Thấy được giai đoạn lịch sử, đất nước phải đương đầu với giặc Pháp. Đồng thời thấy được thái độ dứt khoát của tác giả với kẻ thù (Kiến thức môn Lịch sử 8 Bài 25: Cuộc Kháng lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884). Phần I: Thực dân Pháp đánh Bắc kì lần thứ nhất. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kì) 
- Cảm nhận được tình bạn trong sáng, thân thiết, thể hiện sự quan tâm giữa những người bạn (Kiến thức: Tuyển tập giới thiệu thơ và đời của Nguyễn Khuyến)
- Hiểu thêm kiến thức về các loại: gia cầm, rau quả gần gũi các em làm tăng thêm giá trị tình cảm (Kiến thức môn Sinh 6 Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa. Bài 31: Thụ tinh, kết hạt và tạo quả)
- Qua những lời thơ học sinh nhận biết được cái hay, cái đẹp của việc sử dụng từ loại Tiếng Việt (Kiến thức: Tiếng Việt 6: Danh từ, Động từ, Tính từ, Phó từ..... .Văn 7: Phần Ca dao -dân ca)
- Trong cuộc sống mỗi người, tình bạn là thứ tình cảm đẹp. Nên các em cần biết xẻ chia, giúp đỡ nhau (Kiến thức môn GDCD 6: Bài 4 Lễ độ, Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông)
- Học sinh biết thêm những tình bạn đẹp được lưu danh muôn thuở (Kiến thức từ: Tích truyện Lưu Bình - Dương Lễ) 
- Từ việc hiểu nội dung bài học, giúp các em vận dụng để vẽ bản đồ tư duy, vẽ chân dung (Kiến thức: môn Mĩ thuật 8 bài..... Vẽ chân dung người)
- Biết cách ứng xử giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày (Kiến thức: giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch lớp 8 ......
- Học sinh thấy được vai trò quan trọng của môi trường. Con người cần phải bảo vệ (Kiến thức: GDCD 7: Bài 14 Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên)
- Khắc sâu thêm tình bạn trong sáng, đằm thắm, gắn bó keo sơn qua bài hát về tình bạn (Kiến thức: Âm nhạc 8 bài hát "Mùa xuân tình bạn")
2. Kĩ năng: 
* KÜ n¨ng bµi d¹y: 
- Nhận biết được thể loại văn bản. Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.
- Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Kĩ năng thu thập thông tin SGK, quan sát hình ảnh. khát quát bằng sơ đồ tư duy.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế
- Kĩ năng nghe, nói, thuyết trình, hoạt động nhóm
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn học để có cách ứng xứ phù hợp trong cuộc sống.
 * KÜ n¨ng sèng:
- Giao tiÕp: trao ®æi, suy nghÜ vÒ t×nh c¶m ch©n thµnh, ®Ëm ®µ, hån nhiªn, d©n d· mµ s©u s¾c, c¶m ®éng cña NguyÔn KhuyÕn ®èi víi b¹n.
- Tù nhËn thøc ®­îc ®©y lµ nô c­êi hãm hØnh, th©n mËt nh­ng ý tø s©u xa.
3. Th¸i ®é : 
- Gi¸o dôc häc sinh biÕt tr©n träng t×nh c¶m b¹n bÌ tha thiÕt chân thµnh kh«ng vô lîi ... 
- Biết nâng niu tình bạn đằm thắm, trung thực, hồn nhiên
- Giáo dục ý thức, tinh thần tham gia các môn học.
- yêu thích môn ngữ văn cũng như các khoa học khác như: GDCD, Lịch sử, Sinh học, Âm nhạc Mĩ thuật, GD nếp sống văn minh thanh lịch........
 C. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: Giáo án, bài giảng, tranh ảnh Nguyễn Khuyến, thiết bị dạy học, tư liệu (hình ảnh, tài liệu....)
 - Học sinh: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi SGK, giấy bút, tìm hiểu các nông sản địa phương.
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài : 
? Em hãy tìm một số câu ca dao về tình bạn?
- Hs trả lời: "Bạn bè là nghĩa tương tri / Sao cho sau trước một bề mới yên." hoặc "Bạn về có nhớ ta chăng, / Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời." ..... 
GV tiếp ý: Trong ca dao các em thấy tình bạn đẹp như vậy. Trong văn học Trung Quốc nhà thơ Đỗ Phủ cũng tiếp đón bạn rất chân thành, giản dị : 
"Không hiềm đồng nội không thức nhắm
Thừa hứng xin mời ngắm khóm hoa". 
hoặc trong bài thơ khác lại viết:
"Cơm nước chợ xa không đủ món
Rượu mời nhà ngặt chỉ thứ ôi.
Nếu chụi uống cùng ông hàng xóm.
Cách rào xin gọi cạn chén vui."
Còn trong thơ ca Việt Nam,người đọc không thể không biết đến bài "Bạn đến chơi nhà" của nhà thơ cũng tiếp bạn rất giản dị, mộc mạc nơi thôn dã. Tiết học này thể hiện điều gì cô trò ta học bài....
Hoạt động của thầy , trò
Nội dung
* Hoạt động 2: HDhs tìm hiểu chung
GV hd đọc: giọng chậm rãi, hóm hỉnh, ngắt nhịp 2/2/3 hoặc 4/3
Chiếu phần HD đọc
Gv đọc trước, gọi hs đọc lại và nhận xét
? Em hãy nêu những hiểu biết về tác giả?
- Quê ông ở thôn Vị Hạ , xã Yên Đổ huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam
- Ông làm quan trong khoảng 10 năm sau khi Pháp chiếm xong Bắc Bộ, ông về ở ẩn tại quê. Ông được coi là nhà thơ của d/tộc, nhà thơ của làng cảnh V/Nam
? Tại sao thường gọi N/Khuyến là Tam nguyên Yên Đổ?
- Gv g/thiệu chùm thơ "thu": Thu điếu, thu vịnh, thu ẩm
Chiếu ảnh minh họa (slide4) ảnh tác giả
? Bài thơ ra đời trong h/cảnh nào
TH Lich sử lớp 8: Bài 25 - Cuộc kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) phần I của bài: khoảng những năm 80 của TKXX thực dân Pháp kéo quân ra Bắc đánh chiếm, chúng muốn hợp tác với triều Nguyễn. Ông không muốn làm tay sai cho giặc nên ông từ quan về quê, trong thời gian này ông sáng tác rất nhiều tác phẩm ....
Chiếu (slide4) các tác phẩm
? Bài thơ sáng tác theo thể thơ gì?
? Tìm ptb đ của bài?
? Giải nghĩa 1 số từ: nước cả, khôn, rốn ?
- Nước cả: ước lớn, nước đầy
- Khôn: không thể, khó
- Rốn (rụng rốn): hoa sau khi đậu quả, hoa teo lại thành cái rốn. Khi quả lớn dần, hoa rụng đi gọi là rụng rốn
? Hãy tìm bố cục của bài thơ? nêu nội dung mỗi phần?
Chiếu bố cục 3 phần
- C 1: cảm xúc khi bạn đến chơi
- C 2-7: cảm xúc về gia cảnh
- C 8: cảm xúc về tình bạn
Tích hợp (Tuyển chọn và giới thiệu: "Nguyễn Khuyến thơ và đời") để chuyển ý: N.K để lại nhiều bài thơ nói tình bạn: bạn cùng quê, bạn đồng niên, đồng khoa. như: Châu Cầu, Dương Khuê là 2 người bạn đồng khoa của N.Khuyến : 
 " Ai lên hỏi bác Châu Cầu
Lụt lội năm nay bác ở đâu" 
 ( Lụt hỏi thăm bạn). 
GV: Vậy cảm xúc của tác giả khi bạn lâu ngày đến chơi được biểu hiện như thế nào ?.....
*Hoạt động 3: Hd hs tìm hiểu văn bản
? Hs đọc câu 1, em có nhận xét gì về giọng điệu, nhịp thơ ?
- Ngắt nhịp 4/3, giọng vui mừng hồ hởi và là lời thông báo, lời chào vồn vã khi bạn đến chơi
? Trong lời thông báo có chi tiết nào đáng chú ý? điều đó thể hiện ý nghĩa gì?
- Chắc là khá lâu, vì sức yếu tuổi già nên xiết bao đợi chờ mong nhớ gặp bạn
- Bộ phận Trạng ngữ chỉ thời gian được đặt nên đầu câu diễn tả sự xa cách, mong đợi, làm nổi bật niềm xúc động, vui sướng vô hạn khi gặp bạn.
? T/giả gọi bạn là gì? cách xưng hô gọi bạn là "bác" có ý nghĩa gì?
- Sự thân tình gần gũi, quý trọng bạn. 
- Chữ bác được nói đến là bạn chí thân ở xa lâu ngày mới gặp nên N.Khuyến vui mừng và cảm động. Đây là cách xưng hô của các bậc cao niên thể hiện sự trang trọng, lịch lãm, thân tình.
TH môn văn "tuyển chọn và giới thiệu Nguyễn Khuyến thơ và đời": Ông đã từng viết cho bạn thân là Dương Khuê :
"Muốn đi lại tuổi già thêm nhác,
Trước 3 năm gặp bác 1 lần,
Cầm tay hỏi hết xa gần
Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can."
 (Khóc Dương Khuê)
? Từ thái độ vui mừng ấy, em hình dung tâm trạng chủ nhà khi có bạn khi có bạn đến chơi như thế nào?
- Với cách xưng hô cho thấy ông rất quý trọng bạn đã lâu không gặp, ở câu 1 là tiếng reo vui thỏa lòng mong ước được gặp bạn
GV chuyển ý: Vậy vui mừng như thế thì chủ nhà sẽ đãi bạn ra sao....
* Hs đọc 6 câu tiếp 
? Thông thường khi có bạn thân lâu ngày mới đến chủ nhà đón tiếp ra sao?
- Cởi mở, sang trọng, mời bạn những của ngon vật lạ
? Nhưng t/giả tiếp bạn trong hoàn cảnh nào?
Gv bình: lúc này ông đã cáo quan về nơi thôn dã, giản dị, mộc mạc. Câu này vừa nêu hoàn cảnh vừa báo hiệu 1 tình huống khó xử: chợ xa nhà, trẻ đi vắng không có ai sai bảo mà ở chợ mới có sơn hào hải vị, của ngon vật lạ.
? Của ngon vật lạ không có, tác giả kể với bạn những gì về gia cảnh mình?
Chiếu hình ảnh (slide 9) các sản vật của gia đình 
? Cá và gà có bắt được không?
Gv giảng: cá, gà đã lớn nhưng không bắt được do yếu tố bên ngoài (ao sâu, vườn rộng rào thưa)
TH môn sinh: Bài 4 Có phải tất cả thực vật đều có hoa. Bài 31 Thụ tinh kết hạt và tạo quả: 
? Em thấy các loại rau quả này đang ở thời kì phát triển nào của cây?
- Đang ở thời kì phát triển ra hoa, kết trái của cây.
? Các thứ rau quả này đã thu hoạch được chưa?
- Chưa thu hoạch được, các thực phẩm, rau quả có mà như không
Gv: Những thứ rau quả được xanh tốt, thu hoạch đúng thời vụ ta phải chăm sóc thường xuyên nhưng không được gây ô nhiễm môi trường. Mà nên bảo vệ thiên nhiên môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
? Tại sao các thứ này có mà như không?
Gv bình: nhiều món ngon ở chợ mà không có người đi chợ giúp, trước tình cảnh ấy thôi thì "cây nhà lá vườn" mang ra thết bạn để gợi lên không khí điền viên, rất thân tình ấm áp. Nhưng thật đáng tiếc nghĩ bao nhiêu thứ đều không đúng lúc, không đúng thời vụ đều đang ở độ tiềm ẩn cho nên tất cả có mà như không, đầy đủ mà lại thiếu thốn.
? Những thứ trên có mà không dùng được, tác giả kể tiếp thứ không có là gì?
GV bình: những dòng thơ đang kể và tả về gia cảnh mình làm cho người đọc cảm thấy N.Khuyến đang dắt tay bạn thăm vườn cây ao cá, tận hưởng thú vui dân dã của 1 ông quan to dưới triều Nguyễn từ quan về ở ẩn. Nhà thơ đã thậm xưng cái nghèo, thi vị hóa cái nghèo đến mức "miếng trầu là đầu câu chuyện cũng 
không có".
? Khi tiếp bạn vật chất đều không, thì họ chỉ có gì? 
 - Tình bạn
Gv: đây là lời thơ hóm hỉnh pha chút tự trào vui vui, bày tỏ cuộc sống thanh đạm tâm hồn thanh cao của nhà nho khước từ lương bổng về sống bình dị giữa xóm làng quê hương
Chiếu (slide 11- 13)hình ảnh tiếp bạn
? Em có nhận xét gì về ng/thuật và cách dùng từ trong đoạn thơ?
- Cách kể, tả theo mức độ giảm dần, từ ngữ bình dị, lối nói hóm hỉnh, gây cười, tế nhị, sâu sắc
- Sử dụng TT (sâu, cả, rộng, thưa), từ ngữ cổ (cả, khôn, chửa, đầu trò), phó tự (đã, vừa, đương)
? Nêu tác dụng của nghệ thuật?
TH GD nếp sống văn minh thanh lịch:
? Khi gia đình có khách đến chơi, em và bố mẹ sẽ làm gì để đãi khách?
- Hs trả lời
? Trong trường hợp bố, mẹ đang bận thì có khách, em phải thay mặt tiếp đón như nào ?
- Hs trả lời 
Chiếu hình ảnh
Tích hợp GDCD 6: Bài 4 Lễ độ: 
 Khi gia đình em có khách em phải thật lịch sự mời khách vào nhà , pha chè mời mước, hỏi thăm khách, nói năng lễ phép, lịch sự.....
GV chuyển ý: khi tiếp bạn tác giả chẳng có thứ gì để đãi bạn nhưng cuộc gặp gỡ vẫn có ý nghĩa. chúng ta tìm hiểu câu cuối.
* Hs đọc câu cuối
? Câu cuối chi tiết nào đáng chú ý?
? Em có nhận xét gì cách xưng hô ở câu này
- Lần 2 chữ "bác " xuất hiện thể hiện sự trìu mến kính trọng khách
Chiếu minh họa (slide 14)
? Em hiểu nghĩa cụm từ "ta với ta" như nào?
- Qh/từ, đại từ nhân xưng -> sự gắn bó chân thành của tình bạn. Câu thơ biểu cảm trực tiếp tình bạn cao quý: tấm lòng + tấm lòng = tri âm, tri kỉ
- Là tôi với bạn. 2 người cùng chí hướng, bạn tri âm tri kỉ ko thứ vật chất nào thay thế được tình bạn. Mọi thứ "không có" lúc này trở thành "có" đó là "tình bằng hữu thân thiết". Một niềm vui trọn vẹn lắng đọng trong tâm hồn
? Có phải bài thơ chỉ dừng lại ở sự vui đùa của chủ nhân để tỏ lòng thân mật với bạn không hay còn biểu hiện điều gì?
- câu kết là sự bùng nổ về ý và tình, tiếp bạn chẳng cần mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị chỉ cần có 1 tấm lòng, 1 tình bạn chân thành, thắm thiết. Tôi với bác 2 tâm hồn lớn nhân hậu, thủy chung thanh bạch, tâm hồn ấy nãi mãi là tấm gương sáng để mọi người noi theo
GV kết luận: Tình bạn ấy thật đậm đà thắm thiết vượt lên trên lề thói lễ nghi thông thường ko cần bất cứ vật chất nào
TH GDCD 6: Bài 14 Thực hiện trật tự an toàn giao thông: Trong cuộc sống các em cần quan tâm tới tình bạn của mình, bồi đắp cho những tình bạn đẹp: đó là chia sẻ vui buồn với nhau, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Dù thế nào sự quân tâm ấy khi đến nhà bạn chơi hay đến trường các em phải có ý thức tuân thủ luật giao thông đường bộ.
Tích hợp truyện "Lưu Bình - Dương Lễ" : trong đời sống có rất nhiều tình bạn đẹp, cả trong văn chương những tình bạn lưu danh muôn thuở như Lưu Bình - Dương Lễ, Nguyễn Khuyến với Dương Khuê....
*Hoạt động 4: Hd tổng kết
? Nêu những thành công đặc sắc trong văn bản?
? Cảm xúc của tác giả trong bài thơ là gì?
Gọi hs đọc ghi nhớ
Chiếu phần tổng kết
TH môn Mĩ thuật:
Chiếu bản đồ tư duy (slide15)
*Hoạt động 5: Hd luyện tập : 
Thảo luận nhóm
Chiếu câu trả lời nhóm 1
Chiếu câu trả lời nhóm 2
Chiếu câu trả lời nhóm 3
Chiếu 2 bài tập trắc nghiệm
Chiếu 2 bài đọc thêm
Liên hệ: Trong cuộc sống em thể hiện tình cảm của mình ntn với bạn?
- Hs trả lời
? Em hãy kể những việc làm để bảo vệ môi trường ?
- Hs trả lời
TH âm nhạc lớp 8: Học sinh hát bài hát tình bạn
- Một học sinh hát
I. Đọc, tìm hiểu chung
1. Đọc .
2. Tác giả, tác phẩm
a, Tác giả:
- Nguyễn Khuyến (1853 - 1909) quê Hà Nam
- Là người thông minh, học giỏi, thi đỗ cả 3 kì : Hương, Hội, Đình -> gọi ông là Tam nguyên Yên Đổ
- Là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam
b. Tác phẩm
- Sáng tác trong thời gian ông cáo quan về ở ẩn
- Thể thơ :Thất ngôn bát cú đường luật
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm (tự sự, miêu tả)
- Chú thích
3. Bố cục : 3 phần
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cảm xúc khi bạn đến chơi.
- Đã bấy lâu: thông báo thời gian
- Bác : xưng hô thân tình
=> Tâm trạng mong ngóng, chờ đợi, thỏa lòng
2. Cảm xúc về gia cảnh
- Hoàn cảnh : + trẻ đi vắng
 + chợ xa
- Sản vật ( ở nhà)
+ Thực phẩm: cá : ao sâu , gà: vườn rộng, rào thưa 
 -> Không bắt được
+ Rau, quả: cải : chửa ra cây
	 cà: mới nụ
 bầu : vừa rụng rốn 
 mướp: đương hoa
 -> Chưa thu hoạch được
 -> Có mà như không
- Trầu : không có 
- Có : tình bạn trong sáng, thắm thiết
- NT: 
+liệt kê, phép đối (C3-4, C5 -6), nói quá, thành ngữ
+ Ngôn ngữ bình dị, giọng thơ hóm hỉnh, hài hước, sử dụng TT, từ ngữ cổ, 
=>Tình cảm chân thành của 2 người bạn
3. Cảm nghĩ về tình bạn
- "Ta với ta"
-> Đại từ ta chỉ tôi và bác
=> Khẳng định tình bạn cao quý, chân tình
III. Tổng kết
1. NT
- Tạo tình huống khó xử
- Giọng điệu vui đùa, 
- ngôn ngữ giản dị
- Phép liệt kê, 
- Phép đối
2. ND
Thể hiện tình bạn, đậm đà, thắm thiết, cao quý
* Ghi nhớ: sgk
IV. Luyện tập
1. So sánh
- Bạn đến chơi nhà: mang đậm ngôn ngữ đời thường, giản dị, mộc mạc
- Sau phút chia ly: ngôn ngữ bác học
=> Cả 2 bài ngôn ngữ đều đặt đến độ kết tinh hấp dẫn
2. So sánh
- "BĐCN" : cụm từ "ta với ta" 2 người bạn cùng chí hướng tâm đầu ý hợp. thể hiện sự ấm áp tình đời, nặng tình bạn
- "QĐN": "ta với ta" 2 chữ ta chỉ 1 nhà thơ bị tách làm đôi. thể hiện nỗi buồn cô đơn khi đứng trên đỉnh Đèo Ngang lúc hoàng hôn
3. HS viết 
- Sống trong bể ngọc kim cương
Không bằng sống giữa tình thương bạn bè
- Ai ơi nhớ lấy câu này
Tình bạn là mối duyên thừa trời cho
- Từ trước bảng vàng nhà sẵn có
Chẳng qua trong bác với ngoài tôi
- Đến thăm bác, bác đang đau ốm
Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay
Bác bệnh tật, tôi yếu gầy
Giao du rồi biết sau này ra sao.
* Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Tõ c©u thø hai ®Õn c©u thø s¸u, t¸c gi¶ nãi ®Õn sù thiÕu thèn tÊt c¶ những ®iÒu kiÖn vËt chÊt ®Ó ®·i b¹n víi môc ®Ých gì? A.Miªu t¶ hoµn c¶nh nghÌo cña mình.
B. Gi·i bµy hoµn c¶nh thùc tÕ cña mình.
C. Kh«ng muèn tiÕp ®·i b¹n.
D. DiÔn ®¹t mét c¸ch dÝ dám tình c¶m ch©n thµnh, s©u s¾c.
Câu 2: Trong những nhËn xÐt sau ®©y, nhËn xÐt nµo ®óng, nhËn xÐt nµo sai ? 
A. Hai bµi th¬ Qua ĐÌo Ngang vµ B¹n ®Õn ch¬i nhµ ®Òu viÕt b»ng thÓ th¬ thÊt ng«n b¸t có. 
B. Hai bµi th¬ ®· diÔn t¶ tình b¹n th©n thiÕt g¾n bã cña những t©m hån tri ©m. 
C. Hai bµi th¬ ®Òu kÕt thóc bëi ba tõ ta víi ta, nhưng néi dung thÓ hiÖn cña mçi bµi l¹i hoµn toµn kh¸c nhau. 
D. Hai bµi th¬ ®Òu cã c¸ch nãi gi¶n dÞ, d©n d·, dÝ dám. 
GV kết luận : Với giọng điệu hóm hỉnh, ngôn ngữ giản dị, mộc mạc. Nhà thơ N.Khuyến đã gửi gắm vào tác phẩm của mình 1 t/cảm đẹp, đó là tình bạn đậm đà thắm thiết chân thành, thủy chung, thanh bạch.Chính vì vậy bài thơ đã gây xúc động tới hàng triệu trái tim bạn đọc.Qua tiết học này cô mong rằng các em là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, hãy biết trân trọng, nâng niu tình bạn đẹp của mình.
	4. Củng cố:
- Đọc bài thơ, nêu nội dung chính.
- Khi bạn đến chơi tác giả có tâm trạng gì?
- Tác giả tâm sự điều gì với bạn?
	5. Hướng dẫn đọc ở nhà:
 - Học thuộc lòng bài thơ, tìm đọc thêm một số bài thơ khác viết về tình bạn của Nguyễn Khuyến và của các tác giả khác.
 - Viết đoạn văn ngắn nêu cảm xúc của em về tình bạn .
 - Nhận xét về ngôn ngữ và giọng điệu của bài Bạn đến chơi nhà.
 - Chuẩn bị bài: '' Viết bài TLV 2 ''

File đính kèm:

  • docgiao_an_lien_mon_van_7.doc