Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu

+ 1735 Đac-bi phát minh ra phương pháp nấu than cốc từ than đá để luyện gang.

+ 1784 Coocto xây dựng lò luyện gang đầu tiên.

+ 1815 nhà hóa học Đê-vy đã phát minh ra đèn an toàn dùng trong giếng k/thác quặng đầu tiên→giúp công nhân mỏ an toàn và có thể dùng đội đầu để thao tác dưới giếng rất sâu.

 Theo đà p/t nhanh chóng của các ngành dệt, luyện kim, khai thác than, rất n nguyên liệu và s/p đã kg có cách nào vận chuyển. Chỉ dựa vào sức người và súc vật (xe ngựa, xe bò.) để vận chuyển trên các con đường nhỏ bé đầy bùn. → Thế là ng ta bắt đầu làm đg bộ, từng bước hình thành mạng lưới đg bộ, làm cho giữa các t/p cùng n thị trấn quan trọng đều có xe trạm công cộng. Định kì qua lại và rút ngắn đc t/g v/c. Cùng thời gian đó, các phương tiện g/t đường thủy cũng nhanh chóng dc cải tiến.

+ 1814 Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.

* Công trình sư Xiphenxon xuất thân từ 1 công nhân Anh đã phát minh.

+ 1825 khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.

Ông đã lái 1 đọan tàu xe lửa kéo 33 toa xe nhỏ chạy thử và đã thành công. Hàng vạn ng đứng 2 bên đg sắt vẫy tay hoan hô nhảy múa và chạy theo đoàn tàu để chúc mừng →giao thông đg sắt p/t toàn t/g.

 

docx9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1895 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: 
CÁC NƯỚC ÂU - MĨ
(Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)
Bài 32: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU
Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nêu những diễn biến chính của cuộc Cách mạng Pháp qua các giai đoạn.
Câu 2: Tại sao nói, thời kì chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp?
Tổ chức dạy học
Hoạt đông giáo viên
Hoạt đông học sinh
Hoạt động 1:
_ Cho HS xem hình ảnh và trả lời câu hỏi: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?
_ HS trả lời, GV nhận xét.
Hoạt đông 2:
_ GV phân tích cho HS thấy rõ:
Cùng với các cuộc CMTS nhằm lật đổ thế lực pk bảo thủ, lỗi thời. Thì giai cấp TS lên nắm chính quyền và đã ra sức củng cố vị trí của mình bằng việc phát triển kinh tế → CMCN đã đáp ứng được nhu cầu đó, tạo ra năng suất lao động cao hơn, khẳng định tính hơn hẳn của phương thức sx TBCN so với phương thức s/x pk vốn lạc hậu, lỗi thời. Và Anh là nước đầu tiên tiến hành cmcn.
_ GV hỏi: VÌ SAO CMCN DIỄN RA ĐẦU TIÊN Ở ANH?VÀO THỜI GIAN NÀO?
_ HS sẽ trả lời, GV phân tích:
Vì sao CMCN diễn ra ở Anh đầu tiên hay tiền đề nào để Anh có thể tiến hành được cuộc CMCN sớm hơn các nước khác?
+ CMTS nổ ra sớm→chính q về tay TS: Trong suốt TK.XVI-XVII, ở Anh diễn ra hiện tượng rào đất cướp ruộng. Sau CMTS, gcts và quý tộc mới lợi dụng quyền lực đã giành được tiếp tục tiến hành pt rào đất với quy mô lớn. Họ ban bố đạo luật cho phép địa chủ cướp đất gồm hơn 2000 điều và chiếm giữ hơn 100 vạn mẫu đất Anh→ cuối tk XVIII, tầng lớp nông dân tự canh không còn đất đai nữa, hàng vạn nông dân mất kế sinh nhai phải tràn vào tp kiếm sống → là nguồn cung cấp sức lao động rẻ mạt cho CMCN.
+ TK.XVIII hệ thống thuộc địa Anh được mở rộng trên quy mô lớn,chiếm vị trí hàng đầu trên mặt biển sau khi đánh bại 2 địch thủ Tây Ban Nha và Pháp. Cho đến thế kỉ XIX nước Anh đã chiếm được 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ → Ng ta nói "mặt trời kg bao giờ lặn ở nước Anh"
* Anh ra sức khai thác nguồn lợi từ các thuộc địa: Sử dụng thuộc địa làm căn cứ quân sự, khống chế các đường hàng hải, ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân địa phương. Mang hương liệu,hồ tiêu, chè, thuốc, cao sutừ các thuộc địa về thị trường Châu Âu bán với giá rất cao.
* Một nguồn tích lũy vốn TB nữa đến từ việc buôn bán nô lệ da đen. Bắc Mĩ là thị trường tiêu thụ đối với bọn buôn người da đen ở các nước Anh, Tây Ban Nha và Pháp trong đó Anh chiếm vị trí hàng đầu trong ngành mậu dịch bỉ ổi này.
→ Việc x/l và khai thác triệt để người & của ở các nc thuộc địa đem về lợi nhuận khổng lồ cho g/c t/s Anh tích lũy vốn.
 _ GV cho HS xem 1 số ảnh về buôn bán nô lệ da đen.
_ GV tiếp tục phân tích: 
* Việc bành trướng thuộc địa và mở rộng thị trường trong và ngoài nước đòi hỏi một k/lượng hàng hóa mà các công trường t/c không thể đáp ứng nổi.
→Trong các công trường t/c Anh xuất hiện nhiều công nhân và nhà kĩ thuật lão luyện có khả năng phát minh ra máy móc mới và s/d nó vào s/x→xuất hiện máy móc→ sự nhảy vọt từ lao động thủ công sang lao động máy móc.
→ Anh Có đầy đủ điều kiện: Vốn, nhân công, kĩ thuật để tiến hành cuộc CMCN.
_ GV nhấn mạnh:
Yếu tố quan trọng của sự nhảy vọt từ lao động thủ công sang lao động máy móc là tích lũy TBCN. Đó là q/t vừa tước đoạt nông dân, thợ thủ công. Vừa x/l, bóc lột thuộc địa tàn bạo. Và q/t này đã diễn ra từ hậu kì trung đại và đc đẩy mạnh quyết liệt từ giữa TK 17- khi mà cmts ở Anh bùng nổ, đưa TS và quý tộc mới lên nắm quyền.
Hoạt động 3:
_ GV hỏi: NHỮNG PHÁT MINH KĨ THUẬT CỦA ANH BẮT ĐẦU TỪ NGÀNH CN NÀO?TẠI SAO?
_ HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét:
* Bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ (dệt) do:
Đây là ngành công nghiệp truyền thống của Anh.
Thu hồi vốn nhanh và có thị trường tiêu thụ rộng....
_ GV yêu cầu HS vẽ bảng thống kê vào vở như mẫu sau:
Thời gian
Người phát minh
Tên phát minh
_ GV yêu cầu HS lên bảng điền vào: Các mốc thời gian, những thành tựu chủ yếu của CMCN.
_ HS đọc SGK và lên bảng.
_ Sau đó GV sẽ cung cấp cho HS 1 bảng thống kê đầy đủ và cho HS xem các hình ảnh về các phát minh. Đồng thời giải thích thêm về các phát minh đó:
+ Năm 1733, Giôn Cây phát minh ra thoi bay, dùng bằng sức chân.
* Nước Anh dùng tàu chuyên chở bông mua được với giá rẻ từ Â/Đ và Bắc Mỹ kg ngừng đưa về nước. Bông chất như núi, cần phải nhanh chóng dệt thành vải để bán ra thị trường trong và ngoài nc để thu lãi suất cao. 
* Nhưng người Anh vẫn s/d những chiếc máy dệt thủ công cũ kỹ, kỹ thuật dệt lạc hậu, dùng tay để ném con thoi qua lại, 1 ngày chỉ dc máy mét vải.
→ 1733, Giôn cây... một công nhân cơ khí.... chỉ cần đạp lên bàn đạp là con thoi có thể xuyên thoi dệt vải, kg lâu sau con ông ta lại cải tiến→n/suất tăng hơn 10 lần.
Sợi bông cung cấp kg kịp, để giải quyết tình hình, 1761 "hiệp hội khen thưởng khuyến khích n/thuật và CN" của Anh phát thông báo đặc biệt, treo giải 2 lần để trưng cầu việc phát minh ra máy kéo sợi kiểu mới, thậm chí trong các nhà tù, cô nhi viện cũng phát động kéo sợi.
+ 1764 Giêm Ha-gri-vơ phát minh máy kéo sợ Gien-ny.
* Là 1 công nhân dệt ở nhà, 1 lần nhìn thấy cái xe kéo sợi của vợ bị đổ ngửa ra, khi ấy con suốt trên trên xe quay sợi bị dựng đứng lên mà bánh xe sợi vẫn quay. Ông liền nghĩ, nếu đem mấy con suốt xếp điều thành hàng dựng đứng, lại dùng 1 bánh xe kéo thì có thể nâng cao ns kéo sợi lên.
* 1764 chế tạo...có lắp 8 con suốt dựng đứng, đồng thời có thể kéo dc 8 cọc sợi. Qua n lần cải tiến, bánh xe có thể kéo dc 16 cọc, thậm chí tới 100 cọc mà chỉ cần 1 người đ/k. N/s tăng gấp 100 lần. → đánh dấu sự mở đầu của cuộc cncm.
+ 1769 Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
Sợi làm ra từ máy Gien-ni thì mảnh và dễ đứt, còn phải dùng tay kéo tốn n công sức. → đòi hỏi tiếp tục cải tiến →1769 ng thợ đồng hồ.... sức nước và lập xưởng kéo sợi bông bên dòng sông nước chảy xiết ở Manchetton. Chẳng bao lâu, ông đã trở nên giàu có và trở thành ông chủ công xưởng sớm nhất của nước Anh và được vua Anh tặng tước hiệu.
+ 1779 Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi cho sợi nhỏ và chắc, tạo ra sản phẩm đẹp và bền hơn.
* Sợi do máy thủy lực làm ra tuy chắc chắn nhưng lại rất thô. Một thanh niên tên Crom-tơn vào 1779 đã phát minh ra máy con la sợi kéo ra vừa nhỏ vừa chắc →sản lượng sợi bông tăng lên.
Nhưng tốc độ dệt vải lại kg đuổi kịp.
+ 1785 kĩ sư Ét-mơn Các-rai sáng tạo ra máy dệt chạy bằng sức nước.
→ Làm n.suất dệt vải nâng lên gấp 40 lần. Vì vậy ông dc thưởng 1 vạn bảng Anh.
_ GV hỏi: HẠN CHẾ CỦA MÁY DỆT CHẠY BẰNG SỨC NƯỚC LÀ GÌ?
_ HS trả lời.
_ GV bổ sung: S/d công xưởng thủy lực tất yếu cần phải xây bên bờ sông ở làng quê, giao thông lại bất tiện, vận tải khó khăn, thủy lực lại chịu ảnh hưởng của thời tiết, nên sản lượng không ổn định.→ Phải phát minh ra 1 loại máy nổ đặt ở bất kì đâu cũng được.
+ 1784 Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước.
* Giêm Oát từ nhỏ ưu thích suy nghĩ. 1 lần ông nhìn thấy nc sôi trong bình làm bật nắm bình lên và phát tiếng kêu, ông hỏi bà nội: "vì sao nắp bình lại nảy lên như vậy?" Bà nội bảo ông đó là sức mạnh của hơi nước bốc lên trong bình gây ra. Ông nghĩ sức mạnh của hơi nước có thể lớn thật nếu lợi dụng dc nó thì tốt biết máy→ gợi mở cho ông phát minh ra máy hơi nước.
* Ông từng là HS, 20 tuổi làm công nhân sửa chữa các dụng cụ máy móc phòng thí nghiệm của trường đ/h. 1 lần ông sửa 1 mô hình của máy hơi nước, ông vừa sửa vừa n/c và quyết tâm phải tạo ra 1 máy hơi nc tốt nhất.
* 1 năm sau, máy hơi nc do Giêm Oát ra đời dc thử nghiệm. Sau khi bật công tắt thì máy kg chạy mà lại làm khắp nhà những hơi nc. Sau thất bại, ông thu thập tài liệu, tự học tiếng Pháp, Đức và tiếp tục n/c.
* Kg có tiền để làm ông phải đem tiền lương của mình, tiền của ng nhà để làm thí nghiệm. Thất bại lại thí nghiệm, ông vay tiền của bạn bè thân thiết, vay nợ lãi suất cao, lần lượt thí nghiệm, lần lượt thất bại, nợ nần chồng chất nhưng vẫn kg thành công.
* Trong tình hình tưởng kg lối ra, Oát bổng nhiên kết thân với ông chủ xưởng thép, nhà TB này dự tính nếu chế tạo đc máy hơi nc sẽ phát tài to. Ông liền mời Oát tới xưởng của ông làm t/n. Qua mấy năm nổ lực gian khổ, 1784 Oát chế tạo thành công máy hơi nc vạn năng. Năm sau ông giành đc quyền sáng chế phát minh, đc phổ biến nhanh trong nướcc→thúc đẩy việc cơ giới của công xưởng.
Việc chế tạo máy hơi nước đòi hỏi rất nhiều vật liệu thép, làm cho ngành luyện thép lạc hậu bắt đầu đc cải tiến kỹ thuật và thúc đẩy s/x luyện thép phát triển nhanh chóng. 1740 s/l gang, thép của Anh chỉ hơn 1,7 vạn tấn→1806 tăng lên tới hơn 25,8 vạn tấn.
Luyện thép đòi hỏi càng n nhiên liệu, thế là lại thúc đẩy việc cải tiến k/t của ngành khai thác than và khai mỏ p/t.
+ 1735 Đac-bi phát minh ra phương pháp nấu than cốc từ than đá để luyện gang.
+ 1784 Coocto xây dựng lò luyện gang đầu tiên.
+ 1815 nhà hóa học Đê-vy đã phát minh ra đèn an toàn dùng trong giếng k/thác quặng đầu tiên→giúp công nhân mỏ an toàn và có thể dùng đội đầu để thao tác dưới giếng rất sâu.
Theo đà p/t nhanh chóng của các ngành dệt, luyện kim, khai thác than, rất n nguyên liệu và s/p đã kg có cách nào vận chuyển. Chỉ dựa vào sức người và súc vật (xe ngựa, xe bò...) để vận chuyển trên các con đường nhỏ bé đầy bùn. → Thế là ng ta bắt đầu làm đg bộ, từng bước hình thành mạng lưới đg bộ, làm cho giữa các t/p cùng n thị trấn quan trọng đều có xe trạm công cộng. Định kì qua lại và rút ngắn đc t/g v/c. Cùng thời gian đó, các phương tiện g/t đường thủy cũng nhanh chóng dc cải tiến.
+ 1814 Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
* Công trình sư Xiphenxon xuất thân từ 1 công nhân Anh đã phát minh.... 
+ 1825 khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.
Ông đã lái 1 đọan tàu xe lửa kéo 33 toa xe nhỏ chạy thử và đã thành công. Hàng vạn ng đứng 2 bên đg sắt vẫy tay hoan hô nhảy múa và chạy theo đoàn tàu để chúc mừng →giao thông đg sắt p/t toàn t/g.
Vận hành tàu hỏa đã làm cho những ng bảo thủ hoài nghi và chống 1 đối. Có người nói. 2 bên đg sắt tàu hỏa chạy qua, cây cối sẽ kg sinh trưởng đc, ng ta nghĩ những tiếng kêu của bánh xe trên đg ray có thể bị choáng ngã, gà sẽ kg đẻ ra trứng, bò sữa có thể vắt kg ra sữa vv... Nhưng ưu việt của đg sắt đã nhanh chóng loại bỏ mối lo âu, hoài nghi của mọi người với nó.
+ 1830 Anh chính thức khai thông tuyến đg sắt vận tải hành khách từ Livepool đến Machetton→đời sống tiện lợi hơn, nối liền t/p và n/t. →Trở hành phương tiện g/t quan trọng đc mọi tầng lớp xh hoan nghênh.
_GV đặt câu hỏi: VIỆC PHÁT MINH VÀ SỬ DỤNG MÁY HƠI NƯỚC CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO?
+ Nhờ có máy hơi nước các nhà máy được xd ở những nơi thuận tiện hơn (kg phải phụ thuộc vào đ/k địa lí, khí hậu)
+ Tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng
+ Giảm sức lao động cơ bắp con người. Lao động chân tay dần được thay thế bằng máy móc.
→ Khởi đầu q/t CNH ở Anh.
Theo đà s/d phổ biến máy hơi nc, đã thúc đẩy việc cơ giới hóa các ngành CN: luyện kim, khai mỏ, GT đg bộ, đg sắt... Đến những năm 40 của TK XIX Anh đã hoàn thành HĐH nền CN, chế độ công xưởng dc x/d phổ biến và trở thành nc CN TBCN đầu tiên trên thế giới. → Mệnh danh là " công xưởng của thế giới".
Hoạt động 4:
_ GV thông báo cho HS biết phần 2. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở PHÁP VÀ ĐỨC được giảm tải. HS có thể đọc SGK để tìm hiểu thêm.
Hoạt động 5:
_ GV đặt câu hỏi: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP ĐÃ CÓ TÁC ĐỘNG NHƯ THÊ NÀO ĐẾN NỀN KINH TẾ NƯỚC ANH?
_HS đọc SGK trả lời, GV nhận xét:
* Việc cơ giới hóa s/x làm cho sức s/x nhảy vọt rất lớn. VD: Chỉ lấy lượng sx bông: 1785 là 4 triệu mã (Anh), 1850 tăng lên 2000 triệu mã. Năng suất lao động của c/n mỗi ngày bình quân nâng lên gấp đôi.
* CMCN đã thúc đẩy việc cơ giới hóa sx n/n. Đầu TK XIX trong ngành n/n đã phổ biến s/d máy bơm nước, máy cấy, máy gieo hẹt...máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc. Nó làm cho các nông trường lớn hiện đại hóa p/t.
* CMCN đã làm gia tăng tốc độ thành thị hóa toàn quốc, làm thay đổi bộ mặt kinh tế. Một loạt các thành thị c/n mới trỗi dậy như Manchester, Birmingham, Lancaster.... đc mọc lên, nhân khẩu thành thị tăng lên mạnh chiếm 2/3 tổng số nhân khẩu toàn quốc. London trở thành trung tập thương mại của 80 triệu dân.
+ Cho HS quan xát 2 bản đồ để thấy rõ được mức độ các trung tâm công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều.
_ GV đặt câu hỏi: NGOÀI HỆ QUẢ VỀ KINH TẾ. CMCN CÒN MANG LẠI HỆ QUẢ GÌ VỀ MẶT XH NHƯ THẾ NÀO?
_ HS đọc SGK trả lời, GV nhận xét:
* CMCN cũng làm thay đổi lớn quan hệ xh. Hình thành 2 giai cấp đối lập mới của xh cận hiện đại: GCTB công nghiệp và GCVS công nghiệp. Của cải giàu có do CMCN sáng tạo ra đã nuôi béo các nhà TB, còn công nhân thì lại rơi vào tình trạng thất nghiệp, bần cùng đói rét.
* Các nhà TB công nghiệp chiếm hữu toàn bộ tlsx, trở thành chủ nhân tối cao của nhà máy. Tất cả các nhà máy đầu do các nhà TB x/d, chiếm hữu cà kinh doanh. Công nhân làm thuê dc sắp xếp như các chi tiết của 1 cỗ máy. Nếu công nhân làm ốm,bệnh thì lập tức bị sa thải. Và các nhà TB kg bao giờ chịu tăng lương.
* Các nhà TB bốc lột c/n với mức lợi nhuận tối đa, họ tìm mọi cách năng cao tốc độ vòng quay máy móc, nhằm tăng cường độ lao động, kéo dài thời gian lao động của c/n đến mứt kiệt sức. Phải làm từ 16 đến 18 giờ trong các nhà xưởng tối tăm, ẩm thấp, lại kg có thiết bị thông hơi, nên tai nạn lao động luôn xảy ra và sẽ bị sa tải luôn.
* Nhà ở của c/n rất kém, phần lớn ở trong các túp nhà nhỏ bé, lụp sụp, tối tăm, ẩm thấp.
→ với những Đ/k như vậy phần lớn c/n đến 40 tuổi mất khả năng l/đ và ít ai sống đến 50 tuổi.
* Nhà Tb độc ác, tàn nhẫn, họ thường thuê n phụ nữ và trẻ em, trả tiền công thấp, lại dễ lừa gạt, đè nén. → Phụ nữ và trẻ em chiếm phần lớn nhân công lao động .Theo thông kê 1788 trong 142 nhà máy sợi của Anh, nữ công nhân chiếm tới 1/3 vạn, trẻ em chiếm 2,5 vạn. Tại London là nơi chuyên mở thị trường thuê mướn trả em mới xấp 9 tuổi.
* Hoàn cảnh của nữ công nhân rất bi thảm: lương thấp hơn nam 1 nữa, mà còn bị vô cớ khấu trừ tiền lương và bị sa thải. Có người vừa sinh xong hôm sau đã phải đi làm, có người đã đẻ rơi con ngay bên cổ máy làm việc, có người ngất trong xưởng làm....
* Đáng thương nhất là trẻ con, nhỏ nhất chỉ mới 5 tuổi. Giống như nam giới trưởng thành các em phải làm từ 4-5 giờ sáng đến tận 11-12 giờ tối. Sau 1 tháng làm việc cục nhọc, nhiều em thân hình tiều tụy, gày nhom, khô đét. Có em không bao giờ trở lại làm nữa. Bọn TB kg chịu thuê mướn công nhân nam vì phụ nữ và trẻ con trả công ít hơn.
→ Họ bắt đầu chống đối để đòi q/lợi và địa vị- Nổ ra phong trào đập phá máy móc (Lôtơ), và phong trào nhanh chóng lan rộng với quy mô lớn - Đó là phong trào Lôtơ nổi tiếng trong l/s nc Anh. 
→ Đây là 1 biểu hiện của đấu tranh bộc phát.
* Phong trào Lôtơ bị chính phủ đàn áp đẫm máu. Trong bài học này công nhân ngày càng hận thù với TB. Họ đập phá máy móc, áp sát các chủ xưởng nhưng họ vẫn không hiểu được nguồn gốc tội ác sinh ra từ chế độ TBCN.
1. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở ANH
_ Anh là nước đầu tiên tiến hành CMCN. 
+ Cm nổ ra sớm, chính quyền thuộc về giai cấp TS → nhân công
+ Có hệ thống thuộc địa rộng lớn → vốn
+ Kinh tế TBCN phát triển mạnh→ kĩ thuật
→ Anh Có đầy đủ điều kiện: Vốn, nhân công, kĩ thuật để tiến hành cuộc CMCN 
Những phát minh về máy móc
_ Năm 1764 Giêm-ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gienni.
_ Năm 1769 Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.
_ Năm 1779 Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp, bền hơn.
_ Năm 1785 Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước, năng suất tăng 40 lần.
_ Năm 1784 Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng.
Luyện kim: 
_ Năm 1735 phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép. 
_ Năm 1784 lò luyện gang đầu tiên được xây dựng.
Giao thông vận tải
 _ Năm 1814 Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.
_ Năm 1825 nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.
Về kinh tế và thành thị
_ Nâng cao năng suất lao động làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội.
_ Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.
Về xã hội
_ Hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.
+ Tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.
+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực.
→ Dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản.
Củng cố bài. 
Những tiền đề nào để Cách mạng công nghiệp Anh có thể nổ ra sớm?
Máy móc, nhân công, vốn
Nhân công, tiến bộ kĩ thuật, vốn
Vốn, máy móc, kỉ thuật.
Vốn, nhân công, nhà máy.
Trong cuộc Cách mạng công nghiệp Anh thì phát minh nào là quan trọng nhất?
Máy kéo sợi Gien-ni 
Máy dệt của Ét-mơn Các-rai 
Máy kéo sợi của Crôm-tơn 
Máy hơi nước của Giêm Oát 

File đính kèm:

  • docxBai_32_Cach_mang_cong_nghiep_o_Chau_Au.docx