Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 28: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

I. TÌNH HÌNH VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX

- Kinh tế, xã hội khủng hoảng nghiêm trọng.

+ Bộ máy chính quyền mục ruỗng

+ Nền kinh tế đình trệ, tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn

- Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt

→ Khởi nghĩa nông dân bùng nổ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2536 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 28: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngaøy soaïn: 14/ 03/ 2015
Ngaøy daïy: 17 / 03/ 2015
Tuaàn: 29
Tieát : 45
BÀI 28. TRÀO LƯU CẢI CÁCH
DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX
I. MỤC TIÊU
1. Kieán thöùc: Sau bài học HS cần:
- Những nét chính của kinh tế, xã hội Việt Nam nửa cuối XIX.
- Hoàn cảnh, nội dung chính của các đề nghị cải cách nửa cuối thế kỉ XIX.
- Tên một số sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách.
- Kết cục, hạn chế, ý nghĩa của những đề nghị cải cách.
2.Thái độ:
Giáo dục HS lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước sâu sắc của một số sĩ phu đương thời 
3. Kó naêng: 
 Giúp cho HS hình thành kỉ năng biết phân tích, đánh giá sự kiện và nhân vật lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: 
Giáo án, máy chiếu, bảng phụ, đọc tài liệu thao khảo 
2. Học sinh: 
SGK, hoïc baøi, ñoïc baøi ôû nhaø.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Ổn định(1’):
8A6.
1. Kieåm tra baøi cuõ (2’)
Kiểm tra vở soạn của HS
2.Giôùi thieäu baøi mới:
Cùng với các phong trào kháng chiến chống Pháp bằng hình thức vũ trang. Phong trào chống Pháp xâm lược còn được diễn ra dưới hình thức những đề nghị, cải cách nhằm canh tân đất nước gọi là trào lưu cải cách duy tân. Nội dung của các đề nghị, cải cách như thế nào, kết cục và ý nghĩa của các đề nghị cải cách ra sao. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoaït ñoäng 1: Tìm hiểu tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam nữa cuối thế kỉ XIX. (9’)
HS: đọc SGK 
? Em hãy cho biết tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam giữa cuối thế kỉ XIX ?	
HS: bộ máy chính quyền mục rỗng, kinh tế đình trệ, tài chính cạn kiệt.
? Nguyên nhân nào dẫn đến những cuộc khởi nghĩa nông dân chống triều đình phong kiến trong nữa cuối thế kỉ XIX ?
HS: do mâu thuẫn giai cấp và dân tộc ngày càng gay gắt.
GV: trình chiếu trên lược đồ khởi nghĩa nông dân nửa cuối XIX
GV kết luận và chuyển ý: Trong bối cảnh đó, các trào lưu cải cách duy tân ra đời, để hiểu rõ hoàn cảnh cụ thể và nội dung của nó chúng ta cùng tìm hiểu mục II.
Hoaït ñoäng 2: Tìm hiểu hoàn cảnh, nội dung những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nữa cuối thế kỉ XIX. (17’)
? Vì sao các quan lại, sĩ phu lại đưa ra những đề nghị cải cách ? 
HS: dựa vào vở soạn trả lời.
? Bối cảnh nêu trên làm cho chúng ta nhớ đến quốc gia nào, cùng chịu cảnh phương Tây dòm ngó xâm lược nhưng nhờ cải cách mà thoát khỏi ách thống trị phương Tây trở thành nước tư bản phát triển? 
GV: kết luận ghi bảng
HS: Đọc đoạn trích SGK in nhỏ trang 135 mục II
? Nêu nội dung chính của các đề nghị cải cách?
HS: dựa vào SGK trình bày 
GV: Trình chiếu bảng tổng hợp các đề nghị cải cách
Cho HS ghi nội dung của các đề nghị, cải cách.
? Theo em các đề nghị cải cách trên đề nghị nào là toàn diện nhất?
thêm về tiểu sử và nội dung đề nghị cải của Nguyễn Trường Tộ và liên hệ thực tế công cuộc cải cách Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
GV chuyển ý: Như vậy xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn đất nước giàu mạnh, họ đã tiến hành cải cách. Nhưng kết cục ra sao, tại sao lại có kết cục đó, chúng ta tìm hiểu mục III
Hoaït ñoäng 3: Tìm hiểu kết cục của các cuộc cải cách (13’)
Thảo luận nhóm 3 phút: 
1. ?Theo em những cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX có trở thành hiện thực không ? Vì sao ? 
2. ? Các đề nghị, cải cách có ý nghĩa lịch gì ? 
HS: trình bày ở phiếu học tập.
GV: trình chiếu kết quả ở máy chiếu.
HS: rút ra nhận xét kết quả bài làm, tự ghi điểm lẫn nhau.
GV chốt ý: hạn chế của các đề nghị cải cách
- Mang tính lẻ tẻ, dời dạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong
- Chưa giải quyết mâu thuẫn cơ bản của xã hội:
+ Nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
+ Giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến
Ý nghĩa của các đề nghị, cải cách:
GV chốt cho HS ghi ý nghĩa.
GVKL: những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX chúng ta sẻ được học ở bài 30.
I. TÌNH HÌNH VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX 
- Kinh tế, xã hội khủng hoảng nghiêm trọng. 
+ Bộ máy chính quyền mục ruỗng
+ Nền kinh tế đình trệ, tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn
- Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt 
→ Khởi nghĩa nông dân bùng nổ.
II. NHỮNG ĐỀ NGHỊ CẢI CÁCH Ở VIỆT NAM VÀO NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX
1. Nguyên nhân
- Trước tình trạng đất nước ngày càng nguy khốn.
- Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh để đương đầu với kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách.
2. Nội dung 
Là những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóacủa nhà nước phong kiến.
III. KẾT CỤC CỦA CÁC ĐỀ NGHỊ CẢI CÁCH
1. Nguyên nhân thất bại
- Mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong. Chưa giải quyết mâu thuẫn chủ yếu của xã hội.
- Triều Nguyễn bảo thủ, bất lực, không chấp nhận thay đổi. 
2. Ý nghĩa
- Thể hiện tinh thần yêu nước, dũng cảm của một bộ phận quan lại, sỹ phu.
- Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triều Nguyễn.
- Phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết, thức thời, 
- Chuẩn bị cho sự ra đời trào lưu cải cách duy tân đầu thế kỉ XX.
4. Cuûng coá: (2’)
- GV khái quát toàn bộ nội dung đã học
- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi
+Lực lượng đưa ra đề nghị cải cách là những ai?
+ Hạn chế của các đề nghị cải cách là gì?
5. Höôùng daãn hoïc taäp ôû nhaø: (1’)
- Ôn tập từ bài 24 đến bài 27, để chuẩn bị tốt tiết sau kiểm tra một tiết.
- Làm bài tập trang 136.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
..

File đính kèm:

  • docsu_8_tiet_45_20150726_021655.doc
Giáo án liên quan