Giáo án Lịch sử lớp 8 - Liên xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921-1941)

Sự thành lập Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết.

-12-1922: Đại hội xô viết toàn Nga tuyên bố thành lập Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết( Liên Xô). Gồm 4 nước đến năm 1940 có thêm 11 nước.

-21-1-1924, Lê nin qua đời.

 

docx9 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Liên xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921-1941), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 10 : LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921-1941) 
 Người thực hiện : TRIỆU THANH HUYỀN
Lớp : K39A sư phạm lịch sử
Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài học sinh có khả năng : 
Về kiến thức:
-Trình bày được nội dung và tác động của Chính sách kinh tế mới.
-Trình bày được nội dung và thành tựu chủ yếu của công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở Liên Xô giai đoạn (1921-1941).
-So sánh được “Chính sách cộng sản thời chiến” với “Chính sách kinh tế mới”.
Về kĩ năng
-Rèn luyện được kĩ năng phân tích,tổng hợp,so sánh,đánh giá các sự kiện lịch sử.
-Rèn luyện được kĩ năng sử dụng lược đồ,bản đồ,hình ảnh và kĩ năng thảo luận nhóm.
Vế thái độ
-Bồi dưỡng giáo dục tình cảm cách mạng cho học sinh,giúp các em nhận thức được sức mạnh,tính ưu việt và những thành tựu vĩ đại của công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở Liên Xô.
Tài liệu tham khảo
-Đỗ Thanh Bình(chủ biên), Lịch Sử Thế Giới Hiện Đại(quyển 1), Nhà Xuất Bản Đại Học Sư Phạm, Trang ( 44-55).
Chuẩn bị của giáo viên, học sinh
Chuẩn bị của giáo viên
-Hình ảnh: VI.Lê nin; Bức áp phích năm 1921” Chúng ta tuyên chiến với hậu quả của chiến tranh” ; Đồng rup của Liên Xô năm 1924.
-Lược đồ Liên Xô năm 1940
Chuẩn bị của học sinh
-Đọc trước sách giáo khoa bài 10,lịch sử 11 trang 51 và tìm hiểu thêm một số tài liệu liên quan đến bài.
Tiến trình tổ chức dạy học
Giới thiệu bài mới
Giáo viên đưa ra câu hỏi: Các em hãy kể tên các hình thái kinh tế xã hộ mà loài người đã trải qua.Học sinh trả lời rồi giáo viên dẫn vào bài học. Một trong những nước đã đặt nền móng đầu tiên cho sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội trên thế giới là Liên Xô.Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn nội dung này trong bài học ngày hôm nay là : BÀ 10: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921-1941).
Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1: Tìm hiểu chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921-1925).
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bức áp phích cùng với sự chuẩn bị trước ở nhà trả lời câu hỏi: “ Em hãy cho biết tình hình kinh tế,chính trị,xã hội nước Nga sau cách mạng”
Giáo viên gợi ý : Bên trái các em là hình ảnh người nông dân và công nhân tay cầm liềm còn bên phải là hình ảnh người mẹ đang ôm con.
-Với sự gợi ý của giáo viên học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời xong giáo viên bổ xung và nêu lên hoàn cảnh nước Nga sau cách mạng.
Bức áp phích là một bước tranh tiêu biểu miêu tả thực trang của nước Nga sau cách mạng: Bên trái là hình ảnh những người công nhân,nông dân,chiến sĩ tay búa,tay rìu quyết tâm đứng lên tuyên chiến với hậu quả của chiến tranh,đứng lên khôi phục lại đất nước.Bên phải là hình ảnh của người mẹ ôm con trong tình cảnh khó khăn đói rét bệnh tật.Đằng sau là hình ảnh nhà máy xí nghiệp bị tàn phá cho thấy nền kinh tế nước Nga lâm vào khủng hoảng : cụ thể sản xuât công nghiệp giảm 7 lần so với năm 1913,sản xuất nông nghiệp giảm một nửa so với trước chiến tranh.
Lợi dụng tình hình kinh tế sa sút một số bộ phận nhân dân có thái độ bất bình với chính sách của nhà nước.Bọn phản cách mạng nổi dậy chống phá chính quyền,chúng nổi loạn ở nhiều nơi có nơi chúng chiếm được chính quyền cấp huyện.
Chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp với thời bình nữa. Nước Nga sau chiến tranh lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
Giáo viên hỏi học sinh: Nga có biện pháp gì để giải quyết tình hình khó khăn đó?
Học sinh trả lời.
Sau đó giao viên bổ xung:
Trước bối cảnh đó vào 3-1921, Đảng Bôn sêvich Nga quyêt định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) thay cho Chính sách cộng sản thời chiến do Lê nin đề xướng,bao gồm các chính sách về nông nghiệp,công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ.
-Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo khoa nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới và trả lời được sự khác nhau cơ bản giữa Chính sách kinh tế mới và Chính sách cộng sản thời chiến.
+ Học sinh theo dõi sách giáo khoa và dựavào sự hướng dẫn của giáo viên trả lời câu hỏi.
+ Giáo viên kết luận nội dung chính :
Trong nông nghiệp: Nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật.Sau khi đã nộp đủ thuế đã quy định từ trước mùa gieo hạt thì người nông dân có quyền sử dụng số lương thực dư thừa và tự do bán ra thị trường.
Trong công nghiệp: Nhà nước tập trung đầu tư vào công nghiệp nặng tư nhân hóa xí nghiệp vừa và nhỏ hơn.Khuyến khích nước ngời đầ tư vào Nga,nhà nước năm các ngàng kinh tế chủ chốt như: công nghiệp nặng,giao thông vận tải,ngân hang,ngoại thương.
Trong thương nghiệp và tiền tệ: Tư nhân được tự do trao đổ mua bán,mở lại các chợ,khôi phục và đẩy mạnh mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn. Năm 1924:đồng rup ra đời thay thế loại tiền trước.
Như vậy ta thấy sự khác nhau cơ bản giữa Chính sách kinh tế mới và Chính sách cộng sản thời chiến là:
Chính sách cộng sản thời chiến do nhà nước nắm độc quyền quản lý nền kinh tế quốc dân
Chính sách kinh tế mới thực chất là chuyển từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát,khôi phục nền kinh tế hàng hóa mà chính sách cộng sản thời chiến trước đây đã xóa bỏ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi “ Bảng thống kê sản lượng một số sản phẩm kinh tế nước Nga (1921-1923) và cho nhận xét.
-Học sinh theo dõi bảng thống kê và nêu nhận xét.
-Giáo viên nhận xét bổ xung:Từ năm 1921-1923 sản lượng nhiều ngành kinh tế ở Nga tăng nhanh,chứng tỏ Chính sách kinh tế mới đã thúc đẩy nền kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt,gúp Liên Xô khôi phục kinh tế.
-Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo khoa,quan sát lược đồ Liên Xô năm 1940 và trả lời câu hỏi: Việc thành lập Liên bang Xô viết có ý nghĩa như thế nào?
-Học sinh trả lời câu hỏi.
-Giáo viên nhận xét bổ xung: Mặc dù có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế,về dân số và diện tích giữa các nước cộng hòa,nhưng tư tưởng chỉ đậo cơ bản của Lê nin trong việc thành lập Liên Xô là sự bình đẳng về mọi mặt và quyền tự quyết của các dân tộc, sự giúp đỡ lẫn nhau vì mục tiêu chung là xây dựng thàng công chủ nghĩa xã hội.Dưới sự chỉ đạo của Lê nin, Đại hội lần thứ nhất các xô viết toàn Liên bang,diễn ra vào cuối tháng 12-1922,đã tuyên bố thành lập Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết,gồm 4 nước cộng hòa đầu tiên là: Nga,U-crai-na,Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ.
Quan sát lược đồ Liên Xô năm 1940 để thấy hơn sự lớn mạnh của liên Xô.
 Ngày 21-1-1924:Lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản qua đời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở Liên Xô( 1925-1941)
Giáo viên dẫn dắt: Mở đầu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Liên Xô đặt ra nhiệm vụ là thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa theo dường lối ưu tiên công nghiệp nặng.
-Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm: 
+Nhóm 1: Công nghiệp hóa, công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là gì?
+ Nhóm 2: Tại sao Liên Xô thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa?
+ Nhóm 3: Mục đích của CNH-XHCN ở Liên Xô?
+ Nhóm 4: Biện pháp và kết quả mà liên xô đạt được?
-Giáo viên gọi đại diện của từng nhóm lên trả lời.
-Sau khi học sinh trả lời giáo viên nhận xét và bổ xung.
-Khái niệm:
+Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản,toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí.
+Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là quá trình công nghiệp hóa diễn ra dưới sự lãnh đạo của chính đảng vô sản, nhằm cải tạo sản xuất phát triển công nghiệp,nâng cao đời sống nhân dân.
-Sau công cuộc khôi phục kinh tế Liên Xô vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu.Nông nghiệp chiếm 2/3 thu nhập quốc dân,nằm trong vòng vây thù địch và sự cấm vận của các nước tư bản điều đó đòi hỏi nhân dân Liên Xô phải xây dựng 1 nền kinh tế tự chủ không phụ thuộc vào nước ngoài.Do vậy công nghiệp hóa là nhiệm vụ mở đầu cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
-Mục tiêu: Đưa Liên Xô trở thành 1 nước công nghiệp có những ngành công nghiệp chủ chốt.
-Biện pháp thực hiện: Trong hoàn cảnh bị bao vây cấm vận Liên Xô thực hiện phát triển công nghiệp nặng,công nghiệp chế tạo máy móc và nông cụ, công nghiệp năng lượng( than,dầu mỏ,)
-Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi “ Bảng thống kê sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Liên Xô (1929-1938)” và nêu nhận xét để thấy được kết quả của quá trình công nghiệp hóa đến năm 1937.
-Sau khi học sinh trả lời giáo viên nêu nhận xét và bổ xung:Sau quá trình thực hiện công nghiệp hóa nền kinh tế công nghiệp của Liên Xô tăng trưởng một cách nhanh chóng,sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm kinh tế quốc dân.Đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một cường quốc công nghiệp XHCN. 
-Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh Nhà máy liên hợp luyện kim Ma-nhi-tô-gooc-xcơ xây dựng trong những năm 1929-1934, nhà máy thủy điện Dniev và trả lời câu hỏi:bức hình nói lên điều gì?tác dụng của việc xây dựng nhà máy này?
-Học sinh trả lời,Giáo viên nhận xét bổ xung: Nhà máy biểu hiện cho công cuộc cơ khí hóa nước Nga được diễn ra ở ngành công nghiệp nặng hết sức khẩn trương,trong đó có việc xây dựng nhà máy Liên hợp kim và nhà máy thủ điện lớn nhất thế giới.
-Giáo viên dẫn dắt: Ngoài lĩnh vực công nghiệp thì các lĩnh vực như nông nghiệp,văn hóa-giáo dục,cũng dật được những thành tựu to lớn.
-Giáo viên đưa ra câu hỏi “ nêu những thành tựu chủ yếu của nông nghiệp,văn hóa-giáo dục.
-Học sinh trả lời và giáo viên đưa ra ý kiến bổ sung:Khái niệm tập thể nông nghiệp là sản xuất chủ yếu trước đây nhằm tổ chức nông dân cá thể theo con đường xã hội chủ nghĩa.
+ Trong nông nghiệp:93% số nông hộ với trên 90% diện tích canh tác đã được đưa vào nền nông nghiệp tập thể hóa,có quy mô sản xuất lớn và cơ sở vật chất-kĩ thuật được cơ giới hóa.
-Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh một máy kéo ở nông trang tập thể hóa năm 1936 để thấy rõ hơn việc lao động tập thể hóa ở nông nghiệp.
+ Về văn hóa-giáo dục: Liên Xô đã thanh toán nạn mù chữ,xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất,hoàn thành phổ cập giá dục tiểu học trong cả nước và thực hiện phổ cập giao dục trung học cơ sở ở các thành phố.
+ Về xã hội: Các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ,và tồn tại 2 giai cấplao động là công nhân và nông dân tập thể cùng tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa.
-Giáo viên cho học sinh quan sát hình bức tượng đài và đưa ra câu hỏi: Bức tượng đài nói lên điều gì? Khối đoàn kết trong liên bang Xô Viết,mà nòng cốt là liên minh công nông được biểu hiện như thế nào?
-Giáo viên nhận xét bổ xung: 
+ Giáo viên miêu tả: Nhìn vào ảnh đó là bức tượng đài chúng ta thấy có hai người: người thanh niên với cơ thể với cơ thể khỏe mạnh,đôi tay rắn chắc đầy cơ bắp,tay phải duỗi thẳng ra phía sau,tay trái cầm chiếc búa giơ liên cao là tượng trưng cho giai cấp công nhân.Người phụ nữ cũng đứng kiểu dáng như vậy,tay phải cầm chiếc liềm giơ lên cao,áp sát vào cánh tay của người thanh niên đang cầm chiếc búa chính là biểu tượng của giai cấp nông dân.Cả hai đứng sát cánh bên nhau nhìn về một hướng cho thấy sự đoàn kết nhất trí,liên minh chặt chẽ với nhau trong mọi hoàn cảnh,dù chiến tranh hay trong xây dựng chế độ mới- XHCN.
Đây là bức ảnh biểu hiện cho sự đoàn kết và chiến thắng của khối liên minh công nông vững chắc
-Giáo viên dẫn dắt: Từ năm 1937 Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 3 nhưng tạm thời bị gián đoạn bởi cuộc chiến tranh xâm lược của Phát xit Đức.
-Trong bối cảnh giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới thì chỉ có Liên Xô là đế quốc duy nhất theo con đường Xã hội chủ nghĩa.Liên Xô nằm giữa vòng vây thù địch của chủ nghĩa đế quốc nhưng Liên Xô vẫn kiên trì đấu tranh trung thành với nguyên tắc ngoại giao trong cùng tồn tại hòa bình,tôn trọng độc lập,chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ,không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
-Giáo viên đưa ra câu hỏi: Liên xô đã đạt được thành tựu gì trong quan hệ ngoại giao vào những năm(1922-1933)?
-học sinh dựa vào kiến thức sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
-Giáo viên nhận xét và bổ sung,kết luận:
+Chính quyền xô viết đã từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng ở Châu Á như: Thổ Nhĩ Kì,Iran,Mông cổ,Trung Quốc và Châu Âu như: Phần Lan,Hà Lan
+ Từng bước phá vỡ chính sách bao vây,cô lập về kinh tế và về ngoại giao của các nước đế quốc.Bằng nhựng chính sách mềm dẻo mà trong vòng 4 năm (1922-1925) Liên Xô đã thiết lập quan hệ ngoại giao với các cường quốc tư bản như: Đức,Anh,I-ta-li-a, Pháp,Nhật Bản.Đầu năm 1923,Liên Xô đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với trên 20 quốc gia.Năm 1933,Mĩ đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.Từ đó khẳng định uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế.
I.Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921-1915)
1. Chính sách kinh tế mới
 a , Nước Nga sau cách mạng
Chính trị:
Sau 7 năm chiến tranh liên miên nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.Năm 1920 sản lượng cong nghiệp bằng ½ so với trước chiến tranh,sản lượng nông nghiệp chỉ còn 1/7.
Xã hội:
Bệnh dịch,nạn đói xảy ra liên miên.
Chính trị: không ổn định
Bọn phản cách mạng điên cuồng chống phá,gây bạo loạn ở nhiều nơi.
Chính sách cộng sản thời chiến lạc hậu kìm hãm sự phát triển kinh tế,khiến nhân dân bất bình.
→ Nước Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
3-1921: Đảng bôn sê vích Nga quyết đinh thực hiện chính sách kinh tế mới do V.I.Lênin đề xướng 
 b , Nội dung
Trong nông nghiệp: Ban hành thuế nông nghiệp.
Trong công nghiệp: Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng ,tư nhân hóa xí nghiệp dưới 20 công nhân.Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào Nga.
Trong nghiệp,tiền tệ: Cho thương nhân tự do buôn bán. Năm 1924:đồng rup ra đời.
Thực chất là chuyển từ nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát.
 c, Tác dụng – ý nghĩa
Thúc đẩy nền kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt,giúp nhân dân Xô Viết vượt qua khó khăn và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
Là bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở một số nước trên thế giới.
2: Sự thành lập Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết.
-12-1922: Đại hội xô viết toàn Nga tuyên bố thành lập Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết( Liên Xô). Gồm 4 nước đến năm 1940 có thêm 11 nước.
-21-1-1924, Lê nin qua đời.
II: Công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở Liên Xô(1925-1941)
1, Những kế hoạch 5 năm đầu tiên.
-Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản,toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí.
- Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là quá trình công nghiệp hóa diễn ra dưới sự lãnh đạo của chính đảng vô sản, nhằm cải tạo sản xuất phát triển công nghiệp,nâng cao đời sống nhân dân.
- Sau công cuộc khôi phục kinh tế Liên Xô vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu,vẫn phụ thuộc vào nước ngoài.
Đảng cộng sản đề ra nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
-Mục tiêu: Đưa Liên Xô trở thành 1 nước công nghiệp có những ngành công nghiệp chủ chốt.
-Biện pháp:
+Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
+Có mục tiêu cụ thể cho từng kế hoạch dài hạn(1928-1932) và (1933-1937).
-Kết quả: Năm 1937,sản lượng công nhiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.
-Trong nông nghiệp: thực hiện nông nghiệp tập thể hóa.
-Trong văn hóa-giáo dục: Liên Xô đã thanh toán nạn mù chữ và xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất.
- Trong xã hội:Xóa bỏ bóc lột Cơ cấu giai cấp thay đổi.Xã hội còn 2 giai cấp lao động là:công nhân,nông dân và trí thức xã hội.
- Từ năm 1937 Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 3 nhưng tạm thời bị gián đoạn bởi cuộc chiến tranh xâm lược của Phát xít Đức.
2, Quan hệ ngoại giao của Liên Xô.
-Liên Xô đã từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng ở châu Á và châu Âu.
-Từng bước phá vỡ chính sách bao vây,cô lập về kinh tế và về ngoại giao của các nước đế quốc.
+1923: Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao với trên 20 quốc gia.
+1933:Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ.
Sơ kết bài học
Bài tập củng cố
Câu 1: Đảng Bôn sê vích Nga có biện pháp gì để giải quyết khó khăn?
A, Kêu gọi nhân dân tích cực sản xuất,phát triển lực lượng quân sự
B,Thực hiện chính sách kinh tế mới do Lê nin đề xướng
C,Đàm phán với bọn phản động
D,Nhờ sự giúp đỡ của các nước đế quốc
Đáp án: B
Câu 2: Nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới là:
A,Tạo ra nền kinh tế nhiều thành phần,nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước
B,Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt kinh tế
C,Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền nông nghiệp,trưng thu lương thực thừa của nông dân
D,Thi hành chế độ lao động cướng bức đối với toàn dân
Đáp án: A
Câu 3: Nhiệm vụ của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến 1941 là:
A,Phát triển công nghiệp nhẹ
B,Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
C,Phát triển công nghiệp quốc phòng
D,Phát triển giao thông vận tải
Đáp án : B
Câu 4: Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Liên Xô hoàn thành trong thời gian:
A,4 năm
B,4 năm 3 tháng
C,3 năm 4 tháng
D,5 năm
Đáp án: B
Câu 5: Trong vòng 20 năm Liên Xô đã xóa nạn mù chữ khoảng:
A,60 triệu dân
B,62 triệu dân 
C,65 triệu dân 
D,67 triệu dân
Đáp án: A

File đính kèm:

  • docxBai_10_Lien_Xo_xay_dung_chu_nghia_xa_hoi_1921__1941_20150726_020221.docx
Giáo án liên quan